Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/12/2013

Kinh Thánh với lửa DỤC TÌNH và men ĐỒNG CỐT : "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu"

Lời dẫn: Chữ "rún", tức "rốn" trong câu trên, là nhã ngữ của "âm vật" hay "âm hộ". Cái ấy được Kinh Thánh ví như chiếc ly tròn, tràn đầy rượu thơm.


kinhthanhcuuuoc
Bài của Phạm Trọng Chánh trên khoahoc.net (từ đây trở xuống).



---
07.12.2012 


VẤN ĐỀ NAN GIẢI DỊCH CHƯƠNG NHÃ CA TRONG CỰU ƯỚC. TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI

PHẠM TRỌNG CHÁNH


Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ tình, mỹ tình dục nói lên lời yêu đương tình cảm và thân xác đôi trai gái. Một tác phẩm tuyệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. Vào thời đại đồ sắt, nước Do Thái bị chia đôi làm hai nước và 12 bộ tộc, để thống nhất dân tộc Do Thái bị chia rẽ, ảnh hưởng việc vua Ai Cập đương thời chủ trương một vị thần duy nhất là thần Mặt Trời, thay vì hàng ngàn thần, vị vua đương thời Josias đã đề ra 7 điều thống nhất: Một vị thần Yavée duy nhất cho dân Do Thái, một dân tộc duy nhất, một vị vua duy nhất, một bộ sách giáo khoa  duy nhất, một thủ đô duy nhất là Jérusalem, một ngôi đền duy nhất, một nghi lễ tôn giáo Do Thái Giáo duy nhất. (Xem Israël Finkelstein et Neil Asher Silberman. La Bible dévoilée. Bayard. Paris 2002.)
Bộ sách giáo khoa Cựu Ước duy nhất của dân tộc Do Thái, được các « học giả tiên tri » đương thời san định từ 39 quyển sách chép tay trên da cừu.. Gồm bốn đề mục: 5  quyển sách của Moise, 12 quyển sách về các vua Do Thái, 5 quyển sách văn thơ , và 17 quyển sách các tiên tri. Còn khoảng 40  quyển khác có kể tên nhưng đã thất truyền. Sự ra đời của Cựu Ước đồng thời tại nhiều nơi trên thế giới, chữ viết đã hoàn chỉnh, chữ viết đầu tiên của nhân loại được tìm thấy trên thẻ đất nung vùng Lưỡng Hà, trên mui rùa tại Trung Quốc. Tại Trung Quốc Khổng Tử san định Tứ Thư, Ngũ Kinh chép trên các thanh tre (thanh sử).  Tại Ấn Độ các nhà sư Phật Giáo tổ chức kết tập kinh điển ghi chép những lời Phật dạy chép trên lá bối, lá buôn và kết lại bằng hai sợi dây hai đầu gọi là kinh. Tại Hy Lạp, Thơ Homère được ghi chép trên giấy da,  Aristote chép lại những lời dạy của Socrate, Platon.Tại Ai Cập sách Tử Thư viết về việc ướp xác, dẫn hồn người đi về cõi bất tử, chép trên giấy thủy trúc, dòn dễ gảy. Nền văn minh Hy Lạp đã tiếp nối Ai Cập thiết lập tại Alexandrie và Athène những thư viện đầu tiên với hàng trăm ngàn cuộn sách da. Hiện nay trong số 1600 văn bản giấy da trước công nguyên, tìm thấy được ở Ai Cập, phân nửa là văn bản thơ Homère. Có hai vùng biết làm giấy trong thời đại này là vùng Ai Cập làm giấy bằng cây thủy trúc và  Nam Trung Quốc, Giao Châu làm giấy bằng vỏ cây dó, cây tràm. Ngày xưa chưa có kỹ thật để nghiền gỗ thành bột giấy, kỹ thuật làm giấy thủ công nghệ dùng thân cây thủy trúc mềm, lột vỏ cán mỏng, hay vỏ cây dó cây tràm bốc ra thành từng tờ, dùng một lớp nhựa cây, hay bột nấu là có thể kết dính thành giấy như làm bánh tráng. Nhưng giấy tại Giao Châu mềm và bền hơn.  Thế kỷ thứ 10, thương thuyền Á Rập, bắt cóc được một người Giao Châu đem về để dạy nghề làm giấy, từ đó kỷ thuật làm giấy tại các nước Á Rập phổ biến sang  Tây Phương.
