Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đông-phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đông-phong. Hiển thị tất cả bài đăng

11/01/2019

15/10/2018

Bỏ mình nơi đất khách quê người : Lưu học sinh tại Nhật Bản liên tiếp tử vong

110 năm trước, cụ Trần Đông Phong đã nằm lại đất Nhật Bản giữa cuộc Đông Du tìm đường cứu nước dưới ngọn cờ của các lãnh tụ Phan Bội Châu - Cường Để (đọc ở đây, hay ở đây).

Khoảng 10 năm nay, tức là sau câu chuyện của cụ Phong khoảng 100 năm, thì lượng lưu học sinh Việt Nam (gồm học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,...) đến Nhật Bản tăng vọt. Có rất nhiều thanh niên đã đột tử vì cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt nơi đất khách.

04/06/2018

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản (1918-2018)

Chương trình đã được công bố chính thức. Các lễ lạt do phía Nhật Bản tổ chức sẽ diễn ra tại quê hương của bác sĩ Asaba vào tháng 9 năm nay. Điều kiện cho phép thì tôi sẽ có mặt tại thị trấn quê hương Asaba vào thời gian đó. 

Vừa rồi, vào tháng 5, có sự kiện quan trọng trong ngoại giao Việt Nhật: chủ tịch nước Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản và tham dự lễ kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức). Hoàng gia và chính phủ Nhật Bản đã tiếp đón chủ tịch nước ở cấp nghi thức cao nhất. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm 100 năm này, có một cuộc thi viết dành cho lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

22/12/2017

Phong trào Đông Du (bài Nguyễn Thúc Chuyên)

Có một số bài của cụ Nguyễn Thúc Chuyên ở Nghệ An đã đưa về Giao Blog, ví dụ ở đây (tháng 8/2016). Từ tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình, trong một số vấn đề cụ thể, cụ đưa ra những lí giải hay suy nghĩ thú vị.

Bài Phong trào Đông Du của cụ mới được đưa lên trang Văn hóa Nghệ An nhân dịp tỉnh Nghệ An tổ chức 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu (đã đưa tin nhanh ở đây, tháng 12/2017).

13/10/2017

Anh em nhà họ Ngô tới thăm cụ Cường Để ở Tokyo, năm 1950

Năm 1950, hai anh em ông Ngô Đình Thục - Ngô Đình Diệm ở Tokyo trong khoảng một tuần. Các ông đã tới thăm nhà cách mạng Cường Để tại nhà riêng. Họ đã thi lễ trước Cường Để với tư cách là tôi thần của một bệ hạ.

Bức ảnh chụp lúc đó, lần đầu tiên chúng tôi đưa lên đây bản giản lược:

12/09/2017

Hướng đến kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt - Nhật (1973-2018): vẫn chưa xuôi nỗi buồn phim hợp tác hồi kỉ niệm 40 năm

5 năm trôi qua thật nhanh. Đấy mới đấy, mà đã sắp tới kỉ niệm tròn 45 năm quan hệ Việt - Nhật. Lần trước, năm 2013, là kỉ niệm tròn 40 năm (1973-2013).

Lúc ấy, có một bộ phim hợp tác hai bên là Người cộng sự (đã đi ở đây, tháng 8/2013).

04/09/2017

Cháu ngoại người Nhật của Trần Đông Phong từ Tokyo về thăm quê Thanh Chương !

Một người bạn, vì biết tôi đang đi loạt bài về chí sĩ Trần Đông Phong (1884-1908) của phong trào Đông Du, vừa mới gửi cho trong dịp nghỉ lễ một tài liệu dạng PDF. Tài liệu mang niên đại 2016, tức là rất mới.

Trong đó, có một chỗ nói về việc cụ Trần Đông Phong. Hóa ra cụ đã kịp có vợ và có con ở Nhật ! Khi cụ quyên sinh vào ngày cuối tháng 5 năm 1908 tại Tokyo, người bạn gái Nhật Bản đã mang thai (cụ không hề hay biết).

16/08/2017

Hội thảo khoa học ngày mai (17/8/2017, Thứ Năm)

Ngày mai, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (số 135 đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội), có một hội thảo khoa học với tiêu đề TÍN NGƯỠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

16/07/2017

Hình ảnh Nhật Bản trong trước tác của Phan Bội Châu thời kỳ ở Nhật (1905-1909)

Bài của một chuyên gia về phong trào Đông Du, là Nguyễn Tiến Lực.

