Đó là từ đường Cổ Trai ở Hải Phòng (ảnh về từ đường xem trong tư liệu 3).
Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).
Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).
1. Ngoài từ đường Cổ Trai, các nơi đang thờ phụng 12 vị vua Mạc, thì còn: 1). Chùa Thành (thành phố Lạng Sơn); 2). Từ đường họ Mạc trong khuôn viên chùa Trống (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc); 3). Khu tưởng niệm vương triều Mạc (Hải Phòng). Đây là các nơi tôi biết rõ, hoặc trực tiếp làm điều tra tư liệu gốc trong nhiều năm qua. Có thể có thêm những nơi khác nữa.
Chú ý: Bản thân từ đường Cổ Trai cũng từ tháng 10 năm 2017 mới bắt đầu thờ đủ 12 vị vua Mạc. Các nơi khác thì, phải từ sau năm 2010, mới bắt đầu thờ 12 vị. Năm 2010 là năm bản lề.
Chú ý: Bản thân từ đường Cổ Trai cũng từ tháng 10 năm 2017 mới bắt đầu thờ đủ 12 vị vua Mạc. Các nơi khác thì, phải từ sau năm 2010, mới bắt đầu thờ 12 vị. Năm 2010 là năm bản lề.
2. Về 12 vị vua Mạc, thì cần nói rõ rằng, lần đầu tiên bộ 12 vị này đã được đưa ra trong bài viết học thuật cho hội thảo năm 2010 (tại hội thảo thì có kỉ yếu được in khổ A4, tới năm 2015 thì kỉ yếu đó được in chính thức bởi Nxb Chính trị Quốc gia). Đặc biệt, vua Mạc Kính Quang lần đầu tiên được xuất hiện trong tiếng Việt với bài năm 2010 đó. Sử nhà Lê Trung Hưng thì nhắc đến Mạc Kính Quang từ rất lâu, nhất là trong văn thư ngoại giao với nhà Thanh.
Về hội thảo năm 2010, và bài của Giao, thì tạm đọc ở tư liệu 0 ở dưới.
Về hội thảo năm 2010, và bài của Giao, thì tạm đọc ở tư liệu 0 ở dưới.
3. Sau này, bộ 12 vị đã phát biểu năm 2010 tiếp tục được phát triển và chỉnh lí, ví dụ ở trong cuốn sách đã in năm 2013 (đã đi ở đây, hay ở đây).
12 vị tức gồm: 7 vua thời kì Thăng Long - Dương Kinh (1527-1593), và 5 vua thời kì Cao Bằng (1593-1683).
Dưới là tình hình của tháng 10 năm 2017, ở từ đường Cổ Trai. Lấy nguyên 2 bài từ trang Mạc tộc.
Tính từ 2010 đến bây giờ là khoảng 7 năm.
4. Tuy nhiên, cũng cần chú ý: thế thứ 12 vị hiện thấy tại từ đường Cổ Trái là do phía Mạc tộc tự định ra trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu khoa học từ sau năm 2010. Trong nghiên cứu của tôi, có khác một chút về thế thứ của 12 vị và nội dung chi tiết về từng vị. Sẽ trình bày bằng bài viết học thuật ở một dịp sắp tới.
Từ đây trở xuống là tư liệu.
4. Tuy nhiên, cũng cần chú ý: thế thứ 12 vị hiện thấy tại từ đường Cổ Trái là do phía Mạc tộc tự định ra trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu khoa học từ sau năm 2010. Trong nghiên cứu của tôi, có khác một chút về thế thứ của 12 vị và nội dung chi tiết về từng vị. Sẽ trình bày bằng bài viết học thuật ở một dịp sắp tới.
Từ đây trở xuống là tư liệu.
---
TƯ LIỆU
TƯ LIỆU
0. Năm 2010
0.1. Tóm tắt bài tham gia hội thảo của Giao (đã in vào kỉ yếu tạm năm 2010, và kỉ yếu chính thức năm 2015)
Lược chép về từ Giao Blog cũ.
"
This entry was posted in Nhà Mạc on .
"
https://dzjao.wordpress.com/2010/09/20/hoi-thao-ve-nha-mac-trong-lich-su-va-voi-thang-long-ngay-2192010/
0.2. Các tin về hội thảo
"
18:25 21/09/2010
(ĐCSVN)- Nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ngày 21/9, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành Cổ Hà Nội phối hợp với Hội Sử học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”.
http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/hoi-thao-vuong-trieu-mac-trong-lich-su-viet-nam-39494.html
"
"
http://baohaiphong.com.vn/channel/4920/201009/Khang-dinh-nhan-thuc-moi-ve-Vuong-trieu-Mac-trong-lich-su-Viet-Nam-2004375/
0.1. Tóm tắt bài tham gia hội thảo của Giao (đã in vào kỉ yếu tạm năm 2010, và kỉ yếu chính thức năm 2015)
Lược chép về từ Giao Blog cũ.
"
This entry was posted in Nhà Mạc on .
Hội thảo về nhà Mạc trong lịch sử và với Thăng Long (ngày 21/9/2010)
Lời dẫn: Bây giờ, tôi đang ở Hà Nội, và chuẩn bị lên đường đến Hội thảo nói trên.
