Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/05/2021

Cuộc chiến với Covid-19 từ giữa năm 2021 - các nhà y sinh

Có một loạt quan sát cuộc chiến, nhìn từ các nhà tâm linh Đại Việt, xem ở đây (từ tháng 2 năm 2021).

Bây giờ là loạt dành cho các nhà y sinh Đại Việt và thế giới.

Cập nhật dần như mọi khi.

Tháng 5 năm 2021,

Giao Blog


---



CẬP NHẬT


13.

Việt Nam chuẩn bị kịch bản ca mắc Covid-19 cao hơn, bổ sung uống thuốc nam

Việt Nam đang xây dựng kế hoạch thu dung, tiếp nhận 100.000 bệnh nhân Covid-19 đồng thời điều chỉnh phác đồ điều trị.

Đây là thông tin được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh chia sẻ tại hội nghị trực tuyến phòng chống Covid-19 sáng 16/7.

Ông Khuê cho biết, trên cơ sở phân tích hơn 9.400 bệnh nhân Covid-19 trên tổng số hơn 32.000 bệnh nhân đang điều trị tại đợt dịch lần này, nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ vẫn chiếm trên 80%; số ca thở oxy gọng kính chỉ chiếm 5,3%; thở máy không xâm nhập chiếm 0,17%; thở máy xâm nhập 1,3% và can thiệp ECMO là 0,2%.

Chỉ có 10-20% bệnh nhân từ trung bình diễn biến nặng. Tuy nhiên do số lượng ca mắc mới hàng ngày đông nên con số này tăng nhanh. Vì vậy các cơ sở y tế phải chuyển từ bị động sang chủ động.

Hiện Bộ Y tế đang xây dựng lập kế hoạch để có thể thu dung, tiếp nhận 100.000 bệnh nhân Covid-19 và đẩy mạnh năng lực của các bệnh viện vùng.

Việt Nam chuẩn bị kịch bản ca mắc Covid-19 cao hơn, bổ sung uống thuốc nam

PGS.TS Lương Ngọc Khuê tại cuộc họp sáng nay. Ảnh: Trần Minh

Nguyên tắc điều trị hiện nay vẫn là 4 tại chỗ, phân tầng điều trị theo diễn biến bệnh để tránh quá tải. Cụ thể, người bệnh không triệu chứng, mức độ nhẹ, điều trị tại các cơ sở điều trị ban đầu, bệnh viện dã chiến; Mức độ vừa đưa vào quận, huyện hoặc hoặc các khoa truyền nhiễm của bệnh viện tỉnh; Mức nặng, nguy kịch chuyển bệnh viện tỉnh, bệnh viện truyền nhiễm, trung tâm ICU; Ca bệnh quá khả năng, chuyển tuyến lên các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa của Trung ương.

Ông Khuê đề nghị các bệnh viện phải chú ý các điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm đến tình hình oxy, máy thở... hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong.

“Tất cả các khu vực điều trị đều cần oxy, khu vực điều trị bệnh nhân nhẹ cũng phải chuẩn bị sẵn oxy phòng trường hợp bệnh nhân nhẹ nhưng có bệnh nền dễ chuyển nặng. Các tỉnh bố trí tối thiểu ở bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có hệ thống oxy trung tâm để đảm bảo thở mặt nạ, thở oxy dòng cao”, PGS Khuê lưu ý.

Theo Bộ Y tế, hiện tổng lượng oxy vẫn đảm bảo nhưng một số nơi phải tăng điều phối, xây dựng lại phương án. Một số địa phương có nguy cơ thiếu oxy nếu dịch xảy ra cục bộ.

Để giảm tải cho các cơ sở điều trị, Bộ Y tế đã xây dựng phác đồ mới cho phép xuất viện sau 10 ngày nếu không có triệu chứng và âm tính 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 24 giờ hoặc nồng độ virus thấp.

Trong khi trước đây, quy định chung là phải điều trị ít nhất 14 ngày với tất cả bệnh nhân và chỉ xuất viện sau 2 lần âm tính.

Ngoài ra, trong phác đồ mới, Bộ Y tế cho phép các cơ sở y tế sử dụng thuốc chống đông máu corticoid sớm trên các bệnh nhân có diễn biến trung bình ngay cả khi không làm được xét nghiệm đông máu, đồng thời có thể xem xét sử dụng kháng thể đơn dòng với bệnh nhân nặng khi Hội đồng chuyên môn cho phép.

Đặc biệt, lần đầu tiên Bộ Y tế cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong y học cổ truyền để điều trị Covid-19.

Xuyên tâm liên còn có tên là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, cỏ đắng, cỏ Ấn Độ… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

“Đây là phương thuốc rất kinh điển trong những năm đất nước còn nghèo khó, từng dùng để chữa bách bệnh. Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng”, ông Khuê nói.

Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này.

Bộ Y tế đã giao Cục Y dược cổ truyền kết hợp Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng trên một số lượng nhất định, sau đó sẽ báo cáo Hội đồng chuyên môn để tiếp tục đánh giá, nếu hiệu quả sẽ sử dụng ở phạm vi rộng.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Thúy Hạnh

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/viet-nam-chuan-bi-kich-ban-100-000-ca-covid-19-bo-sung-uong-thuoc-nam-756690.html


12.

Thuốc uống điều trị Covid-19 mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch

Mỹ đang thử nghiệm giai đoạn 3 loại thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống và có thể đưa ra thị trường vào cuối năm nay.

Đây là một tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Loại thuốc kháng virus có tên Molnupiravir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần.

Thuốc Molnupiravir được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel (Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.

Thuốc uống điều trị Covid-19 mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch

Thuốc Molnupiravir mang đến nhiều kỳ vọng cho người dân khắp thế giới

Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupiravir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.

Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.

Molnupiravir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.

Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.

Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này.

Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupiravir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupiravir để thử nghiệm trên người.

Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân Covid-19 nhẹ.

GS Trần Văn Thuấn

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/thuoc-uong-dieu-tri-covid-19-mo-ra-hy-vong-cham-dut-dai-dich-756280.html



11.

Thứ trưởng Y tế: ‘F0 cách ly tại nhà vẫn được các đơn vị y tế theo dõi’

Thứ trưởng khẳng định, F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đưa ra những hướng dẫn, khuyến cáo để nhóm này tự theo dõi sức khỏe.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, số người mắc mới Covid-19 trên cả nước đang tăng nhanh tại nhiều địa phương. Chỉ tính riêng TP.HCM, đến nay đã có hơn 16.000 ca, dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Thứ trưởng chia sẻ, điều này tạo áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị. Thực tế cho thấy, các bệnh viện dã chiến trên địa bàn TP.HCM hay trung tâm y tế, bệnh viện được chỉ định điều trị Covid-19 luôn ở trong tình trạng có rất nhiều bệnh nhân.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã quyết định rút ngắn thời gian điều trị đối với F0 không triệu chứng. Sáng ngày 14/7, Bộ Y tế ban hành công văn gửi các tỉnh thành, hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại cơ sở y tế.

“Việc triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà sau thời gian 10 ngày nằm viện được đưa ra dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70-80% trường hợp F0 không triệu chứng trong thời gian qua. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo giảm thời gian điều trị tại cơ sở y tế đối với các F0”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông chia sẻ thêm, vấn đề cách ly F0 tại nhà sau thời gian nằm viện rút ngắn được Bộ Y tế đưa ra dựa trên các căn cứ thực tiễn, khoa học, trong đó tiêu chí tối cần thiết là đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Theo đó, bệnh nhân sau 10 ngày điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp Realtime RT-PCR, nếu kết quả âm tính sẽ chuyển về cách ly tại nhà.

Ngoài ra, những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT>=30) cũng có thể đưa về nhà để theo dõi, điều trị vì khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh “cực kỳ thấp”.

Thứ trưởng khẳng định, F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn về tự theo dõi sức khỏe, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị y tế. Khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, các loại multivitamin; uống nhiều nước và uống nhiều lần trong ngày để đảm bảo độ ẩm cho hệ thống hô hấp.

“Với các biện pháp Bộ Y tế khuyến cáo, F0 sẽ được tiếp tục theo dõi, điều trị. Người bệnh về nhà lại tạo tâm lý thoải mái, giúp nhanh chóng khỏi bệnh”, Thứ trưởng nói.

Ông cũng cho hay, bệnh nhân sau khi ra viện sẽ có số điện thoại đường dây nóng để nhân viên y tế kiểm tra, theo dõi hàng ngày và đến lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Hệ thống y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong theo dõi các trường hợp F0, F1 khi nhóm này thực hiện cách ly tại nhà.

Bệnh nhân đủ điều kiện ra viện ngoài xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn phải đáp ứng một số kết quả xét nghiệm, thông số sức khỏe khác. Lý do bởi tải lượng virus không song hành với mức độ triệu chứng cũng như diễn tiến bệnh.

Thứ trưởng khuyến cáo, trong thời gian từ 7 - 10 ngày đầu tiên sau khi nhiễm SARS-CoV-2, triệu chứng nếu có sẽ diễn tiến rất nặng. Bởi vậy, các cơ sở y tế phải theo dõi sát để kịp thời phát hiện trường hợp diễn biến nhanh.

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới nhất về điều trị, yêu cầu nơi thu dung điều trị bệnh nhân không triệu chứng theo dõi 2 thông số là nhịp thở và chỉ số SpO2 kẹp đầu ngón tay. Đây là thông số quan trọng giúp kịp thời phát hiện trường hợp trở nặng để đưa ra chỉ định chuyên sâu.

Nguyễn Liên

Chiến lược mới, bệnh nhân Covid-19 có thể xuất viện sau 2-3 ngày

Chiến lược mới, bệnh nhân Covid-19 có thể xuất viện sau 2-3 ngày

Việt Nam điều chỉnh giảm thời gian nằm viện với bệnh nhân Covid-19 và giảm thời gian cách ly tập trung ....

