Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-thông-minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-thông-minh. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2022

Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)

Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.

Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.

Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...

Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.

Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.

08/02/2019

"Phan Bội Châu" - một cuốn sách mới của học giả Imai (Nhật Bản)

Sách vừa ra lò tháng 1 năm 2019. Tác giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Một cuốn mỏng chưa tới 100 trang, nằm trong sê-ri sách về các nhân vật lịch sử thế giới.

Tác giả có tham gia hội thảo quốc tế tháng 12 năm 2017 tại Nghệ An (xem lại ở đây), và nhiều hội thảo trước đó. Ông là người đồng tổ chức loạt hội thảo kỉ niệm 85 năm phong trào Đông Du hồi các năm 2004-2005 tại Nhật Bản.

18/07/2014

Tiệm ăn Việt Nam ở Nhật (bài Đỗ Thông Minh, 2004)

Cái tên "Đỗ Thông Minh" được dân học tiếng Nhật ở Việt Nam biết đến từ những năm 1996 hay 1997 gì đó. Là vì hồi đó (hay sớm hơn một chút nữa), ông đã biên soạn và in thành công bảng tra chữ Hán trong tiếng Nhật (đọc theo âm Hán Việt, và âm Hán Nhật). Những bảng tra ấy được in trên trang khổ lớn rồi gấp theo nếp, thành nhỏ lại, bỏ túi, rất tiện sử dụng. Từ Tokyo, qua nhiều con đường, những bảng tra ấy xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng,...