Hội thảo sẽ diễn ra trong một buổi sáng nay, ngày 21/9/2010 (thứ Ba), bắt đầu từ 8h30 sáng, tại số 9 đường Hoàng Diệu, Hà Nội (trong khu vực Hoàng thành Thăng Long).
(...)
—
Toan tính và số phận của các vị vua sau năm 1677 : Mấy ghi chú bước đầu về niên đại, và về thời điểm kết thúc của triều Mạc ở Cao Bằng, qua tham khảo kết quả nghiên cứu của các nhà sử học Trung Quốc
Giao
(Viện Khoa học xã hội Việt Nam )
Tóm tắt: Cho đến nay, về cơ bản, giới sử học Việt Nam đều thống nhất rằng, Mạc với tư cách là một vương triều thực sự chỉ tồn tại chính thức 65 năm từ năm 1527 đến năm 1593 (trải 5 đời vua, tính từ khi Mạc Đăng Dung lên ngôi đến khi Mạc Mậu Hợp bị quân Lê Trịnh bắt sống), và sau đó, thì tồn tại thêm 85 năm với tính chất là một lực lượng cát cứ từ năm 1593 đến năm 1677 (trải qua 5 đời vua, tính từ khi Mạc Toàn được cha là Mạc Mậu Hợp cho kế ngôi đến khi Mạc Kính Vũ chạy sang Trung Quốc sau khi Cao Bằng bị thất thủ)[i]. Ở bài viết này, qua tham khảo kết quả nghiên cứu của phía Trung Quốc, như sẽ trình bày dưới đây, chúng tôi đề xuất cách phân kì đối vớiMạc bằng 3 khoảng thời gian và số vua Mạc tương xứng như sau: 1- Vương triều Mạc ở Thăng Long – Dương Kinh (1527-1593, gồm 7 vị vua), 2 – Vương triều Mạc ở Cao Bằng (1593 -1683, gồm 5 vị vua), 3 – Thế lực Mạc hậu Cao Bằng (chính xác hơn là thế lực mang danh vương triều Mạc sau năm 1683 vẫn tồn tại cho đến nửa cuối thế kỉ 18)[ii]. Nội dung chính của bài là bàn về những toan tính và số phận của 2 vị vua Mạc cuối cùng (vua đời thứ 11 và 12) hầu như chưa được nhắc đến (hoặc nhắc đến nhưng lại nhầm lẫn) trong nghiên cứu sử học Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại: Mạc Nguyên Thanh (được xem là có niên hiệu là Vĩnh Xương), và Mạc Kính Quang.
[i] Tuy còn thấy những chỗ dị biệt trong tiểu tiết, nhưng có thể thấy quan điểm tương đối thống nhất này trong các nghiên cứu sau: Trần Trọng Kim 1920 (lần xuất bản đầu tiên), Vụ Bảo tồn Bảo tàng 1970, Viện Sử học 1996, Lê Thành Lân 1997, Đinh Khắc Thuân 2001.
[ii] Một chuyên gia về lịch sử Mạc và lịch sử quan hệ Trung Việt của Trung Quốc là Ngưu Quân Khải (sẽ trình bày cụ thể hơn ở dưới đây) đưa ra 3 thuật ngữ sau: 1 – Mạc triều (莫朝) tức “Triều Mạc”; 2 – Mạc thị Cao Bằng chính quyền (莫氏高平政权) tức “Chính quyền của họ Mạc ở Cao Bằng”; 3 – Hậu Cao Bằng Mạc thị thế lực (后高平时期莫氏势力) tức “Thế lực họ Mạc thời kì sau Cao Bằng” (xem Ngưu Quân Khải 2000). Cách chia 3 thời kì tồn tại của Mạc bằng 3 thuật ngữ trên, và những diễn giải liên quan đến 3 thời kì của Ngưu đã gợi ý cho chúng tôi đưa ra 3 thuật ngữ vừa đề xuất.
Sở dĩ chúng tôi tán thành cách chia thời kì của Ngưu là vì “Cao Bằng” được ông xem là một chìa khóa quan trọng đối với việc nghiên cứu Mạc. Như sẽ trình bày ở dưới đây, có nhiều giáo sĩ phương Tây đến Đàng Ngoài vào các thập niên 1620-1630 khi viết báo cáo (viết ngay lúc đó để gửi về Roma) đã gọi người đứng đầu chính quyền của Mạc ở Cao Bằng là “chúa Cao Bằng” (“chúa Canh/ciucanghe”) hay “vua Cao Bằng” (xem Chu Xuân Giao chủ biên 2010 : 110).
Tuy nhiên, khi đối sánh với cách phân kì đối với Mạc của Ngưu với của một số nhà nghiên cứu Việt Nam (tiêu biểu là Lê Thành Lân với hai thuật ngữ “vương triều chính thức” và “triều cùng thời” — sẽ trình bày kĩ hơn ở dưới), cộng với suy tính thêm của chúng tôi về vai trò quan trọng của Dương Kinh trong hệ thống địa bàn Thăng Long – Dương Kinh – Cao Bằng của Mạc, mà chúng tôi đã đưa ra 3 thuật ngữ mới: 1-Vương triều Mạc ở Thăng Long – Dương Kinh (1527-1593); 2 – Vương triều Mạc ở Cao Bằng (1593-1683); Thế lực Mạc hậu Cao Bằng(chính xác hơn là thế lực mang danh vương triều Mạc sau năm 1683).
