Ngày mai có một hội thảo về Di chúc của Bác Hồ. 1969-2019. Tròn 50 năm.
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn bảo-tàng-hồ-chí-minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bảo-tàng-hồ-chí-minh. Hiển thị tất cả bài đăng
01/06/2019
Ngày 1 tháng 6 : Bác Hồ hút thuốc và không hút thuốc (1960, 2001)
Tấm ảnh của năm 1960 đã được trang Khu Di tích Bác Hồ (viết tắt) đăng bản chính, và giải thích thêm về bối cảnh. Đọc tư liệu ở dưới. Theo tư liệu gốc của trang đó, thì Bác Hồ hút thuốc trong thời điểm quàng khăn đỏ cho thiếu nhi.
Tấm ảnh của năm 1960 đó đã được chuyển thể sang tem năm 2001. Bác Hồ trong con tem năm đó thì không còn hút thuốc trong thời điểm quảng khăn đỏ cho thiếu nhi.
11/05/2019
Nói lại mà nghe (6) : sự cẩu thả và lười nhác của cán bộ chuyên môn Khu Di tích Bác Hồ
5 năm đã trôi qua. Bởi vậy, học và làm theo phong cách nhà báo C.B, sẽ là ở mục Nói lại mà nghe - đã có từ tháng 5 năm 2015 trên Giao Blog.
Nói lại mà nghe ở đây, là về một bài viết chính thức của Khu Di tích Bác Hồ đăng trên trang chủ của cơ quan này vào năm 2014, luận về bút danh Trần Dân Tiên. Bài viết đó đã được đưa về Giao Blog lưu từ năm ấy, tức là cũng đã 5 năm trước (xem lại ở đây).
Khu Di tích Bác Hồ là tên viết tắt. Còn tên đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đây là nơi mà ông Nguyễn Văn Đoàn vốn là thủ trưởng cơ quan - tức Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo thông tin của nhà báo Quốc Phong (đã đăng ở đây, tháng 5/2017), ông Đoàn vốn là lính cận vệ của Bác Hồ. Ông Đoàn là phu quân của bà Nguyễn Thị Tình - bà có một thời gian là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.
04/12/2017
27/07/2017
Công bố trực tuyến khi người thư kí còn tại thế năm 2004 : "Tài liệu tuyệt đối bí mật"
Gần đây, hồi tháng 5 vừa rồi, bà Nguyễn Thị Tình nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh (thông qua nhà báo Nguyễn Quốc Phong trên Fb) có đưa một tư liệu kèm bản chụp một công văn do chính bà kí tên đề ngày 16/8/2004. Đọc lại cụ thể ở đây (tháng 5/2017).
Tháng 8 năm 2004. Khi đó cụ Vũ Kỳ đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
21/05/2017
Nguyễn Ái Quốc sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và những chuyện riêng tư (tác giả Nguyễn Quốc Phong tiếp tục đưa thông tin)
Tác giả Nguyễn Quốc Phong vào năm 2015, sau khoảng 5 năm cân nhắc, đã công bố chính thức trên tạp chí Xưa & Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam một đoạn tư liệu (nguồn chính là từ băng ghi âm cụ Vũ Kỳ, với sự đồng ý của hai người bạn Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Văn Đoàn). Bài đó đã được đưa về blog này vào cùng năm, đọc lại ở đây (Giao Blog ngày 31/10/2015).
28/04/2017
Tư liệu chính thức : Bản khai lí lịch năm 1934 của Nguyễn Ái Quốc
Bài của bác Chu Đức Tính vừa đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng.
31/05/2015
Nói lại mà nghe (3b) : Vũ khí mạnh hơn bom nguyên tử của Hồ Chủ tịch
Entry đánh số 3 (đã đi hôm qua, xem lại ở đây) thì là bản gốc của bài. Bản ấy ghi tên tác giả là C.B.
17/05/2015
18/04/2015
Đăng kí một bản thảo, một câu nói, của Hồ Chủ tịch
Vừa rồi, báo chí đưa tin về việc Việt Nam sẽ đăng kí bản quyền với một câu nói của Hồ Chủ tịch (xem nguyên văn đưa về lưu ở dưới).
Tin này, mới làm nhớ lại việc từ 5 hay 6 năm trước, Việt Nam đã đăng kí một bản thảo của Hồ Chủ tịch (bản thảo cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện với bút danh T.Lan - tài liệu lưu thì ở đây).
