Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/06/2020

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Đỗ Đức - một người bạn của dân tộc học

Hồi cuối thập niên 1990, tôi có một vài kỉ niệm thú vị với họa sĩ Đỗ Đức - lúc ấy, mới đầu, mới chỉ biết ông là biên tập viên hay phó giám đốc gì đó của phía Nxb Văn hóa Dân tộc (thời ấy, cụ Hoàng Nam là giám đốc).

Sau rồi, có lúc đi điều tra điền dã cùng ở Lào Cai, trên vùng người Dao, thì thấy ông sử dụng máy ảnh quá cừ khôi. Nên vẫn chỉ nghĩ ông là nhiếp ảnh gia. Còn gặp ông vài lần nữa, vẫn trong tư thế của nhiếp anh gia say sưa với nghề.

Thế rồi, thế nào, sau đó, tôi lại cùng một lớp cao học với bà xã của ông - một nghệ sĩ múa mà chúng tôi gọi là "cô Điền" (chúng tôi thì là bọn trẻ nhất của lớp, còn cô thì lớp cán bộ lớn tuổi đi học). Từ đó, thì dần mới hiểu nhiếp ảnh gia Đỗ Đức là họa sĩ, bởi mới có cơ hội xem được tác phẩm của ông. Nhiều lần thấy họa sĩ đưa bà xã tới lớp học bằng xe máy.

Thi thoảng, tôi cũng tuyển chọn những bài tản văn hay kí sự khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức về Giao Blog, ví dụ ở đây. Văn của ông thường được viết chắc tay và khá cảm xúc. Như vậy, có thể thấy ở ông một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một nhà văn.

Sau dịp Cô Vy năm 2020 này, họa sĩ Đỗ Đức đang làm một triễn lãm rất thú vị với chủ đề là tranh vẽ tranh phục của các tộc người thiểu số - ở những địa bàn mà ông đã qua, đã sống, đã gắn bó.

Tin từ các nơi. Đầu tiên là một bài từ tờ Tin tức (bài của Trần Mai Hưởng). Trước đó là một ít từ Fb của họa sĩ.

Có bổ sung gì thì dán ở dưới.

Tháng 6 năm 2020,
Giao Blog



---


Một số bức vẽ năm 1984 về các dân tộc của tôi, doduc

Lúc ấy tôi có ý định vẽ một nhân vật và nền sau là hình tượng về văn hoá của sắc tộc đó qua cổ tích và truyền thuyết của dân tộc họ. Nhưng rồi chỉ được 13 bức phải dừng lại vì con ốm bệnh. Sau đó đứt mạch không vẽ tiếp được nữa... cho đến 10 năm sau...
cô dâu Dao Quần Chẹt- sơn mài của doduc

Dao tiền Hòa bình

Lô Lô đen

Dao quần trắng

trong nhóm Dao đỏ

Dao đỏ

Lô lô hoa

Lự Lào.

Người Mông đen

Pa dí

Bộ Mông Hoa cũ nhất , giờ mất luôn rồi.

Người Mông đen Sơn La

Bố y

Nùng U.







Ngày mai 14/6/2020 mời các bạn đến Thong Dong Ville 15b ngõ 656 Lạc Long Quân xem bộ tranh sắc phục một số dân tộc. Tôi có mặt tiếp các bạn! Doduc
Thời gian từ 9 h sáng fdees 12 h trưa




















Bầu trời sau những hoa văn
Thứ Tư, 17/06/2020 06:23

Hoạ sĩ Đỗ Đức trưng bày các bức tranh sơn mài khổ lớn ông vẽ trang phục các dân tộc miền núi. Đây là điều một hoạ sĩ cả đời gắn bó với đời sống văn hoá vùng cao dành nhiều tâm huyết.

Theo Đỗ Đức, ý tưởng ghi chép lại trang phục các dân tộc đến với ông đã lâu, nhưng do hoàn cảnh, ông chưa thực hiện được ngay. Ông cho biết, từ năm 1978, tại Thái Nguyên có hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc thiểu số toàn miền Bắc. Tham dự hội diễn, ông thấy những bộ sắc phục lạ của người Pa Dí, Xá Phó, Lô Lô, Khơ Mú... đẹp lạ thường, khác với trang phục Tày Nùng, Thái, hay Mông, Dao mà ông biết trước đó.








Chú thích ảnh


Bắt tay vào thực hiện ý tưởng ấy, Đỗ Đức gặp nhiều khó khăn. Khi đó, ông chưa có máy ảnh, mọi ghi chép phải dùng tay. Những chuyến đi công tác miền núi, ông thu thập tư liệu bằng ký họa. Hoạ sĩ cần cù ghi chép qua từng chuyến đi.

Cùng với việc ký hoạ, Đỗ Đức tìm hiểu về nguồn gốc từng bộ trang phục, những câu chuyện, cả những truyền thuyết liên quan, như về những họa tiết trên chiếc khăn trắng của người Dao tiền, hay nguyên nhân có hàng trăm miếng vải trên váy áo người Pu Péo, hay vì sao người Dao quần cộc Quảng Ninh lại không giống các nhánh Dao khác... Ông hiểu, mỗi bộ trang phục đều có nguồn gốc, cần hiểu cặn kẽ những nguồn gốc ấy.









Chú thích ảnh

Tìm hiểu thực tế, hoạ sĩ nhận thấy, nước ta có 54 dân tộc nhưng sự phong phú của các trang phục nhiều hơn thế. Chẳng hạn, dân tộc Dao với 12 nhánh, thì có 12 bộ sắc phục khác nhau. Trong cộng đồng người Mông đen, thì Mông đen Quỳ Hợp Nghệ An khác với Mông đen Sơn La và Mông đen Sa Pa.

Cũng như vậy, Nùng Xuồng, Nùng U Hà Giang có trang phục khác Nùng An Cao Bằng, khác Nùng Cháo Lạng Sơn, khác Nùng Phàn Slình ở Chi Lăng. Theo ông, nếu thể hiện đủ thì trên toàn quốc phải có trên 120 bộ sắc phục khác nhau của các nhánh trong các dân tộc. Ông lặng lẽ thực hiện các ghi chép trang phục của mình.








Chú thích ảnh

Lúc đầu ông vẽ bằng màu nước từng bộ một trên giấy croki. Sau ông chuyển sang vẽ từng nhóm 5 bộ trang phục một. Ông vẽ được 13 tranh với 64 bộ trang phục thì vì những lý do khác nhau, công việc dừng lại. Năm 2009, mười một tranh về các trang phục này đã được trưng bày ở trung tâm văn hóa Việt Nam tại Paris. Người xem tranh ở Pháp khi ấy đã rất ấn tượng với sự phong phú về vẻ đẹp của các bộ trang phục. Từ tranh giấy, gần đây hoạ sĩ chuyển sang chất liệu sơn mài để bảo đảm độ bền lâu hơn, giữ lại hình ảnh của những bộ trang phục này.








Chú thích ảnh
Hoạ sĩ Đỗ Đức.


Hoạ sĩ tâm sự: Tôi đang cố gắng tìm lại cảm hứng để vẽ thêm các bộ trang phục còn lại... Bởi vì, tôi nhận ra, đằng sau các hoa văn trên các loại trang phục ấy là bầu trời văn hóa của một dân tộc, là những tầng văn hóa tích lũy trong nhiều thế hệ!


Trần Mai Hưởng

https://baotintuc.vn/van-hoa/bau-troi-sau-nhung-hoa-van-20200617062201680.htm


































































































































































---










..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.