Mạc Đăng Dung bắt chước các triều Lí – Trần ở nhiều điểm trong cơ cấu tổ chức quyền lực và hành chính. Việc xây dựng Dương Kinh (quê, nơi phát tích, hành cung và lăng tẩm) trong vị thế kết nối với Thăng Long (triều đình, kinh đô) của Mạc Đăng Dung cũng có thể xem như là một ví dụ (Lí xây dựng hành cung ở Đình Bảng, gọi là Bắc Kinh; Trần thì xây dựng Thiên Trường cung ở làng Tức Mặc, thuộc Nam Định ngày nay). Dương Kinh có thể là tên rút gọn của Hải Dương, tên của đạo thừa tuyên, nhưng cũng có thể là Nghi Dương, là tên huyện có làng Cổ Trai – nơi phát tích của Mạc, nay thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng (Đinh Khắc Thuân 2001 : 170-173). Trong sử liệu thuộc thời Minh (Minh thực lục), Dương Kinh được gọi là Đô Trai. Vị trí chiến lược của nó được triều đình Minh nhìn nhận ra như sau: “Chỗ dựa của Phương Doanh (Mạc Đăng Doanh) là Đô Trai, vùng này gần biển, bùn lầy hơn 10 dặm, thuyền không ghé được. Kế hoạch của chúng nếu kinh thành không giữ được thì chạy đến Đô Trai, nếu Đô Trai không giữ được thì chạy ra biển”(xem Hồ Bạch Thảo 2009 : 426).
https://dzjao.wordpress.com/2010/09/20/hoi-thao-ve-nha-mac-trong-lich-su-va-voi-thang-long-ngay-2192010/
0.2. Các tin về hội thảo
"
18:25 21/09/2010
Hội thảo “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”
Góc hội thảo
|
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành Cổ Hà Nội, TS Nguyễn Văn Sơn nêu rõ: Trong các bộ chính sử thời phong kiến của nước ta như “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê - Trịnh và “Việt sử thông giám cương mục” thời Nguyễn cũng như quan niệm của các sử gia đương thời trước thập kỷ 70 của thế kỷ XX thường coi triều Mạc là nguỵ triều, là nghịch thần. Nhưng từ những năm 1980 trở đi, giới sử học nước nhà đã có cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng hơn về triều Mạc. Nhiều cuộc hội thảo khoa học sau này đã có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan về những đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử nước nhà. Đặc biệt cuộc hội thảo khoa học năm 1994, tại Hải Phòng - quê hương của nhà Mạc đã khẳng định: nguồn gốc nhà Mạc khởi nguồn từ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Nhà Mạc thay nhà Lê là hiện tượng tiến bộ trong lịch sử. Tuy còn nhiều tranh cãi về chính sách ngoại giao “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” của Nhà Mạc nhưng nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh thù trong gặc ngoài, nhà Mạc đã dùng chính sách ngoại giao như vậy để tránh cho dân tộc bị nước ngoài xâm lược cũng có thể coi là thành công, từ đó có cái nhìn thông cảm hơn với những công và tội của nhà Mạc.
Cũng như các cuộc hội thảo trước, Hội thảo lần này tiếp tục làm rõ hơn về những đóng góp của Nhà Mạc trong lịch sử. Với 50 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lịch sử, bằng những kiến giải sâu sắc, nội dung phong phú trên các phương diện: văn hoá, mỹ thuật, văn hoá dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, giáo dục, kinh tế, quân sự, cơ cấu tổ chức chính quyền, di tích, di vật….các tham luận đã tập trung nghiên cứu và thảo luận về những đóng góp của nhà Mạc thời kỳ ở Thăng Long từ 1527-1592. Qua đó nhằm đánh giá công bằng hơn, xác đáng hơn những đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử, đặc biệt trong việc xây dựng quốc đô Thăng Long- Hà Nội./.