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/thu-truong-y-te-f0-cach-ly-tai-nha-van-duoc-cac-don-vi-y-te-theo-doi-756070.html



10. Ngày 14/7/2021

vũ đức đam trước đây khoe đã xây dựng các kịch bản khi số người nhiễm lên đến 10 nghìn người và cao hơn, kịch bản giãn cách xã hội, phong tỏa ... hóa ra là nói phét, hay cùng lắm chỉ biết xây dựng kịch bản xây dựng bệnh viện dã chiến, bao nhiêu giường... qua giãn cách ở sài gòn theo chỉ thị 16 cho thấy chính quyền chẳng có một kịch bản nào về cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân, về kịch bản khi số bệnh nhân cao, các cơ sở y tế không đủ. một phó thủ tướng chỉ biết nói phét, làm màu làm mè về truyền thông, không xứng đáng làm phó thủ tướng.

8

https://www.facebook.com/donga01/posts/10224119081596810




9. Ngày 10/7/2021


Trong DNA của chúng ta (người Việt, Hoa, Nhật) đã có dấu vết đối phó với con virus 'vương giả' corona từ hơn 25,000 năm trước. Đó là nội dung của một bài báo dài trên tập san nổi tiếng Current Biology [1]. Thông tin quan trọng này có thể giải thích tại sao dịch Vũ Hán có vẻ 'nhẹ' ở 3 sắc dân trên so với phương Tây, và gợi lên vài ý tưởng về sự xung đột triền miên giữa con người và vi sinh vật.
Nhớ ngay từ lúc dịch khởi phát và Việt Nam chưa bị nhiều, anh bạn già của tôi (Bs NTH) hay nhắc đến giả thuyết rằng hay là chúng ta đã có miễn dịch tốt nên mới bị nhẹ. Tôi cũng bán tín bán nghi, nhưng nghĩ lại cũng có lí. Việt Nam đã trải qua nhiều trận dịch trong quá khứ (200 năm), và ngay cả TB vẫn còn đang hoành hành, thì cũng có thể trong chúng ta đã có hệ miễn dịch khá tốt để đối phó. Bây giờ thì anh Hùng có thể hài lòng là đã có chứng cớ khoa học cho giả thuyết của anh ấy.
🙂
Tổ tiên chúng ta và virus
Dịch bệnh đi liền với lịch sử nhân loại. Theo dữ liệu di truyền, tổ tiên chúng ta xuất phát từ Châu Phi nhiều năm về trước. Sau một thời gian tìm đất sống, có thể họ di cư ngang qua Trung Đông và xuống tới vùng Đông Nam Á và định cư tại đây. Sau khi định cư, họ phát triển nghề nông, trồng trọt, và thuần hoá gia cầm. Khi nước biển dâng lên (chừng 15,000 năm trước), họ tản mát lên những vùng ngày nay là Tàu và các hải đảo, và một số lên vùng cao nguyên. Đó là lộ trình chung được tái dựng từ phân tích di truyền học. Chắc chắn trong thời gian đó, họ đã trải qua vài trận đại dịch do virus gây ra, và chắc chắn gen của họ đã 'làm quen' với những con virus này.
Thế giới đã từng trải qua vài trận đại dịch trên thế kỉ 20. Ba biến thể của con virus cúm mùa (flu virus) giết khá nhiều người. Trận dịch Tây Ban Nha (1918 - 1920), giết chết hơn 50 triệu người trên thế giới. Trận dịch Á châu hay 'Asian Flu' (1957 - 1958) giết chết khoảng 1.1 triệu người trên thế giới. Đại dịch 'Hong Kong Flu' (1968 - 1969) lấy đi gần 1 triệu sanh mạng. Nay đến trận dịch Vũ Hán và người ta gọi là 'Covid-19'. Ba đại dịch sau này đều xuất phát từ Đông Á.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) mới có một công trình nghiên cứu qui mô và rất thú vị trên Current Biology (IF 10.8 ). Trong nghiên cứu, họ áp dụng mô hình thống kê để phân tích hệ gen của hơn 2500 người từ 26 sắc dân trên thế giới. Kết quả rất phức tạp, nhưng tóm tắt như sau cho dễ hiểu [3]:
Họ phát hiện những 'chữ kí' trong 42 gen của con người mã hoá những protein gọi là VIP (viral interacting proteins). Những protein VIP có chức năng thích ứng với con virus corona.
Nhưng phát hiện độc đáo (và hay) của nhóm nghiên cứu là các protein VIP chỉ tìm thấy ở 5 dân số trong vùng Nam Á như Trung Hoa, Nhật và Việt Nam [2]. Từ đó, họ suy đoán rằng dân Đông Á đã phơi nhiễm (ý nói 'làm quen') con virus này chừng 25,000 năm trước.
Cuộc cạnh tranh sanh tồn triền miên
Nhìn từ quan điểm sinh học, đa số bệnh tật là hệ quả của sự cạnh tranh sanh tồn giữa chúng ta và vi sinh vật. Một ví dụ hiển nhiên nhất là cạnh tranh giữa con người và virus, bacteria. Sự cạnh tranh này hình thành bộ gen của chúng ta và của các vi sinh vật.
Đa số chúng ta (con người) nghĩ rằng chúng ta có quyền bất tử trong cuộc cạnh tranh sanh tồn. Nhưng chúng ta quên rằng tất cả các sinh vật và vi sinh vật khác trên trái đất này cũng muốn tồn tại. Cũng giống như bất cứ sinh vật nào trên trái đất có tánh ... ích kỉ. Con virus muốn sống và phát triển bằng cách dùng cơ thể chúng ta như là nhà. Và, vì nó không muốn mất nhà, nó cũng không cố ý muốn giết chết chúng ta. Thành ra, ngay cả những con virus sừng sỏ nhứt cũng, vì một cách nào đó, trù liệu để 'tha' cho chúng ta. Bởi vì nếu chúng tiêu diệt tất cả 'nhà' thì chúng cũng còn nhà mà trú ngụ. Do đó, nói là cuộc cạnh tranh sanh tồn, nhưng cũng là một thoả thuận ngầm giữa chúng ta và virus.
Nói 'chúng ta' thì khó hiểu, nói DNA (hay gen) thì có lẽ dễ hiểu hơn. Cơ thể chúng ta là một bộ máy được cấu tạo bởi gen, và gen cũng muốn duy trì sự sống sót của chúng. Những gen này (như cuốn sách 'The Selfish Gene' đề cập) cũng rất ư là ích kỉ, và chúng được lập trình sao cho có khả năng sống sót trước những đe doạ nguy hiểm nhứt, kể cả đe doạ của virus. Tôi nghĩ sự phát hiện chữ kí gen 'VIP' minh hoạ cho điều này rõ nhứt.
Cả hai nhóm, người và virus, đều lập trình gen để tồn tại chung với nhau. Điều này cũng có nghĩa là chọn lọc tự nhiên không thể cung cấp cho chúng ta một cơ chế phòng vệ toàn năng chống lại tất cả những vi sinh vật gây bệnh. Lí do là những vi sinh vật này thường tiến hóa nhanh hơn cơ thể con người. Chẳng hạn như con E. coli có tỉ lệ tái sản sanh rất nhanh: một ngày tiến hóa của chúng bằng 1000 năm tiến hóa của con người.
Hiện nay, chúng ta đã thấy virus Vũ Hán tiến hoá ra sao chỉ trong vòng vài tháng. Do đó, chúng có thừa thời gian để tồn tại và tấn công vào chúng ta. Trong khi đó, hệ thống phòng vệ của cơ thể chúng ta, dù là tự nhiên (nội lực) hay do sử dụng thuốc (hay vaccine), không có đủ thời gian để đối phó với những kẻ thù mới.
Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, khoa học gia còn vẫn đang bị 'bó tay' với tình trạng kháng thuốc rất nhanh. Bất kì một thế hệ thuốc mới nào ra đời, ngay sau đó là có hiện tượng kháng thuốc. Chúng ta có thể dự báo rằng con virus Vũ Hán cũng sẽ kháng vaccine nay mai.
Sống chung trong hoà bình?
Bởi vì các virus có khả năng truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, và nếu mức độ độc hại thấp thì chúng có thể đem lại lợi ích, bởi vì chúng 'cho phép' kí chủ mạnh khỏe để tiếp xúc với nhiều kí sinh vật khác, và do đó chúng sẽ có thời gian và cơ hội tồn tại lâu hơn. Tuy nhiên, đối với vài bệnh, như sốt rét chẳng hạn, chúng cũng có thể truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, nhưng chỉ trong những bệnh nhân suy kiệt, mất gần hết năng lượng. Đối với các tác nhân gây bệnh như thế, chúng thường dựa vào những sinh vật trung gian (như muỗi chẳng hạn), và một mức độ độc hại cao có thể đem lại lợi ích trong một tình huống nào đó.
Nhận thức trên có liên quan đến việc kiểm soát và khống chế bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn như trong bệnh viện, nơi mà bàn tay của nhân viên y tế có thể là những trung gian dẫn đến sự sanh sản ra những loại virus và bacteria nguy hiểm. Biện pháp đơn giản là vệ sinh tay thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm trùng bệnh viện. Đó chính là cách mà các bệnh viện phương Tây vẫn làm và tuân thủ nghiêm ngặt.
Hay như với trường hợp dịch tả, nguồn nước công cộng đóng một vai trò quan trọng. Khi nước uống và tắm rửa bị nhiễm do các chất thải và phóng uế từ bệnh nhân bị liệt không đi đứng được, chọn lọc tự nhiên có xu hướng tăng cường độ độc hại, bởi vì càng nhiều trường hợp tiêu chảy càng nâng cao khả năng bành trướng của vi sinh vật ngay cả khi bệnh nhân bị chết nhanh chóng. Nhưng khi tình hình vệ sinh cải thiện, chọn lọc tự nhiên có xu hướng chống lại những vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy để ưu tiên cho sự tồn tại của loài yếu hơn như El Tor. Trong điều kiện này, một khi kí chủ bị chết cũng có nghĩa là chúng chết theo. Nhưng một kí chủ bệnh nhẹ hơn và còn năng động hơn, thì chúng có cường độ độc hại thấp và có thêm cơ hội lây truyền sang nhiều ki chủ khác và sống lâu hơn. Một ví dụ khác tương đối hiển nhiên hơn là một khi tình hình vệ sinh trở nên tốt sẽ làm cho vi sinh vật độc hại như trực khuẩn lị dòng flexerie bị loại khỏi môi trường và thay vào đó là một con 'hiền lành' hơn là trực khuẩn lỵ dòng sonnei.
