Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

10/08/2014

Thư mục chuyên đề của Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (tính đến 6/2013)

Thư mục đưa 25 đầu sách. Trong đó, không thấy có cuốn sách của Trần Dân Tiên cũng như cuốn của T.Lan. Nhưng có cuốn xuất bản năm 1960, của tập thể tác giả, mang tựa đề "Bác Hồ (Hồi ký)". Sách mang số 15 trong thư mục. Trong cuốn này, có bài của các vị như Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Trần Đĩnh,...

Trống đồng Cao Bằng, của người Lô Lô

Các trống này hiện lưu giữ trong làng bản người Lô Lô và Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Lại có một chút trùng hợp, hoàn toàn ngẫu nhiên, là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng tên là Phùng Chí Kiên.

Trống sưu tầm về Bảo tàng tỉnh chủ yếu là do công an tỉnh bắt được, hoàn toàn ngẫu nhiên, của con buôn đồ cổ. Chưa có cái nào đào được ở dưới địa tầng.

09/08/2014

NHỮNG VÌ SAO ĐEN của Ngô Tự Lập trượt giải PEN cho tác phẩm dịch

Sau vụ tranh luận mấy năm trước với Nguyễn Tôn Hiệt (nick-name của Hoàng Ngọc - Tuấn bên Tiền Vệ), thì không thấy Ngô Tự Lập có gì đăng trên Tiền Vệ nữa. Cũng lâu lâu, không còn thấy anh viết về Trần Dân Tiên. Và đặc biệt, không thấy anh thực hiện dịch phẩm nào đáng kể từ dự án dịch sách mà anh đã trình bày hồi lâu lâu. 

Một đợt, thấy anh viết ca khúc.

Và hôm nay, ngẫu nhiên, đọc tin, thấy đưa: một tập thơ song ngữ Việt - Anh của anh (xuất bản ở nước ngoài) vừa trượt giải PEN. Luôn thấy anh đam mê thể nghiệm trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. 

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)

Từ từ rồi ta sẽ thấy một điều sau: có rất nhiều trí thức thời đó đã ủng hộ mạnh cho đại phát kiến "làm chủ tập thể" do cụ Lê Duẩn tìm ra và tuyên bố rằng "Loài người đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể" (theo ghi chép của cụ Nguyễn Ngọc Lanh ở dưới, vào năm 1977 - tức là đêm trước nữa của Đổi Mới). Đó cũng là ngang ngang với thời điểm cụ Tô Hoài viết xong và đem xuất bản cuốn Trái đất tên Người đã giới thiệu hôm trước.

Đổi Mới có "đêm trước Đổi Mới" và "đêm trước nữa của Đổi Mới".

Ở "đêm trước nữa" ấy, là đại phát kiến ngang tìm ra lửa của loài người, đã ra đời tại Việt Nam ta: làm chủ tập thể. Những vị từng du học ở Nga thời kì xã hội chủ nghĩa có tâm sự lại (tôi nghe trực tiếp từ các tiền bối H.V, T.D.H, và D.P.H,... - đều là dân lí luận cả): lúc cụ Lê Duẩn đưa thuật ngữ này, mong xuất khẩu trở lại đất nước của Lê Nin, giới chuyên gia của Nga đều ngạc nhiên vì quá mới, quá tân kì.

Hát Phưn của người Nùng ở Yên Bái

Đã có một cuốn sách chuyên đề của tác giả quen biết Triệu Thị Mai. Sách đồng dạng như vậy ở Quảng Tây và Vân Nam, mấy năm gần đây, được xuất bản nhiều.

08/08/2014

Khó khăn để vực dậy nền giáo dục và khoa học Việt Nam - 1 (đại học và giáo sư Việt kiều đã về hưu sẽ kiện nhau)

Quan sát thấy việc ông Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ, là giáo sư đại học đã nghỉ hưu) và Đại học Tôn Đức Thắng hình như sắp đưa nhau ra tòa. Cụ thể xem ở dưới.

Vẻ như người ta đã quá kì vọng vào các ông giáo từ nước ngoài dù đã về hưu. Trong khi thực lực của đại học không có gì, mà lại muốn ra tạp chí chuyên ngành tầm quốc tế, và cậy vào một ông giáo đã cao tuổi, đáng được nghỉ ngơi toàn phần. Và ngược lại, các ông giáo cũng không còn tự lượng được sức mình. 

Thiên nan vạn nan.

