Trước ngày 8/3 năm 2018, thì có một thông tin tham khảo được đưa chính thức lên trang của Mạc tộc Việt Nam để mời gọi bổ sung tư liệu hay góp ý, về việc cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) có thể là người họ Hoàng gốc Mạc. Thông tin như nguyên văn là "tin vui", nhưng rất yếu về mặt tư liệu. Đó chỉ là thông tin mở, chỉ mang tính tham khảo, và người đưa tin cũng không có ý khẳng định gì.
Sau ngày 8/3 năm 2018, thì trên một trang mạng khác của họ Mạc lại có thông tin nói chắc như đinh đóng cột: cụ Hoàng Thị Loan không phải gốc họ Mạc. Tuy nhiên, cũng hệt như thông tin trước ngày 8/3, thông tin mới này cũng rất yếu về mặt tư liệu. Chẳng có gì chắc chắn để khẳng định như đinh thế được.
Vậy là, cả hai đều chỉ có tính tham khảo ở mức yếu. Tức "đọc chơi" mà thôi. Gốc Mạc hay không gốc Mạc, ở trường hợp này, với người quan sát như mình, đều không có nghĩa lí gì.
Sử học Việt Nam hiện nay, như cụ Tạ Chí Đại Trường đã viết (ở đây), là đang ở thời kì thổ tả. Những người được xem là hay tự xem là "nhà sử học" thì rất lạ, là cơ bản đều mù tịt về sử liệu. Nhưng phán thì kinh rồi, thử đọc lại một chút, ở đây và ở đây.
Gần đây, từ góc độ tôn giáo tín ngưỡng, có nhà khoa học còn đặt vấn đề rằng: cụ Hoàng Thị Loan có thể là một lần hóa thân của Mẫu Liễu Hạnh. Đọc chi tiết ở đây (tháng 1/2014).
Trên đường du lãng bắc nam nhiều năm nay, quả thật, nhiều nơi người ta nói những truyền ngôn trong dòng họ với mình rằng: dòng họ tôi gốc Mạc, mà cũng là dòng họ sinh ra Mẫu Liễu Hạnh. Đáng chú ý là: không chỉ một nơi hay một họ, mà nhiều nơi và nhiều họ nhận như vậy. Chỉ cần suy luận thêm một tí nữa là thành ra: Mẫu Liễu Hạnh là người gốc Mạc (con cháu của Thái tổ Mạc Đăng Dung), và một lần hóa thân của ngài chính là bà Hoàng Thị Loan ! Suy luận chút nữa thì lại thành ra: Nguyễn Ái Quốc cũng là gốc Mạc và là hậu duệ của Mẫu Liễu Hạnh. Vậy ra, là hậu duệ đồng thời của cả Thái tổ Mạc Đăng Dung và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Trên đường du lãng bắc nam nhiều năm nay, quả thật, nhiều nơi người ta nói những truyền ngôn trong dòng họ với mình rằng: dòng họ tôi gốc Mạc, mà cũng là dòng họ sinh ra Mẫu Liễu Hạnh. Đáng chú ý là: không chỉ một nơi hay một họ, mà nhiều nơi và nhiều họ nhận như vậy. Chỉ cần suy luận thêm một tí nữa là thành ra: Mẫu Liễu Hạnh là người gốc Mạc (con cháu của Thái tổ Mạc Đăng Dung), và một lần hóa thân của ngài chính là bà Hoàng Thị Loan ! Suy luận chút nữa thì lại thành ra: Nguyễn Ái Quốc cũng là gốc Mạc và là hậu duệ của Mẫu Liễu Hạnh. Vậy ra, là hậu duệ đồng thời của cả Thái tổ Mạc Đăng Dung và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Tất cả đều là "đọc chơi". Bọn mình đều là con cháu vua Hùng, con cháu Mẫu Âu Cơ.
Dưới là dán 2 mẩu tin như đã viết tóm tắt ở trên.
---
TƯ LIỆU
Ông Lê Viết Hoài, nhà báo ở Hà Nội, quê Diễn Châu, Nghệ An cho biết: Trong từ đường họ Hoàng của cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại Bác Hồ, thân sinh bà Hoàng Thị Loan, ở làng Chùa, Nam Đàn, có bộ câu đối:
Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ;
Chung Cự hùng thanh chấn (vọng) ức niên
Trong bộ câu đối trên có hai địa danh đối nhau, được giải thích là:
“Hoàng Vân” là quê gốc ở Khoái Châu, Hưng Yên, đất tổ, vốn gốc họ Mạc, do bị “truy sát” phải đổi họ Hoàng (có thảo đầu) và chạy tránh vào Nam Đàn.
