Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1940s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1940s. Hiển thị tất cả bài đăng

10/10/2013

Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ

Đầu tiên, cần xem lại tên ghi bằng chữ Hán của Võ Nguyên Giáp qua chính thủ bút của Đại tướng (niên đại của thủ bút này được xác định là năm 1957, tại Hà Nội), như đã giới thiệu ở một entry trước

Hãy chú ý đến chữ "Võ Nguyên Giáp" (Vũ Nguyên Giáp) được viết đè lên trên con dấu nền đen chữ trắng (bốn chữ Hán trong con dấu đó được khắc chìm theo lối triện thư, có thể tạm đọc là "Võ Nguyên Giáp ấn"):


06/10/2013

Buổi chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945 và lời thề Võ Nguyên Giáp (tin của báo đương thời)

Các hồi kí của cả người trong nước và người nước ngoài có nhiều điểm ghi không rõ, mẫu thuẫn nhau về lễ độc lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam mới. Điểm yếu của hồi kí là như vậy.

May mắn là có được một số bài tường thuật trực tiếp trên báo chí đương thời (cả báo tiếng Việt và báo nước ngoài). Nhưng rắc rối lại thêm rắc rối, ngay cả những bài tường thuật trực tiếp ấy cũng lại có chỗ mâu thuẫn nhau, không rõ đâu mới là thực. Sở dĩ mâu thuẫn, là xuất phát từ con mắt nhìn và cái óc nghĩ khác nhau khi cùng chứng kiến một sự kiện. 


05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 1 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng ngày 2/9/1945 (ý kiến Dương Trung Quốc)

"Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe tại Quảng trường Ba Đình"

Lời dẫn: Về tấm ảnh trong bài, một lúc khác tôi sẽ đưa tư liệu gốc, nhưng chính thực là do cụ Võ An Ninh chụp, và đã đăng trên báo phổ thông vào tháng 9 năm 1945. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau xung quanh nó. Ở đây là quan điểm của ông Dương Trung Quốc.

Nguyên cả bài ở dưới đây chắc vốn có nguồn từ KH&ĐS, nhưng tôi tạm lấy về từ Dân trí. Chú thích ảnh là của bài gốc, nên tôi để trong dấu ngoặc kép.

04/10/2013

Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên

Lời dẫn: Gần đây, sau khi xuất hiện một bài ngắn của hai đồng tác giả Thái Doãn Hiếu - Nguyên Khôi đưa ra bộ tam "Vũ Đình HuỳnhTrần Huy LiệuTrường Chinh" như là thực chất của nhân vật Trần Dân Tiên, tôi đã có điểm tin, và đưa một vài điểm nghi vấn. 

Sau đó, lại đi riêng một entry nói rõ hơn, và mong được nhà văn Vũ Thư Hiên (con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh) xác nhận giúp.

Thật nhanh chóng, đáp ứng lời ngỏ, nhà văn đã cho một comment như dưới đây. Qua đó, cũng có thể vui mừng hiểu rằng, ở tuổi 80 hiện nay, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn rất tráng kiện và thường ngày cập nhật thông tin qua internet. Trong cộng đồng cư dân mạng tiếng Việt, có một số nhà văn cập nhật với kĩ thuật hiện đại như vậy, ngoài Vũ Thư Hiên, chúng ta còn có thể thấy như Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn) mà tôi đã một vài lần nhắc trên blog này.

03/10/2013

Hồ Chủ tịch có chống gậy trong ngày quốc khánh khai sinh ra nước Việt Nam mới (02/9/1945), hay không ?

Một câu hỏi nhỏ, về một chi tiết rất cụ thể. Tôi đưa lên đây để mong nhận được lời giải đáp của các bạn. 

Khi đưa lời giải đáp, ý kiến có thể ngược nhau, nhưng cần thiết nhất là cung cấp bằng chứng rõ ràng (nếu là sách vở hay tranh ảnh thì cần ghi chú rõ tên tài liệu và số trang, còn là tư liệu mạng thì cần dẫn đường link gốc).

27/09/2013

Mong nhà văn Vũ Thư Hiên xác nhận giúp : Trong nhóm Trần Dân Tiên có cụ thân sinh Vũ Đình Huỳnh, mà không có cụ Vũ Kỳ ư ?

