Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

21/11/2020

Những điểm giống nhau kì lạ giữa nước Đức và nước Nhật

Trong một cuộc hội thảo khoảng 15 năm về trước, tổ chức tại khuôn viên nhà nghỉ dưỡng ở cách Tokyo khoảng hơn 1 giờ tàu siêu tốc, tôi đã trình bày nhanh cảm nhận của riêng mình về sự giống nhau giữa Đức và Nhật. Thực ra, báo cáo viên hôm ấy là một chuyên gia về môi trường và xử lí rác thải, mới đi khảo sát dài hạn tại Đức nên tập trung nói về kĩ thuật xử lí rác thải của người Đức.

Hội thảo đó, sau này có gỡ băng. Phát biểu của mình được ghi lại toàn bộ ! (sẽ tìm lại sau).

Đại khái, tôi gọi Đức là Nhật Bản ở Âu châu, còn Nhật thì như Đức ở Á châu. Nói ví von như vậy. Lời nói đã được văn bản hóa rồi (dĩ nhiên là nói bằng tiếng Nhật).

21/05/2015

Vì sao nước Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn nước Đức (bài Jeff Kingston, 2013)

Quan điểm của mình thì hơi khác với Kingston. Không phải "ít hối lỗi", mà là cách hối lỗi khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện tính cách dân tộc.

Riêng với Việt Nam, thì có thể nói ngược, nhưng lại rất thật: độc lập năm 1945 của Việt Nam có được là lấy chính quyền từ tay người Nhật, mà không phải  người Pháp. Đúng như lời tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm đó của Hồ Chủ tịch.

Trận chiến quan trọng ở Thái Nguyên (giữa lực lượng Việt Minh có sự giúp đỡ của lính Mĩ với tàn quân Nhật Bản vào hạ tuần tháng 8 năm 1945) đã được bàn ở đây. Đó là trận chiến quyết định mang tới ngày 2 tháng 9. Chỉ cần chậm 1 tuần hay thậm chí vài ngày thì nhóm khác sẽ lên đọc tuyên ngôn.

25/04/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ, và hành động bóc hành của G.G

Có một lần Phạm Xuân Nguyên khen Phạm Thị Hoài đại khái là tử tế khi viết ẩn hai chữ "G.G" vào một truyện, với ý: truyện đó được viết dưới ảnh hưởng của ông G.G. Ý muốn nói là: Phạm Thị Hoài không phải là thuổng ý tưởng, mà chỉ là chịu ơn, vay mượn có văn tự đàng hoàng.

Cái ông G.G ấy đã về trời (1927-2015).