“Chung Cự” là quê hiện tại, ở Nam Đàn, Nghệ An.
Tôi được biết thêm, ở Hoàng Vân, Nhà nước đã xây một từ đường lớn cho họ gốc của Cụ Hoàng Xuân Đường.
Ai có thông tin gì xung quanh việc này, đặc biệt là bà con ở Hoàng Vân, Khoái Châu, xin báo cho biết qua ông GS.TSKH.Phan Sỹ An (0913575042), Tổng biên tập, để thông báo lên Mactoc.com; hoặc/và qua ông Phan Mạc Đăng Nhật (0912820121).
Ngày 15-2-2018
Người đưa tin: Phan Mạc Đăng Nhật
"
http://mactoc.com/newsdetail/3794/mot-tin-vui-can-xac-minh-them-ho-ngoai-bac-ho-la-hoang-goc-mac.aspx
2. Thông tin ngay sau ngày 8/3 năm 2018
"
09/03/2018
"
http://homacvietnam.vn/?p=2256
---
TƯ LIỆU BỔ SUNG
(cập nhật dần)
1. Báo Nghệ An 2009
http://mactoc.com/newsdetail/3794/mot-tin-vui-can-xac-minh-them-ho-ngoai-bac-ho-la-hoang-goc-mac.aspx
2. Thông tin ngay sau ngày 8/3 năm 2018
"
09/03/2018
HỌ HOÀNG CỦA BÀ HOÀNG THỊ LOAN KHÔNG PHẢI GỐC MẠC
Thời gian gần đây, qua một vài thông tin không chính xác, thiếu cơ sở khoa học, nhiều bà con họ Mạc, gốc Mạc và Hội đồng gia tộc, BLL họ Mạc ở các địa phương gọi điện hỏi BBT website homacvietnam.vn hỏi: “Họ Hoàng của bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh – có phải là gốc họ Mạc không?”. BBT website homacvietnam xin thông tin chính thức như sau.
Sau biến cố năm 1592, con cháu họ Mạc phải đổi họ theo nguyên tắc “Khử túc bất khử thủ” (tức là giữ lại bộ thảo đầu 艹) như họ Hoàng 黃 , họ Phạm 范… Tuy nhiên nếu nói tất cả những dòng họ có chữ thảo đầu 艹 đều là những dòng họ gốc Mạc là chưa chính xác. Trong thực tế nhiều dòng họ nổi tiếng như họ Hoàng của Hoàng Đình Ái, Hoàng Đình Dong, Hoàng Triều Ân; họ Phạm của Phạm Tu, Phạm Ngũ Lão… không phải gốc Mạc.
Họ Hoàng ở làng Chùa, họ của bà Hoàng Thị Loan, vốn ở Khoái Châu – Hưng Yên. Câu đối trong từ đường của cụ Hoàng Xuân Đường – thân phụ bà Hoàng Thị Loan ghi rõ :
Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ;
Chung Cự hùng thanh chấn (vọng) ức niên
Gia phả của họ Hoàng Vân Nội ở Khoái Châu có ghi cụ thủy tổ của dòng họ là Hoàng Thế Chân sinh năm 1415. Năm 1440 cụ Hoàng Thế Chân sinh hạ người con trưởng là Hoàng Thế Luân, năm 1444 sinh người con thứ hai là Hoàng Thế Giai. Đến đời thứ 3 có cụ Hoàng Thế Thảng ra làm quan với triều Lê sơ được phong tước Vân Dương Hầu. Con cháu cụ Hoàng Thế Thảng luôn luôn trung thành với nhà Lê. Khi nhà Mạc thiết lập năm 1527, con cháu họ Hoàng Vân Nội đã vào Thanh Hóa theo Nguyễn Kim… Do có nhiều công lao trong sự nghiệp “trung hưng” nên vua Lê Thế Tông đã cho đổi từ họ Hoàng Thế thành Hoàng Nghĩa. Đến đời thứ 7 ông Hoàng Nghĩa Lương di cư vào Nghệ An. Cụ Hoàng Nghĩa Chung – con trai thứ 9 của Hoàng Nghĩa Lương – về Hoàng Trù và trở thành tổ của bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào những điều đã nói ở trên, chúng tôi khẳng định: Họ Hoàng của bà Hoàng Thị Loan không phải là gốc họ Mạc. Nếu một ai nói “Bà Hoàng Thị Loan gốc họ Mạc” là sự nhầm lẫn thiếu thông tin.