Nhận thức được những tình huống tế nhị như thế có thể giúp ích cho việc hoạch định chánh sách y tế công cộng. Dựa vào lí thuyết tiến hóa chúng ta có thể tiên đoán rằng dùng kim sạch và khuyến khích tình dục an toàn có thể cứu sống nhiều nạn nhân nhiễm HIV nhiều hơn là dùng thuốc để tiêu diệt HIV. Chiến lược y tế công cộng này đã được áp dụng và đem lại thành công trên bình diện thế giới.
Nếu hành vi con người tự nó có thể ngăn ngừa (hay giảm thiểu tỉ lệ) truyền nhiễm HIV, thì những chi virus không giết chết 'chủ nhà' của chúng có khả năng tồn tại lâu dài hơn những virus độc hại thường hay chết theo với gia chủ của chúng. Thành ra, ý thức được điều này đã làm thay đổi tình hình HIV hiện nay.
Ý nghĩa cho sống chung với virus Vũ Hán?
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ y học tiến hoá cũng có thể ứng dụng cho Covid-19. Virus Vũ Hán chắc chắn đã tồn tại qua chọn lọc tự nhiên, thích nghi được với con người qua chọn lọc tự nhiên. Chúng ta cũng phải bằng cái tự nhiên để mời 'những vị khách không mời' này ra khỏi cơ thể chúng ta thì hẳn là hiệu quả và an toàn hơn nhiều khi chúng ta dùng một hoá chất nhân tạo để tác động vào virus.
Xin nhắc lại rằng đầu thập niên 1970, giới khoa học nghĩ rằng các bệnh truyền nhiễm đã được chinh phục bởi thuốc kháng sinh và tiêm chủng vaccine, và chúng sẽ không còn làm phiền chúng ta nữa. Thế nhưng kẻ thù, với sức mạnh của chọn lọc tự nhiên, đã làm cho lời tuyên bố đó sai! Thực tế phũ phàng là các vi sinh vật gây bệnh có khả năng thích nghi với bất cứ hóa chất nào mà con người dùng để tiêu diệt chúng. Một nhà khoa học nói một cách chua chát: "Cuộc chiến đã kết thúc, nhưng kẻ thắng trận là kẻ thù của chúng ta."
Con virus Vũ Hán sẽ không đi đâu cả. Chúng ta cũng không thể nào tiêu diệt chúng (như nhiều người quyết tâm). Nó sẽ ở lại với chúng ta vĩnh viễn, như HIV và biết bao con virus khác. Thành ra, ngay từ lúc đại dịch bùng phát năm ngoái, người ta đã nghĩ đến phương án sống chung với nó, và ý tưởng này đang được bàn thảo khắp nơi [4-6]. Sau tiêm chủng vaccine và kiểm soát dịch thì chúng ta vẫn phải sống chung với virus (chớ không phải sống chung với đại dịch như có người hiểu sai [7]).
Quan điểm trên có thể rất 'dị ứng' với biện pháp vaccine. Tuy nhiên, trong thực tế thì không có bất đồng gì cả. Vaccine là biện pháp ngắn hạn để kiểm soát dịch bệnh (giảm nguy cơ nhiễm nặng, giảm nguy cơ tử vong); vaccine không điều trị và cũng chẳng xoá được virus. Hiện nay, ưu tiên ở Việt Nam vẫn là tiêm vaccine. Nhưng vacine, như WHO đã nói, không phải là 'viên đạn bạc' để kiểm soát dịch Vũ Hán về lâu dài. Thay đổi hành vi và lối sống là biện pháp lâu dài để thích nghi với virus mới.
Một ý nghĩa khác của nhận thức 'sống chung với virus' là cách chúng ta can thiệp. Hiện nay, theo tôi biết, ở TPHCM người ta tập trung những người bị nhiễm nhẹ và có triệu chứng để điều trị trong bệnh viện (dã chiến?) Nhưng có lẽ cách làm này không cần thiết, vì có thể làm cho người bị nhiễm nặng hơn (cơ chế sanh tồn của virus). Tại sao không cách li họ như là biện pháp nhẹ nhàng hơn. Ở Úc này, các giới chức y tế ra phác đồ, và theo đó người bị nhiễm nhẹ (chưa phải là 'bệnh nhân') thì cách li tại nhà hay tập trung (tuỳ tiểu bang), và qua đó giảm gánh nặng cho bệnh viện.
Điều 'may mắn' là dường như chúng ta đã thừa hưởng gen thích nghi với con dòng virus này hơn 20,000 năm trước [1] và điều này có thể giải thích tại sao nguy cơ tử vong ở người Đông Nam Á có vẻ thấp hơn so với phương Tây. Chỉ là một giả thuyết. Nhưng đây là một giả thuyết nghiên cứu rất thú vị và có thể kiểm định được tại Việt Nam nếu có ai đứng ra thiết kế nghiên cứu.
_______
Nói về nguy cơ tử vong từ Covid-19, Bs Trần Minh Giang và tôi có soạn một bài nói chuyện vào năm ngoái (8/2020). Thiết nghĩ bài này cung cấp vài thông tin cụ thể về yếu tố nguy cơ tử vong liên quan đến Covid-19 cho nhân viên y tế và cộng đồng. Các bạn có thể tải về sử dụng và tham khảo:
[3] Tóm tắt nghiên cứu cho các bạn nào thấy khó đọc bài báo: nhóm nghiên cứu (Úc, Mĩ) sử dụng dữ liệu DNA của 2504 người từ 26 sắc tộc, kể cả người Dai (Hoa), Kinh (Việt), và Nhật. Họ tập trung vào 420 proteins được biết là có tương tác với các con coronavirus, trong số này có 332 protein tương tác với con virus Vũ Hán. "Tương tác" ở đây có nghĩa là tăng cường hệ miễn dịch hoặc làm cho tế bào dễ bị tấn công. Họ khám phá rằng 420 protein này đều tăng cường hệ miễn dịch, có nghĩa là đã từng phơi nhiễm với coronavirus trước đây. Họ tiếp tục truy tìm 42 protein đó và phát hiện rằng chúng đã hiện diện chừng 25,000 năm trước.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích những gen điều phối quá trình sản xuất các protein này (họ gọi là VIP). Họ phát hiện 42 gen (nói đúng ra là 42 biến thể gen) làm việc với nhau để chống virus, không chỉ chống coronavirus. Họ gọi 42 gen là một chữ kí (genetic signature).
Họ suy luận rằng rất có thể hệ gen người Đông Á đã điều chỉnh để thích nghi với con virus qua hàng vạn năm. Và, đó là yếu tố dẫn đến tỉ lệ tử vong thấp trong đại dịch này (thấp so với các dân số Âu châu). Dĩ nhiên, tỉ lệ tử vong thấp đâu phải chỉ do gen, mà cũng có liên quan đến yếu tố bệnh nền, dịch vụ y tế, hệ thống y tế, v.v. Nhưng chữ kí gen mà nhóm này phát hiện, theo tôi, đặt ra nhiều giả thuyết để nghiên cứu trong tương lai khi đối phó với đại dịch.
[7] Một vài bạn hỏi tôi về ý kiến của bạn Vũ Thành Tự Anh rằng tôi hiểu lầm về chánh sách của Singapore và đề nghị bắt chuớc Úc. Tôi chẳng có ý kiến gì về những gì anh ấy hiểu lầm cái note của tôi. Anh ấy dựng lên một 'straw man' rồi tấn công vào 'straw man', và đó là một nguỵ biện. Ở đây, tôi chỉ giải thích cho các bạn biết rõ hơn như sau:
Thứ nhứt, tôi nói rằng "Singapore lên kế hoạch ngưng đếm số ca nhiễm mỗi ngày" (tôi nhấn mạnh là hiện nay họ vẫn đếm số ca nhiễm). Tôi đồng tình với viễn kiến đó của Singapore, vì con số ca nhiễm mỗi ngày không có ý nghĩa gì cả. Thay vào đó, tại sao không tập trung vào con số người bị nhiễm nặng và cần điều trị. Ấy vậy mà anh ta nói rằng tôi nói Singapore đã ngưng đếm số ca! Tại sao không đọc bài báo tôi trích dẫn để hiểu câu văn nói gì?
Thứ hai, tôi không hề khuyên Việt Nam bắt chước lộ trình của Úc. Tôi có lẽ là người đầu tiên không thích VN bắt chước cách làm của nước khác vì mỗi nơi có một hoàn cảnh riêng. Tôi viết rất rõ ràng rằng "Việt Nam cũng nên tập trung trí lực suy nghĩ cho một kế hoạch như thế." Có chữ nào là 'bắt chuớc' đâu? Có chỗ nào là 'áp đặt kinh nghiệm' đâu? Tại sao không đọc cho kĩ để biết tôi nói gì?
Thứ ba, sự thật là tỉ lệ nhiễm ở Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới, tỉ lệ tử vong liên quan đến covid-19 cũng thấp hơn trung bình thế giới. Nên nhớ là tôi so sánh với 'trung bình', không so sánh với bất cứ nước nào cả. Tỉ lệ trung bình thế giới bao gồm của các nước nghèo hơn và các nước giàu hơn Việt Nam. Nó là điểm tham chiếu. Còn tại sao Việt Nam có tỉ lệ tử vong thấp hơn thì đơn giản nhứt là do Việt Nam có số ca nhiễm nặng thấp (khoảng 3%) so với trung bình thế giới là 17%. Đem những con số về ECMO ra để giải thích tỉ lệ tử vong ở Việt Nam là hoàn toàn lạc đề và chưa hiểu về bệnh truyền nhiễm.
Tôi chưa bao giờ nói 'sống chung với lũ' hay 'sống chung với dịch'. Tôi không thích khẩu hiệu. Trong một bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Đỗ Thiện, tôi nói rằng tôi không thích dùng mệnh đề đó. Tôi có nói là chuẩn bị 'sống chung với con virus Covid-19' và tôi nói từ năm 2020. Không phải chỉ tôi, mà cả cộng đồng y tế thế giới đã nói như thế ngay từ lúc dịch còn lây lan mạnh. Tôi đã giải thích sống chung với virus rất rõ ràng là "bảo đảm sao cho cộng đồng được bảo vệ từ những ảnh hưởng nặng nề của virus." Tôi chưa bao giờ phản đối biện pháp 'lockdown' để kiểm soát dịch (dù tôi có lí do khoa học để nói biện pháp này kém hiệu quả khi dịch đã ở đỉnh điểm.)