02/11/2014
Danh xưng "Bác Hồ" của Hồ Chủ tịch (1945, 1946, 1947)
Về thời điểm bắt đầu sử dụng danh xưng này, gần đây, năm 2012, nhà văn Phạm Thị Hoài sau khi đối chiếu các nguồn, đưa ra kết quả: tháng 8 năm 1947.
23/10/2014
Khu Di tích Bác Hồ lên tiếng : Tìm hiểu về tác giả Trần Dân Tiên (tháng 5/2014)
Tên của khu di tích là viết rút gọn. Tên đầy đủ thì xem ở dưới.
05/10/2014
28/09/2014
Số phận kỳ lạ của bản thảo tập thơ "Ngục trung nhật ký" (bài Song Thành, 2013)
Bài đã lên trang của Nxb Chính trị Quốc gia năm 2013.
Tác giả Song Thành sử dụng chữ "Cụ" (viết hoa).
Tác giả Song Thành sử dụng chữ "Cụ" (viết hoa).
12/09/2014
Bác Hồ đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất
Cuộc triển lãm CCRĐ tổ chức ở phố Bích Câu (Hà Nội), đã được nói đến ở các entry trước.
Bây giờ, thì xem cái ảnh chụp cảnh Hồ Chủ tịch đang tham dự cuộc triển lãm, và được cán bộ của triển lãm hướng dẫn về những cái ảnh treo trên tường. Đó là ảnh về CCRĐ cho đến thời điểm tháng 9 năm 1955.
11/09/2014
Triển lãm CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT vào năm 1955 tại phố Bích Câu, và tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ
Đã có một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất, từ năm 1955, tổ chức tại phố Bích Câu (Hà Nội). Triển lãm đó đã được nhắc tới từ lâu, và gần đây, cũng từng được nhắc lại nhiều. Chẳng hạn, chỉ liên quan đến riêng blog này, thì có với Phong Lê năm 2004 ở đây, bản lưu blog YH cũ của tôi năm 2011 ở đây (chỉ là lưu bài của Phong Lê), và với Nguyễn Huệ Chi năm 2011-2012 ở đây.
Cho nên, bảo rằng, lần đầu tiên có triển lãm về Cải cách ruộng đất vừa rồi (năm 2014), là chưa hẳn đúng.
23/08/2014
Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng
Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).
Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:
(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.
(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.
Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.
10/08/2014
Thư mục chuyên đề của Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (tính đến 6/2013)
Thư mục đưa 25 đầu sách. Trong đó, không thấy có cuốn sách của Trần Dân Tiên cũng như cuốn của T.Lan. Nhưng có cuốn xuất bản năm 1960, của tập thể tác giả, mang tựa đề "Bác Hồ (Hồi ký)". Sách mang số 15 trong thư mục. Trong cuốn này, có bài của các vị như Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Trần Đĩnh,...
08/08/2014
Trong số 169 nick-name : đến năm 2001, với xuất bản chính thức, có "T.Lan" nhưng không có "Trần Dân Tiên"
Theo lời giới thiệu của trang Ban Quản lý lăng thì gần đây có hai cuốn sách mới xuất bản chuyên về đề tài bí danh, bút danh của Hồ Chủ tịch. Tạm gọi một cách vui cho tất cả là "nick-name".
Cuốn do Bảo tàng Hồ Chinh Minh xuất bản năm 2001(tạm gọi là cuốn A) thì đưa ra con số 169 tên chính thức và 17 tên tồn nghi. Còn một cuốn khác, của cá nhân biên soạn, đã in năm 2003 (tạm gọi là cuốn B) thì đưa con số 174 tên.
Theo cuốn A (đúng như bản giới thiệu của website Ban Quản lý lăng) thì có thấy bút danh "T.Lan" (năm 1961). Nhưng không có "Trần Dân Tiên". Ở phần tồn nghi cũng không có. Tức là khác với cuốn sách đã xuất bản năm 1976 mà cụ Hà Minh Đức tin dùng từ năm 1985 đến nay.
Theo cuốn A (đúng như bản giới thiệu của website Ban Quản lý lăng) thì có thấy bút danh "T.Lan" (năm 1961). Nhưng không có "Trần Dân Tiên". Ở phần tồn nghi cũng không có. Tức là khác với cuốn sách đã xuất bản năm 1976 mà cụ Hà Minh Đức tin dùng từ năm 1985 đến nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)