Sau biến cố năm 1592, con cháu họ Mạc phải đổi họ theo nguyên tắc “Khử túc bất khử thủ” (tức là giữ lại bộ thảo đầu 艹) như họ Hoàng 黃 , họ Phạm 范… Tuy nhiên nếu nói tất cả những dòng họ có chữ thảo đầu 艹 đều là những dòng họ gốc Mạc là chưa chính xác. Trong thực tế nhiều dòng họ nổi tiếng như họ Hoàng của Hoàng Đình Ái, Hoàng Đình Dong, Hoàng Triều Ân; họ Phạm của Phạm Tu, Phạm Ngũ Lão… không phải gốc Mạc.
Họ Hoàng ở làng Chùa, họ của bà Hoàng Thị Loan, vốn ở Khoái Châu – Hưng Yên. Câu đối trong từ đường của cụ Hoàng Xuân Đường – thân phụ bà Hoàng Thị Loan ghi rõ :
Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ;
Chung Cự hùng thanh chấn (vọng) ức niên
Gia phả của họ Hoàng Vân Nội ở Khoái Châu có ghi cụ thủy tổ của dòng họ là Hoàng Thế Chân sinh năm 1415. Năm 1440 cụ Hoàng Thế Chân sinh hạ người con trưởng là Hoàng Thế Luân, năm 1444 sinh người con thứ hai là Hoàng Thế Giai. Đến đời thứ 3 có cụ Hoàng Thế Thảng ra làm quan với triều Lê sơ được phong tước Vân Dương Hầu. Con cháu cụ Hoàng Thế Thảng luôn luôn trung thành với nhà Lê. Khi nhà Mạc thiết lập năm 1527, con cháu họ Hoàng Vân Nội đã vào Thanh Hóa theo Nguyễn Kim… Do có nhiều công lao trong sự nghiệp “trung hưng” nên vua Lê Thế Tông đã cho đổi từ họ Hoàng Thế thành Hoàng Nghĩa. Đến đời thứ 7 ông Hoàng Nghĩa Lương di cư vào Nghệ An. Cụ Hoàng Nghĩa Chung – con trai thứ 9 của Hoàng Nghĩa Lương – về Hoàng Trù và trở thành tổ của bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào những điều đã nói ở trên, chúng tôi khẳng định: Họ Hoàng của bà Hoàng Thị Loan không phải là gốc họ Mạc. Nếu một ai nói “Bà Hoàng Thị Loan gốc họ Mạc” là sự nhầm lẫn thiếu thông tin.
Homacvietnam.vn
"
http://homacvietnam.vn/?p=2256
---
TƯ LIỆU BỔ SUNG
(cập nhật dần)
1. Báo Nghệ An 2009
Dòng họ Hoàng Nghĩa trên đất Nghệ
Gia phả họ Hoàng Nghĩa ở Nghệ An ghi lại Tổ tiên xưa quê quán xã Hoàng Vân, huyện Kim Động, tỉnh Sơn Nam (nay là thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Ngài thủy tổ là Hoàng Thế Chân, sống thời Lê Thái Tổ (1428-1433) và Lê Thái Tông (1434-1439).
Thế kỷ XVI, trong cuộc chiến tranh Nam Bắc triều giữa nhà Lê Trung Hưng và nhà Mạc (1527-1595), ngài Hồng Quốc công Hoàng Nghĩa Kiều (1540-1587) làm Đô đốc tổng binh ở Nghệ An, lấy bà Phan Thị Má ở làng Dương Xá, huyện Hưng Nguyên, sinh ra Phú Quận công Hoàng Nghĩa Lương. Năm Quang Hưng thứ 10, tức là năm Đinh Hợi (1587), vua Lê Thế Tông sai cụ Kiều đem 3000 quân đi đánh nhà Mạc.
Cụ chỉ huy dũng cảm, diệt được nhiều quân Mạc, nhưng sau quân nhà Mạc kéo đến đông, cụ tử trận ngày 20 tháng 3. Vua rất thương tiếc một người trung dũng đã bỏ mình vì nghĩa lớn, nên cho con cháu được đổi chữ lót từ Hoàng Thế sang Hoàng Nghĩa. Họ Hoàng Nghĩa bắt đầu từ đấy. Cụ Hoàng Nghĩa Kiều có 3 người con trai, con đầu là Hoàng Nghĩa Giá chỉ có 2 con gái, con trai thứ hai là Hoàng Nghĩa Thân được phong là Thái phó Chiêu quận công, con cháu ngày nay còn ở tỉnh Hưng Yên trong đó có những người nổi tiếng như Động Quận công Hoàng Nghĩa Giao có tên trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam và Danh nhân tỉnh Hưng Yên. Phú Quận công Hoàng Nghĩa Lương là con trai thứ ba Hồng Quốc công, mẹ người Nghệ An nên chúa Trịnh cho phép lập nghiệp ở quê mẹ.