Chuyện sẽ còn dài, như thường lệ trên blog này, quan điểm của cá nhân tôi sẽ được đưa ra ở những entry cuối cùng của loạt bài. Cho đến lúc đó, sẽ là tập hợp những cái nhìn, những quan điểm từ nhiều phía, có khi là đối chọi nhau, có khi là tương hỗ nhau. Tôi không đặt sự thiên vị vào bất cứ quan điểm nào trong thời gian tập hợp.

Entry này, tôi viết như là một lời ngỏ, để mong đến được với nhà văn Vũ Thư Hiên. Và trong điều kiện cho phép, nếu có thể, mong ông cho biết ý kiến, hoặc là bình luận, hoặc là xác nhận. Được như vậy thì thật quí.

26/09/2013

Học theo Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi, tự truyện của Trần Dân Tiên đáp ứng nhu cầu của đời sống và lịch sử (nhóm Trần Khuê)

Lời dẫn: Đó là quan điểm của hai nhà nghiên cứu lão thành Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong bài viết dưới đây (cuối cùng ghi "niên đại" là 5/2012 - 4/2013). Bài viết được các tác giả cho biết là "Trích chuyên luận Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt"

24/09/2013

20/09/2013

Tóm tắt lịch sử cách mạng Việt Nam bằng văn tiếng Trung Quốc (1940) : Bút danh Bình Sơn trên tờ "Cứu vong nhật báo"

Một ví dụ về tờ "Cứu vong nhật báo" (tiếng Trung Quốc) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài cho tờ này vào cuối năm 1940. Dĩ nhiên là viết bằng tiếng Trung.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), chỉ có lời dịch tiếng Việt, nhưng không rõ ai dịch và dịch lúc nào 

(xem tiếp ở dưới)

19/09/2013

Hồ Chí Minh của Ngô Trọc Lưu (1947) đắt hơn, hay của Trần Dân Tiên (1949) đắt hơn ?

Giá bán ghi ở bìa 4 của cuốn sách (sách gì thì đọc ở chính văn của entry này)
Đặt câu hỏi mang tính chơi chữ một chút. Thực ra, vấn đề rất chi giản dị.

Ở entry trước, chúng ta đã biết cuốn tiểu thuyết Hồ Chí Minh (thực ra là tập 4 trong bộ này) của nhà văn Đài Loan là Ngô Trọc Lưu được ấn hành năm 1947, và bán ra thị trường với giá cao, tới 20 đồng. Cao đến mức mà tác giả cũng phải thử đặt mình vào vị thế của độc giả để xót tiền thay cho họ ! Tuy nhiên, cũng cần hiểu đó là cách tiếp thị, đích thân nhà tiểu thuyết đứng ra chào sản phẩm.

17/09/2013

Có hai Hồ Chí Minh cùng xuất hiện ở Trung Quốc thời 1940s : Nhà văn họ Ngô rao bán "Hồ Chí Minh" năm 1947

Lần đầu tiên, hôm nay, ở entry này trên blog, tôi mới sử dụng nhãn/tags "Hồ Chí Minh" (thể hiện trên giao diện blog là THƯ MỤC TRA CỨU). Trước nay, tất cả, đều dùng nhãn "Nguyễn Ái Quốc". Sở dĩ dụng công như vậy, là vì, từ hôm nay, mới bàn đến sự xuất hiện của cái tên "Hồ Chí Minh".

Một góc quảng cáo cho cuốn Hồ Chí Minh (vừa ra lúc đó, của Ngô Trọc Lưu) trên tờ Dân báo (Đài Loan) số 557, ra ngày 16 tháng 1 năm Dân Quốc 36 (tức 1947). Cuốn Hồ Chí Minh này được viết bằng tiếng Nhật trước, sau mới có bản tiếng Trung Quốc. Vì vậy, lời quảng cáo được viết bằng tiếng Nhật (đại khái lời rao có nội dung là: sách khá hay đây, nên phải bán giá cao hơn bình thường, là 20 đồng, nhà tiểu thuyết cũng giống như độc giả cảm thấy xót nếu phải bỏ ra số tiền ấy !)

15/09/2013

09/09/2013