Tóm lại, tất cả những gì bạn Vũ Thành Tự Anh 'phản biện' là nhắm vào những gì anh ấy tự tạo ra, chớ tôi không có nói. Điều làm tôi ngại là bạn ấy tỏ ra rất thiếu tính chuyên nghiệp (unprofessional). Điều tối thiểu anh ấy không làm được là không hỏi tôi để biết rõ ý của tôi (như báo chí vẫn làm), mà đã viết sai ý tôi. Điều tối thiểu khác anh ấy chưa làm được là tỏ thái độ lịch thiệp, mà thay vào đó là những cách nói 'rude' (vô lễ) và lên lớp. Thật đáng tiếc cho một người làm chánh sách công mà thiếu chuyên nghiệp như vậy.

https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1275127149601266




8.

Một trong những câu hỏi tôi muốn có câu trả lời là tiêm 2 liều vaccine khác nhau (thuật ngữ tiếng Anh là heterogeneous vaccine) có hiệu quả như 2 liều của một loại vaccine. Tôi đã tìm được câu trả lời tàm tạm, và xin chia sẻ cùng các bạn về kết quả của một nghiên cứu quan trọng và cơ hội làm nghiên cứu.
Việc tiêm vaccine hiện nay là dựa trên chứng cớ khoa học rút ra từ các thử nghiệm lâm sàng (RCT) giai đoạn III. Theo đó, các thử nghiệm này tiêm 2 liều của một vaccine (cách nhau một vài tuần) cho tình nguyện viên. Đánh giá về hiệu quả vaccine được tính toán trên số ca bị nhiễm ở nhóm tiêm vaccine và nhóm chứng. Chúng ta đã biết các vaccine như AstraZeneca (AZ), Pfizer, Moderna, v.v. đều có hiệu quả qua đánh giá như thế.
Nhưng ở một nơi thiếu vaccine như VN thì câu hỏi là nếu tiêm 2 liều từ 2 vaccine khác nhau (như AZ trước rồi Pfizer sau, hay Pfizer trước rồi theo sau là AZ) thì hiệu quả sẽ ra sao? Chưa có ai trên thế giới làm thử nghiệm RCT với 2 vaccine khác nhau như vậy. Thành ra, câu trả lời đơn giản là: không biết.
Nhưng thay vì dựa vào RCT giai đoạn III, chúng ta cũng có thể dựa vào chứng cớ từ các nghiên cứu ở giai đoạn II. Đã có một nghiên cứu mới công bố trên một trạm preprint (chưa qua bình duyệt). Các nhà nghiên cứu vẫn còn đang phân tích dữ liệu, nhưng họ 'nhá' cho biết vài thông tin chánh như sau:
Nghiên cứu này thử nghiệm trên 830 tình nguyện viên tuổi 50 trở lên, và chia thành 4 nhóm với 2 liều vaccine như sau:
• nhóm AZ + AZ; và
• nhóm P + P;
• nhóm AZ + P;
• nhóm P + AZ.
Outcome họ đo lường là kháng thể 'anti-Spike IgG' sau 28 ngày. Kết quả cho thấy cả 4 nhóm đều có tăng kháng thể khá tốt. Nhưng phân tích chi tiết thì kết quả có thể tóm tắt như sau:
• nhóm AZ + P (cách nhau 4 tuần) có kháng thể cao hơn nhóm AZ + AZ;
• nhóm P + P có kháng thể tốt hơn nhóm P + AZ;
• nhóm có kháng thể cao nhứt là P + P , và thấp nhứt là AZ + AZ.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết nhóm 'hỗn hợp' (AZ + P hay P + AZ) có nhiều phản ứng phụ hơn nhóm 'đồng dạng' vaccine [1].
Diễn giải hiệu quả như thế nào trước những kết quả trên?
Có lẽ đa số các bạn sẽ nói nhóm Pfizer + Pfizer có hiệu quả cao nhứt, kế đến là AZ + Pfizer, và thấp nhứt là AZ + AZ. Nhưng cách diễn giải đó không đúng.
Tại sao không đúng? Tại vì nghiên cứu này được thiết kế theo dạng 'non-inferiority', có nghĩa là để đánh giá tương đương. Mục đích của nó là đánh giá tương đương (không kém), chớ không phải đánh giá nhóm nào hơn nhóm nào. Do đó, tuy số liệu là như thế, chúng ta không thể nói về hiệu quả của trộn vaccine. Hiệu quả là phải đánh giá trên nguy cơ nhiễm của từng nhóm, nhưng nghiên cứu này không thể trả lời câu hỏi đó.
Cần nhấn mạnh rằng cái outcome của nghiên cứu này là kháng thể IgG chống lại spike, tức là một chỉ số gián tiếp (còn gọi là serology test). Độ nhạy và độc đặc hiệu của serology test là mối quan tâm của giới khoa học. Người có IgG thấp có thể không bị nhiễm, và ngược lại, người có IgG cao vẫn có thể bị nhiễm. Trong một nghiên cứu công bố trên Scientific Reports, tác giả cho biết tỉ lệ dương tính giả của xét nghiệm serology là "shocking".
Theo nghiên cứu này [2] tỉ lệ dương tính giả có thể dao động từ 2% đến 88%! Nếu tỉ lệ nhiễm trong cộng đồng là thấp (dưới 1%, tức như TPHCM) thì tỉ lệ dương tính giả của xét nghiệm serology là 86%, thậm chí 93%. Đúng là sốc. Đó chính là lí do FDA không khuyến cáo dùng xét nghiệm serology để chẩn đoán Covid-19. (Dù ở VN có vài người dùng xét nghiệm serology để đánh giá hiệu quả vaccine).
Cơ hội nghiên cứu
Nhưng tình trạng thiếu lại là một cơ hội cho Việt Nam. Nếu tôi có một lời khuyên cho nhà chức trách, tôi sẽ nói hãy nắm lấy cơ hội này để làm nghiên cứu so sánh hiệu quả của trộn vaccine. Việt Nam đang tiêm nhiều loại vaccine, và đây là cơ hội vàng để làm một nghiên cứu quan sát (observational study).
Có thể thiết kế theo mô hình đơn giản 4 nhóm như nhóm Oxford làm: AZ+AZ, AZ+P, P+AZ và P+P. Nhưng outcome là tỉ lệ nhiễm, chớ không phải chỉ số kháng thể. Số lượng tình nguyện viên cũng sẽ lớn hơn nhóm Oxford. Có thể phải xác định khoảng cách giữa 2 liều vaccine, và thời gian theo dõi. Tôi nghĩ nếu làm nghiên cứu như thế thì cuối năm sẽ có kết quả.
Một nghiên cứu như thế cũng là một đóng góp quan trọng cho y văn. Hiện nay, chúng ta chỉ dùng chứng cớ của người khác, chớ chưa tự mình đưa ra chứng cớ khoa học. Đây là cơ hội vàng để chủ động vậy.
*
Nói tóm lại, cho đến nay, chúng ta chưa biết 'trộn' 2 liều vaccine khác nhau có hiệu quả chống virus Vũ Hán tốt hơn 2 liều vaccine cùng loại. Chúng ta chỉ có chứng cớ rằng phối hợp 2 liều vaccine khác nhau có vẻ giúp tăng kháng thể (nhưng có nhiều phản ứng phụ hơn) so với 2 liều đồng dạng.
Đó chính là lí do nhà chức trách Úc không khuyến cáo phối hợp 2 liều vaccine khác nhau (nhưng vài nước khác, như Canada và Đức, thì đang xem xét kế hoạch này). Cá nhân tôi thì nghiêng về khuyến cáo của Úc, không phải vì tôi sống trong hệ thống y tế Úc, mà vì tôi dựa vào chứng cớ khoa học.
_____

https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/posts/1274500106330637


7.

Giữa hai liều vaccine

Thứ tư, 23/6/2021, 00:05 (GMT+7) 73

Người bạn vừa tiêm liều vaccine AstraZeneca đầu tiên được hẹn bốn tuần sau quay lại tiêm liều hai. Anh hỏi tôi con số bốn tuần từ đâu ra.

Khoảng cách thời gian giữa hai mũi tiêm là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Trước các băn khoăn xung quanh thời gian giữa hai liều vaccine, chúng ta phải dựa vào chứng cứ từ nghiên cứu khoa học hơn là ý kiến cá nhân.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất AstraZeneca, khoảng cách thời gian cho hai mũi tiêm là bốn đến 12 tuần, nhưng họ ghi rõ "chuộng tám tuần trở lên", vì đó là thời gian để vaccine đạt hiệu quả cao nhất.

Ở Australia nơi tôi sống, Bộ Y tế lặp lại khuyến cáo của hãng này, kèm theo tham vấn từ cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia và các chương trình triển khai vaccine quốc tế. Họ khuyến cáo rằng, để đạt được hiệu quả tối đa của vaccine AstraZeneca, hai mũi tiêm phải cách nhau 12 tuần.

Kinh nghiệm tiêm chủng từ các nước khác như Anh, Hàn Quốc, Pháp được công bố đến thời điểm hiện tại cũng cho biết, hai liều vaccine AstraZeneca nên cách nhau 12 tuần trở lên.

Thời gian 12 tuần giữa hai liều cũng nhất quán với kết quả nghiên cứu của nhóm 81 nhà khoa học được công bố trên Tạp chí Y khoa hàng đầu Lancet vào tháng 2/2021. Các khoa học gia lý giải rằng, ba tháng là thời gian đủ để cơ thể chúng ta "làm quen" với vaccine trước khi nhận liều mới.

Nghiên cứu trên cũng cho biết, khi cách nhau dưới sáu tuần, hiệu quả vaccine AstraZeneca chỉ là 55%, nhưng ở 12 tuần trở lên, hiệu quả là 80%.

Điều này còn liên quan đến một thắc mắc khác. Sau khi 54 nhân viên của Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM bị nhiễm Covid-19 dù họ đã được tiêm hai liều vaccine, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao đã tiêm hai mũi vaccine mà vẫn bị nhiễm virus?