Năm quyển sách văn thơ trong Kinh Thánh gồm: Gióp, Thi Thiên, Châm Ngôn, Truyền Đạo và Nhã Ca.
Tương truyền chương Nhã Ca của Vua Salomon, nhưng có lẽ là những bài thơ vua Salomon ưa thích thì đúng hơn, vì các bài thơ tả tình yêu của một cô gái thành Jerusalem với một anh chăn cừu, và có đoạn tả vua Salomon, lẽ nào vị vua lại tả mình.  Chương Nhã ca gây rất nhiều tranh luận, và làm khó chịu các nhà tu hành Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Vì sao một quyển sách nhỏ thơ dâm tình, hay mỹ tình dục lại lọt vào bộ sưu tập Thánh Kinh ? Có người cho rằng nó dùng để hát trong nghi lễ động phòng hoa chúc. Có người cho đó là tình yêu của Chúa với Giáo Hội, hay Chúa với dân tộc Do Thái. Tuy nhiên toàn bộ các bài thơ này không có câu nào cầu chúa, hay lời của chúa, mà chỉ nói chuyện tình yêu, tình dục tự nhiên, không theo phép tắc lễ nghĩa đương thời, nhất là luật Do Thái, trai gái giữ trinh tiết trước khi hôn nhân . Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà « Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu » Thánh Kinh, Nhã Ca tr 794 . Bài thơ thứ chín lược dịch động tác làm tình lộn ngược 6,9 : «  Và ổ gà mình như rượu ngon.. Chảy vào dễ dàng cho lương nhơn tôi. Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ. » Kinh Thánh, Nhã Ca 7 :6 trang 795.
Trong tiến trình văn minh của nhân loại, sau thời gian xuất hiện khoảng 5 triệu năm của con người, văn minh nhân loại chỉ xuất hiện mới khoảng 5000 năm với nền văn minh Ai Cập, từ ba ngàn năm nay sự tiến bộ nhân loại ngày càng nhanh chóng với sự ra đời các tôn giáo, chữ viết, các bộ sách, các trường ca, sử thi.. Các bộ tộc thành hình từ những đơn vị một vài chục ngàn dân, cai trị bởi một người có sức mạnh nên sống lâu hơn những người khác, thuở ấy nhân loại chỉ thọ trung bình khoảng 30 tuổi, nhưng thời ấy chưa phát minh ra số, các chữ viết con số có nguồn gốc tại Ấn Độ thời Đức Phật. Do đó trí nhớ người thời cổ đại trong Thánh Kinh Do Thái thường gán cho họ sống 400, 500, 200 năm, ông Bành Tổ của Trung Quốc sống đến 900 năm. Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng, hay còn gọi là tiên tri,  lãnh tụ của bộ tộc tương tự như vua Hùng Vương của  Việt Nam ta,  có nguồn gốc là một người có sức mạnh giết được con cá sấu hung dữ (đánh thủy quái), chặt được cái cây to lớn (đánh mộc tinh), đánh bẩy được con cáo khôn ngoan phá hoại mùa màng (đánh hồ tinh).. được dân chúng kính phục tôn làm lãnh tụ. Các « tiên tri » làm được các phép lạ, biết dùng cây cỏ chữa bệnh, biết dùng phân dơi làm nổ, bốc cháy hay học được phép đi trên lửa, cầm than hồng trên tay,  chạy phóng nhanh trên núi, chạy lướt trên nước (điều này không lạ với sự luyện tập phái võ Thiếu Lâm, hay các nhà sư Tây Tạng..) Tiên tri, thầy mo, thầy phù thủy, ông đồng, bà bóng có mặt khắp các nền văn minh, nối dây liên hệ giữa người sống và người chết. Ngày nay chúng ta nhìn với cặp mắt hiện đại nhìn việc « lên đồng » là « mê tín », nhưng lên đồng có một vai trò rất quan trọng trong lịch sử văn minh con người. Vì bản năng con người do sự chống chọi với thiên nhiên, bảo vệ sinh tồn của mình nên rất hiếu chiến, hiếu chiến với các bộ lạc khác, và hiếu chiến cả với những người lân cận, người lên đồng dựa trên sự quan hệ với thần thánh, để thiết lập sự cai trị.  