"http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/hoi-thao-vuong-trieu-mac-trong-lich-su-viet-nam-39494.html
"
Cập nhật lúc 07:55, Thứ Tư, 22/09/2010 (GMT+7)
(HPĐT)- Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, sáng 21-9, tại hội trường Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội, Hội Sử học Hà Nội phối hợp cùng tổ chức hội thảo khoa học “Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”. Nguyên ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thanh Ngân và Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Văn Kể dự hội thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội trong bản đề dẫn hội thảo nêu rõ, từ những năm 1970 về trước, các sử gia quan niệm triều Mạc là ngụy triều, nghịch thần, nhưng từ những năm 1980 trở lại đây, giới sử học nước nhà đã có cái nhìn cởi mở hơn, đánh giá đúng những đóng góp của Vương triều Mạc đối với lịch sử. Tiếp sau các cuộc hội thảo năm 1985, năm 1991 và năm 1994, hội thảo “Vương triều nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam” lần này tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về những đóng góp của Vương triều nhà Mạc thời kỳ ở Thăng Long (1527-1592). 50 tham luận của 43 tác giả, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như Giáo sư Văn Tạo, Vũ Khiêu, Phó giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín; Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Đăng Nhật… tập trung nghiên cứu trên các phương diện: văn hóa dân gian, mỹ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, giáo dục, kinh tế, quân sự, cơ cấu tổ chức chính quyền, di tích, di vật thời Mạc… Ngoài ra, vấn đề di duệ của nhà Mạc sau năm 1592 ở Cao Bằng cũng được các nhà khoa học đưa ra thảo luận tại hội thảo. Qua nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, hội thảo khẳng định những nhận thức mới về vai trò và đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử dân tộc, đồng thời mở rộng biên bộ nghiên cứu về di tích nhà Mạc, không chỉ ở Thăng Long (Hà Nội), Dương Kinh (Hải Phòng) mà còn ở Hải Dương, Cao Bằng.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể thông tin tới các nhà khoa học về việc xây dựng công trình khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Phó chủ tịch khẳng định, hội thảo diễn ra trong không khí cả nước hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, không chỉ đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của con cháu hậu duệ họ Mạc, mà còn thể hiện tấm lòng tri ân của thế hệ sau đối với những đóng góp của Vương triều Mạc đối với lịch sử dân tộc./.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Kể phát biểu tại hội thảo
Quang cảnh hội thảo
http://baohaiphong.com.vn/channel/4920/201009/Khang-dinh-nhan-thuc-moi-ve-Vuong-trieu-Mac-trong-lich-su-Viet-Nam-2004375/
1. Năm 2017
Bài của cụ Mạc Xuân Kỷ
Bài của cụ Mạc Xuân Kỷ
Giữa ngọn gió lành của thời mở cửa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, sự trung thực vốn có của lịch sử đang dần dần hồi sinh; giới sử học nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học, thừa nhận những đóng góp tích cực của vương triều Mạc đối với tiến trình lịch sử Việt Nam trên nhiều phương diện. Năm 2017 bộ sử Việt Nam 15 tập ra đời. Điểm mới trong bộ sử Việt Nam : ... nhà Mạc là một trong những vương triều có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử Việt Nam, tồn tại không dài nhưng giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế-xã hội cuối thời Lê. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội rất rõ chứ không còn như thời Lê Lợi, Lê Thánh Tôn nữa, không chỉ ổn định kinh tế-xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hóa, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước...Lịch sử Việt Nam ngày nay- thể hiện việc chiêu tuyết cho vương triều Mạc và dòng họ Mạc, phục danh cho các tiên đế nhà Mạc tại kinh thiên Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, phục dựng khu tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Dương Kinh, Hải Phòng ...
Vương triều Mạc được đánh giá lại “Hồi sinh vạn kiếp hồn Mạc tộc”. Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng tâm thức được việc duy trì, hoàn thiện từ đường họ Mạc Cổ Trai mà các thế hệ hậu duệ họ Mạc Cổ Trai trước đã xây dựng phụng thở tổ tiên họ Mạc.
Thủy tổ họ Mạc Cổ Trai-Cụ Mạc Phúc Nghi-người có công tổ chức chi họ Mạc Cổ Trai, xây dựng ngôi từ đường họ Mạc Cổ Trai, hứng công vào năm 1905, cuối thời vua Thành Thái (1889-1907) vị vua thứ 10 của triều Nguyễn, qua thời Duy Tân (1907-1916)) và hoàn thiện vào năm đầu vua Khải Định (1916-1925)-Nơi phụng thờ cụ tổ chi họ và tiên đế họ Mạc “Mạc tộc lập từ ân tiên tổ/Tôn tử hương đăng phụng muôn đời”.
Ngày 25/5/2013 Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng và UBND huyện Kiến Thụy, được UBND TP.Hải Phòng giao làm chủ đầu tư Đề án tôn tạo, tu bổ và mở rộng khuôn viên Từ đường họ Mạc Cổ Trai.
Năm 2017, mặc dù vô vàn khó khăn về thời tiết và khối lượng công việc đồ sộ, đòi hỏi có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao; tiến độ đã ấn định; đặc biệt kinh phí cho công trình rất lớn, con cháu công đức có hạn...song với quyết tâm cao độ để không mang tội với tổ tiên; thất hứa với bà con cô bác dòng họ và nhân dân địa phương. HĐMT Hải phòng, HĐGT họ Mạc Cổ Trai động viên các lực lượng ...thi công hoàn thành các hạng mục vùng lõi từ đường theo quy hoạch... đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, kỹ thuật mỹ thuật cao để dâng lên Đại lễ kỷ niệm cúng giỗ Thái Tổ năm nay (ngày 22 tháng 8 năm Đinh Dậu).
Đại lễ cúng giỗ Mạc Thái Tổ và khánh thành tu bổ, tôn tạo Từ đường họ Mạc Cổ Trai diễn ra nghiêm trang, linh đình.
Lễ an vị và nhập tượng: Tại hậu cung (Từ đường gốc), trên và trong gian trung đường, ở giữa thờ bài vị gia tiên (các bậc viễn tổ của dòng họ), bên trái thờ bài vị Thủy tổ Hồng Phúc Đại Vương Mạc Hiển Tích, bên phải thờ bài vị Viễn tổ Kiến thủy Khâm minh văn Hoàng đế Mạc Đĩnh Chi, phía trước thấp hơn thờ chân linh thần tượng Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung; gian bên phải cụ thờ tượng Thái Tông Khâm Triết Văn Hoàng Đế Mạc Đăng Doanh và bên trái cụ thờ tượng Thủy tổ chi họ Mạc Cổ Trai Mạc Phúc Nghi.
