Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-liệu-Việt-Nam (gốc). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sử-liệu-Việt-Nam (gốc). Hiển thị tất cả bài đăng

04/12/2013

Văn bản trên giấy được xem là cổ nhất Việt Nam còn giữ được (Hồng Đức 19, tức 1488)

Một bạn hỏi qua nhắn tin, đại khái câu hỏi như sau : Văn bản giấy nào cổ nhất của Việt Nam hiện còn giữ được ?

Trả lời: theo quản kiến của tôi, thì là văn bản mang niên đại Hồng Đức 19 (1488) đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

11/10/2013

Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)

Vừa có một phát hiện thú vị của bác Trần Hùng liên quan đến việc Đại tướng được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch hồi giữa thập niên 1980. Phát hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng rất trúng.

Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.

Sự kiện chưa cách xa chúng ta mấy, mới chỉ từ năm 1984 thôi, chứ đâu phải là 1944 hay 1934 (1924, vân vân).

06/10/2013

Buổi chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945 và lời thề Võ Nguyên Giáp (tin của báo đương thời)

Các hồi kí của cả người trong nước và người nước ngoài có nhiều điểm ghi không rõ, mẫu thuẫn nhau về lễ độc lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam mới. Điểm yếu của hồi kí là như vậy.

May mắn là có được một số bài tường thuật trực tiếp trên báo chí đương thời (cả báo tiếng Việt và báo nước ngoài). Nhưng rắc rối lại thêm rắc rối, ngay cả những bài tường thuật trực tiếp ấy cũng lại có chỗ mâu thuẫn nhau, không rõ đâu mới là thực. Sở dĩ mâu thuẫn, là xuất phát từ con mắt nhìn và cái óc nghĩ khác nhau khi cùng chứng kiến một sự kiện. 


05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".

11/09/2013

Một ghi chú 23 năm về trước cho sách của Trần Dân Tiên (Phan Văn Các, 1990)


Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, có một ghi chú rõ ràng như sau về cuốn sách của Trần Dân Tiên (bản tiếng Việt hoàn thành năm 1948, và bản dịch tiếng Trung Quốc đã xuất bản ở Thượng Hải năm 1949).

26/08/2013

Tựa như Nguyễn Ái Quốc thời 1930 còn có tên là Nguyễn Hải Quốc

Theo một tài liệu tiếng Pháp do người Pháp viết và xuất bản ở Paris năm 1931 (sách khá dày), thì tựa như Nguyễn Ái Quốc cho đến thời điểm đó được ghi danh là "Nguyen Hai Quoc" (tôi đọc tạm thành ra Nguyễn Hải Quốc, nhưng thật ra tên tiếng Pháp là "Nguyen le Patriote" thì vẫn cần hiểu là "Nguyễn ái Quốc/Nguyễn yêu nước"). 

Đây, ví dụ một trang lấy từ cuốn sách trên:

Tin về Hội thảo khoa học "Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng Di sản tư liệu”


Theo tin của trang web Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, thì biết hai nội dung chính sau đây.

12/08/2013

Gái lấy chồng xa - 2 : Ghi chép nhanh của Trương Văn Tân (2008)

Lời dẫn: Vẫn đang là câu chuyện về một công chúa nước Việt sang làm dâu Nhật Bản từ thập niên 1620. Nhiều câu chuyện, cả quá khứ và hiện tại, ẩn chứa ở trong đó.

Hôm nay, giới thiệu một ghi chép nhanh của bác Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản thời Việt Nam cộng hòa. Ghi chép này bác Tân đã công bố năm 2008 (trong nước, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn có đăng tải).

Bác Trương Văn Tân là rể nước Nhật. Tuy vậy, thời lưu học ở Nhật, bác không có dịp để ý đến những câu chuyện như là tình bạn của Phan Bội Châu và Asaba, hay mối tình Araki và công chúa Đàng Trong,... Mãi sau này, lúc đã qua nước thứ ba, với những dịp trở về thăm gia đình nhà vợ ở Nhật, bác mới khám phá dần dần. Cho nên, chủ yếu đọc để hiểu cảm tưởng của bác là chính, chứ tư liệu của bác về các sự kiện thì chỉ sơ sài thế thôi.