Ở vùng cận đông gọi là các nhà tiên tri, họ là người tự nhận có năng khiếu mặc khải được với thần thánh. Họ là người duy nhất tiếp xúc được với thần thánh, sau một nghi lễ cúng tế múa may, thần nhập vào họ phán truyền. Những điều được xem là lời Chúa, lời Yahvé, truyền qua lời các tiên tri. Ở Hy Lạp nên văn minh tiến xa hơn, nơi đầu tiên hình thành các khoa học,  họ xem « lên đồng » là nguồn gốc của kịch nghệ, người kịch sĩ viết kịch nhập vai nhân vật, và họ đùa bởn cả với các thần thánh Hy Lạp. Trong Odyssée của Homère có đoạn biểu diễn một vở hài kịch thần Vệ Nữ ngoại tình với thần Chiến tranh, bị chồng là Thần Hoả Thái làm máy bẩy trên giường bắt nhốt hai thần dính vào nhau không cục cựa được, phải nhờ các thần khác hoà giải, bảo lãnh mới được tha.
Trong buổi bình minh con người, người tiên tri «  lên đồng » thiết lập trật tự trong cộng đồng : Ví dụ Anh A đánh anh B mù mắt, hay gảy răng, qua hôm sau anh B trả thù, ăn gan, uống máu anh A, bỏ anh A vào nồi nấu, hay « xơi tái ». Các sự kiện này vẫn còn xãy ra ở các bộ tộc các đảo Thái Bình Dương, hay Châu Phi cách đây vài chục năm. Làm thế nào để người tù trưởng thiết lập luật lệ :   Anh A đánh B mù con mắt, thì B chỉ có quyền đánh A lại mù mắt. A đánh B gảy răng, thì B đánh A lại gảy răng không có quyền bỏ A vào nồi ăn thịt. Tù trưởng mà ăn nói lơ mơ, có khi B sẽ ăn thịt cả tù trưởng. Để thiết lập uy quyền tù trưởng, ban đêm đốt lửa lên đồng, uống rượu hay dùng các cây cỏ kích thích, nhảy múa và đóng kịch : Thần Yahvé hiện ra phán rằng : « A đánh B đui một mắt, thì B đánh lại A đui mắt, A đánh B gảy răng thì đánh lại nó gảy răng, mi ăn thịt nó sẽ bị Yahvé trừng phạt móc cổ mi ói mửa ». Yahvé là thần khai sáng cả vũ trụ, sanh ra muôn loài, chúa tể vũ trụ, chẳng ai biết ; nhưng ói mửa là việc có thật do ăn thịt sống không tiêu, nên rạp mình cầu xin Yahvé tha tội, và được tiên tri  cho cây lá chữa bệnh. Tấm gương B bị Yahvé trừng phạt được loan truyền thế là luật : « mắt thay mắt, răng thay răng » được thiết lập.
Yahvé xuất thân là người thủ lãnh có làm nhiều điều tốt, dân chúng nhớ ơn, nên các đời sau khi có điều gì khó khăn đều lên đồng, cầu Yahvé qua miệng người tiên tri phán xét : Kinh Ê sai, Thánh Kinh trang 800 3 :16 ta nghe lời lẽ một người «  lên đồng » mắng các cô gái Si ôn lẵng lơ :
« Đức Giê hô va phán rằng :
« Vì những con gái Si ôn kiêu ngạo, ngóng cổ bước tới, liếc mắt trêu ngươi, vừa đi vừa ỏng ẹo, vừa khua động tiếng dưới chơn, nên Chúa sẽ làm cho đỉnh đầu con gái Si ôn đóng vẩy và Đức Giê hô va sẽ lột truồng chúng nó. »