Tại nhà bái đường (5 gian) thờ 10 chân linh : Hiến tông Hiển Hoàng Đế Mạc Phúc Hải; Tuyên Tông Anh Nghị Hoàng Đế Mạc Phúc Nguyên; Mục Tông Hồng Ninh Hoàng Đế Mạc Mậu Hợp; Cảnh Tông Thành Hoàng Đế Mạc Toàn; Mẫn Tông Trinh Hoàng Đế Mạc Kính Chỉ; Đại Tông Linh Hoàng Đế Mạc Kính Cung; Quang Tổ Nguyên Hoàng Đế Mạc Kính Khoan; Minh Tông Khai Hoàng Đế Mạc Kính Vũ; Quý Tông Huệ Hoàng Đế Mạc Nguyên Thanh và Đức Tông Độ Hoàng Đế Mạc Kính Quang.
Để tỏ lòng kính yêu, tự hào và tri ân tiên đế, liệt tổ, liệt tông họ Mạc đã có những đóng góp tích cực cho đất nước trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Từ đường họ Mạc Cổ Trai phụng thờ Mười hai chân linh vua nhà Mạc với những Đại tự, câu đối có ý nghĩa “chiêu tuyết cho vương triều Mạc” và có gia trị nhân văn :
Đại tự: “Mạc triều tiên đế”, “Thập nhị quân vương”, “Trí tạc thiên vân”, “Đức lưu vạn cổ”, “Vinh trị giang sơn”, “Dân an quốc thịnh”.
Câu đối:
- Mạc tộc lập từ ân tiên tổ/Tôn tử hương đăng phụng muôn đời.
- Thái tổ đăng quang Mạc triều khởi nghiệp/Ngũ đời thịnh trị quốc thái dân an.
- Bốn trăm tám năm Tiến sĩ Trạng nguyên/Bảng nhãn thám hoa sáng trời Đại Việt.
- Mười ba Trạng nguyên thiên tinh Đại Việt/Mạc triều khoa cử quốc sử lưu truyền.
- Mạc triều canh tân khai sáng tiềm năng Việt/Đất nước chuyển mình Đại Việt sánh năm châu.
- Trọng nông, khai thương bồi vượng quốc/Khuyến học mở trường rạng trí dân.
- Cao Bằng hợp binh biên cương trấn ải/Bắc biên một dải an vượng trời Nam
- Triều đình thịnh bởi Tâm Minh Đức/Quốc pháp minh bởi Thiện Chính thư.
Từ đường họ Mạc Cổ Trai, nơi thờ chân linh tiên đế họ Mạc là sự trùng phùng về tâm linh “địa linh nhân kiệt”, một trong những cái nôi của nền văn hóa lâu đời của đất nước. Lịch sử ngàn năm bồi đắp và hội tụ đã để lại cho vùng đất Hải Phòng những tài sản vô cùng quý giá về di tích lịch sử, trong đó, có Từ đường họ Mạc Cổ Trai là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, khu tưởng niệm các vua nhà Mạc...niềm kính yêu, tự hào và tri ân của cả dòng họ Mạc đối với tiên đế, tiên tổ họ Mạc...Hiện nay có nhiều nơi để chúng ta dâng hương tiên đế, tiên liệt : Kinh thiên Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, khu tưởng niệm các vua Mạc ở Cao Bằng, khu tưởng niệm các vua Mạc ở Dương Kinh Hải Phòng, đền quan Quận Sóc Sơn, Hà Nội, khu tâm linh Diễm Xuân Vĩnh Phúc, đền tiên Đô và khu di tích nhà Mạc ở Nghệ An... Song, Mạc tộc Hải Phòng, HĐGT họ Mạc Cổ Trai và BQL khu tưởng niệm các vua Mạc ở Dương Kinh tổ chức lễ hội tại Từ đường họ Mạc Cổ Trai và khu tưởng niệm các vua nhà Mạc ở Dương Kinh, Hải Phòng đã thu hút đông đảo con cháu họ Mạc, gốc Mạc và nhân dân khắp nơi về từ đường họ Mạc Cổ Trai, Hải Phòng chiêm bái, tri ân “Mạc triều tiên đế”, vui mừng “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dị nhi đồng” và cầu cho “Quốc thái dân an”.
Mạc Xuân Kỷ-MTTPHCM-10/2017
Đăng tải: BBT Mactoc.com - HSH
http://mactoc.com/newsdetail/3773/ve-tu-uong-ho-mac-co-trai-hai-phong-noi-phung-tho-muoi-hai-chan-linh-tien-e-nha-mac.aspx
2. Một bài lược thuật lễ giỗ Mạc Thái Tổ 2017
Mặc dù vô vàn khó khăn, về thời tiết bão, gió, nắng, mưa; khối lượng công việc đồ sộ, đòi hỏi có chất lượng kỹ, mỹ thuật cao; tiến độ đã ấn định; đặc biệt kinh phí cho công trình rất lớn, con cháu công đức có hạn, song với quyết tâm cao độ để không mang tội với Tiên Tổ; thất hứa với bà con cô bác dòng họ và nhân dân địa phương, Hội đồng Mạc tộc Hải phòng, Hội đồng gia tộc họ Mạc Cổ Trai động viên các lực lượng thi công, các tổ chức, cá nhân cung cấp vật tư, thiết bị, không quản ngày đêm, mưa nắng, khắc phục mọi khó khăn, tận tâm tận lực thi công hoàn thành các hạng mục vùng lõi Từ đường theo quy hoạch và Dự án được duyệt, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật cao, để dâng lên Đại lễ Kỷ niệm cúng Giỗ Mạc Thái Tổ năm nay.
