Đã đưa tin về ngôi mộ, ở đây.
Dưới là cập nhật nhanh về một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/1/2017.
Vẫn như lần trước (hội thảo về chiếc răng lợn trong sự kiện di cốt cụ Phùng Chí Kiên, tháng 11/2013, ở đây), sẽ thấy các vị: Ngô Tiến Quý, Phan Anh, Nguyễn Lân Cường,... Người ta đọc được dòng chữ Hán từ chiếc thẻ tre dưới lòng đất khoảng 4 thế kỉ !
Tin đầu tiên là ảnh kèm chú thích, từ Fb. Những bổ sung thì đưa lên dần dần.
---
.
6.
5.
http://www.nguoiduatin.vn/tim-thay-mo-trang-trinh-nguyen-binh-khiem-vi-sao-dan-xa-hoai-nghi-a313061.html
4.
Chùm ảnh: Hành trình phát lộ ngôi mộ được cho là của Trạng Trình
3. Báo công an
6.
Thông tin thêm về việc phát hiện mộ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
http://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/Thong-tin-them-ve-viec-phat-hien-mo-Trang-trinh-Nguyen-Binh-Khiem-428903/5.
Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Vì sao dân, xã hoài nghi?
Thông tin tìm được mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà khoa học cho rằng đây chính xác là mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng chính quyền địa phương, người dân hoài nghi chờ quyết định của Nhà nước.
Lý giải của những người trong cuộc
Vừa qua một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người ( Viện NC&UDTNCN - thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam), Hội Khảo cổ học Việt Nam (Hội KCHVN) và Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng công bố một thông tin chấn động: đã tìm thấy mộ của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mộ cổ quách bằng gỗ ngọc am sau khi khai quật
|
PV báo Người Đưa Tin đã tìm gặp nhà thư pháp Lê Thiên Lý – Giám đốc Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng để trao đổi về vấn đề này. Ông Lý là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu Hán Nôm, dịch thuật, cụ thể là đưa ra những căn cứ để chứng minh việc tìm ra mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là có thật.
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý dịch các chữ Nho trên quách
|
Theo ông Lý, vào tháng 5/2014, ông có nhận được thông tin một hộ dân ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng có khai quật được một ngôi mộ cổ, trên ván của ngôi mộ này có nhiều chữ bằng tiếng Hán. Sau một thời gian nghiên cứu những chữ này được ông Lý phiên âm tiếng Việt như sau:
Giá độc tất đạt
Trạng trình khiếu phong
Tâm dĩ nhật chính
Tầm tự quang long
Trùng mộc chủ tông
Trung sinh Nam cự
Nghĩa của các từ được phiên âm này như sau: “ Một người có tên là Đạt, gọi ra được tên Trạng Trình, người có tâm sáng như mặt trời giữa trưa. Tìm trong chữ sẽ thấy ánh sáng của rồng (tức Long). Tìm trong lớp gỗ sẽ thấy tông tích của chủ nhân là một con người lớn lao của nước Nam”.
Căn cứ vào những dòng chữ được dịch thuật, ông Lý đánh giá nhiều khả năng ngôi mộ này thuộc về một danh nhân, cụ thể là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thẻ tre được lấy ra từ quách và được dịch thuật
|
Tiếp đó, theo đề nghị của Viện NC&UDTNCN và Hội KCHVN về việc giúp đỡ đọc và xác định chữ Nho trên chiếc thẻ tre lấy từ quách lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng, thì một nhóm 8 nhà nghiên cứu Hán Nôm các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đọc các chữ Hán trên chiếc thẻ tre. Do thời gian đã lâu, chữ trên thẻ tre lại nhỏ nên các nhà Hán học chỉ đọc được các chữ này gồm 2 phần. Phần thứ nhất: Mạc triều Trạng nguyên… tại (phần 3 chấm nét chữ bị mờ chưa đọc được). Phần thứ hai: Cù xuyên.