Thời cổ đại, vùng Sion ít sông suối các cô gái ít tắm gội, tóc dài trùm khăn kín cả người, bị gàu đóng vẩy trên đầu, ngứa ngáy. Quen trùm khăn đen cả người chỉ thấy có hai con mắt, bị Yahvé doạ lột truồng là một « hình phạt khủng kiếp ». Chương Khải Huyền nói về tận thế chúng ta thấy tiên tri hay người lên đồng dùng ma túy kích thích, nên hình ảnh chập chờn, nói lên những lời siêu thực.
« Đoạn, tôi thấy ở dưới biển lên một con thú có mười sừng, bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng. Con thú tôi thấy đó giống như con beo, chơn nó như chơn gấu, miệng như miệng sư tử và con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi và quyền phép lớn mà cho nó… » Khải huyền 12.12 tr 318.
Đồng thời với Thánh Kinh, trong Truyện Thơ Odyssée của Homère, Ulysse, vua một bộ tộc Hy Lạp đảo Ithaque cũng cầu tiên tri Tirésias để báo cho các biến cố sắp đến, và gặp lại mẹ đã mất, cũng như gặp lại hồn các phu nhân, các anh hùng Hy Lạp. (Xem  Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh. Truyện Thơ  Odysée. Thi hào Homère qua 12110 câu thơ lục bát. Khuê Văn Paris 2005 ; tr 85-195.)
Trong Sử thi Iliade, tiên tri Calchas đi theo đoàn quân đánh thành Troie, khi khai quân, khi có trận dịch, hay khi có điềm chim trời, thường cầu đảo, cúng tế để tìm ra câu giải đáp : (Xem Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh. Sử thi Iliade Thi hào Homère qua 16933 câu thơ lục bát. Khuê Văn Paris 2009.)
Thời thượng cổ, con người sống rất đơn sơ. Người ta chỉ biết có mẹ, mà không biết có cha. Loài người còn sống trần truồng sống hái lượm cây trái trong rừng, sau khi ăn xong bên đống lửa thì thích ai làm tình nấy, nên không biết ai là cha. Dần dà việc săn thú ăn thịt làm bộ óc con người phát triển hơn, đàn ông đi săn trở nên có sức mạnh họ dành riêng những người đàn bà cho mình. Nhưng loài người vẫn còn đa thê, đàn ông nhiều vợ. Từ đó mới có tình yêu nam, nữ. Đến  Đức Jésus dạy dỗ gia đình chỉ một nam, một nữ và tình thương yêu và gia đình, một tiến bộ nhân bản của nhân loại. Giá trị đó ngày nay trở thành luật lệ và đạo đức cho toàn nhân loại. Và ngày nay chúng ta dùng giá trị đó để phát xét lại các thời đại trước.
Bản năng con người có nhiều động thái súc vật, tiềm ẩn, không chỉ tham sân si, mà còn dục vọng, thích ăn thịt người, thích dâm dục. Một vị Tổng Giám Đốc ngân hàng quốc tế FMI, tài giỏi biết bao, dân chúng Pháp sẵn sàng bầu làm Tổng Thống, thế mà không kiềm chế nổi cái dục, để cô bồi phòng xấu xí kiện cáo, thế là sự nghiệp tan tành ra mây khói. Một quan tòa, đang giữa phiên toà bổng rơi vào tình trạng mất trí, ngồi thủ dâm. Một sinh viên tiến sĩ Nhật du học tại Pháp, con một nhân vật quan trọng Nhật Bản, ăn thịt một cô bạn người Hoà Lan tại Paris. Một thanh niên người Đức tìm người để ăn thịt trên internet, thế mà cũng có người tìm đến để được ăn thịt.. Không phải chuyện cách đây hai ba ngàn năm mà là chuyện trong thế giới hiện đại.
Nghi lễ ăn mình Chúa, uống máu Chúa trong Thiên Chúa Giáo, đáp ứng được nhu cầu bản năng con người thời nguyên thủy  còn tồn tại trong mỗi cá nhân, thích ăn thịt uống máu lẫn nhau. Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh đáp ứng nhu cầu thích nói chuyện dâm tục trong mỗi con người, người nông dân gặp nhau sau vụ gặt, nói chuyện với nhau rồi cũng đem chuyện dâm ra đùa bởn, ngày nay bạn bè cũ lập lại thành một mạng trên internet, trao đổi nhau thế nào cũng có những chuyện cười dâm tục. Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh đáp ứng nhu cầu tiềm tàng dâm tục của con người.