Xin lược trích một số nội dung thờ tự tại Từ đường:
Về tượng và bài vị: Tại hậu cung (Từ đường gốc), trên và trong gian trung đường, ở giữa thờ bài vị gia tiên (các bậc viễn tổ của dòng họ), bên trái thờ bài vị Thủy tổ Hồng Phúc Đại Vương Mạc Hiển Tích, bên phải thờ bài vị Viễn tổ Kiến thủy Khâm minh văn Hoàng đế Mạc Đĩnh Chi, phía trước thấp hơn thờ chân linh thần tượng Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, gian bên phải cụ thờ tượng Thái tông Khâm triết Văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh và gian bên trái cụ thờ tượng thủy tổ chi họ Mạc Cổ Trai Mạc Phúc Nghi (người có công tổ chức Chi họ Mạc Cổ Trai xây dựng ngôi Từ đường này, hưng công vào năm 1905, cuối thời vua Thành Thái (1889 – 1907), vị vua thứ 10 của triều Nguyễn, qua thời vua Duy Tân (1907 - 1916) và hoàn thiện vào năm đầu thời vua Khải Định (1916 - 1925).
Tại nhà bái đường (5 gian) thờ 10 chân linh thần tượng các vị vua (Tiên tổ họ Mạc), các pho tượng đều được dát vàng ta chất lượng 9999. Qúy danh các ngài là: Hiến Tông Hiển Hoàng Đế Mạc Phúc Hải, Tuyên Tông Anh nghị Hoàng Đế Mạc Phúc Nguyên, Mục Tông Hồng ninh Hoàng Đế Mạc Mậu Hợp, Cảnh Tông Thành Hoàng Đế Mạc Toàn, Mẫn Tông Trinh Hoàng Đế Mạc Kính Chỉ, Đại Tông Linh Hoàng Đế Mạc Kính Cung, Quang Tổ Nguyên Hoàng Đế Mạc Kính Khoan, Minh Tông Khai Hoàng Đế Mạc Kính Vũ, Quý Tông Huệ Hoàng Đế Mạc Nguyên Thanh và Đức Tông Độ Hoàng Đế Mạc Kính Quang.
Về Đại tự: Tại gian chính giữa Bái đường: 莫朝先帝 (Mạc triều Tiên đế), dưới có hàng chữ nhỏ 十二君王 (Thập nhị quân vương). Liền kề các gian bên là: 智鑿天雲 (Trí tạc thiên vân); 德流萬古 (Đức lưu vạn cổ); 永治江山 (Vĩnh trị giang sơn); 民安國盛 (Dân an quốc thịnh). Tại Phương đình: 莫族長盛 (Mạc tộc trường thịnh). Còn 4 cuốn thư sau tượng vua tại Bái đường đang chờ con cháu dòng họ công đức, tiến tự.
Về câu đối: Tại trụ biểu trước nhà Tiền tế: “莫族立祠恩先祖, 孫子香燈奉萬世 - Mạc tộc lập từ ân tiên tổ, Tôn tử hương đăng phụng muôn đời”; 6 câu đối tại nhà Tiền tế: Tại hàng cột trước gian giữa “太祖登光莫朝起業, 五世盛治國泰民安 - Thái tổ đăng quang Mạc triều khởi nghiệp, Ngũ đời thịnh trị Quốc thái dân an”; Các gian còn lại “四百八五進士狀元, 榜眼琛華光天大越 - Bốn trăm tám năm tiến sĩ trạng nguyên, Bảng nhãn, thám hoa sáng trời Đại Việt”; “十三狀元天星大越, 莫朝科舉國史流芳 - 13 trạng nguyên thiên tinh Đại Việt, Mạc triều Khoa cử Quốc sử lưu truyền”; “莫朝更新開創潛能越, 國家運行大越朋五洲 - Mạc triều canh tân khai sáng tiềm năng Việt, Đất nước chuyển mình Đại Việt sánh 5 châu”; “重農開商培旺國, 勸學開場創智民- Trọng nông, khai thương bồi vượng Quốc, Khuyến học mở trường rạng trí dân”; “高平合兵邊崗鎮隘, 北邊壹帶安旺天南 - Cao Bằng hợp binh biên cương trấn ải, Bắc biên một dải an vượng trời Nam” và 1 câu đối tại Phương đình: “朝廷盛猶心明德, 國法明猶善政書 - Triều đình thịnh bởi tâm Minh Đức, Quốc pháp minh bởi Thiện Chính thư”;
Với sự hoàn thành viên mãn việc đại trọng của dòng họ năm nay, để tỏ lòng thành kính, tri ân Tiên Tổ, đồng thời tạo không khí phấn khởi, đoàn kết trong toàn họ và nhân dân địa phương, Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng cùng BQL Di tích chủ trì tổ chức trang trọng Đại lễ cúng Giỗ Mạc Thái Tổ và Khánh thành Từ đường họ đúng 22/8 năm Đinh Dậu 2017, kỷ niệm 476 năm ngày Mạc Thái Tổ băng hà tại Từ đường họ Mạc Cổ Trai.