Theo các nguồn tin, những người này đã được tiêm vaccine AstraZeneca và thời gian giữa hai liều là bốn đến năm tuần. "Hiện tượng" này làm cho nhiều người hoang mang.

Tuy nhiên, tôi muốn thuyết phục các bạn rằng chẳng có gì phải hoang mang cả. Xin nhắc lại rằng mục đích chính của vaccine Covid-19 không hẳn là ngăn chặn lây nhiễm mà là giảm độ lây nhiễm, giảm nguy cơ nhập viện, giảm nguy cơ tử vong. Do đó, đã tiêm vaccine mà vẫn bị nhiễm Covid-19 là điều không nằm ngoài dự báo của khoa học.

Nói vậy nhiều bạn sẽ không hài lòng. Nhưng đó là sự thật. Từ khi vaccine Covid-19 chưa ra đời, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng, người được tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm. Nó cũng như tôi tiêm vaccine cảm cúm mỗi năm mà thỉnh thoảng vẫn bị cảm cúm. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca "nhiễm đột phá".

Tập san Y khoa New England Journal of Medicine mới công bố một bài nghiên cứu về các ca nhiễm đột phá sau tiêm vaccine Pfizer. Đa số họ bị nhẹ và được điều trị khỏi trong một tuần.

Một nghiên cứu khác ở Đại học Stanford báo cáo rằng trong số 22.729 nhân viên y tế được tiêm vaccine, có 189 người bị nhiễm virus. Nhưng các nhà nghiên cứu ghi chú rằng một số người bị nhiễm có lẽ do tiêm chưa đủ hai liều.

Ở Hungary, tính từ ngày 26/12/2020 đến 20/4/2021 đã có 1,4 triệu người được tiêm các vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik và Sinopharm. Trong số này, nhà chức trách Hungary ghi nhận 5.714 người bị nhiễm Covid-19 dù đã được tiêm đủ hai liều.

Câu hỏi tiếp theo: Tại sao có hiện tượng nhiễm đột phá? Con virus này phân biệt người để tấn công chăng? Câu trả lời là: rất có thể.

Ngoài lý do khoảng cách thời gian giữa hai liều vaccine như phân tích ở trên, còn các lý do sau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Lý do thứ hai nằm ở hệ thống miễn dịch rất khác biệt giữa các cá nhân. Hệ miễn dịch của tôi có thể yếu hơn bạn, vì cơ cấu DNA trong hệ miễn dịch của tôi khác với cơ cấu DNA của bạn. Điều này có thể giải thích tại sao vaccine có vẻ hiệu quả tốt ở người khác mà có thể không tốt với tôi.

Lý do thứ ba nằm ở độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, bệnh đi kèm và nhất là tiền sử dùng thuốc. So với những người trẻ, hệ miễn dịch của của người cao tuổi không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới. Kháng nguyên là các yếu tố tại ngoại làm cho hệ miễn dịch chúng ta sản xuất kháng thể để chống lại virus. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học giải thích mối tương quan giữa tuổi tác và sự đáp ứng miễn dịch ở những người được tiêm Pfizer.

Lý do thứ tư là virus có biến thể giúp nó thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ miễn dịch. Chất liệu di truyền của virus này là RNA - khác với con người là DNA. RNA có mức độ đột biến nhanh hơn nhiều DNA. Khi chúng ta có vaccine để chống, chúng đã biến sang dạng khác rồi, chúng thường đi trước con người rất xa.

Điều này giải thích tại sao virus biến chủng từ Ấn Độ thoát khỏi radar của hệ miễn dịch con người, làm cho vaccine hiện hành kém hiệu quả. Chẳng hạn như AstraZeneca hiệu quả đối với biến thể D614 và B.1.1.7 là 74%, nhưng đối với biến thể B.1.351 và B.1.617 chỉ là 31%.

Song, tôi nhấn mạnh rằng trên đây chỉ là bốn giả thuyết cơ bản mà thôi, khoa học vẫn chưa thể xác định một người cụ thể nào đáp ứng tốt và người nào không đáp ứng tốt. Khoa học chỉ có thể ước tính xác suất hiệu quả của vaccine, và xác suất chỉ ứng dụng cho quần thể chứ không cho một cá nhân.

Dù lời giải thích có là gì, ta phải nhận thức hai bài học quan trọng.

Tiêm vaccine đầy đủ hai liều, ta vẫn có nguy cơ bị nhiễm Covid-19. Vaccine không phải "viên đạn bạc". Mục đích chính của các vaccine là giúp giảm tối đa người bị nhiễm Covid-19 ở thể nặng - có thể tử vong, chứ không phải ngăn ngừa hoàn toàn lây nhiễm.

Sự việc xảy ra ở Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM là lời nhắc nhở rằng, ngay cả khi chúng ta đã tiêm vaccine cho 70%-80% dân số, hiệu quả chống dịch vẫn tiếp tục phụ thuộc vào các biện pháp y tế công cộng như 5K...

Nguyễn Văn Tuấn

https://vnexpress.net/giua-hai-lieu-vaccine-4298117.html



6.

Phát hiện bằng chứng Covid-19 xuất hiện ở Mỹ từ cuối 2019

Một nghiên cứu mới phát hiện, virus gây đại dịch Covid-19 đã xuất hiện ở Mỹ nhiều tuần trước khi nước này chính thức ghi nhận các ca bệnh đầu tiên vào đầu năm ngoái.

Các nhà nghiên cứu đến từ chương trình All of Us thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) hôm 15/6 đã cho công bố khám phá mới trên tạp chí y học Các bệnh truyền nhiễm lâm sàng.

Phát hiện bằng chứng Covid-19 xuất hiện ở Mỹ từ cuối 2019
Virus SARS-CoV-2. Ảnh: WPTV

Sputnik trích dẫn tóm tắt nghiên cứu cho biết, nhóm tác giả đã xem xét hơn 24.000 mẫu máu thu thập từ toàn bộ 50 tiểu bang của Mỹ từ ngày 2/1 - 18/3/2020 để tìm kiếm các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Cơ thể con người tạo ra các kháng thể trong quá trình chống lại nhiễm trùng, đồng nghĩa nếu ai đó có kháng thể trong máu của mình, họ đã mắc bệnh vào một thời điểm nào đó trong quá khứ.

Nghiên cứu của NIH phát hiện, tại 5 tiểu bang của Mỹ gồm Illinois, Massachusetts, Mississippi, Pennsylvania và Wisconsin, 7 người cho các mẫu máu chứa kháng thể SARS-CoV-2. Trong đó, 3 người đến từ Illinois và được lấy mẫu ngày 7/1, tức là 17 ngày trước khi ca dương tính với virus đầu tiên tại tiểu bang chính thức được ghi nhận vào ngày 24/1. Các tiểu bang khác có một trường hợp chứa kháng thể và hầu hết họ đều có trước khi những nơi đó xác nhận ca bệnh đầu tiên.

Cho đến nay, nhà chức trách Mỹ chính thức ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên tại nước này là một công dân tiểu bang Washington, người có xét nghiệm dương tính vào ngày 19/1/2020.

"Nghiên cứu này cho phép chúng tôi khám phá thêm thông tin về sự khởi đầu của đại dịch tại Mỹ và làm nổi bật giá trị thực tế của nghiên cứu ngành dọc trong việc tìm hiểu động lực của các bệnh mới nổi như Covid-19 ... Điều này rất quan trọng cho việc cung cấp thông tin về các chiến lược và sự chuẩn bị cho sức khỏe cộng đồng”, Josh Denny, giám đốc điều hành chương trình All of Us, một thành viên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Denny và các đồng nghiệp cảnh báo rằng, dữ liệu của họ chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế, bao gồm cả lượng mẫu ít từ nhiều tiểu bang Mỹ và sự thiếu thông tin về cách họ bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm thế nào.

Theo Sputnik, nghiên cứu mới của các chuyên gia NIH ám chỉ, virus SARS-CoV-2 có thể phát tán ở Mỹ từ tháng 12/2019, sớm hơn nhiều so với những gì được biết đến lâu nay.

Loại virus corona chủng mới này lần đầu tiên được tìm thấy tại Vũ Hán, Trung Quốc vào những ngày cuối năm 2019, khi một số trường hợp mắc bệnh hô hấp lạ, nghiêm trọng được đưa vào các bệnh viện trong thành phố. Đến ngày 12/1/2020, virus đã được phân lập và giải trình tự bộ gen, xác nhận nó không phải là SARS-CoV-1, virus gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Việc truy tìm nguồn gốc dịch của Trung Quốc đã xác định được một trường hợp mắc ở tỉnh Hồ Bắc vào giữa tháng 11/2019. Song, các xét nghiệm mẫu máu ở Italia cho thấy virus dường như đã xuất hiện tại đây vào đầu tháng 9/2019. Mãi tới ngày 21/2/2020, quốc gia châu Âu này mới chính thức ghi nhận ca mắc đầu tiên trong nước.

Cho đến nay, Vũ Hán vẫn được coi là nơi khởi phát Covid-19. Song, thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của đại dịch. Cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G7) mới đây đều lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra kỹ lưỡng về sự xuất hiện của virus, kể cả giả thuyết virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Tuấn Anh

https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/phat-hien-bang-chung-covid-19-xuat-hien-o-my-tu-cuoi-2019-746438.html


5.