Trong các tác phẩm dân ca văn chương của người da đỏ tại Mễ Tây Cơ, Péru.. họ mô tả cảnh làm tình, tinh trùng bắn tung tóe vào mặt rất tự nhiên. Tại Ấn Độ những đền tháp Khajuraho  đầy tượng điêu khắc cảnh làm tình tập thể, người lớn với con nít, trai gái lẫn lộn cả cảnh ngựa với người, voi với người thật  hổn loạn, làm cho người nhìn cho đã đời no nê cái bản năng dâm tục tiềm ẩn trong mỗi người.
Thiên Chúa Giáo có nguồn gốc từ Do Thái Giáo, Chúa Jésus giảng dạy những điều không ngoài bộ sách này, nhưng bản tính cương trực, đuổi các người buôn bán thần thánh ra khỏi nhà thờ, nên không được các lãnh đạo Do Thái Giáo đương thời chấp nhận, nên họ vu cáo là “cách mạng” chống chính quyền đô hộ của La Mã đương thời. Chúa Jésus bị bắt và xử tử đóng đinh năm 33 tuổi. Các môn đệ bị truy lùng với lòng mơ ước Jésus không chết, còn sống sẽ trở lại, phải lẫn tránh đi khắp nơi để truyền đạo qua khắp các nước Cận Đông, họ bị bức tử, cấm đạo khắp nơi, người ngoài dân tộc Do Thái ngày một nhiều và biến thành một tôn giáo cả hoàn cầu. Nhưng tôn giáo này  vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển  là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo. Khác với các kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức ; Quyển Cựu Ước kể trong sách tất cả những xấu xa, tội lỗi của cuộc đời : chuyện anh em giết nhau, cha lấy con loạn luân, thành Sodome làm tình hổn loạn, con người thờ tiền bạc, thờ bò.. Bản chất con người là tội lỗi, chỉ Yahvé  mới cứu được con người.
Bản dịch Thánh Kinh đầu tiên được các vị Thừa Sai Bồ Đào Nha và Pháp  soạn thảo tại Việt Nam từ thế kỷ 17, các vị thừa sai ngoại quốc mới học tiếng Việt vài ba năm nên dịch kinh lời lẽ ngây ngô. Người đọc không thông, không hiểu Nhã Ca nói gì, chữ nghĩa chập chờn kỳ quái, lại thêm các giống cây cỏ, hương liệu, hình ảnh sa mạc, đàn dê, đàn cừu, các địa danh Do Thái  tiếng Việt không có, phải Việt hóa ra sao ? Ta thử đọc một đoạn:
“Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người.
Vì ái tình chàng ngon hơn rượu,
Dầu chàng có mùi thơm tho;
Danh chàng thơm như dầu đổ ra;
Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng.
Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng.
Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài.
Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng.”
Đoạn thơ tả cô gái xinh đẹp cái gì cũng sánh đôi không gì riêng lẻ (Chacun a sa jumelle et nulle n’en est privée): hai gò má, hai cái môi, hai cái vú thì lại hiểu lầm là con cừu thảy đều sanh đôi, không con nào son sẻ:
Hỡi bạn tình ta, nầy mình đẹp đẽ thay , mình đẹp đẽ thay !
Mắt mình trong lúp giống như mắt bồ câu;
Tóc mình khác nào bầy dê nằm nơi triền núi Ga -la –át,
Răng mình như thể bầy chiên mới hớt lông,
Từ ao tắm rửa đi lên,
Thảy đều sanh đôi, không một con nào son sẻ.
Môi mình tơ sợi chỉ hồng,