Trong số 169 nick-name : đến năm 2001, với xuất bản chính thức, có "T.Lan" nhưng không có "Trần Dân Tiên"

Theo lời giới thiệu của trang Ban Quản lý lăng thì gần đây có hai cuốn sách mới xuất bản chuyên về đề tài bí danh, bút danh của Hồ Chủ tịch. Tạm gọi một cách vui cho tất cả là "nick-name".

Cuốn do Bảo tàng Hồ Chinh Minh xuất bản năm 2001(tạm gọi là cuốn A) thì đưa ra con số 169 tên chính thức và 17 tên tồn nghi. Còn một cuốn khác, của cá nhân biên soạn, đã in năm 2003 (tạm gọi là cuốn B) thì đưa con số 174 tên.

Theo cuốn A (đúng như bản giới thiệu của website Ban Quản lý lăng) thì có thấy bút danh "T.Lan" (năm 1961). Nhưng không có "Trần Dân Tiên". Ở phần tồn nghi cũng không có. Tức là khác với cuốn sách đã xuất bản năm 1976 mà cụ Hà Minh Đức tin dùng từ năm 1985 đến nay.

Góp phần tìm hiểu thêm về Phủ Dầy (bài Nguyễn Thị Yên, 2014)

Trước khi xem bài ở dưới, nên xem lại phát hiện quan trọng của học giả Nguyễn Thị Yên thời gian vừa qua trong nghiên cứu về Mẫu Liễu, đã giới thiệu trên blog này, rằng: bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) chính là một kiếp hóa thân của Mẫu Liễu.

Người Tày - Nùng nói về LÍ và LẼ

Nhìn chung người Tày Nùng thường có cách nói giản dị, không chuộng sự cầu kì và nặng tính kinh điển như người Dao. 

07/08/2014

Trang web chính thức của nhà ngoại cảm hình như đã hỏng ?

Đó là trang của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhvfX3vtN-IYANkPpVuUcNZyitiPYh9zo7p6yWssPYV9BR6vOB0DfRS1xN-NHK_8GpWNVHxYRavIRPqdaOP70V8xeml6wHw8ztfNkX2I0zRK4eOMyMjoh9BTFPGgreCfvBxNYFnrqPGeiQ/s1600/phanthibichhang+ok2.jpg

Đã giới thiệu ở đây (hồi tháng 11 năm 2013, khi trang web vừa ra đời). Bây giờ, tháng 8 năm 2014, truy cập thì không còn thấy nữa.

Hậu duệ của khối Lạc Việt không có người Kinh, và chỉ số M119C trong nhiễm sắc thể Y (quan điểm của Trung Quốc)

Hồi tháng 3 năm 2012, trên mạng Lạc Việt của Trung Quốc, có tự đặt câu hỏi và tự trả lời, rằng: hậu duệ hiện nay của khối Lạc Việt (nằm trong Bách Việt) gồm những tộc người nào ? Xem ở hình dưới:

Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt, có sớm hơn chữ Giáp Cốt (tháng 1 năm 2012)

Entry đã đi trên blog Yahoo hồi tháng 1 năm 2012, kịp khi Quảng Tây vừa tổ chức hội thảo công bố phát hiện (cũng thấy lưu tít trên blog ngoclinhvugia ngày 28/1/2012). 

06/08/2014

Đơn thỉnh nguyện các nhà ngoại cảm ra tay cứu giúp, của gia đình nạn nhân và luật sư (văn bản)

Tin đó đã được báo chí loan đi từ hồi cuối tháng 6 năm 2014. Bây giờ, có thể thấy nguyên văn của văn bản trên trang nhà UIA (ông Vũ Thế Khanh).

Niềm tin gửi đến học trò Obokata trong thư tuyệt mệnh của thầy Sasai

Tổn thất của khoa học Nhật Bản với sự ra đi của Giáo sư Sasai (ngày hôm qua, tại Viện Riken) được đánh giá là quá lớn. Bởi ông là nhà khoa học hàng đầu của Nhật Bản về tế bào, có tầm ảnh hưởng toàn thế giới trong chuyên ngành, xây dựng được mạng lưới nhân lực nghiên cứu quốc tế. Từ thời đại học, ông đã là một thiên tài trong con mắt của bạn bè.

Trong những lá thư tuyệt mệnh còn để lại, có một lá là gửi cho học trò Obokata. Một phần lá thư ấy đã được phía Riken tiết lộ cho báo giới. Qua đó, vẫn thấy tình cảm trìu mến và niềm tin mãnh liệt mà Sasai gửi đến học trò. Ông viết: "Obokata, việc tôi làm không phải là do em đâu....(...) đã vượt qua giới hạn, (tôi đã) quá mệt mỏi về tinh thần". Đặc biệt là dòng: "Obokata, bằng mọi giá nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP".