Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-lí-blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-lí-blog. Hiển thị tất cả bài đăng

07/02/2022

Những khám phá mới của cư dân mạng về cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) vào đầu năm 2022

Mấy ngày Tết Nhâm Dân vừa rồi, bắt đầu bằng việc một bạn bên Fb đưa hình ảnh chụp cuốn Hồ Chí Minh truyện trên yên xe máy, rồi với ý nghĩa như điểm tin nhanh thì Giao Blog có vớt về; liền sau đó, bác Đông A tiếp tục khám phá tư liệu từ kho lưu trữ ở Pháp. Xem cụ thể ở đây (entry đã đi từ ngày mùng 3 tháng 2, rồi cập nhật dần cho đến hết ngày 6 tháng 2 năm 2022).

1. Đại khái, đến ngày hôm nay (7/2/2022), chỉ bằng những thao tác tìm kiếm tư liệu trên mạng toàn cầu, thì hiện nay, bác Đông A đang dần nhận ra vai trò của nhân vật Trần Ngọc Danh và vai trò của một bản tiếng Pháp (được xem là do Trần Ngọc Danh viết) có trước bản tiếng dịch tiếng Trung (do Trương Niệm Thức thực hiện và in năm 1949 tại Trung Hoa).

12/05/2017

TRAN DAN TIEN (Trần Dân Tiên) đã viết cuốn sách vào năm 1947, và bằng tiếng Pháp

Vào tháng 8 năm 2014, từ tư liệu xác thực, đã nói đến điều sau: trong nghiên cứu văn bản, thì nên phân biệt rõ ràng hai người, là ông TRAN DAN TIEN (tiếng Việt nhưng không có dấu) và ông Trần Dân Tiên (tiếng Việt có dấu). Sẽ còn có những ông Trần khác. Đọc lại ở đây.

Trước đó nữa, vào tháng 10 năm 2013, chỉ từ nội dung của bản in năm 1949 thì đã tạm xác định: TRAN DAN TIEN đã hoàn thành cuốn sách trước tháng 1 năm 1948. Đọc lại ở đây.

28/12/2015

Chữ quốc ngữ và Đắc Lộ (bài Đào Trinh Nhất, năm 1932)

Học giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) từng khai thác tài liệu của Đắc Lộ để viết về trận hải chiến của người An Nam với người Hòa Lan thời 1640s. 

Ở thập niên 1930, có thể nói, Đào Trinh Nhất đã đọc Đắc Lộ tương đối kĩ lưỡng.

06/03/2015

Học giả Nguyễn Văn Khoan gửi thư cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Thư này bên trang nhà Phạm Tôn giới thiệu.

Mình thì quan tâm đến bút tích của bác Nguyễn Văn Khoan. 

Đây là một trong những chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chủ tịch. Đợt trước, nhờ sự giúp đỡ của bác Thiên Lý, đã giới thiệu từ sách của bác Khoan những ghi chép thú vị về bản dịch tiếng Thái cho cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi cuối 1940s và đầu 1950s (xem lại ở đâyở đây).

04/03/2015

27/10/2014

23/10/2014

Bức chân dung năm 1949 của Hồ Chủ tịch là do ai vẽ ?

Bức chân dung đó có chữ kí của họa sĩ, ở góc. Có thể xem là một đầu mối để lần tìm.

Gần đây, nhân sự kiện triển làm CCRĐ, những bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân được đề cập (xem thêm ở đây). Và cũng từ đó, xác nhận thêm, đó là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam độc lập vẽ chân dung Hồ Chủ tịch.

12/10/2014

Sắp ra thêm tập nữa của "Đèn cù", và nghe các văn nhân người Việt bàn tiếp về tập trước

Người biên tập cho biết là tập nữa của Đèn cù sẽ ra vào cuối năm 2014, hay là sang năm 2015.

Và vừa rồi, BBC Việt ngữ lại tổ chức trao đổi qua mạng về tác phẩm. Lần trước thì là một nhóm các bô lão lớp đầu. Hôm nay, tựa như có thể gọi là nhóm bô lão lớp tiếp theo

01/08/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (2)

Viết dần dần từ 29/7/2014

Đi vào nội dung cụ thể của cuốn sách, thì tạm thời, ở đây, đưa 2 chỗ trong đó liên quan đến trước tác của Trần Dân Tiên.

Trong 2 trích đoạn này, các nhân chứng hoạt động tại Thái Lan thời điểm đó cho chúng ta biết: họ đã dịch từ bản gốc tiếng Pháp (do Trần Dân Tiên viết) sang tiếng Thái Lan. Và đặc biệt, dịch luôn cả sang tiếng Việt ! Tức là, tựa như, nếu tin vào đây, thì bản tiếng Pháp có trước nhất, các bản khác chỉ là dịch từ đó mà ra. Người trực tiếp dịch còn cho biết là ông nhận từ chính tay cụ Hồ một bản tiếng Pháp đã được đánh máy !