Miệng mình có duyên thay,
Má mình trong lúp tợ như nửa quả lựu.
Cổ mình như tháp Đa vít, xây cất để treo binh khí,
Ngàn cái khiên treo tại đó, là các khiên của tay anh hùng.
Hai nương long mình như cặp con sanh đôi của hoàng dương,
Thả ăn giữa đám hoa huệ. “
Câu: Mon bien aimé est frais et vermeil  (Người yêu tôi tươi mát và hồng hào) dịch thành : Lương nhân tôi trắng và đỏ.
Tóm lại hàng bao nhiêu năm qua, bao triệu người Việt Nam đọc bản Nhã Ca, Kinh Thánh mà chẳng ai hiểu gì cả ! Hiểu trật và dịch trật từng câu. Nêu hết các câu trật có người lại hiểu lầm là chống lại thánh kinh, lỗi đức bác ái. Bao năm qua hàng trăm vị linh mục, mục sư được du học, đỗ Tiến Sĩ Thần Học, nhiều vị sáng suốt đã thấy khuyết điểm này, nhưng lại bị kẹt giữa vấn đề làm linh mục, mục sư mà phải dịch những đoạn thơ đầy dục tình, tả thân thể người con gái, tả việc làm tình thì  “tội nghiệp” cho chức vị linh mục. Các vị giỏi tiếng Pháp thì tiếng Việt lại không rành, không biết làm thơ Việt. Người biết làm thơ lại không rành tiếng Pháp, thì nói chi phải tham khảo bằng tiếng Do Thái và từng đi qua vùng này để thấy cây cỏ, khí hậu. Vấn đề khó khăn là phải dịch làm sao cho thấy cái tình yêu thanh tao, trinh khiết của đôi trai gái mà không sa vào dâm tục. Từ tình yêu vùng sa mạc xứ nuôi dê, cừu, chuyển vào Việt Nam đã thấm nhuần đạo đức Phật Giáo, Khổng Giáo  mà không thấy chướng tai, gai mắt.
Những điều ngày xưa, xem là thiêng liêng không ai dám đụng đến đều được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn đem ra khảo sát.  Thời Trung Cổ, quyển Kinh Thánh chỉ dành riêng cho các linh mục, đọc và diễn giảng cho tín đồ. Từ thế kỷ 15 đạo Tin Lành ra đời chủ trương mọi tín đồ đều đọc được Kinh Thánh. Ngày nay thì ai cũng có thể mua Kinh Thánh để đọc để biết trong Kinh Thánh viết gì ?. Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh người Do Thái  không phải là lời Chúa mà chỉ là một tác phẩm văn chương. Cái hay cái đẹp của tác phẩm này phải được dịch ra để người Việt Nam hiểu rõ, để thưởng thức, không thể để tác phẩm trong mơ hồ, xem sự mơ hồ là siêu việt, thiêng liêng người nào không hiểu cái siêu việt đó là dốt thì cũng giống như chuyện ông vua ở truồng của Anderson, bị lường gạt bởi hai tên gian manh là mặc bộ áo trí tuệ, người thông minh mới thấy. Vua không hiểu nhưng sợ mình dốt nên hãnh diện trong sự trần truồng của mình, quần thần nịnh bợ ca tụng là vua mặc áo trí tuệ, thi sĩ tâng bốc áo người đại trí, dân chúng sợ hải uy quyền không dám nhìn và cứ thế vua trần truồng nhỡn nhơ đi kiệu cả ngày trong thành, cho đến khi một em bé cất tiếng : « Vua trần truồng như nhộng », thì vua và mọi người mới tỉnh thức.
Kinh Kim Cương Phật Giáo được Bảng Nhản Lê Quý Đôn ca tụng không tiếc lời, nhưng thi hào Nguyễn Du đọc nghìn lượt vẫn thấy : Những ý nghĩa gọi là sâu xa trong đó phần nhiều không rõ ràng và quan niệm rằng Nghìn lời lưu lại ích chi, chỉ để bọn ngu tằng đời sau đọc điếc tai người ta. Không ai cho rằng Nguyễn Du phản đạo, phá hoại đạo, ma quỷ xúi dục, mà mọi người đều đồng ý với Nguyễn Du. Kinh điển, văn chương, thi ca  cũng phải rõ ràng, để ai cũng hiểu được, nếu mọi người  không hiểu thì lẽ vì đâu ? Nhiệm cụ của dịch giả, của nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu phải làm sáng tỏ. Bản dịch Nhã Ca được các vị thừa sai thiếu trình độ dịch thuật, chữ nghỉa lủng củng, câu cú không thông, cần phải được dịch lại.