Cái ảnh chụp "bảng tiểu sử ông Araki" do bác Tân thực hiện mờ quá, nên tôi bổ sung bằng cái ảnh sau, để đọc được rõ:


01/07/2013

Những trùng hợp không dễ giải thích về ngày tháng trong lịch sử : 1 - Đều là ngày 2 tháng 9

Trước đây, có một thời gian dài, chúng ta được biết ngày 3 tháng 9 năm 1969 là ngày mất của Hồ Chủ tịch. Nhưng rồi, sau những cải chính chính thức, sự thực đã được công khai: ngày mất của Hồ Chủ tịch đúng là mùng 2 tháng 9, trùng với ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

20/04/2013

Thử xem lại tên nước - 1 (từng có thời song hành cả VNDCCH, cả DCCHVN)

Xem thử lại tư liệu gốc, thì thấy rất rõ rằng, từng có một thời gian, về tên nước, đã song hành cả hai cái tên sau:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
-  Dân chủ Cộng hòa Việt Nam.

Đó là năm 1945. Mà cụ thể là ngày 1 tháng 9 năm 1945, tức trước ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Xem tư liệu gốc ở dưới đây.

Tư liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 

Có thể là ở thời điểm đó, phía "chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam" vẫn đang còn suy nghĩ tiếp về cái tên "Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa".

Hãy chú ý điểm sau:
- là Dân chủ Cộng hòa Việt Nam (DCCHVN),
- mà không phải là Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (CHDCVN).





18/03/2013

Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)



0. Trước khi bị bắt giam ở Trung Quốc và viết tập thơ chữ Hán Ngục trung nhật kí (1942-1943), cụ Hồ Chí Minh có viết một tập thơ bằng quốc ngữ mang tựa đề Lịch sử nước ta (lúc đó cụ đã có tên đó, chứ không phải mãi sau này mới có như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mới đây đã nhớ nhầm).

Sách được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản vào tháng 2 năm 1942. Sách ghi giá ngay ở bìa là "giá 1 hào". "Việt Minh Tuyên truyền bộ" là một cái tên nghe rất Tàu, hệt như âm hưởng đọc quốc hiệu "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" sau này. Không hiểu vì sao nhiều người lại muốn trở lại với cái quốc hiệu ấy.

1. Tập sách được mở đầu bằng câu thơ lục bát (sau này, thỉnh thoảng thấy người ta dẫn làm đề từ công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam), là: "Dân ta phải biêt sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Câu này, hình như đã được mô-đi-phê đi thành: "Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra gu gờ".

2. Về kháng chiến của Lê Lợi chống Minh và bối cảnh trước cũng như sau đó, cụ Hồ Chí Minh viết (theo văn bản ở đây):


"Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Tuý Động nọ Chi Lǎng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười nǎm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hǎng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,".

3. Về sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung, cụ Hồ Chí Minh đã viết:
"Trǎm nǎm truyền đến cung hoàng,
Mạc Đǎng Dung đã hoành hành chiếm ngôi
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
Bảy mươi nǎm nạn can qua
Cuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,"


Ở thời điểm năm 1941-1942, về cơ bản, cụ Hồ Chí Minh vẫn xem Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung là hai kẻ tiếm ngôi. Quan điểm của cụ thật đúng như chính sử của nhà nước phong kiến, tức Đại Việt sử kí toàn thư.

10/03/2013

Chữ Lạc Việt cổ : Đăng lại bài cũ (phải đi tìm mảnh vỡ của entry cũ)

Lời dẫn: Entry dưới đây vốn đã đi trên blog cũ của tôi. Blog trên Yahoo ấy hiện đã vĩnh viễn bị xóa sổ. Trước khi bị xóa hoàn toàn, Yahoo cũng có một hành động đáng khen: tạo chức năng để người sử dụng có thể lấy lại toàn bộ nội dung blog. Tuy vậy, khi đã lấy được toàn bộ nội dung blog xuống máy (trong một thời gian rất nhanh, khoảng vài phút), thì hiện tại, vẫn chưa có cách gì chuyển những dữ liệu đó sang blog mới.

Đăng lại entry này từ bản mà trang vibay đã sao chép từ blog của tôi.

So với nguyên bản trên blog cũ của tôi, bản sao của vibay có làm rơi một tấm ảnh.

Nhân có việc đến chữ cổ Lạc Việt nên đăng lại.

---



Quảng Tây phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

(Giao Blog - 28/1/2012) Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau: (Xem hình 2)

Hình 1: Tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc.

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.

15/02/2013

Đầu năm xem lại Tháp Bút và Đài Nghiên (Ngọc Sơn)

Đầu năm mới, cảm xúc trước những mối tương liên giữa những cảnh vật và những con người nhân duyên, liền phóng bút viết nhanh một bài học thuật về Đài Nghiên và Tháp Bút.