Từ những chữ Hán trên quách và thẻ tre đã được dịch thuật, ông Lý khẳng định ngôi mộ cổ kể trên thuộc về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lý giải việc tại sao quê hương của Trạng Trình ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo mà ngôi mộ này lại được an táng tại xã Cộng Hiền, ông Lý cho biết Cộng Hiền là quê của vợ cả và cũng là thầy dạy học của Trạng Trình nên nếu Trạng Trình được an táng tại xã Cộng Hiền thì cũng không có vấn đề gì.
“Chúng tôi đang soạn thảo văn bản đệ trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng xem xét, giao cho các cơ quan chuyên môn khác như Bộ VH-TT&DL. Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An để làm rõ thêm về vấn đề này, Từ đó, có cơ sở kỹ lưỡng, chuẩn xác để xác nhận đây là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” - ông Lý nói.
Trong khi đó, Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội KCHVN thể hiện quan điểm: “Mẫu vật là chiếc quách đã được tôi đưa đi xác định niên đại, sau giám định chiếc quách này bằng gỗ ngọc am, có tuổi đời đến nay trên 1.700 năm. Là người làm công tác khảo cổ học đã lâu, tôi chắc chắn đến 95% đây chính là mộ của Trạng Trình”.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các nhà khảo cổ đang tiến hành lấy thẻ tre từ quách
|
Dư luận đặt ra câu hỏi liệu có phải mộ gió hay không thì việc này ông Cường phủ nhận. Bởi lẽ, ngôi mộ này vẫn còn phần cốt, nếu là mộ gió, mộ giả thì sẽ không bao giờ có cốt. Ông Cường cho rằng, nếu được chứng nhận đây chính xác là mộ Trạng Trình thì sẽ là một thông tin khảo cổ học gây chấn động dư luận. Về việc Hội KCHVN có đệ trình Thủ tướng về thông tin khảo cổ học tìm được mộ nghi của của Trạng Trình hay không thì ông Cường nói việc này ông Lý sẽ làm. Đơn vị của ông chỉ làm công tác khảo cổ học.
Ngay sau thông tin tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng mà các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, sáng 18/1, PV báo Người Đưa tin về địa phương để tìm hiểu thực hư sự việc này.
Dư luận, chính quyền nói gì?
9h sáng ngày 18/1, khi phóng viên hỏi về thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng, nhiều người dân không hứng thú với thông tin này vì theo họ điều này đã được nghe từ mấy hôm trước. Ông Đ.V.B, 65 tuổi, người trong thôn Hạ Đồng cho biết: “Vào năm 2014, tôi nghe mọi người đồn là nhà bà Hiền đào được mộ cổ. Thời điểm đó có nhiều người qua lại nhà bà ấy tìm hiểu, đưa tấm gỗ lên tận Hà Nội nghiên cứu gì đó. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn tôi không nghe thấy tin gì về ngôi mộ này”.
Không chỉ ông B., nhiều người khi được phóng viên hỏi đều khẳng định không biết gì về thông tin tìm được mộ Trạng Trình mà chỉ nghe đồn như vậy chứ không biết thực hư thế nào.
Tại vị trí đào mộ cổ, gia đình bà Hiền đã an táng phần cốt
|
Có mặt tại khu vực nhà bà Hiền, ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền – nơi tìm thấy ngôi mộ cổ phát tích, bà Hiền xác nhận với phóng viên là năm 2014, gia đình bà có đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2m ngay tại vườn nhà. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà Hiền cho biết: “Gia đình bà an táng bộ hài cốt ngay tại vị trí đào được quách gỗ nhưng điều chỉnh hướng cho hợp phong thủy và xây thành mộ phần để thờ cúng. Còn lại chiếc quách gỗ được mấy người bạn của bà đưa lên Hà Nội nghiên cứu vì nghi là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Trao đổi với PV, ông Đoàn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo cho rằng, chính quyền địa phương không nắm được việc một số người dân đào được mộ tại nhà bà Hiền ở thôn Hạ Đồng. Hơn nữa, việc họ làm cũng không thông báo với địa phương. Thông tin tìm được mộ cụ Trạng chỉ là đồn thổi, chúng tôi mới được xem trên mạng. Mình là người nhà nước mình phải tin vào khoa học, khi nào có kết luận chính xác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chúng tôi mới tin đó là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cùng quan điểm với ông Chung, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Lý Học- địa phương quê nhà của Trạng Trình khẳng định: “Thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng là không có căn cứ. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ thông tin này để tránh gây hoang mang trong dư luận địa phương”.