Gia phả trích lời Bình An vương Trịnh Tùng (1570-1623) nói với Phú Quận công (dịch nghĩa): "Con cháu Quốc cựu, hoặc ở quê mẹ, hoặc ở quê vợ, hoặc nơi thắng cảnh, tiện lập gia cư ở đâu cũng được, chẳng cần phải trở về đất Hoàng Vân, Kim Động" (Sở dĩ chúa gọi Phú Quận công là Quốc cựu vì cụ có người chị ruột tên là Hoàng Thị Ngọc Châu, lấy chồng là Thái phó họ Lại, sinh được người con gái tên là Lại Thị Nho, Hoàng hậu của vua Lê nên cha được phong là Yên Quận công, mẹ là Thái Quốc mậu và anh em trai của mẹ được gọi là Quốc cựu). Từ đó con cháu Phú Quận công nối đời lập nghiệp ở Nghệ An. Tính ra họ Hoàng trong khoảng bốn trăm năm (từ đầu thời nhà Lê đến cuối thời Lê Trung Hưng) có 19 vị Quận công, trên 60 vị tước hầu và 5 vị sau khi mất được truy phong tước Đại vương, đều có công giúp nhà Lê Trung Hưng. Ở phường Lê Mao (TP.Vinh) hiện có một con đường mang tên Hoàng Nghĩa Lương.
Con cháu họ Hoàng Nghĩa ở Nghệ An rất đông, phần lớn ở Hưng Nguyên và còn ở nhiều nơi trong tỉnh, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và Nghệ An nói riêng. Con trai thứ chín của Phú Quận công là Hoàng Nghĩa Chung lập nghiệp ở Nam Đàn. Cháu chắt của cụ Chung lại chia ra nhiều chi, ở nhiều nơi: Hưng Trung - Hưng Nguyên, Cát Ngạn- Thanh Chương, Thuần Trung - Đô Lương, Hùng Tiến - Nam Đàn và một chi hiện ở Hoàng Trù - Kim Liên - Nam Đàn. Mấy chi này đổi tên lót là Hoàng Đình, Hoàng Xuân, Hoàng Thế... hoặc không dùng tên lót. Họ Hoàng ở Hoàng Trù có hậu duệ là Bà Hoàng Thị Loan (Thân mẫu Bác Hồ); nhà thờ họ ở Hoàng Trù còn ghi câu đối nói lên nguồn gốc họ hàng:
Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ/ Chung Cự hùng thanh chấn ức niên.
Nghĩa là: Chính khí Hoàng Vân truyền muôn thuở/ Tiếng hùng Chung Cự dội ngàn năm.
Tại vùng quê gốc họ Hoàng ở tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Hưng Yên đã xây dựng ngôi Đền thờ Bà Hoàng Thị Loan, người phụ nữ dòng dõi họ Hoàng, có công sinh thành cho nước ta một Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đền thờ Phú Quận công ở làng Hoàng Nghĩa, nay thuộc xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên, cạnh đê tả ngạn sông Lam, được con cháu xây dựng từ năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), quay mặt ra sông Lam và núi Thiên Nhẫn, gồm 2 nhà thượng và hạ. Hiện tại ở đền còn rất nhiều câu đối, cổng vào có câu:
Gia tiên Kim Động, Hoàng Vân, Nam thiên thế phiệt/ Miếu ngật Hưng Nguyên, Dương Xá, Hoan địa linh từ (Nghĩa: Tổ tiên ở Kim Động, Hoàng Vân dòng dõi danh tiếng dưới trời Nam/ Đền miếu ở Hưng Nguyên, Dương Xá linh thiêng trên đất Châu Hoan - tức đất Nghệ An).
Ngày 22-01-2009, Thứ trưởng Trần Chiến Thắng, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đã ký quyết định số 300/QĐ-BVH-TT-DL công nhận Đền thờ Phú Quận công Hoàng Nghĩa Lương là Di tích Văn hóa cấp quốc gia. Ngày 6-12-2009 (tức ngày 20-10 Kỷ Sửu), họ Hoàng Nghĩa ở Nghệ An sẽ làm lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích. Con cháu họ Hoàng Nghĩa đã và sẽ nguyện ra sức phát huy truyền thống vẻ vang của dòng họ, phấn đấu học tập, lao động, chiến đấu, lập nhiều thành tích vẻ vang, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước.
Hoàng Kỳ
http://baonghean.vn/dong-ho-hoang-nghia-tren-dat-nghe-27786.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.