Một người có điều kiện vào các tàng thư lớn nhặt từng trang bản thảo của Phan Bội Châu thì hẳn có cách viết hoàn toàn khác với những người chỉ viết qua nghiên cứu của người khác.

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

Văn nghệ Thứ Bảy : tới nghĩa trang ở Tokyo, viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Một cuộc viếng thăm qua mạng, nhờ hỗ trợ của các dịch vụ toàn cầu nhà google. Cũng là để hướng dẫn cho những bạn trẻ mới đến Tokyo mà muốn đến viếng mộ cụ Trần Đông Phong (1884-1908).

Về chí sĩ Trần Đông Phong thì đọc cụ thể ở đây (bài đã đăng vào cuối năm 2016).

Đích đến cuối cùng phải là trong phạm vi vòng tròn màu đỏ mà tôi đánh dấu ở hình dưới đây (chú ý số 1-4A; hình được cắt ra từ bản đồ nghĩa trang Zoshigaya ở Tokyo - bản cập nhật tới tháng 7 năm 2017):

09/05/2017

Ngoại giao văn hóa Việt Nhật xung quanh "vị đại sứ đặc biệt" (trước khi nhà vua Nhật Bản tới Huế năm 2017)

Nhà vua Nhật Bản và hoàng hậu đã tới thăm Huế, thăm nhà cũ của Phan Bội Châu, là sự kiện quan hệ ngoại giao Việt - Nhật quan trọng của năm 2017 (đã đi ở đâyở đây).

Bài về vị đại sự đặc biệt ở dưới đây được công bố từ năm 2016. Tức là trước khi nhà vua Nhật Bản tới thăm chính thức Việt Nam (lần đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản, và với nhà vua Bình Thành thì là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng).

29/12/2016

Nô lệ tình dục thời quân đội Nhật chiếm đóng : Thông tin mới về vụ kiện liên quan

Về nô lệ tình dục thời quân đội Nhật chiếm đóng, đã đi một số entry trước đây, ví dụ ở đây (năm 2011) và ở đây (năm 2014).

Gần đây, đương kim Thủ tướng Nhật Abe cũng đã lên tiếng xin lỗi (ở đây, năm 2015).

17/10/2016

Bản lưu năm 2016 cho trang web lập năm 2003

Từ năm 2003 đến nay, trang web này giữ nguyên trạng, hầu như chỉ lưu, không cập nhật.

Tôi đã lưu riêng nó từ năm 2004 rồi. Nhưng lần đầu tiên lưu với tính chất "công" ở đây. Nhân lúc đang viết (viết lại) về chuyện của hai ông.

15/10/2016

10 năm trước, Xuân Ba viết về cụ Asaba

Đó là năm 2006.

Đã 10 năm trôi qua. Không rõ là nhà báo Xuân Ba đã có dịp tới tận nơi để mục kích sở thị chưa. Nếu có, chắc hẳn sẽ có bài (trường hợp đó sẽ bổ sung sau).

Còn 10 năm trước, khi chưa tới tận nơi, Xuân Ba đã có bài. Mà rất kêu, là "Giọt nước mắt cụ Phan ở chân núi Phú Sĩ".

Chưa rõ Xuân Ba ghi "Tokyo - Aophe, 10-2006", ở cuối cùng, nghĩa là gì nữa. Rất có thể "Aophe" là "Ao Phe" hay "Ao Phê", tức một cái ao nào đó ở Hà Nội, mà được viết theo lối chữ Tây.

29/12/2015

Nô lệ tình dục thời Nhật chiếm đóng Hàn Quốc : Thủ tưởng Abe xin lỗi và đạt thỏa thuận đột phá

Vào chiều Chủ Nhật vừa rồi (27/12), trong câu chuyện cuối năm với những người bạn Nhật, đã thấy ý kiến của quốc dân Nhật với tư thế ngoại giao gần đây của Thủ tướng Abe. Sự tiến triển theo chiều hướng ấm lên trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, với vai trò đạo diễn chính của ông Abe, đã có phần làm quốc dân Nhật ngạc nhiên.

Hôm nay, báo chí đã loan lời xin lỗi của ông Abe về vấn đề "nô lệ tình dục" đối với các nạn nhân người Hàn Quốc. Hai nước đạt thỏa thuận đột phá về vấn đề này.

Cùng về chủ đề này, có thể đọc thêm các entry cũ trên blog này, ở đây và ở đây.