Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tông-quai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-tông-quai. Hiển thị tất cả bài đăng

19/06/2018

Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO

Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.

"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

16/10/2017

Thơ trên đường đi sứ Trung Quốc của sứ giả Việt Nam, những phát hiện mới của Trần Ích Nguyên (Đài Loan)

Có nhiều kỉ niệm thú vị với bác Trần Ích Nguyên về mặt học thuật, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Thánh mẫu Liễu Hạnh nói riêng.

Gần đây, bác đặt nhiều tâm sức vào mảng thơ đi sứ của sứ thần Việt Nam (trước đây là đặt trọng tâm vào Lý Văn Phức, bây giờ mở rộng ra nhiều vị).

13/09/2016

Sách học tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Nhật (quà tặng của Sato Uyên)

Sato Uyên ở gần chỗ mà H. mới mở quán Việt Nam (đã đi ở đây, hồi tháng 8/2015).

Nhiều cháu nói chuyện với tôi, ở thời điểm 2002-2007, là pha giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Câu dễ nói bằng tiếng Việt, câu khó nói bằng tiếng Nhật. Có cháu năm 2002 còn nói được khá, đến năm 2007 thì chỉ còn nói bập bẹ tiếng Việt (tuy nghe bố mẹ nói thì vẫn hiểu). Có cháu sinh sau 2007, có mẹ Việt và bố Nhật, nhưng không biết nói câu tiếng Việt nào.

Từ khoảng sau năm 2000, trẻ em Việt Nam tại Nhật (tạm gọi) tăng lên về số lượng rất nhanh.

28/08/2016

Chiếc đèn dầu đầu thập niên cuối thế kỉ 20, và đoản văn trên mạng cuối thập niên đầu thế kỉ 21

Đặt các chữ "đầu" với "cuối" một cách chơi chữ ở tiêu đề entry.

Đó là về những kỉ niệm thu gọn thành hình tượng. Kỉ niệm là chiếc đèn dầu. Và kỉ niệm cũng là đoản văn trên mạng.

Một cái ở đầu thập niên 1990. Một cái ở năm 2009.

29/07/2015

Về thi sĩ Nguyễn Tông Quai (thêm một bài xào xáo)

Về các bài trước của cùng tác giả, có thể đọc ở đâyở đây.

Bài về thi sĩ Nguyễn Tông Quai ở dưới đây của ông Phạm viết năm 2014, là tôi được một bạn gửi cho, bởi người đó biết tôi có nghiên cứu chuyên sâu về thi sĩ Nguyễn Tông Quai.

Tôi bất ngờ là ông Phạm cũng động bút về chủ đề này. Gần toàn bộ chỉ là xào xáo. Có một vài chỗ mà ông thêm vào thì đều lởm cả. 

07/05/2015

Chuyện nào cũng có thể trở thành tuyên truyền : Cớ sao bỏ mất hai bà vợ đầu của sứ thần ?

Nhìn chung là báo chí chỉ tuyên truyền một chiều. Dư luận theo đó được định hướng. Về tình yêu. Về tình cảm vợ chồng. Và nhiều thứ khác. Đều một chiều như vậy.

Chẳng hạn đọc lại ở đâyở đây.

Đại khái là bây giờ người ta chỉ còn biết đến cặp trai tài gái sắc Nguyễn Kiều - Đoàn Thị Điểm. Nói theo ngôn ngữ báo chí bây giờ.

Nhưng sự thực đâu có thế. Phu quân có tới 3 bà phu nhân. Mà 2 vị trước (chị cả, chị hai) là con nhà quan lớn. Em thứ ba thì con nhà bình dân, lại quá lứa lỡ thì (tầm 37 tuổi), thì là được mối lái vì có liên quan đến các chị cả và chị hai. Nhờ có mối quan hệ ấy mới thành bà ba.

06/05/2015

Mối tình của sứ thần và á phu nhân (bài Phạm Trọng Chánh, 2015)

Những dịp trước, có thể đã thấy ông Phạm Trọng Chánh bàn về "thơ dâm tình" trong Kinh Thánh.

Bây giờ, đọc ông viết về văn học trung đại Việt Nam.

Câu chuyện mộ phần sứ thần Nguyễn Kiều và á phu nhân

Mình quan sát từ sớm câu chuyện này. Từ lúc mà Hồ Tây còn đang bị các hộ vùng ven lấn tùm lum. Và ở một chỗ nào đó ở bờ bên kia, chỗ một ông bạn dạy học, thì nhà thơ Phùng Quán còn đang thả câu.

Về mặt thế thứ, trong gia đình Nguyễn Kiều, bà Đoàn Thị Điểm chỉ là một người vợ thứ (trắc thất). Người viết sách ngày xưa, chỉ gọi bà là "Nguyễn Kiều á thất". Chữ "á" này có nghĩa như "á" trong "á hậu" ngày nay.

Nhưng cứ cho chạy ít tư liệu của báo chí cái đã.

Cứ theo hướng Hoàng Xuân Hãn, thì đến lúc Đoàn Thị Điểm trắng tay

Đó là một ý trong lời bình của Thu Tứ.

Toàn văn xem bài "Ai viết Bích Câu kì ngộ Hán văn" ở dưới đây. Bài này là do Thu Tứ trích từ sách của cụ Hoàng Xuân Hãn.

Nơi thờ tự một thi sĩ lừng danh thế kỉ 18 : Nguyễn Tông Quai ở Thái Bình

Một nhà thơ tầm cỡ của thời đó. Là một trong bốn vị được xếp ngôi "Trường An tứ hổ". Là thầy của Lê Quí Đôn. Nhưng bị quên lãng. Mãi đến sau Đổi Mới mới được phát hiện trở lại. 

Điều hơi lạ: học trò Đôn sau này hầu như không nhắc gì đến thầy và các tác phẩm của thầy. Chưa rõ nguyên nhân.

05/01/2014

Đi tìm ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc - 1 (Hoàng Sĩ Khải)

"Lê Trung hưng về trước có Vịnh Kiều Hầu, Lê Trung hưng về sau có Đường Xuyên Tử " (Phan Huy Chú viết như vậy trong Lịch triều hiến chương loại chí).

Nhiều người cứ đinh ninh ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc là Hoàng Sĩ Khải. Nhưng đi tìm cụ thể, thì lại chưa ra.