Tại đền thờ của Trạng Trình, ông Lê Văn Kiều - Trưởng ban Quản lý khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, việc các nhà nghiên cứu đưa tấm quách đào được đi phân tích chúng tôi không được biết, không được tham gia nên chúng tôi không nắm được gì. Mọi thông tin chính xác phải chờ phía cơ quan Nhà nước.
Minh Sơn – Lã Tiến
http://www.nguoiduatin.vn/tim-thay-mo-trang-trinh-nguyen-binh-khiem-vi-sao-dan-xa-hoai-nghi-a313061.html
4.
Vào tháng 12.2016, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã phối hợp Hội Khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu tìm chủ nhân ngôi mộ cổ được phát lộ tại H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
PGS.TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng - Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho hay, với kết quả nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu cùng sự tham gia của các nhà ngoại cảm, khả năng lớn ngôi mộ được phát lộ tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngôi mộ được phát hiện vào tháng 4.2014 trong vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Người dân làng huyện Vĩnh Bảo đã tìm thấy một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu dưới 2 m. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt.
Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại.
TIN LIÊN QUAN
Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng di cốt trong ngôi mộ cổ được phát hiện tại làng Hạ Đồng, H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng có thể là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tháng 12.2016, để xách định danh tính của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã cho mở ván địa của chiếc quách. Dưới đây là một số hình ảnh các chuyên gia tìm chiếc thẻ tre trong tấm ván địa của quách gỗ do PGS.TS Nguyễn Lân Cường cung cấp:
Ngọc An
http://thanhnien.vn/van-hoa/chum-anh-hanh-trinh-phat-lo-ngoi-mo-duoc-cho-la-cua-trang-trinh-784511.html3. Báo công an
http://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Xon-xao-chuyen-tim-duoc-mo-Trang-trinh-Nguyen-Binh-Khiem-425589/
2. Bây giờ, đã thấy báo Thanh Niên đưa tin (dán chiều 17/1/2017)
2. Bây giờ, đã thấy báo Thanh Niên đưa tin (dán chiều 17/1/2017)
PGS-TS Nguyễn Lân Cường (giữa) cùng các chuyên gia tiến hành cạo lớp sơn ta để tìm thẻ tre trong tấm ván địa của quách
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng di cốt trong ngôi mộ cổ được phát tích tại làng Hạ Đồng, H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng có thể là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học VN tổ chức, diễn ra vào ngày hôm qua (16.1) tại Hà Nội.
Linh cảm ngôi mộ của một người đặc biệt
|
Ngôi mộ cổ được phát tích vào tháng 4.2014 trong vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Người dân làng H.Vĩnh Bảo đã tìm thấy một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2 m. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại.
Anh Lê Trung Kiên, một người quen của bà Bùi Thị Hiền, cùng nhà giáo Ngô Văn Hiển (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chụp lại các mặt của tấm quách đem đến nhờ nhà thư pháp Hán Nôm Lê Thiên Lý, cụ Lương Bắc Tưởng - một người Hoa, hiện đang cư ngụ tại Hải Phòng và cụ Phạm Văn Duyệt - người thông thạo chữ Hán đọc lại các chữ trên tấm quách. Mặc dù, các chữ đã mờ gần hết nhưng những người thông hiểu chữ Hán, Hán Nôm có mặt đã đọc được đoạn thơ sau: Giá độc tất đạt/Trạng Trình khiếu phong/Tâm dĩ nhật chính/Tầm tự quang long/Trùng mộc chủ tôn/Trung sinh nam cự. Bốn chữ cuối có ghi: “Đạt - phong - long - tôn”. Khi đó, những người tham gia phát tích ngôi mộ và đọc chữ trên tấm quách linh cảm đây có thể là ngôi mộ của một nhân vật đặc biệt. Bởi, những dòng chữ được đọc thấy trên tấm quách trùng với nhiều dữ liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông có tên húy là Nguyễn Văn Đạt, dân gian vẫn quen gọi là Trạng Trình. Ngoài ra, cụ Lương Đắc Tưởng còn đọc được hai chữ Kim Lan đứng liền nhau, như ý chỉ về dòng họ danh giá. Sau đó, anh Lê Trung Kiên đến Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người nhờ nghiên cứu tấm quách để tìm chủ nhân của ngôi mộ cổ.
