Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

29/12/2018

Toàn văn : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Đã đưa tin nhanh ở đây (đầu tháng 11 năm 2018).

Bây giờ là bản toàn văn.


---

* Chu Xuân Giao. Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại.

TÓM TẮT

Bài viết này như là một sơ kết trên đường nhận thức về đặc trưng và vị trí của chữ Nôm Việt trong phương diện tư duy sáng tạo chữ viết ở vùng văn hóa chữ Hán, từ trải nghiệm trong thực tế nhiều năm học tập chữ Hán và “chữ Nôm” của một số tộc người trong vùng. Kết hợp trải nghiệm đó với việc tham khảo các nghiên cứu về cấu tạo và quá trình phát triển của những loại văn tự tự tạo khác (cùng sáng tạo hay được gợi ý từ nền tảng là chữ Hán, như văn tự Khiết Đan, Nữ Chân, Tây Hạ,…), bài viết chỉ ra thực tế rằng, ở thời điểm hiện tại, cùng với chữ Hán trong Hán ngữ hiện đại ở Trung Quốc, thì chỉ có hai loại chữ phái sinh từ chữ Hán được sử dụng làm văn tự quốc gia chính thức, là Hanguel ở Triều Tiên và Kana ở Nhật Bản, còn các loại văn tự khác (gồm cả chữ Nôm Việt) đều đã trở thành “văn tự chết”. 

Trước nay, chữ Nôm Việt thường được xem trọng ở điểm “là tinh hoa sáng tạo” hay “gia tài văn hóa quý báu” của người Việt. Từ góc nhìn khu vực học mang tính đương đại, ở đây, chúng tôi thử đưa ra một so sánh về cấp độ trong tư duy sáng tạo văn tự của người Việt với các tộc người trong cùng khu vực. Sự tương đối hóa này là cần thiết trong nhận thức về chữ Nôm Việt, đặc biệt là từ cách tiếp cận của nhân loại học lịch sử (văn hóa sử, historical anthropology) và nhân loại học chữ viết (anthropology of writing) - các phân ngành nhân loại học đặt quan tâm nhiều tới các xã hội có tính văn tự cao, ở đây là vùng văn hóa chữ Hán ở Đông Á.

Trong nội bộ khoa học xã hội Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, sau rất nhiều năm tháng tích lũy và chuẩn bị, đã đến lúc chúng ta có đủ điều kiện để có thể so sánh một cách vừa tổng quan vừa kỹ lưỡng chữ Nôm Việt với các văn tự trong khu vực và trên toàn thế giới. Chữ Nôm của người Việt, trên thực tế sử dụng, đã là vấn đề thuộc về quá khứ. Nhưng nhận diện một vấn đề đã thuộc về quá khứ như Nôm Việt, không phải vì quá khứ, mà là một công việc cần thiết không thể không thực hiện để hướng đến đích đương đại, cho đương đại.

---
























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.