Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/02/2014

"Nhất sinh nhất phẩm" : Đứng dậy sau 10 năm buồn thảm (một trong những phim đáng xem nhất của điện ảnh Nhật Bản)

Tôi cũng xem lại sau đúng 10 năm.

Nhan đề chính thức của bộ phim là Asuka - tên nhân vật chính, là nữ, một người thợ làm bánh. Đồng thời, Asuka là tên của một ngôi làng ở Nara, nơi nhân vật chính chào đời. Cuối cùng, cũng là tên của một món bánh giúp đại gia đình Asuka đứng dậy dựng lại cơ nghiệp sau 10 năm thất bại và luân lạc.

Hiệu bánh của ông bà ngoại Asuka ở giữa chốn đô hội Kyoto. Đó là một hiệu bánh nổi tiếng, có gần ba trăm năm lịch sử. Tiểu thư Asuka đã tình nguyện nối nghiệp nhà, trở thành đệ tử của chính cha mình để học nghề làm bánh gia truyền. Trong hiệu bánh, có một bức thư pháp cổ phong:

Nhất sinh nhất phẩm (một đời để lại một tác phẩm)

16/02/2014

Tiếp đến, những từ "chệc", "chệch", "chệt", trong tiếng Việt, có nghĩa gì ?

Hôm qua, đã bàn đến những từ "khựa" và "Tàu khựa".

Bây giờ, sang loạt 3 từ khác, như đã viết trong tiêu đề entry này. 

Để đảm bảo rằng, những từ ấy đã có trước năm 1900 (cũng tức là trước 1911, trước 1930, trước 1945, và trước 1979), tôi sẽ dẫn đoạn tư liệu đã xuất bản năm 1880. Cụ thể như sau:

Bệnh viện huyện Trùng Khánh : Bị phá hoại vào tháng 2 năm 1979

Có thể đọc trước bài trên blog của anh Cóc : Ngã rẽ cuộc đời.

Đi dọc biên giới Việt Trung, từng có lúc chúng tôi đã ở lại Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh trong 2 ngày. Thi thoảng ghé thăm, gần đây, thì không còn được gặp cô hộ lí lớn tuổi đã làm rơi chiếc khăn vào chậu nước, ở buổi sáng đầu tiên đó (người ta cho biết: cô đã nghỉ hưu, lại trở về sống trong bản).

Thật ra, đó là chiếc mũ đội đầu trong ngành y. Rơi vào chậu nước, có lẽ bởi có chút bất ngờ trước những người khách ở nơi xa đến (không nói tiếng Tày như vốn dĩ trong vùng).

Hình ảnh của bệnh viện trong chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979. Quân Tàu đã tàn phá toàn cơ sở y tế này:

15/02/2014

Từ "khựa" và "tàu khựa" trong tiếng Việt có gốc gác từ đâu, và nghĩa gì ?

Bây giờ, thấy người ta rất hay dùng chữ "khựa". Trống không thế thôi. Chứ hồi bọn tôi còn nhỏ (những năm 1980s), thấy đám anh chị hay nói những thứ như "Tàu khựa" hay "mết in Chi-na Tàu khựa", tức là có chữ "Tàu" đi kèm, như thói quen. 

Biết từ đó, nhưng hầu như, tôi chưa sử dụng chữ "khựa" bao giờ, chỉ dùng "Tàu" (quân Tàu, người Tàu, hàng Tàu,...).

Cứ cảm thấy chữ "khựa" là chữ gì đó không thuần, không sạch, nên không muốn dùng. Chỉ thế thôi.

Lớn lên, vào đại học, dần dần hiểu từ "khựa" không phải không thuần, không phải không sạch, nó cũng như những từ bình thường khác. Có điều, cần phải hiểu gốc nó từ đâu ra. Gốc của nó, chắc là từ mại võ mà ra. Không tin, hãy thử ngắm bức ảnh này sẽ dần hiểu.

Mại võ (ảnh chụp trước năm 1900)

Bức ảnh được chụp vào đầu những năm 1890, tại Việt Nam.


Đông Quản (Quảng Đông) hiện nay và Hà Nội 1930s-1940s : 10% dân số liên quan đến nghề bán hoa

Báo chí Việt Nam đang gọi là "Đông Quản". Còn tôi thì quen gọi là Đông Hoán, thành ra không gọi khác được. Mấy lần du lãng trên đất Đông Hoán, nhưng chưa từng đến khu phố đèn đỏ ở đây để thưởng lãm. Kể ra, thế là chưa đến Đông Hoán mất rồi ! Cũng bởi toàn giao lưu với giới nhà chùa nhà trường mỗi khi tới Quảng Châu - Đông Hoán.