Khách mời về dự có: Giám đốc, Phó Giám đốc cùng các phòng, ban trực thuộc có liên quan của Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hải Phòng; Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND cùng các phòng, ban trực thuộc có liên quan huyện Kiến Thụy; Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND cùng các phòng, ban trực thuộc có liên quan xã Ngũ Đoan và BQL Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc.
Các dòng họ trong thành phố: Hội đồng dòng họ Vũ – Võ thành phố; Hội đồng Trần tộc thành phố; Hội đồng Lê tộc thành phố; Hội đồng Trịnh tộc thành phố; Hội đồng Đỗ tộc thành phố; Hội đồng Dương tộc thành phố; Hội đồng Phạm tộc thành phố; Hội đồng Đỗ tộc thành phố; Hội đồng Vũ tộc Đằng Lâm, Hải An; Hội đồng Vũ – Võ huyện Kiến Thụy; Hội đồng gia tộc họ Vũ Trà Phương; Hội đồng gia tộc họ Vũ Phúc, Ngũ Đoan, Kiến Thụy; Nhà sư trụ trì cùng Ban hộ sự đền chùa Hòa Liễu, Thuận Thiên, Kiến Thụy và đại diện nhiều dòng họ bạn trong thành phố.
Dòng họ có: Đoàn Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, đoàn Hội đồng Mạc tộc tỉnh Hải Dương, Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội, Hội đồng Mạc tộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Hội đồng Mạc tộc / Ban liên lạc họ Mạc, gốc Mạc các tỉnh và thành phố, bà con cô bác dòng họ trên mọi miền đất nước về dự đông vui.
Sau Lễ Thượng cờ của dòng họ, TS. Hoàng Văn Kể, Phó Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng – Trưởng BTC Đại lễ thay mặt con cháu dòng họ kính trình Chúc văn dâng Đức Mạc Thái Tổ cùng các bậc Tiên tổ dòng họ. Tiếp theo là ý kiến phát biểu của đại diện chính quyền địa phương, của Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam và phát biểu cảm kích của đại diện con cháu dòng họ.
Đúng 11h30, cụ trưởng họ Mạc Như Thiết cùng các bậc cao lão dòng họ mở cửa Từ đường đón dòng con cháu từ muôn phương về dự lễ giỗ Mạc Thái Tổ vào chiêm bái và dâng hương Tiên tổ.
Sau đây là một số hình ảnh trong Đại lễ:
1. Mặt tiền Từ đường họ
2. Ban thờ trong Nhà tiền tế
3. Chủ tịch HĐMT Việt Nam dâng cờ trình Tiên tổ
4. Lễ thượng cờ Mạc tộc
5. Ô Hoàng Văn Kể thay mặt con cháu dòng họ trình Chúc văn
6. Đại diện chính quyền địa phương phát biểu
7. Thày Mạc Hoa Năng Trình thay mặt con cháu dòng họ phát biểu
8. Ô Thái Khắc Việt Chủ tịch HĐMT Việt Nam phát biểu
9. chính quyền, nhân dân cùng con cháu dòng họ dâng hương
Do dung lượng trang tin có hạn, nên không đăng được đủ ảnh các chi họ và con cháu dòng họ dâng hương Tiên tổ, kính mong bà con cô bác dòng họ lượng thứ.
Tin: Hoàng Sơn Hiền - CVP HĐMT Hải Phòng
3. Năm 2019, ở phía Nam
Dịp Tết năm Kỷ Hợi 2019, tại Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.
05/02/2019
Quốc kỳ và Mạc kỳ trước ban thờ Mạc Thái Tổ
Ban thờ ling ảnh Mạc Thái Tổ
Ông Võ Ân Phước bên Ban thờ Đức Mạc Thái Tổ
Lời tâm huyết của cụ Mạc Xuân Kỷ, Nguyên PCT HĐMT TP. Hồ Chí Minh:
Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Nhà Tây Sơn, nhà Hồ, nhà Mạc được định sử lại. Con cháu họ Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dị nhi đồng”, Tiên đế vương triều Mạc được phụng thờ tại Thiên kinh Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, phục dựng Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Dương kinh Hải Phong. Hằng trăm chi họ Mạc, gốc Mạc sum họp trở lại; nhiều di tích thời nhà Mạc được nhà nước công nhận di tích lịch sử trong 4.000 năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Trước những năm 2010, ông Võ Ân Phước cùng một số bà con thường trú tại phường 4, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, là những người có tâm huyết với dòng họ Mạc, đã gặp gỡ trình bày với GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội lúc đó, tiền thân HĐMT VN ngày nay, về linh ảnh Thái tổ Mạc Đăng Dung. GS.TSKH Phan Đăng Nhật thuận ý phụng thờ linh ảnh Thái tổ Mạc Đăng Dung tại trường Dậy Nghề Ngọc Phước, phường Thới An, quận 12, TP.HCM từ đó đến nay.
