Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/11/2024

Chương trình tưởng niệm thầy Suenari Michio (1938-2024) - Tại Kyoto, Thứ Bảy ngày 9/11/2024

Tin thầy Suenari từ trần, đã được Giao Blog loan ở đây. Một bài tưởng niệm của riêng tôi đã đi ở đây.

Ít ngày tới sẽ có một chương trình tưởng niệm thầy tại đại hội nghiên cứu năm 2024 của Hội học giả nghiên cứu Nhật Việt.

Đại hội nghiên cứu của Hội được tổ chức tại Đại học Sản nghiệp Kyoto. Trong đó, có một phân ban gọi là "Chương trình tưởng niệm thầy Suenari Michio". Cụ thể như ở dưới.

27/10/2024

Giấy dó Việt Nam đương đại - nhãn hàng "Đống Cao"

Tập hợp tin tức từ các nơi.

Năm 2024 đáng nhớ với đền Phố Cát : khôi phục lễ hội sau mấy chục năm gián đoạn

 Đền Phố Cát danh tiếng ở xứ Thanh đã lâu lắm rồi không tổ chức được hội. 

Dễ đến khoảng 30 năm gì đó.

Thì năm 2024 này, chính quyền huyện Thạch Thành đã quyết tâm mở lại hội đền Phố Cát (bây giờ ta quen gọi là "lễ hội đền Phố Cát").

Một thời gian trước, tôi như mơ khi đi trên tuyến cao tốc từ Hà Nội vào Diễn Châu (Nghệ An) mà đi qua khu vực huyện Thạch Thành.

Lúc đó, đã bàn luận trong xe là: vậy thì mai đây ta đi vèo một cái cũng sẽ đến Thạch Thành. Đường về Phố Cát tiện lợi hơn rất nhiều.

Thì bây giờ, từ 2024, hội đền Phố Cát đã được mở lại. Giao thông cao tốc hẳn sẽ có đóng góp gì đó trong tương lai.

26/10/2024

Phủ Trèo ở Nga Sơn (Thanh Hóa)

Một điểm thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở miền Nga Sơn.

Đi một bài ngắn của trang thông tin điện tử huyện Nga Sơn đầu tiên.

24/10/2024

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” - đúc mới năm Minh Mệnh 8 (1827)

Bài trên website của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1. Đoạn mở đầu thì thật vẫn quan ngại, là thế này:

"Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ (trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện ấn cùng loại bằng gỗ trên mặt có khắc Sắc mệnh chi bảo). Đây là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258)."

Hóa ra mảnh gỗ mới tìm được ở Hoàng thành Thăng Long gần đây, thật sự là cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" đầu tiên của Đại Việt chăng ?

Vậy là "Sắc mệnh chi bảo" đã có từ năm 1258 dưới triều Trần rồi !

Nghe hơi có màu sắc hạt lúa Thành Dền, vốn có thuyết mạnh là giống lúa thời các Vua Hùng với chàng Lang Liêu danh tiếng ! Nhưng đi làm "căn cứ" khoa học, thì rút cục: giống lúa Khang Dân có gốc Trung Quốc, tức đời hiện đại mới tinh ! Vụ thành Dền thì trên Giao Blog, xem lại ở đây, gắn với tên tuổi của học giả Lâm Mỹ Dung.

19/10/2024

Người Nhật và văn hóa quí trọng người lạ từ xa tới - Phan Bội Châu (1905) và Bùi Thanh Vân (1923)

Chỉ đặt hai mẩu kể chuyện của người Việt Nam đã tới Nhật vào đầu thế kỉ XX.

Mẩu đầu tiên của Phan Bội Châu (viết lại chuyện của năm 1905 khi cụ mới đến Nhật Bản). 

Mẩu thứ hai của cụ Bùi Thanh Vân viết và in luôn năm 1923 - kể về chuyện cụ đi du lịch Nhật Bản và Trung Quốc năm đó.

Câu chuyện đương đại về sắc phong và hồi hương sắc phong

Bài gồm nhiều kì đã đăng trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào năm 2020.

Bản ở đây là đăng lại.

Văn nghệ Thứ Bảy : người Việt viết du kí đi chơi thế giới hồi thập niên 1920 (trường hợp Bùi Thanh Vân)

Tiếp xúc với thế giới hiện đại đáng nhớ đầu tiên của người Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, mà có sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ ghi chép quan trọng, là cuộc Đông Du (các năm 1905-1908) của nhóm các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. 

Năm 1908, học sinh Đông Du là Trần Đông Phong đã mất tại Tokyo, mộ phần của cụ vẫn hiện ở tại Tokyo (xem trên Giao Blog ở đây), tính đến năm nay là đã sắp 120 năm !

Từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc, nhóm Phan Bội Châu gửi thư từ và tài liệu về trong nước trong suốt những năm đầu thế kỉ XX. 

Các du kí xuất bản ngay đầu thế kỉ XX thì thường rất ngắn. Các cụ còn bỡ ngỡ với chữ quốc ngữ - thậm chí cụ Phan Bội Châu vẫn còn chưa học quốc ngữ (chỉ viết chữ Hán), các văn bản của các cụ đều phải qua tay nhóm cụ Lê Đại dịch và viết ra quốc ngữ !

Nhiều khi, xem lại những bản viết chữ quốc ngữ của nhóm Lê Đại thực hiện tại Tokyo trước năm 1910 để gửi về trong nước, hậu sinh chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. 