Theo báo chí Việt Nam thì : "Nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ Châu Giang, Đông Quản là thành phố được mệnh danh “kinh đô tình dục” của Trung Quốc. Với chỉ hơn 8 triệu dân nhưng có 10% dân số Đông Quản có liên quan tới mại dâm. Trong đó, theo số liệu của South China Morning Post, có khoảng 300.000 cô gái đang hiện đang hành nghề ở thành phố này". Tạm tin như vậy, mà chưa tra cứu tư liệu nguồn.

13/02/2014

Hội đàm chính thức đầu tiên, của đồng chí Bất Phá (Nhật Bản) và đồng chí Hồ Chí Minh, phải sử dụng tiếng Trung Quốc để trùng dịch

Hôm trước đã kể bằng kỉ niệm của chính bản thân tôi về nghệ sĩ chuyên hát enka của Nhật Bản là Sugi Ryotara. Như một lời cảm ơn.

Hôm nay, xin kể về cuộc hội đàm đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản vào thập niên 1960, tại Hà Nội, mà hai nhân vật chính là Hồ Chí MinhFuwa Tetsuzo 不破哲三. Kể qua tư liệu vừa được công khai của ông Fuwa 不破 - người hiện giữ ngôi tạm gọi là tiên chỉ của Đảng Cộng sản Nhật Bản (chúng tôi gọi tên bác này là Bất Phá theo âm Hán Việt, với nghĩa "không thể phá được", "không tiêu diệt được"; mà quả thực, tên Bất Phá là bác ấy đặt ra, tức bút danh, còn tên thực thì không phải vậy).

Năm 1962 (tại Hà Nội):
Tháng 2 năm 1966, đồng chí Hồ Chí Minh và đồng chí Bất Phá cùng nâng cốc

11/02/2014

Các Phật Bà hay các Thánh Nữ hãy ra tay chứng minh khả năng siêu phàm của mình

Cuộc chiến giữa "Phật Bà" và "Uyên Bà" (Ưu Bà Bà) vẫn đang tiếp diễn. Gia đình nạn nhân vụ thẩm mĩ viện Cát Tường cũng chưa dừng cuộc tìm kiếm, dù gần như đã vô vọng.

Quảng Châu loan thuộc nước Đông Pháp (1898 - 1945)

Lẽ ra vùng Quảng Châu loan (vũng Quảng Châu, vịnh Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) vẫn thuộc vào nước Pháp cho tới năm 2000, nếu không có sự kiện trục phát-xít thất bại năm 1945. Cuối cùng Quảng Châu loan được người Pháp trả cho Trung Quốc sớm hơn thời hạn tới hơn 50 năm.

10/02/2014

Thêm một bộ phim do người Việt sản xuất thời 1920s ở Hà Nội

Ở một entry trước, đã nói về bộ phim sản xuất năm 1926, bởi Hương Ký ở Hà Nội. Phim về cụ Phan Bội Châu, mà là do chính bản thân cụ đóng vai chính (tức tự mình đóng về mình).

Thăm nhà cụ Hosoi ở vùng ngoại ô Đông Kinh

Nhà mình ở Odai, em đừng khóc


Lối nhỏ dẫn vào nhà cụ luôn thấy cái cột điện sừng sừng ở cuối đường. Đi quá lên một chút, ở sau cái cột điện ấy, là một đường tàu điện (ngồi trong nhà cụ nghe rất rõ tiếng tàu điện chạy qua, tuy không thấy). Nếu lên tàu ở ga ấy, thì chỉ khoảng 30 phút, là vào tới trung tâm thành phố.

Nhà cụ ở đối diện với cái máy bán nước tự động 
(cái máy sơn màu đỏ ấy là do công ty bán lẻ vừa mới đặt, tôi chưa từng mua nước ở đó bao giờ là vì vậy)

09/02/2014

Cô Nghi vừa được cô Doan tặng Huân chương Lao động hạng 3 (tháng 8 năm 2013)

Bây giờ, đang ở Phủ Tây Hồ. Năm nay, tức mấy hôm trước, cô Doan đến chúc Tết ở đây (Ban Quản lí Di tích Phủ Tây Hồ đón tiếp). Nhân thế, một ông đồng đang chấp tác ở đó, có nhắc: cô Doan cũng vừa mới tặng huân chương cho cô Nghi đó.

Đại khái như sau.