Tại địa chí này, đã diễn ra nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo quy mô nhỏ về thanh thế, sự nghiệp Thái tổ Mạc Đăng Dung, 12 đời vua nhà Mạc và dòng họ Mạc; xác định mối quan hệ HĐMT TP.HCM với Ban quản lý trường Dậy Nghề Ngọc Phước: Nhà trường chủ trì việc phụng thờ linh ảnh Thái tổ Mạc Đăng Dung, HĐMT TP.HCM cộng tác tích cực việc phụng thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung với tâm thức tự tôn, tự hào dân tộc và trang nghiêm. Tháng 7 năm 2018, đoàn đại biểu Mạc tộc Việt Nam, do Chủ tịch HĐMT VN Thái Khắc Việt dẫn đầu, trong đó có đại biểu Mạc tộc gốc Mạc các tỉnh, thành phố đến đây dâng hương trước linh ảnh Thái tổ Mạc Đăng Dung và nghe Ban quản lý trường Dậy nghề Ngọc Phước bày tỏ nhận thức của mình về Thái tổ Mạc Đăng Dung. Chiếu nhường ngôi nhà Lê cho nhà Mạc có đoạn viết : “Từ cuối đời Hồng Thuận gặp lúc quốc gia nhiều nạn, Trịnh Tùng lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng dân lìa tán, trời cũng không giúp, lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà Lê vậy. Ta (Cung đế) bạc đức nối ngôi không thể gánh nổi, mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái Sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục; bên trong trị nước, thiên hạ yên vui, công đức rất lớn lao, người người đều quy phục, nay theo lẽ Trời, lòng người mong đợi nên phải nhường ngôi”. Mạc Đăng Dung lên làm vua từ ngày 15/6 Đinh Hợi (1527) đến hết năm 1529 với niên hiệu Minh Đức. Sau đó, nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh (tức Mạc Thái Tông) và lui về làm Thái Thượng Hoàng. Tuy thời gian làm vua ngắn, nhưng Ngài đã để lại nhiều dấu ấn cho triều đại như: Cho đúc tiền Thông bảo, tổ chức thi tuyển chọn người có tài (thi Hội năm 1529), cũng như sửa định binh chế, điền chế, lộc chế và đặt các vệ phủ, các vệ sở trong ngoài, các ty sở, hiệu ty, tên quan và số lại viên, số người, số lính của các nha môn, nhưng vẫn phỏng theo quan chế triều trước cũng một phần là để vỗ quan yên dân.
Triều đại nhà Mạc do Mạc Đăng Dung xây dựng tồn tại trong bối cảnh luôn luôn chịu sự chống đối của các cựu thần nhà Lê, nên Mạc Đăng Dung và các thế hệ sau ông chỉ cố gắng xây dựng, củng cố chính quyền từ Trung ương đến địa phương khá hoàn chỉnh từ cuối thế kỷ XVI. Nhà Mạc do Ngài dựng lên không những chỉ phải lo khôi phục sơn hà, xã tắc đã suy kiệt từ cuối thời kỳ Lê sơ, mà còn phải chống chọi lại với phản ứng rất mãnh liệt của phần lớn các cựu thần nhà Lê với tư tưởng trung quân của Nho giáo. Cương mục có viết Mạc Đăng Dung lo lòng người tưởng nhớ nhà Lê cũ, sinh ra biến cố, nên phàm việc đều noi theo chế độ triều Lê, do vậy hạn chế các sửa đổi của ông về quy chế trong nước….“Nghi Dương, nơi hội tụ khí thiêng muôn thuở” Anh hùng lao động – GS Triết học – Vũ Khiêu, tâm đắc: Lịch sử đã chọn Thái tổ Mạc Đăng Dung đứng lên giải quyết cuộc khủng hoảng trầm trọng trong cuối thời Lê mạt. Thái tổ có ý chí mục tiêu chiến lược mang tính thời đại: quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, đánh đổ chế độ phong kiến lạc hậu kéo lùi bánh xe lịch sử, xây dựng nền kinh tế đa diện, đời sống nhân dân ấm no, thiết lập nền văn hóa, tư tưởng phóng khoáng cởi mở.
Trường Dậy Nghề Ngọc Phước, nơi các chi họ Mạc gốc Mạc trong MT TPHCM đến dâng hương tri ân tiên tổ (ngày kỵ nhật Mạc Thái Tổ và ngày khai xuân hằng năm) và giao lưu việc họ; cũng là nơi Mạc tộc TP.HCM tọa đàm, trao đổi những vấn đề về vương triều Mạc và dòng họ Mạc; nơi tuổi trẻ ý thức được phải rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, phát huy truyền thống ông cha về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện dân giầu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh; tuổi trẻ giao lưu trao đổi về học tập, công tác, lao động, xây dựng cuộc sống hạnh phúc… Đây cũng là nơi giao lưu với Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM, BTS đền Trần Hưng Đạo, nơi thờ quan văn triều Trần LQTN Mạc Đĩnh Chi, tại quận Tân Phú, TPHCM, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, tỉnh Bến Tre và các chi họ Mạc, gốc Mạc các tỉnh, thành vãn cảnh Hòn Ngọc Viễn Đông đến dâng hương tri ân Thái tổ Mạc Đăng Dung.
Mạc Xuân Kỷ – 2019
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
http://mactoc.com/linh-anh-duc-thai-mac-dang-dung-tai-tp-ho-chi-minh/
..
3. Năm 2019, ở phía Nam
Trả lờiXóaDịp Tết năm Kỷ Hợi 2019, tại Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.