Đây là một ý kiến rất đáng quan tâm của TS. Trần Quốc Anh, Giáo sư trường ĐH Santa Clara ở North California (Mỹ).
Kèm theo ý kiến này là cái link bài viết đăng trên vnexpress: https://vnexpress.net/trung-quoc-mat-uu-the-tren-ban-co...
Tôi rất đồng tình với nhận xét của anh Quốc Anh: “Đã qua rồi cái thời các nhà lãnh đạo Á Châu chế nhạo Âu-Mỹ, tự hào cho rằng “thế giới nên học Á Châu cách chống dịch”,
Riêng Việt Nam thì tôi bonus thêm lời khuyên: “Hãy bớt ngạo nghễ đi!”
Thật!
Lãnh đạo Á Châu với thói đa nghi, tầm nhìn hạn hẹp đã không tin vào khoa học tiên tiến và hiệu quả của vaccine. Họ chỉ tập trung chặn dịch, cách ly phòng thủ mà không đẩy mạnh kế hoạch phát triển vaccine.
Ấn Độ lò sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, trước khi dịch bệnh bùng phát tàn khốc vào tháng 4, họ cũng chỉ xem vaccine là sản phẩm để kinh doanh kiếm lợi. Tỉ lệ tiêm chủng ở Ấn Độ khi ấy dưới 4% cho tổng dân số vì không mấy người chịu tiêm vaccine.
Tương tự, Hàn Quốc cũng chỉ sản xuất vaccine cho chương trình covax để lấy lợi nhuận. Đại bộ phận người Hàn Quốc không muốn tham gia chủng ngừa.
“Đã qua rồi cái thời các nhà lãnh đạo Á Châu chế nhạo Âu-Mỹ, tự hào cho rằng “thế giới nên học Á Châu cách chống dịch”.
Giờ đây, vaccine là chiếc chìa khóa duy nhất mở cánh cửa bước ra khỏi đại dịch.
[Copy từ FB Anh Q. Tran]

https://www.facebook.com/anhsontd/posts/1520500304824535



Chủ nhật, 6/6/2021, 12:01 (GMT+7)

Trung Quốc mất ưu thế trên bàn cờ chiến lược Covid-19

Trung Quốc ban đầu chiếm ưu thế trước phương Tây nhờ kiểm soát tốt Covid-19, nhưng cán cân chiến lược dần thay đổi do khác biệt trong tiêm chủng.

Ít tháng trước, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Kim Quyền tự tin tuyên bố Bắc Kinh khống chế thành công Covid-19 với thiệt hại kinh tế tối thiểu chứng minh "tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc".

Trong khi làn sóng Covid-19 thứ nhất và thứ hai giáng đòn nặng nề vào uy tín châu Âu lẫn Bắc Mỹ, gây tác động tưởng chừng vô phương cứu vãn, Trung Quốc lại kiểm soát tốt đại dịch nhờ chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt.

Bắc Kinh tin rằng nhờ Covid-19, đà tiến của họ đã "nhảy vọt" một thập kỷ và không có gì có thể ngăn cản nổi. Học giả Singapore Kishore Mahbubani thì nhận định đại dịch Covid-19 đánh dấu sự khởi đầu cho "Thế kỷ châu Á".

Theo ông, đại dịch sẽ thúc đẩy hệ thống toàn cầu chuyển dịch sang "lấy Trung Quốc làm trung tâm" và phương Tây yếu thế sẽ phải chấp nhận vị thế mới của mình. Giữa lúc Mỹ và châu Âu chìm trong hỗn loạn kinh tế lẫn chính trị vì dịch bệnh, Mahbubani dự báo xã hội và giá trị phương Tây sẽ sớm "được thay thế bằng sự tôn trọng và ngưỡng mộ ngày một lớn dành cho những giá trị phương Đông".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp lưỡng hội vào tháng 3. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp lưỡng hội vào tháng 3. Ảnh: AFP.

Nhận định này có vẻ hợp lý hồi năm ngoái, nhưng đến năm nay, cục diện chiến lược đã thay đổi. Sau gần một năm chật vật đối phó với đại dịch, phương Tây dần lấy lại vị thế của mình. Mỹ đang hồi phục với nền tảng tốt hơn Trung Quốc nhờ chương trình tiêm chủng quyết liệt trên toàn quốc. Vaccine châu Âu và Mỹ được xem như "phép màu" thoát đại dịch trên khắp thế giới.

Công thức chống dịch thành công của Trung Quốc và nhiều nước châu Á dần giảm hiệu quả trước các biến chủng nCoV mới nguy hiểm hơn. Nhật Bản loay hoay gỡ nút thắt tiêm ngừa Covid-19, trong khi 9 tỉnh đóng góp gần 50% GDP quốc gia vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Trung Quốc đến giữa năm 2021 mới tăng tốc tiêm vaccine cho người dân sau nhiều tháng chậm trễ, còn thành phố Quảng Châu ở miền nam đất nước bắt đầu phong tỏa trở lại vì biến chủng mới.

Trên khắp thế giới, nhiều nước bắt đầu hoài nghi về chất lượng vaccine Trung Quốc bởi những thông tin gây tranh cãi về mức an toàn và hiệu quả. Chile tiêm chủng thần tốc từ rất sớm bằng Sinovac. Câu chuyện tương tự diễn ra ở Hungary với vaccine Sinopharm.

Tuy nhiên, cả hai nước vẫn hứng chịu làn sóng lây nhiễm nCoV mới nghiêm trọng với nhiều ca nhập viện lẫn tử vong do biến chủng nCoV. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng từ các hãng dược Trung Quốc không đủ sức thuyết phục.

Bắc Kinh còn đang đối diện rủi ro chính trị ngắn hạn vì Covid-19. Những thông tin được truyền thông Mỹ công bố gần đây cho thấy Trung Quốc thiếu minh bạch về nguồn gốc Covid-19 và tìm cách cản trở đội điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm trên chính trường quốc tế. Giả thuyết này từng bị xem là thuyết âm mưu vô căn cứ, nhưng giờ đây lại thành điểm nóng chú ý của dư luận quốc tế.

"Nhận định Trung Quốc là bên thắng cuộc không còn đúng nữa. Phương Tây đang trên đà chiến thắng", Ho-Fung Hung, nhà kinh tế học chính trị tại Đại học Johns Hopkins, đánh giá.

Ho-Fung Hung cho rằng Mỹ và Anh đang dần kiểm soát thành công đại dịch nhờ vaccine hiệu quả cao. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chật vật với phong tỏa và chiến lược ngoại giao vaccine không còn phát huy hiệu quả như ban đầu.

George Gao, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, thừa nhận vaccine bất hoạt không đạt mức bảo vệ cao như kỳ vọng, nước này cần kết hợp với công nghệ vaccine mARN của phương Tây mới khống chế được làn sóng lây nhiễm. Với tình hình này, phương Tây có thể mở cửa toàn diện trước Trung Quốc.

Người dân tại Quảng Đông, Trung Quốc được xét nghiệm Covid-19 vào ngày 30/5 sau khi bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng. Ảnh: Reuters.

Người dân tại Quảng Đông, Trung Quốc được xét nghiệm Covid-19 vào ngày 30/5 sau khi bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng. Ảnh: Reuters.

Ngoài Covid-19, một trong những động lực được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng trong nỗ lực bắt kịp và vượt mặt kinh tế Mỹ chính là lực lượng lao động dồi dào của mình. Tuy nhiên, Mark Williams, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, đánh giá năng suất lao động giảm và dân số già sẽ dần kéo lùi tham vọng của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Nguồn nhân lực Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2017, sau đó bắt đầu co lại. Sau năm 2030, xu hướng giảm quy mô nguồn nhân lực ở Trung Quốc dự kiến tăng thêm 0,5% mỗi năm. Nếu nước này không bắt kịp Mỹ vào giữa thập niên 2030, họ sẽ đánh mất hoàn toàn cơ hội. "Chúng tôi dự báo nền kinh tế Trung Quốc đến năm 2030 mới bằng 87% của Mỹ, cao hơn mức hiện nay là 71%", Williams nói.

Trong khi đó, Mỹ đã phục hồi mức GDP bằng với thời gian trước đại dịch bằng nguồn nhân lực ít hơn khoảng 8 triệu lao động, một trong những bằng chứng cho thấy năng lực sản xuất nhảy vọt của siêu cường thế giới.

Các biện pháp phong tỏa, hạn chế ngăn Covid-19 đã kéo lùi tăng trưởng kinh tế Mỹ năm ngoái, nhưng lại thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của kinh tế số. Việc buộc người lao động làm việc từ xa đã vô tình tăng tốc phát triển công nghệ số của Mỹ trong một năm bằng 7 năm.

Theo dự báo toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố tuần qua, kinh tế Mỹ trong quý III năm nay sẽ vượt mức trước đại dịch. Siêu cường này sẽ tiếp tục tăng tốc vào đầu thập niên 2020 nhờ hàng loạt gói đầu tư của chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng như chính sách công nghệ quyết liệt nhắm vào Trung Quốc.

Cảm giác chiến thắng ban đầu trước đại dịch đã thúc đẩy Trung Quốc thực thi chiến lược "ngoại giao chiến lang" quyết liệt hơn nhằm củng cố hình ảnh đất nước và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, sự cứng rắn này càng khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích về một loạt vấn đề, từ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đến Hong Kong hay Biển Đông.

Cuộc khảo sát do Pew tiến hành tại 14 nước hồi tháng 10/2020 cho thấy quan điểm tiêu cực về Trung Quốc đã tăng đến mức kỷ lục. Trong khi đó, Bộ Tứ gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tăng cường mối liên kết ứng phó Trung Quốc, trong khi châu Âu đóng băng thỏa thuận thương mại quy mô lớn với nước này.

"Trung Quốc không thể duy trì động lực phát triển nếu họ cắt mọi liên kết với phương Tây. Họ phải dựa vào phần còn lại của thế giới để tiếp cận công nghệ cao và công nghệ bán dẫn", Ho-Fung Hung lưu ý.

https://vnexpress.net/trung-quoc-mat-uu-the-tren-ban-co-chien-luoc-covid-19-4289028.html?fbclid=IwAR0OcSMRfOP3Qc7gtWSnwDc6fgyp8DZAbgsuET4bH6xdy7BZvsCu5p5hHwo




4.


30/05/2021 06:29 GMT+7

TTO - Một nghiên cứu mới sắp ra mắt được cho là sẽ đưa ra bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19, được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Hai chuyên gia tuyên bố có bằng chứng COVID-19 sinh ra từ phòng thí nghiệm - Ảnh 1.

Giáo sư người Anh Angus Dalgleish - Ảnh: NEW YORK POST

Theo tờ New York Post ngày 29-5, giáo sư người Anh Angus Dalgleish và nhà khoa học Nauy Birger Sørensen viết rằng họ đã tìm được bằng chứng ban đầu về việc này từ năm ngoái, nhưng bị giới học thuật phớt lờ.

Nghiên cứu của hai chuyên gia trên kết luận “khả năng virus này là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên là rất thấp”.

Theo New York Post, cả hai nhà khoa học trên đều là những chuyên gia có uy tín. Ông Dalgleish là một giáo sư ung thư học ở London, được biết đến với công trình đột phá về vắc xin phòng chống HIV. 

