Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/05/2014

Chiếc chuông chùa lạ kì, tự biết bảo vệ lấy mình, ở Vị Xuyên - Hà Giang (chùa Sùng Khánh, đúc năm 1705)

Chiếc chuông hiện được bảo quản tại Làng Nùng. Tên làng là Nùng, nhưng không có hộ nào người Nùng, mà chỉ có người Tày. Về chiếc chuông thú vị này, vào năm 2012 (sách in năm 2013), tôi đã từng có dịp đề cập:

Đọc cụ thể tại nguồn trên mạng ở đây
Các việc khác chưa từng động bút.

Bây giờ, thấy trên Gia đình có bài dưới đây (lên mạng vào tháng 3/2014), vớt về lưu.

11/05/2014

Người Việt ở Đài Loan cũng tổ chức biểu tình phản đối bành trướng Trung Quốc, ngay trên đất Đài Bắc

Báo chí chính thống trong nước đã điểm tin bà con người Việt hôm nay, 11/5/2014, biểu tình tại Nhật Bản và Đức.

Tôi muốn bổ sung thêm tin của bà con ở Đài Loan:
Nguyên chú (tạm dịch): Có khoảng gần một trăm người Việt, ở ga Đài Bắc

Tổ chức biểu tình chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, ngay tại Đài Loan, có ý nghĩa lớn. 

Ý nghĩa đó tăng lên gấp bội, nếu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu,..., tức là ngay tại Trung Quốc đại lục, cũng có hoạt động tương tự của bà con người Việt.

Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, ... đồng loạt, với qui mô khoảng 1 vạn người

Lần đầu tiên các đô thị lớn của Việt Nam cùng đồng loạt phản đối Trung Quốc. Cũng là lần đầu tiên báo chí chính thống tường thuật trực tiếp.

Đó là miêu tả cho ngày 11/5/2014, của phóng viên Ito - người đã viết tin cho cuộc biểu tình đầu tiên do một nhóm nhỏ thực hiện trước Đại sứ quán Trung Quốc chiều 9/5/2014.

Phóng viên Nhật Bản ước tính vài ngàn người. Còn báo chí chính thống thì ước khoảng 1 vạn (dẫn theo bài báo của Ito ở dưới).

Ảnh của tờ Nikei (Nhật Bản)

10/05/2014

Sự khác thường chưa từng thấy của báo chí Đại Việt : Đưa tin về biểu tình ở Nam Bộ ngày 10/5/2014

Sự bất thường ấy đã được báo chí nước ngoài chú ý, và điểm ngay. Chẳng hạn tờ Sankei của Nhật Bản vừa đưa bài "Biểu tình chống Trung Quốc ở Nam Bộ Việt Nam, báo chí quốc doanh bất ngờ đưa tin" (xem toàn văn ở dưới).

Báo Nhật đưa tin về biểu tình chống Trung Quốc : chiều 9/5 đã có nhóm nhỏ 20 người ở Hà Nội, ngày 10 và 11 sẽ tiếp tục

Báo chí Nhật (xem toàn văn ở dưới) đã đưa tin lúc 0 h ngày 10/5/2014. Tin do kí giả Ito (đang ở Hà Nội) viết. Theo đó, có mấy điểm chính sau.

1. Chiều 9/5/2014, một nhóm nhỏ khoảng 20 người đã tập trung ở trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc xoắn trộm dầu của Việt Nam. Ở ngoài biển khơi, Trung Quốc và Việt Nam vẫn đang ăn miếng trả miếng.

2. Qua mạng internet, người ta đang kêu gọi biểu tình với qui mô lớn cả ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 10 và 11/5/2014.

3. Chính quyền có vẻ sẽ ủng hộ ngầm cho những cuộc biểu tình này. Có thể sẽ không có việc bắt giữ người biểu tình.

08/05/2014

Đoàn Trung Quốc được mời tới Điện Biên Phủ kỉ niệm tròn 60 năm (tờ QĐND)

Đoàn chủ yếu gồm người thân trong gia đình các tướng lãnh đã giúp Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp (gia đình các ông Vi Quốc Thanh, Trần Canh,...) và gia đình tướng Nguyễn Sơn. Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận được lời mời của phía Việt Nam, đoàn đã tới thăm Điện Biên Phủ.

Thời gian là cuối tháng 4 năm 2014.

Đại khái như sau (ảnh chụp tại Điện Biên Phủ, do phóng viên báo QĐND chụp):


Đó là nội dung của một bài báo trên mảng tiếng Trung của tờ Quân đội Nhân dân (của Việt Nam). 

Bài báo có tiêu đề là 奠边府——搭建越南-中国密切友好关系的桥梁 (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Cây cầu kiến tạo quan hệ hữu hảo mật thiết Việt Nam - Trung Quốc). 

Trung Quốc điều 80 tàu, và Việt Nam cũng đã huy động 29 tàu

Hai con số trên (80 và 29) vừa thấy xuất hiện trên báo chí Nhật. 



Trung Quốc vốn luôn cậy đông. Nhưng đông mà đạn bắn ra từ nòng pháo toàn là cát (dĩ nhiên lẫn với đất và sỏi) như thời quân đội Mãn Thanh giao tranh với quân đội Nhật Hoàng hơn 100 năm trước, thì phỏng ích gì. 

Nếu Việt Nam đưa ra 92 tàu hay 129 tàu, thậm chí là 229 tàu, thì không rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao (điều kiện cho phía Việt Nam : đảm bảo pháo phải bắn ra đạn thật, chứ không phải cát).

Những thước phim vô giá về cuộc kháng chiến trường kì 9 năm của cả dân tộc (1946-1954) : Điện ảnh Nga Xô, sản xuất năm 1955

Phim do phía Nga Xô dựng và phát hành từ năm 1955. Trong đó, có những đoạn là do nhà quay phim Việt Nam là Quang Huy thực hiện - một người mà hiện nay, hầu như rất ít người còn biết đến.

Một dân tộc quả thực đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa":

Cùng tháng Năm, cách nhau 8 năm : Bạn anh Dặm ở Hà Nội (2006) và ở Hoa Kì (2014)

Anh Nguyễn Đình Dặm đang vá quần đùi cho người bạn tù (ở Việt Nam, 2010s)

07/05/2014

So sánh Việt - Nhật : Số người tử vong trong dịp nghỉ dài ngày (cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2014)

Gần như trùng với dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ở Việt Nam, hàng năm, tại Nhật có tuần lễ vàng. Năm nay, tuần lễ vàng ở Nhật bắt đầu từ 26/4 và kéo dài đến hết ngày 5/6/2014. Dân chúng Nhật được xả hơi trong dịp này, hoặc đi du lịch hoặc nghỉ ngơi thư giãn.

Bây giờ, so sánh một chút về con số cụ thể, giữa hai nền giao thông cách xa nhau một trời một vực.

1. Theo thống kê chính thức của Việt Nam thì dịp nghỉ lễ năm 2014 này là như sau:

"Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong 4 ngày nghỉ Lễ (30/4 – 3/5) cả đã xảy ra 193 vụ TNGT làm chết 99 người bị thương 127 người."

Báo chí Trung Quốc ngày 7-5-2014 : Việt Nam kỉ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, cựu chiến binh nói về vai trò quan trọng của Trung Quốc

Hình ảnh trên báo chí Trung Quốc sáng ngày 7/5/2014:
Nguyên chú (Giao dịch):
Ảnh tư liệu, hình miêu tả trang phục của đội quân du kích Bắc Việt, phần vũ khí trang bị
là do Trung Quốc sản xuất

(Nguyên văn lời chú thích ảnh:  资料图:北越游击队装束示意图,武器装备部分是中国制造)

05/05/2014

Bạn anh Dặm : Xem video trực tiếp và đọc thư trực tuyến

Khoảng một tháng trước, đã lại nhắc đến anh Dặm và chiếc quạt cây ở góc phòng. Bây giờ, bổ sung tư liệu. Mà là tư liệu ở dạng trực quan sinh động. Tức, xem cái, thấy luôn ra vấn đề.

Đầu tiên, cần xem hai video dưới đây.

04/05/2014

vụ Nhã Thuyên mở miệng : Vì sao Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn không kí tên ?

Du lãng phương nam trong một thời gian, không có điều kiện theo dõi vụ Mở Miệng của Nhã Thuyên. Nhưng vẫn thắc mắc, cho đến ngày hôm nay, 3/5/2014, rằng: hai ông đồng chủ bút của Tiền Vệ (nơi mà Mở Miệng được khai sinh) là Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn không hiểu sao chưa thấy kí tên vào 2 văn bản dưới đây.

(1). Bản phản đối và yêu cầu (164 vị kí tên).

(2).Thư ngỏ (40 vị kí tên).

Mới chỉ thấy một entry của Nguyễn Hưng Quốc trên hệ thống blog VOA.

Sự chưa, cũng có thể là không kí này, nên được suy ngẫm. 

Dĩ nhiên, sự chưa hay không kí lần này của NHQ và HNT, tựa như có khác về tố chất với sự chưa hay không kí của Phạm Thị Hoài.