28/07/2014

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)

Cảm tạ hai bác Thiên Lý và Nguyễn Văn Khoan

Cứ phải từ từ, không vội được. Mà không gì phải vội cả. 

Gì thì gì, người Trung Quốc đã biết rõ từ lâu. Họ đã ghi thành văn bản từ ngay thời đó, chứ không đợi đến đầu thế kỉ 21 này. Và bản tiếng Pháp ấy hẳn họ cũng đang lưu giữ. Có điều, hiện nay, họ chưa chính thức công bố. Chắc để làm vốn. Mà khi họ có công bố, thì ta cũng phải theo tinh thần của nhà văn Sơn Tùng, là cần cẩn trọng nếu không là mắc bẫy (entry cũ đã đi năm 2012). 

Phía Việt Nam thì vẫn thế (có thể xem lại sách của Hà Minh Đức từ năm 1985 đến nay, hoặc bài của Mạc Thủy trên Tạp chí Cộng sản năm 2007).

19/07/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên vốn có bản gốc là tiếng Pháp ? (dẫn lại ghi chép đọc sách của bác Thiên Lý, 9/2013)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, thể theo lời thỉnh nguyện của lớp con cháu như chúng tôi, với tư cách là con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh và nhiều trải nghiệm của bản thân ông trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đã có một xác nhận mang những gợi ý quan trọng liên quan đến cuốn sách (xem lại ở đây, tháng 10/2013). Tôi chú ý đến hai chi tiết: vai trò của cụ Trường Chinh, thời điểm năm 1946.

Trước đó, một ít hôm, vào tháng 9/2013, bác Thiên Lý, qua đọc sách mới xuất bản gần đây do bác Nguyễn Văn Khoan làm chủ biên, cung cấp những gợi ý cũng thú vị không kém. Cũng có liên quan đến thời điểm năm 1946.

Sẽ trở lại với thời điểm 1946 sau. Bây giờ, đọc lại ghi chép của bác Lý. Kính mong bác Lý cho tư liệu cụ thể hơn so với thời điểm tháng 9 năm 2013 (nếu có thể, mong bác cho bản chụp từ sách in lên blog của bác; hoặc gửi qua mail, rồi tôi sẽ đưa lên giúp ở bên này). 

16/06/2014

Báo chí Trung Quốc lớn tiếng ca ngợi PHONG CÁCH THIÊN TỬ của người anh em với ông chủ tiệm bánh ở Hồ Nam (gia tộc họ Tập)

Gần đây, người ta đã "tìm được" người anh em như vậy, ở một tiệm bánh thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), trong đại gia tộc họ Tập.

Hôm nay, truyền thông Trung Quốc nhất loạt ca ngợi phong cách của người anh em với ông chủ tiệm bánh.

Toàn văn đọc ở dưới, còn ý chính thì phong cách của người anh em này, được chỉ ra như sau. Tạm gọi là phong cách thiên tử.


Cha và con (nguồn)

Mà trước khi đọc các điểm ở đây (quan điểm của báo chí Trung Quốc), nên ngó qua bài của bác Thiên Lý bên Đại Việt (đã đi mấy hôm trước): Thiên tử nhứt ngôn (tôi mạn phép tự tiện chữa chữ Nhất trong nguyên bản của bác Lý thành Nhứt).

25/02/2014

Rớt kiếm : Chiêu thức cho năm Giáp Ngọ 2014 và những năm tiếp theo

Chỉ là ghép những bức hình đã có lại với nhau, để thành một câu chuyện. Tất cả đều trong phạm vi hài. Mua vui cũng được chừng nửa trống canh. Ý tưởng và một phần giáo trình là của thầy Thiên Lý (cần xem trước bên thầy Thiên Lý rồi đọc tiếp bên đây).


Đi đến bước đường cùng, cạn kiệt tất cả, người ta chỉ còn biết trông và cậy vào ông Bao Công hiện hình trên tường:

1330597057-chuyen-la-1.jpg

29/11/2013

ĐỒNG BÓNG theo cách giải thích của cụ An Chi (1993, 2013)

Vừa rồi, bác Lý có đi một entry khá dí dỏm là Anh ngố, anh biết quái gì về ngoại cảm. Nhờ bác nhắc đến khái niệm đồng bóng, thì tôi mới nhớ ra là cụ An Chi ngày trước đã có dẫn giải.