Giáo Sư Đào Mộng Nam cũng đã dịch chương Nhã Ca và in thành sách tại California nhưng bản dịch vẫn chưa đáp ứng lại điều mong muốn. Tôi đã từng học Hán Văn với GS Long tại Hội Khổng Học Sài Gòn,  năm 1967.
Tôi có hai người bạn rất thân là: Giáo Sư Võ Thu Tịnh, tác giả các sách Giáo Khoa Việt Văn Trung Học, từng là môn sinh của Giáo Sư Nghiêm Toản tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Giáo sư Tịnh giảng dạy Văn Chương Việt Nam đào tạo các mục sư Tin Lành tại Hải Ngoại  và Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Đán Bình, linh mục dòng Xuân Bích Saint Sulpice, phụ trách Ban Việt Học. Trường Ngôn Ngữ Phương Đông, Viện Đại Học Paris VII.
Biết tôi ngoại đạo nhưng đã có kinh nghiệm dịch thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du và mười năm dịch Odyssée và Iliade, 30 000 câu thơ ra thơ lục bát, tác phẩm nổi tiếng khó dịch thơ nhất của nhân loại, hai vị tặng cho tôi các quyển Thánh Kinh Pháp và Việt và nhờ tôi làm công việc khó khăn này. Theo hai vị thì sách Nhã Ca khó dịch nhất, và dịch thành thơ Việt thành công  thì xưa nay chưa ai làm được. Và sau đây là bản dịch của tôi: theo La Bible de Jérusalem. Eds du Cerf & Desclée de Brouwer Paris 1999, và quyển Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. United Bible Societies in tại Đại Hàn năm 1994. Ngoài ra tôi còn tham khảo La Bible . Nouvelle traduction Bayard 2001 và Ancien Testament. Traduction œcuménique de la Bible. Eds Cerf. 1977. Các sách này dễ dàng có được nên  bài viết này lược bớt phần trích dẫn bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, để nguyên tác chữ Do Thái thì cũng chẳng ai đọc được.
Tiếc thay lúc hai vị nhờ tôi, thì tôi đang bận phải hoàn tất hai quyển Odyssée và Iliade ra thơ lục bát và bận soạn quyển Tự Điển Tình Yêu bằng thơ tình Xuân Diệu mà nhà thơ Xuân Diệu ký thác tôi toàn bộ di cảo từ năm 1981. Bây giờ tôi dịch xong thì GS Võ Thu Tịnh và LM Phạm Đán Bình đã qua đời hai năm rồi. Bản dịch này để tưởng nhớ hai người bạn vong niên thân thương.
Mục đích bản dịch này, là mong chuyển được cái hay cái đẹp của thi ca cổ đại Do Thái  ra Việt ngữ, để mọi người Việt Nam thưởng thức. Và bác bỏ cái thần thoại, hiểu theo nghĩa nông cạn đây là lời Chúa phán truyền, tự tay Chúa hay sai các tiên tri chép ra, mà phải hiểu và đặt câu hỏi : vì đâu con người thích hướng đến cái đẹp, cũng như cái chân, cái thiện. Cái đẹp nó tồn tại từ ba ngàn năm qua. Người dịch giả không chịu được những câu thơ xấu xí, thô kệch, hiểu sai làm cho một áng văn kiệt tác bị vùi vào vũng bùn. Người Hồi Giáo gọi cái đẹp là Thượng Đế, người Thiên Chúa Giáo gọi tình yêu là Thượng Đế. Cái cao vời tuyệt diệu nằm trong đó. Chứ không phải là một chương, một quyển sách nhân danh là của Thượng Đế.