Ở đây, chỉ tập hợp những tấm ảnh có thể thấy trên lưới trời internet, và thêm mấy ghi chú sơ lược.

Ảnh cũ : Bút Tháp và lớp cổng thứ nhất đền Ngọc Sơn

09/05/2012

Lại đọc Tạ Chí Đại Trường : cụ hay nhầm ở những chi tiết nhỏ

Tạm thời thử đăng song song (cả bên blogspot, cả bên YH)



1. Hôm trước, liên quan đến Mạc Kính Thự, thấy có liên quan đến hai bài viết gần đây của Li Tana và Tạ Chí Đại Trường, đã viết cái này. Sau đó, đã liên lạc để có được văn bản gốc mà Li Tana đã sử dụng. Qua đó, thì đã rõ: cụ Tạ sử dụng tư liệu thứ cấp, qua tư liệu của cô Ta, thành ra cái sai.

Cái sai ra sao, lúc khác sẽ nói cụ thể. Tuy nhiên, rất thông cảm cho cụ, là vì cụ nhiều khi bị giới hạn về việc tìm tư liệu (cụ từng cho biết: khi viết cuốn Thần người và đât Việt là thời kì cụ không có thẻ thư viện, vì là cựu lính cộng hòa mà, nên phải nhờ người có thẻ đi mượn giùm tư liệu cho). Vả lại, thấy cái gì sai, mà báo cho cụ, thì ông cụ thường rất vui.

2. Hôm nay, đọc lại một chỗ trong Bài sử khác cho Việt Nam (sơ thảo, Nxb Văn Mới) của cụ Tạ, vẫn liên quan đến nhà Mạc. Ở trang 374, thấy cụ viết thế này:

"Người bất mãn trong vùng Trịnh – không phải chỉ ởHải Dương phía biển tiện liên lạc mà cả trên vùng Mạc Cao Bằng. Đặc biệt Phạm Hữu Lễ của vùng Sơn Tây cách trở, không những hưởng ứng mà còn cho người đến tận quân trung Nguyễn bày vẽ kế sách khiến chúa Hiền không ngớt lời ca tụng, coi như cuộc tiến chiếm Đông Kinh đã trong thấy thành công trước mắt dù rằng mới đứng chân trên bảy huyện ở Nghệ An"

3. Có thể thấy một số chỗ nhầm của cụ Tạ:

- Sử liệu (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản) để đối chiếu đã được dịch ra tiếng Việt từ lâu. Qua đó, biết: chúa Nguyễn cử người mang mật thư đến cho Phạm Hữu Lễ, chứ không phải ngược lại như diễn giải nhầm của cụ ! Văn bản của mật thư ấy vẫn còn giữ được đến ngày nay. Biết được cả người viết ra nó.

- ở thời điểm đó, chúa Nguyễn đã có cả bắc Bố Chính rồi, và đang tiến vào vùng đất của Chămpa trước đây, chứ không phải chỉ có 7 huyện Nghệ An

4. Giới sử học chính thống của Việt Nam hiện nay có rất nhiều điều nên hổ thẹn. Một trong đó là, có khi là Giáo sư đầy uy vọng nhưng không đọc được sử liệu gốc, rồi khi có đọc một tí thì sai bung bét (ai chỉ ra lỗi vì học thuật - ở đây trừ một số vị quá khích mà chỉ trích không đúng chỗ và không vì khoa học - thì phản ứng hết sức phi học thuật). Thế còn đám học trò của các ngài, rồi học trò của học trò, thì càng tệ hại. Sử học mà không đọc được sử liệu gốc, thì gọi là gì là sử học.

Bởi vậy, nói ra các điểm trên, có khi chỉ có cụ Tạ hiểu thôi.

Khoa học Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi vòng kim cô của cái gọi là minh họa. Người ta thích làm những cái to tát, tiêu tốn nhiều tiền bạc, và thành ra những cái rất to. Chứ làm những cái nho nhỏ thì không, thật ra là không làm được cái nhỏ ! Quen nói đại ngôn đến cả hơn nửa thế kỉ rồi.

Có lần bác Phạm Xuân Nguyên để bênh bà Thụy Khê, mà đại ý bảo: phê bình Thụy Khê không nên dựa vào câu chữ (tức là cái nho nhỏ, như là hai dòng hay ba dòng chữ). Nhiều người đã nói rồi: phê bình mà không dựa vào câu chữ, thì phê bình cái gì !