Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Keo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Keo. Hiển thị tất cả bài đăng

05/10/2022

Lễ hội chùa Keo mùa thu 2022 : cập nhật từ Keo Thái Bình và Keo Nam Định

Hội mùa thu là hội lớn của chùa Keo, gồm cả Keo Thái Bình và Keo Nam Định.

Chùa Keo Thái Bình thì là một ngôi chùa cổ mà chủ nhân Giao Blog đã từng có dịp tới thăm, rồi ở lại liền nhiều ngày vào thập niên 1980 (đã kể nhanh một ít kỉ niệm đó ở đây - tháng 8 năm 2016). Hồi đầu năm 2022, một học trò đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo Thái Bình. Học trò là người làng Keo.

Chùa Keo Nam Định thì chủ nhân Giao Blog cũng đã tới thăm nhiều lần, mà lần ở lại khảo sát kĩ lưỡng lần đầu là vào năm 2009. Cũng thi thoảng ghi chép về làng Hành Thiện và chùa Keo Nam Định, ví dụ ở đây (tháng 1 năm 2017).

13/03/2021

Kinh điển Phật giáo Việt Nam : cuốn "Chư kinh diễn âm" chữ Nôm đầu thế kỉ 20

Nguyên bản cuốn sách thú vị Chư kinh diễn âm in mộc bản đầu thế kỉ 20 hiện vẫn có thể thấy ở chỗ này chỗ kia trên đường du lãng. Tôi từng thấy nó ở mạn Nam Định - Thái Bình, rồi vùng cao Bắc Cạn - Thái Nguyên, cả những nơi xa tít phía nam là Gò Công,...

Bây giờ, cuốn sách chữ Nôm này đã được một cư sĩ đương đại đem phiên ra quốc ngữ. Bản thảo sách phiên âm vừa được ấn hành đầu năm 2021.

Giao Blog trân trọng giới thiệu cuốn sách mới ấn hành này. Tôi chưa từng biết đến vị cư sĩ này, cũng không biết công việc bấy lâu nay ông đã âm thầm thực hiện, nhưng thực sự là trân quí bản kinh Chư kinh diễn âm mà tiền nhân chúng ta đã biên soạn và đem ấn hành rộng rãi.

25/02/2021

Chuyện cũ về ngôi chùa cổ ở Thái Bình có chuông lớn thời Mạc (nhà sư trụ trì tự thiêu năm 2012)

Đó là ngôi chùa danh tiếng ở Thái Bình, về giá trị lịch sử thì có thể sánh với chùa Keo. Về vị trí địa lí thì ngôi chùa này rất gần với nơi có bộ tượng đá tuyệt tác thời Mạc (đọc ở đây và ở đây), cũng tức là ở gần với ngôi đền thờ Liễu Hạnh công chúa (đọc ở đây). Đều là thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến nay, sau rất nhiều dâu bể, may mắn là ngôi chùa ấy vẫn giữ được nhiều cổ vật quan trọng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quả chuông đúc thời Mạc - niên đại là Quảng Hòa 4 (tức năm 1545). Học giả Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu và đưa bản dịch từ đầu thập niên 1990 trên tạp chí học thuật rồi, nên không còn xa lạ với học giới.

30/03/2017

Tháng ba : Hoa gạo Thuận Vi và vườn xuân bên bờ sông Cái, trước phong trào Nông thôn Mới

Nỗi lo đô thị hóa bất chấp, qui hoạch hóa bất chấp.

Vườn quê Thuận Vi gắn với chúng tôi thời lên mười. Bạn tôi sinh ra ở đó, lớn lên đi học xa nhà, rồi lại trở về vườn quê. Mùa hoa gạo năm nay, bạn bâng khuâng nhớ về những năm tháng thơ ấu, rồi giật mình nghĩ về tương lai của làng.

03/08/2016

Rất lâu rồi chưa tắm lại ao chùa Thần Quang

Chùa ấy là chùa Thần Quang. Tức chùa Keo. Ở quê lúa Thái Bình.

Chúng tôi từng vùng vẫy trong ao chùa. Thỏa thích. Chuyển từ ao trong ra ao ngoài, hay ngược lại. Ngày ấy còn hợp tác xã. Sư cụ dặn: "Các con cẩn thận, vì ao ngoài có chỗ nước sâu lắm".

Tôi nhớ rất rõ hồi đó sư cụ là một bà lão gầy nhỏ, rất quí trẻ con. Còn sư bác thì có vẻ nghiêm khắc, nhưng nếu chúng tôi có trèo lên những cành sung trĩu quả sà dài ra lòng ao thì bác luôn canh chừng. Bác hình như không biết bơi, nhưng vẫn có ý canh chừng, nếu tụi nhỏ mà trượt chân thì sẽ lao ngay ra.