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, cho hay vào tháng 5.2014, viện đã đề nghị địa phương phối hợp nghiên cứu để làm rõ danh tính chủ nhân của ngôi mộ nhưng không có hồi đáp, việc nghiên cứu tấm quách gỗ cũng dừng lại. Tấm quách được nhà văn - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha (người gốc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) lưu giữ tại ngôi nhà số 59 Tràng Thi (Hà Nội). Vào tháng 12.2016, khi tấm quách được đưa trở về Bảo tàng Hải Phòng, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã phối hợp Hội Khảo cổ học VN quyết định nghiên cứu lại tấm quách.
Chiếc thẻ tre trong tấm ván địa
PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, kể lại đầu tháng 6.2016, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha có gọi cho ông nhờ xem chiếc quách. “Chiếc quách hình chữ nhật, nắp bị vỡ, có kích thước tương đương với quách gỗ mà tôi và Bảo tàng Nam Định đã khai quật vào ngày 15.9.2011 tại cánh đồng Đầu Chín, thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, H.Vụ Bản, Nam Định còn nguyên bộ hài cốt (có niên đại trong khoảng thế kỷ 16 - 18). Chỉ có khác, mộ ở Cao Phương bên trong là quan tài gỗ, bên ngoài là quách bằng vôi, vữa mật. Còn quách gỗ này là đào thấy trực tiếp trong đất, không có bọc lớp quách hợp chất bên ngoài”. Sau đó, PGS-TS Nguyễn Lân Cường đã tách thành của quách ra một đoạn gửi tới Trung tâm hạt nhân (TP.HCM) để phân tích niên đại. Kết quả cho thấy, gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Bên cạnh đó, TS khảo cổ học Lê Đình Phụng sau khi xem xét tấm quách đã đưa ra kết luận: Gỗ dùng làm tấm quách là gỗ Ngọc Am, loại gỗ quý hiếm, nếu là dân thường thời phong kiến không thể có được. Cũng theo ông Phụng, quy cách đóng chiếc quách và cách ghép, chất liệu sơn cho thấy thuộc vào thời nhà Mạc.
Sau khi có quyết định nghiên cứu lại tấm quách để xác định danh tính của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã cho mở ván địa của chiếc quách, PGS-TS Nguyễn Lân Cường là người trực tiếp tham gia. Ông kể sau khi cạy hết lớp sơn thứ nhất ở đầu tấm địa, lộ ra lớp sơn bó có trộn cả đất sét ở bên trong, chiếc thẻ tre nằm trong khe của tấm ván địa lộ dần ra. “Chiếc thẻ tre nằm theo thớ dọc nên rất khó lấy ra. Chúng tôi phải khoét dần 2 rãnh dọc theo thẻ với chiều rộng khoảng 5 mm. Gần 2 tiếng sau, chúng tôi mới lấy được chiếc thẻ bằng tre ngà ra khỏi tấm địa. Chiếc thẻ dẹt, dài 265 mm, rộng 9,76 mm, dày 3,79 mm. Ngay lúc đó, tôi dùng kính lúp soi trên thẻ thì thấy lờ mờ có những ô chữ. Chúng tôi đã chụp ảnh ngay vì sợ không khí có thể khiến chữ bị mờ đi”, PGS-TS Nguyễn Lân Cường cho biết.
Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm). “Để kết luận chính xác ngôi mộ có phải là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không chúng ta cần nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, với những nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu và sự tham gia của các nhà ngoại cảm cho thấy khả năng rất lớn đây là ngôi mộ của ông. Khi đã xác định đây chính là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cần có những biện pháp để bảo tồn”, thiếu tướng, PGS-TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người, nói.
Ngọc An
http://thanhnien.vn/van-hoa/tim-thay-ngoi-mo-cua-trang-trinh-nguyen-binh-khiem-784288.html
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI (4 nhận xét)
Hoàng Huy
Cần xây lại tại vị trí cũ một miếu thờ Trạng Trình. Một hiền thần, một nhà trí thức, một nhà thơ đáng kính , đáng cho hậu thế tôn thờ.
Vivu
"Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm). " Tại sao lại nghĩ (cho rằng) đây là mộ của Trạng Trình? Vì với đoạn viết như trên, ta vẫn có thể nói đây là mộ cụ Nguyễn văn Định, được Trạng Trình đứng ra lập mộ??? thu gọn
TanThuan
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà chiêm tinh số lỗi lạc nhất VN vào thế kỷ 16, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam. Một con người đáng kính...
Docbao
Ối trời đất ơi , làm khoa học... nhất lại là khảo cổ học mà lại dựa vào "LINH CẢM " để phán quyết khẳng định thì có nước mà chui xuống hố mà than trời ????????
1.
Tiên Sinh Lêさんが写真8件を追加しました — 友達: Tang Tienさん、他91人
TIN MỚI CHẤN ĐỘNG:
Sáng nay,16-1-2017,tại Hội trường Bộ Tư lệnh Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cùng Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích ở Vĩnh Bảo ,Hải Phòng.
Đoàn Chủ tịch Hội thảo gồm có GS,TSKH Phan Anh,TS,Thiếu tướng Ngô Tiến Quý,Viên trưởng Viện NCVUDTNCN,TS Nguyễn Lân Cường,Tổng thư ký Hội KCH Việt Nam!.
Nhà Thư pháp Lê thiên Lý ở HP là 1 trong 10 diễn giả của Hội thảo Báo cáo về Quá trình đọc chữ Nho trên tấm quách và trên thẻ tre nằm trong tấm quách!
Ngay trên đầu thẻ tre là 4 chữ to MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN..Đó chính là CHỨNG MINH THƯ của Cụ !Chữ rõ ràng,chính xác mà bất kỳ ai biết chữ Nho đều đọc được dễ dàng!Ngoài ra còn rất nhiều chưx nhỏ khác nữa!!
Tất cả các báo cáo đều thống nhất đó là mộ Cụ Trangj!
Hoi thảo đã Kết luận Đó là mộ Cụ Trạng Trình!Tin vui vang động cả Hội trường!Tin vui Chấn động lòng người!Vậy là từ nay,Tấm màn huyền bí trên 431 năm qua đã được mở ra...
Chủ tich Đoàn Hội thảo |
Giờ giải lao. |
Tấm quách gỗ Ngọc am ,trên đó chứa rất nhiều chữ mà Nhà Thư pháp Lê thiên Lý đã đọc được từ thang 5-2014! |
PGS,TS Nguyễn Lân Cường cùng các Cán bộ đang lấy tấm thẻ tre từ trong ruột tấm quách tại Bảo tàng HP ngày 7-1-2017! |
Tấm thẻ tre-Chứng Minh Thư của Cụ Trạng! |
Nhà Thư pháp Lê thiên Lý và PGS,TS ,Thiếu Tướng Ngô Tiên Quý,Viên trưởng và TS ,Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lâm,Viện phó Viện NC và UDTNCN tại Hội Thảo! |
Nhà thư pháp Lê thiên Lý tham luận tại Hội thảo. |
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1851434515123023&id=100007694777716&pnref=story
2. Bây giờ, đã thấy báo Thanh Niên đưa tin (dán chiều 17/1/2017)
Trả lờiXóaTìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
10:00 AM - 17/01/2017 Thanh Niên