Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/05/2018

Văn hóa Đại Việt : về minh bạch, thua cả Campuchia; về uy lực hộ chiếu, thua cả Lào

Về minh bạch thì thua cả Campuchia.

Còn hộ chiếu thì kém cả Campuchia cùng Lào.

Thông tin từ các nơi.

Của năm 2018.

Cập nhật dần.




---



 

H.Mai


Với 51 quốc gia và vũng lãnh thổ miễn thị thực (visa) cho công dân, hộ chiếu Việt Nam xếp thứ 84 trong danh sách 199 cuốn hộ chiếu được xếp hạng, sau cả Lào và Campuchia.

Cụ thể, công bố mới nhất của chỉ số xếp hạng hộ chiếu Henley Passport Index cho biết hộ chiếu Nhật Bản đã vượt Singapore, giành “ngôi” quyền lực nhất thế giới. Công dân Nhật Bản được miễn thị thực vào 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đứng vị trí thứ 2 là hộ chiếu Singapore - đồng hạng với Đức với 188 nơi miễn visa.

Ở vị trí thứ 3 gồm hộ chiếu của các nước Hàn Quốc, Phần Lan, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Hộ chiếu Mỹ và Anh đồng hạng 4.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng chỉ số hộ chiếu năm 2016, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng bằng với Campuchia khi cùng được 51 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn thị thực. Sau 2 năm, trong khi độ "quyền lực" của hộ chiếu nước ta vẫn “giậm chân tại chỗ” thì hộ chiếu nước bạn đã nâng được tổng số nơi miễn thị thực lên con số 54, xếp thứ 81, hơn Việt Nam 3 bậc trong bảng xếp hạng năm nay.

Hộ chiếu Lào cũng đứng trên Việt Nam, ở vị trí 83 với 52 nơi miễn visa cho công dân.

Henley Passport Index tiến hành khảo sát đối với 199 hộ chiếu khác nhau tại 227 điểm đến bao gồm quốc gia, vùng lãnh thổ. Kết quả dựa trên dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế - nguồn cơ sở dữ liệu về thông tin du lịch lớn nhất thế giới.

https://thanhnien.vn/kinh-doanh/ho-chieu-viet-nam-kem-quyen-luc-hon-ca-lao-campuchia-966451.html










25/05/2018 14:15 GMT+7

TTO - Trong khi điểm trung bình về công khai ngân sách của thế giới là 42 điểm thì Việt Nam chỉ đạt 15 điểm, xếp sau Campuchia với 20 điểm.

Minh bạch chi ngân sách Việt Nam thua Campuchia - Ảnh 1.
PGS - TS Vũ Sĩ Cường, chuyên gia tài chính - Ảnh L.THANH)
Người dân phản ứng dữ dội bất kỳ đề xuất tăng thuế nào là do minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chi ngân sách của chúng ta rất kém.
Đó là nhận định của PGS - TS Vũ Sĩ Cường, chuyên gia tài chính, tại buổi công bố báo cáo công bằng thuế Việt Nam năm 2017 do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức, hôm 25-5.
Cụ thể, thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo nêu trên, ông Vũ Sĩ Cường cho biết minh bạch và trách nhiệm giải trình trong chi ngân sách của Việt Nam rất kém.
Điểm trung bình về công khai ngân sách của thế giới là 42 điểm, trong khi Việt Nam chỉ đạt 15 điểm, còn Campuchia đạt 20 điểm; Đông Timor đạt 40 điểm, Philippines đạt 67 điểm....
Như vậy, chỉ tiêu minh bạch trong chi ngân sách của Việt Nam thua cả Campuchia, Đông Timor, Philippines...
Theo báo cáo, những thông tin tiền thuế đã được các bộ ngành, địa phương sử dụng vào việc gì, bao nhiêu tiền thường công bố rất chậm, thường là sau 2 năm.
Số liệu doanh nghiệp được miễn giảm, ưu đãi thuế… cũng không được công bố...
"Đây là câu trả lời chính cho việc người dân luôn phản ứng dữ dội với bất kỳ đề xuất tăng thuế nào", ông Cường nói.
Theo ông Cường, trong khi đa phần người dân các nước đều ý thức được rằng tăng thuế là để phục vụ chính người dân vì họ được hưởng lợi từ tiền thuế đã đóng góp, vì thể các khoản chi tiêu công được Chính phủ giải thích một cách minh bạch, rõ ràng.
"Còn ở nước ta, người dân chưa cảm nhận được việc đóng thuế như vậy thì được hưởng lợi như thế nào. Khi người dân phản ứng mỗi lần tăng thuế thì cũng nhận được rất ít lời giải thích từ cơ quan chức năng", ông Cường nhận định.
Minh bạch chi ngân sách Việt Nam thua Campuchia - Ảnh 2.
Ngoài ra, về tính công bằng trong các chính sách thuế, theo báo cáo, Việt Nam đang có xu hướng tăng thuế gián thu, gây khó khăn cho người nghèo.
Cụ thể đó là đề xuất tăng thuế thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường... của Bộ Tài chính.
Ông Cường giải thích nếu tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% thì những người nghèo sẽ là đối tượng bị tác động chính.
Gánh nặng thuế được đo là tỷ lệ nộp thuế so với thu nhập chứ không phải đo bằng số tiền thuế phải nộp, vì thế người nghèo có thể có số tiền nộp thuế không nhiều bằng người giàu nhưng tỉ lệ trong thu nhập của họ rất cao.
Ông Cường ví dụ như một người dân trên miền núi nộp thêm 100.000 mỗi tháng là rất khó khăn vì thu nhập của họ đã quá ít ỏi. Trong khi đó, các "đại gia" dù có nộp thêm vài triệu/ tháng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống của họ.
Theo vị chuyên gia này, cần phải có các loại thuế tài sản ở Việt Nam vì đây là loại thuế đóng vai trò quan trọng đối với ngân sách của địa phương và nó có ảnh hưởng đến việc nâng cấp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương.
Nhiều nước thường gọi là thuế địa phương, và điều quan trọng là mức thuế suất như thế nào cho hợp lý. 
L.Thanh

https://tuoitre.vn/minh-bach-chi-ngan-sach-viet-nam-thua-campuchia-20180525145949008.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.