Tôi đã để một thời gian tìm đi, rồi tìm lại, cái hiệu in sách cũ ở Tokyo, nơi đã in bản viết quốc ngữ của nhóm Lê Đại bằng phương pháp thạch bản, hồi đầu thế kỉ XX, mà chưa tìm được ! Vật đổi sao dời ! Tôi tìm các nơi có gắn bó với các cụ trong các năm 2003-2007, tức là sau khoảng 100 năm rồi, thì đúng là không còn gi. Đành chỉ còn biết được đại khái khu vực ấy, khu vực ấy mà thôi.


Bản viết tay chữ quốc ngữ năm 1909 tại Tokyo của nhóm Lê Đại được in thạch bản


15/10/2024

Mục từ "Mẫu Liễu Hạnh" trong "Bách khoa toàn thư Việt Nam" mạng (truy cập 10/2024)

Mục từ này được viết bởi một học giả vốn nghiên cứu về Mẫu Liễu Hạnh và thánh địa Phủ Giầy từ đầu thập niên 1990. Sau này, chị có một thời gian dài chuyển sang nghiên cứu về Đức Thánh Trần. Đó là học giả Phạm Quỳnh Phương (hiện chị đã chuyển công tác vào Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Hiện không thấy việc ghi rõ tên tác giả của mục từ (trên là tôi ghi theo thông tin tôi biết chắc chắn).

14/10/2024

Những lời cuối tâm huyết viết năm 1783 của Hải Thượng Lãn Ông trong "Thượng kinh kí sự"

Nhà chúa mời cụ Lê Hữu Trác từ Hương Sơn xa xôi ra Thăng Long, để chữa bệnh cho thế tử Cán (lúc đầu), rồi sau có chữa cả cho chúa.

1. Nhiều tháng danh y ở Thăng Long, đã nhiều lần bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn và căn dặn cách bào chế thuốc, nhưng mãi sau này mới rõ: thuốc cụ cắt thời gian đầu cho nhà chúa, hoàn toàn không được dùng !

Vì sao ?

12/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : mối tình buồn dưới mái chùa Liên Phái của danh y Lê Hữu Trác (1724-1791)

Mối tình hoàn toàn có thật ở thế kỉ 18, được chính đại danh y thuật lại, rất cảm động, trong danh tác Thượng kinh kí sự (ghi chép việc lên kinh đô Thăng Long) của mình. 

1. Tôi đọc Thượng kinh kí sự bản dịch của cụ Phan Võ (thân phụ của cụ Phan Ngọc) từ lúc mới học năng khiếu (xem NKTH ở đây), rất thích lối viết của cụ. 

Sau này, nghiên cứu về nhóm các cụ Nguyễn Tông Quai và Lê Quý Đôn, thì tôi được biết là cụ Lê Quý Đôn với cụ Lê Hữu Trác có quan hệ họ hàng qua hôn nhân (các cụ trong dòng họ ở Diên Hà kể: cụ Đôn lấy một người em gái họ của cụ Trác, các cụ cùng họ Lê nhưng khác chi phái).

2. Hồi mới lớn, tôi có theo học rồi tự học Đông y một thời gian. Bây giờ, mở hồ sơ cũ vẫn thấy chữ kí cùng con dấu của thầy Trần Thúy - thầy có thời gian là Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền. Hồi đó, lại đọc lại Thượng kinh kí sự, thì mới hiểu được những chỗ ở Thăng Long cũ được cụ tổ nghề Hải Thượng Lãn Ông ghi chép. Tôi đến chùa Liên Phái lần đầu tiên ngày đó cũng là do ghi chép trong Thượng kinh kí sự

Nghĩ lại thật vui, đến chùa Liên Phái lần đầu lúc đó một tay cầm cuốn Thượng kinh kí sự, một tay lại cầm hai cuốn Văn bia Hà Nội (sách do nhóm cụ Tảo Trang người làng Đại Từ - Hà Nội - làm chủ biên).

Bộ Văn bia Hà Nội lúc đó được một anh bạn cùng học châm cứu tặng ! Bạn mua được ở đâu đó giá rất rẻ và mua dư thêm ra ! Nay mở sách ra, vẫn thấy tên bạn kí ở trang đầu. Bạn học Bách khoa, mình học Tổng hợp.

3. Năm 1782 (Cảnh Hưng 43), khi đã ngoài 60, cụ Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm mời từ Hà Tĩnh về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cụ đã viết và hoàn thành Thượng kinh kí sự vào năm 1783.

Trong thời gian mấy tháng ở kinh đô, cụ có gặp lại một người con gái vốn được hai gia đình hứa hôn cho cụ lúc nhỏ - lúc đó, đã trở thành một ni sư.

Câu chuyện của họ được kể tiếp dưới mái chùa Liên Phái.

11/10/2024

Nữ nhà văn châu Á đầu tiên nhận Nobel Văn chương - Hàn Giang (Han Gang 韓江 ) của Hàn Quốc 2024

Tin chính thức của ngày 10 tháng 10 năm 2024.

Nữ nhà văn Hàn Giang sinh năm 1970, đã bắt đầu sáng tác từ đầu thập niên 1990, gần đây nổi tiếng thế giới với tiểu thuyết "Người ăn chay" - đã được dịch ra tiếng Anh và nhận giải thưởng văn chương Man Booker International vào năm 2016.