Trong khi đó, Sørensen là một nhà virus học và là chủ tịch của Công ty dược phẩm Immunor, công ty đã phát triển một ứng cử viên vắc xin COVID-19 tên là Biovacc-19. Ông Dalgleish cũng có cổ phần trong Công ty Immunor.

Hai nhà khoa học cho biết trong quá trình nghiên cứu vắc xin, họ đã phát hiện “dấu vết đặc biệt” cho thấy virus này không có nguồn gốc tự nhiên. Manh mối này là một hàng 4 axit amin, tạo ra điện tích dương và liên kết với các tế bào âm tính của con người.

“Quy luật tự nhiên là bạn không thể có 4 axit amin dương trên một hàng. Cách duy nhất để có điều này là bạn phải tự tạo ra nó”, ông Dalgleish nói.

Bên cạnh đó, hai nhà khoa học trên cũng xem xét các nghiên cứu về Trung Quốc, một số có phối hợp cùng các đại học của Mỹ, để tìm hiểu cách các công cụ tạo ra virus được phát triển như thế nào.

Họ kết luận rằng phần lớn các nghiên cứu đó sử dụng phương pháp nghiên cứu “phát triển chức năng”. Phương pháp này liên quan đến việc điều khiển các virus tự nhiên trong phòng thí nghiệm để làm cho chúng dễ lây nhiễm hơn, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu ảnh hưởng tiềm tàng của chúng đối với con người.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, hồi tuần trước đã nói với Quốc hội Mỹ rằng ông không thể biết liệu 600.000 USD tài trợ cho nghiên cứu y tế ở Trung Quốc có được sử dụng để đạt được mục đích nghiên cứu chức năng hay không. Mỹ đã ra lệnh cấm kiểu nghiên cứu như trên từ năm 2014.

“Một đại dịch virus tự nhiên sẽ biến đổi dần dần và trở nên dễ lây nhiễm hơn, nhưng ít gây bệnh hơn. Nhiều người dự đoán đại dịch COVID-19 sẽ như vậy, nhưng điều đó dường như đã không xảy ra”, hai nhà khoa học Dalgleish và Sørensen viết.

Ngày 9-2, nhóm điều tra chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung Quốc đã kết thúc cuộc điều tra tại Vũ Hán mà không cung cấp bất kỳ thông tin sâu nào về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Theo Hãng tin AFP, ông Lương Vạn Niên, chuyên gia thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), tin rằng SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật nhưng "vật chủ mang mầm bệnh vẫn chưa xác định được".

Vì sao Trung Quốc an toàn giữaVì sao Trung Quốc an toàn giữa 'bão' COVID-19?

TTO - Tốc độ phản ứng nhanh chóng được xem là chìa khóa để Trung Quốc kiểm soát tốt dịch bệnh ở Vũ Hán và nhiều đợt bùng phát khác rải rác suốt 18 tháng qua.

https://tuoitre.vn/hai-chuyen-gia-tuyen-bo-co-bang-chung-covid-19-sinh-ra-tu-phong-thi-nghiem-20210530061353565.htm?fbclid=IwAR2IILDOwF6II-l048sgmhn7trd_rPjsEUogp6bt_Kq3pXyuQZkIR2z0jT4


3.

「コロナの武漢起源説」が再燃、著名科学者らが調査呼びかけ


中国科学院武漢ウイルス研究所(Feature China/Barcroft Media via Getty Images)


米国のバイデン大統領は5月26日、新型コロナウイルスの発生源に関し、武漢の研究所から流出した説も含めて徹底した追加調査を行うよう情報機関に命令した。

ウイルスが武漢のラボで作られたという説がにわかに有力視される中、共和党のトム・コットン上院議員やトランプ前大統領らは、主要メディアがこの説を早い段階で否定し、厳密な調査を怠ったことを批判している。

コットン議員はツイッターで、ラボからの漏洩説を「陰謀論」と決めつけたメディアや医療関係者を非難し、トランプは声明で自らの見方が「正しかった」と主張した。

コットン議員は昨年1月30日の上院軍事委員会の公聴会で「武漢には中国唯一のバイオセーフティーレベル4の研究施設があり、世界で最も危険な病原体を使った研究が行われている。病原体の中にはコロナウイルスも含まれている」と述べ、中国の責任を示唆していた。

その後、多くの報道機関は、武漢のラボからのウイルスの漏洩説を「中国による生物兵器」関連の「陰謀論」として報じたが、コットンは、何らかの手違いでウイルスが漏れた可能性もあると主張した。

その後、ワシントン・ポストなどの主要メディアが、彼の主張に関する事実確認記事を掲載し、コットン議員は「生物兵器説は多くの仮説のひとつに過ぎない」と述べた。しかし、「陰謀論」というレッテルは、その後数カ月にわたってこの仮説を否定する根拠として残り続けた。

コットン議員は2020年2月16日のツイートで、ウイルスの起源について4つの説明を行った。その骨子は次の通りだった。「1. 自然発生(最も可能性が高いが、武漢の食品市場からではないことはほぼ間違いない)、2. 良い科学と悪い安全性(ワクチンなどの研究をしていたが、偶発的な違反が起こった)、3. 悪い科学と悪い安全性(生物兵器の開発中に偶発的な事故が起こった)、4. 意図的な放出(可能性は非常に低いが、確証が得られるまではこの仮説を除外すべきではない)」

ほとんどの科学者は、コロナウイルスの起源は、野生動物から人間への感染だと考えている。しかし、18人の著名な科学者グループが5月14日、実験室での事故説に「一定の信憑性がある」とする書簡を「サイエンス」誌に掲載し、さらなる調査を呼びかけた。また、ニコラス・ウェイド(Nicholas Wade)を含む著名な科学ジャーナリストらが、この説に注目するよう求める記事を発表したことから、ラボからの漏洩説がここ数週間で注目を集めている。

バイデン政権もラボからの漏洩説を検証


バイデン大統領は26日、情報機関のウイルスの起源についての見方が、「2つの可能性のあるシナリオにまとまった」と発表し、そこには実験室からの漏洩説と野生動物から人間への拡散説が含まれると述べた。大統領は、今後90日間で最終的な結論を出すよう関係者に要請した。

トランプは昨年、パンデミックへの対応で彼の政権が非難される中、その責任を中国に転嫁しようとした。彼は、コロナウイルスを「チャイナ・ウイルス」や「カンフルー(中国武術のカンフーとインフルエンザを組み合わせた造語)」と繰り返し呼んでいた。しかし、トランプがその主張を展開し始めたのは4月以降のことで、1月と2月には、中国と習近平国家主席を何度も称賛していた。

ワシントン・ポストは5月25日の記事で、「トム・コットン上院議員の主張が正しかったことが判明すれば、彼は歴史書に名を残すことになるだろう」と書いた。

https://forbesjapan.com/articles/detail/41598



2.

Số ca COVID-19 tại Bắc Giang tăng kỉ lục, Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải thế nào?

(PLVN) - Đánh giá tình hình dịch tại Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm COVID-19 sẽ còn tăng nhanh do mật độ công nhân tại các khu công nghiệp rất đông đúc. 

Số ca COVID-19 tại Bắc Giang tăng kỉ lục, Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải thế nào?

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và đội ngũ hỗ trợ xét nghiệm nhanh tại huyện Việt Yên. Ảnh: VOV.

Ngày 26/5, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế có mặt tại Bắc Giang để hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.

Trước đó, ngày 25/5, Bắc Giang ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 kỉ lục là 300. Lý giải điều này, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Với công ty Hosiden, đang có 2 F1 trở thành F0 và các trường hợp ở trong các khu nhà trọ đã phong toả lây nhiễm chéo cho nhau. Theo chúng tôi đánh giá, các khu cách ly tập trung hoàn toàn chấp hành theo quy định cách ly từ hành lang cho đến các buồng ngủ, đảm bảo việc đã cách ly là phải an toàn".

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm tại các khu nhà trọ ở Bắc Giang hiện nay, tất cả công nhân ở trong phòng trọ và mọi thực phẩm, đồ dùng thiết yếu sẽ được chủ khu nhà trọ hoặc các tình nguyện viên cung cấp tận nơi, không để công nhân ra khỏi nhà. Các công nhân phải đảm bảo “phòng nào ở phòng đó” để kiềm chế lây nhiễm và hạn chế lây nhiễm trong những ngày tới.

Sau khi Bắc Giang ghi nhận số lượng lớn ca mắc mới COVID-19 trong chỉ vài ngày, Bộ Y tế, Bộ phận thường trực đặc biệt đã tư vấn UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện đợt rà soát tất cả các khu vực có nguy cơ rất cao, gồm 3 thôn Núi Hiểu, Trung Đồng và Tam Tầng của huyện Việt Yên.

Trong đợt này, dự kiến sẽ rà soát 40.000 người dân và công nhân, trong 1 - 2 ngày. Đây không chỉ là đợt test nhanh rà soát, sàng lọc một lần, mà sẽ được lặp đi lặp lại trong dự kiến khoảng 3 ngày tiến hành một đợt tại các khu vực này. Theo đó, người dân cần bình tĩnh, tuân thủ nghiêm túc những khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch.

Về việc để người dân thực hiện test nhanh tại nhà, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cho biết, trên thế giới đã có rất nhiều hướng dẫn để người dân tự tiến hành test nhanh tại nhà. Trong trường hợp các cơ sở hạn chế nguồn nhân lực, người dân có thể tự xét nghiệm.

"Chúng tôi sẽ áp dụng việc tự thực hiện test nhanh này trong một khu cách ly. Bộ Y tế cũng đã xây dựng video hướng dẫn phương pháp lấy mẫu xét nghiệm test nhanh, đồng thời tập huấn nhanh cho những người tình nguyện. Sau đó, người tình nguyện sẽ tự test dưới sự giám sát của nhân viên y tế và nhân viên y tế sẽ kiểm tra mẫu, kết quả theo đúng quy định", ông Nguyễn Trường Sơn nói.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, test nhanh không phải là "tiêu chuẩn vàng", nhưng là xét nghiệm sàng lọc có giá trị với độ nhạy 70-80% đã được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học. Ông chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng, với thời gian thực hiện và cho kết quả trong vòng 15 phút, test nhanh sẽ là công cụ cần thiết để giúp ngành y tế phân loại, sàng lọc. Các đối tượng có kết quả dương tính bằng test nhanh sẽ được kiểm tra khẳng định lại bằng xét nghiệm có tỷ lệ vàng là RT-PCR".

Đặt niềm tin rất lớn vào lực lượng y tế, ông Sơn cho biết, Bộ Y tế đánh giá cao và cảm ơn sự nhiệt huyết, làm việc hết mình của các y bác sĩ. Theo đó, ông mong rằng, tất cả các lực lượng giữ gìn sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ, hỗ trợ cùng tỉnh Bắc Giang sớm chiến thắng dịch bệnh. 

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Mỵ Châ

https://baophapluat.vn/song-khoe/so-ca-covid19-tai-bac-giang-tang-ki-luc-thu-truong-bo-y-te-ly-giai-the-nao-594145.html



1.

Ngày 26 Tháng 5, 2021 | 06:08 PM

Viện Virus học Vũ Hán lần đầu công bố phát hiện mới về virus corona

Viện Virus học Vũ Hán vừa công bố phát hiện mới về virus corona, cho thấy những khám phá hiện tại về Covid-19 chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm".

Trong bài báo mới nhất đăng tải ngày 21/5 trên bioRvix - kho lưu trữ truy cập mở cho các ngành khoa học sinh học, các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) đã tìm thấy một chủng virus corona mới có trong họ loài dơi, theo South China Morning Post.

Nghiên cứu cho biết loại virus mới có mối liên hệ xa hơn so với các chủng virus corona gây Covid-19 được tìm thấy trước đó. Tuy nhiên, virus mới này có mức độ tương đồng cao trên trình tự gene với virus gây Covid-19.

Đây là lần đầu tiên Viện Virus học Vũ Hán công bố thông tin chi tiết về loại virus mà họ đã thu thập được từ vài năm trước.

"Những kết quả này cho thấy virus corona mà chúng tôi phát hiện từ loài dơi có thể chỉ là bề nổi của tảng băng chìm", nhóm nghiên cứu viết trong bài báo.

Viện Virus học Vũ Hán lần đầu công bố phát hiện mới về virus corona - Ảnh 2.

Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Nhiều kết quả nghiên cứu chưa từng công bố

Thông qua bài báo, viện cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các loại virus mà họ lưu trữ.

Nghiên cứu mới nhất kiểm tra 8 loại virus thu thập được trong chuyến khảo sát năm 2015 tới một thị trấn ở tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.

Trong chuyến đi này, các nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán đã thu thập hơn 1.000 mẫu vật từ dơi sống trong và xung quanh hang động trong khoảng thời gian 3 năm.

Viện Virus học Vũ Hán đã nghiên cứu về virus corona được tìm thấy trong loài dơi. Ảnh: South China Morning Post. 

Viện Virus học Vũ Hán lần đầu công bố phát hiện mới về virus corona - Ảnh 3.

Viện Virus học Vũ Hán đã nghiên cứu về virus corona được tìm thấy trong loài dơi. Ảnh: South China Morning Post.

Chuyến đi này khởi động sau khi một vài người công nhân đến hang động và trở bệnh. Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ cho biết họ nhiễm một loại virus chưa từng có nên đã bắt đầu tìm kiếm loại virus có từ dơi.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm nhóm công nhân lúc đó không mắc Covid-19.

Trước đó, trên tạp chí Nature phát hành tháng 11/2020, các nhà nghiên cứu Vũ Hán cho biết trong quá trình khám phá hang động, họ đã tìm thấy 9 loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và Covid-19.

Một trong số đó là RaTG13 - được các nhà nghiên cứu công bố vào tháng 2 - vẫn được coi là "họ hàng" gần nhất với Sars-CoV-2, nguyên nhân gây ra Covid-19. Tám loại virus còn lại mới được phân loại trong bài báo ngày 21/5.

Nguồn gốc của Covid-19 hiện vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng và gây nhiều tranh cãi.

Nghi ngờ

Vào tháng 2, sau chuyến đi đến Trung Quốc, các chuyên gia quốc tế điều tra về nguồn gốc của Covid-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng có lẽ virus xuất phát từ một loài động vật giống như dơi. Sau đó, virus này truyền sang một con vật khác có tiếp xúc gần với người và lây nhiễm cho họ.

Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: SCMP. 

Viện Virus học Vũ Hán lần đầu công bố phát hiện mới về virus corona - Ảnh 4.

Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ thuộc Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: SCMP.

Tuy nhiên, các nhà phê bình, bao gồm cả người đứng đầu WHO, đều cho rằng cuộc điều tra chưa đủ sâu.

Ngày 23/5, Wall Street Journal trích dẫn một bản báo cáo mật của Mỹ tiết lộ, vào tháng 11/2019 - thời điểm trước khi Trung Quốc báo cáo những ca mắc Covid-19 đầu tiên, một số nhà nghiên cứu ở Viện Virus học Vũ Hán đã phải nhập viện.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian tuyên bố ngày 24/5 rằng bài báo này "hoàn toàn không đúng sự thật".

Bài báo của Wall Street Journal được đưa ra trước cuộc họp của WHO, dự kiến ​​thảo luận chi tiết về giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19.

Sự đa dạng đáng kinh ngạc của virus corona

Nhà sinh học tiến hóa Edward Holmes tại Đại học Sydney cho rằng bài báo trên của các nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán cung cấp thêm bằng chứng khẳng định phòng thí nghiệm Vũ Hán không có loại virus có mối liên hệ đủ gần với Sars-CoV-2 - nguồn gốc của sự bùng phát Covid-19.

Cần phải có cơ sở dữ liệu của hàng trăm nghìn con dơi mới đủ để thấy một bức tranh tổng thể về virus corona. Ảnh: AP. 

Viện Virus học Vũ Hán lần đầu công bố phát hiện mới về virus corona - Ảnh 5.
Cần phải có cơ sở dữ liệu của hàng trăm nghìn con dơi mới đủ để thấy một bức tranh tổng thể về virus corona. Ảnh: AP.

"Bài báo này cho chúng ta thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc của virus corona có trong động vật sống trong tự nhiên", ông Holmes nói thêm. Ông cùng một đoàn thí nghiệm khác cũng đã tìm thấy 4 loại virus có trong dơi liên quan chặt chẽ với Sars-CoV-2 trong số hơn 400 mẫu thu thập ở tỉnh Vân Nam.

Khu vực này được WHO coi là nơi quan trọng để nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của Covid-19, mặc dù vẫn chưa rõ liệu việc nghiên cứu có đang được tiến hành hay không.

Bài báo ngày 21/5 cũng nhấn mạnh công trình khám phá gần đây làm nổi bật khả năng Covid-19 có liên quan đến một loài khác, ngoài dơi.

Một loại virus corona trên tê tê có khả năng liên kết hiệu quả với tế bào con người, khác hẳn với các loại virus trên dơi liên quan đến Sars-CoV-2 đã được xác định cho đến nay.

Tuy nhiên, theo Maciej Boni - phó giáo sư tại Trung tâm Động lực học Bệnh Truyền nhiễm thuộc Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), hiện tại vẫn chưa đủ số lượng virus để nhìn thấy một bức tranh tổng thế.

"Chúng ta cần phải có cơ sở dữ liệu của hàng trăm hàng nghìn virus trên loài dơi. Cho đến lúc đó, chúng ta sẽ không có nhiều khám phá mới về nguồn gốc của Sars-CoV-2", ông nói.

Theo Zingnews

https://giadinh.net.vn/bon-phuong/vien-virus-hoc-vu-han-lan-dau-cong-bo-phat-hien-moi-ve-virus-corona-20210526102022201.htm

..

..



4 nhận xét:

  1. 5.

    Tran Duc Anh Son
    56 phút ·

    Đây là một ý kiến rất đáng quan tâm của TS. Trần Quốc Anh, Giáo sư trường ĐH Santa Clara ở North California (Mỹ).
    Kèm theo ý kiến này là cái link bài viết đăng trên vnexpress: https://vnexpress.net/trung-quoc-mat-uu-the-tren-ban-co...
    Tôi rất đồng tình với nhận xét của anh Quốc Anh: “Đã qua rồi cái thời các nhà lãnh đạo Á Châu chế nhạo Âu-Mỹ, tự hào cho rằng “thế giới nên học Á Châu cách chống dịch”,
    Riêng Việt Nam thì tôi bonus thêm lời khuyên: “Hãy bớt ngạo nghễ đi!”
    Thật!

    Trả lờiXóa
  2. 6.

    Phát hiện bằng chứng Covid-19 xuất hiện ở Mỹ từ cuối 2019
    16/06/2021 17:16 GMT+7

    Một nghiên cứu mới phát hiện, virus gây đại dịch Covid-19 đã xuất hiện ở Mỹ nhiều tuần trước khi nước này chính thức ghi nhận các ca bệnh đầu tiên vào đầu năm ngoái.

    Trả lờiXóa
  3. 7.

    Giữa hai liều vaccine
    Thứ tư, 23/6/2021, 00:05 (GMT+7)
    73



    Người bạn vừa tiêm liều vaccine AstraZeneca đầu tiên được hẹn bốn tuần sau quay lại tiêm liều hai. Anh hỏi tôi con số bốn tuần từ đâu ra.

    Khoảng cách thời gian giữa hai mũi tiêm là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Trước các băn khoăn xung quanh thời gian giữa hai liều vaccine, chúng ta phải dựa vào chứng cứ từ nghiên cứu khoa học hơn là ý kiến cá nhân.

    Theo hướng dẫn của nhà sản xuất AstraZeneca, khoảng cách thời gian cho hai mũi tiêm là bốn đến 12 tuần, nhưng họ ghi rõ "chuộng tám tuần trở lên", vì đó là thời gian để vaccine đạt hiệu quả cao nhất.

    Trả lờiXóa
  4. 11.

    Thứ trưởng Y tế: ‘F0 cách ly tại nhà vẫn được các đơn vị y tế theo dõi’
    14/07/2021 21:48 GMT+7

    Thứ trưởng khẳng định, F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đưa ra những hướng dẫn, khuyến cáo để nhóm này tự theo dõi sức khỏe.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.