NHÃ CA
Nhã ca của vua  Sa–lô–môn
bản dịch của  TS PHẠM TRỌNG CHÁNH
DẠO KHÚC
NGƯỜI YÊU NỮ                               Môi uống làn môi say rượu đào,
Tình chàng mơn trớn rượu thanh tao ;
Danh chàng như tựa dầu hương đổ,
Bao gái xuân thì yêu xuyến xao .

Kéo bước em đi, chân chạy nhanh,
Quân vương đưa gót đến cung phòng ;
Là cả niềm vui và lạc thú,
Dâng hiến yêu đương chén rượu nồng.
CHÚ THÍCH :
Le Cantique des Canthiques : có nghĩa le chant des chants, bài hát hay nhất trong những bài hát. Đây là những bài hát hay nhất của vua Salomon. Vua Salomon ngày xưa có một harem, rất nhiều vợ. Điều này khác với Chúa Jésus chủ trương một vợ. Salomon có nghĩa là Thái Bình.
Gái xuân thì : gái đến tuổi lấy chồng, có con , nhưng chưa có.

TÌNH KHÚC THỨ NHẤT

NGƯỜI YÊU NỮ :             Em gái Giê ru sa lem, xinh đen da,
Như lều Quế Đa, màng San Ma ;
Mặt trời rạm nắng màu da mật,
Chớ có nhìn em vì màu da.

Các anh trai đã giận gì tôi ,
Bắt giữ vườn nho dang nắng trời,
Và tôi chẳng giữ,
Mảnh vườn tôi !

Chàng của lòng em hãy nói đi :
Từ phương nào đến, chàng chăn bầy ;
Nơi đâu chàng nghỉ trời  trưa bóng ?
Em biết tìm chàng, chẳng lạc đây !
Gần bên bầy thú, bạn sum vầy.
HỢP XƯỚNG                     Hỡi chàng có biết một cô gái xinh,
Lần theo bầy thú, theo bước chân ;
Theo chàng theo dấu bầy dê bước,
Bên lều mục tử đã lên gần.
NGƯỜI YÊU NAM           Hỡi người tình xinh
như ngựa xe Ai Cập Vương,
Cổ ngọc trân châu đẹp tuyệt trần ;
Giữa vòng bạc, má xinh hồng thắm,
Anh sẽ cho em bạc vàng vòng.
CÙNG HÁT                         Khi Quân Vương ngự dự tiệc trần,
Hương sắc lòng tôi tỏa hương xuân,
Người yêu tôi đóa hoa mộc dược,
Ngủ giữa lòng tôi đôi vú căng.
Người yêu tôi tựa chùm hoa phượng,
Trong Suối Dương  vườn nho xanh.

Người anh yêu hỡi, em xinh lắm,
Đôi mắt em xinh
Như bồ câu.

Người em yêu hỡi trai thanh lịch,
Giường chúng ta xanh  màu lá xanh.
Sườn mái nhà ta bằng gỗ bách,
Vách ván tường ta bằng gỗ tùng.
Tôi đóa thủy tiên vùng Sa Long ,
Là hoa huệ chốn thung lũng xanh;
Người tình ta giữa bầy xuân nữ,
Như đóa huệ thơm giữa gai đồng.
Như cây táo giữa vướn cây lá,
Bạn tình ta giữa trai thanh xuân.

Trong bóng chàng tôi ngồi lòng vui,
Trái chàng dịu ngọt cung tình tôi;
Chàng đưa tôi đến phòng tiệc yến,
Tình yêu cờ xí  lộng trên người.
Nâng lấy lòng tôi như bánh nho,
Hồi sinh tôi với trái thơm tho;
Vì tôi nhuốm bệnh đau tình ái,
Tay trái chàng nâng lấy đầu tôi,
Tay phài chàng ôm xiết người tôi.

Tôi van xin
Các nàng xuân nữ Giê ru sa lem,
Bằng gót chân hoảng chân nai đồng nội,
Chớ làm kinh động, đánh thức ái tình ta,
Trước giờ hoan lạc.
CHÚ THÍCH
Đen da: cô gái không phải da đen như người Nam Phi Châu,  mà da rạm nắng vì phơi nắng, giữ vườn nho.
Lều Quế Đa cung San-Ma :  tentes de Qédar, rideaux de Salomon,  Lều bằng da dê màu đenhình ảnh tương phản với cô gái đen sạm nắng và đẹp.
Tình yêu: trong tiếng Do Thái chơi chữ: vuốt ve và yêu mến có nghĩa là tình yêu.
Giê ru sa lem : Jérusalem, Kinh đô nước Do Thái, theo các nhà khảo cổ, cách đây 3000 năm chỉ có khoảng 15 000 dân.
Ai Cập Vương : Pharaon, Vua Ai Cập.
Gỗ bách, gỗ tùng: ta có thể hiểu hai người gặp nhau trong thiên nhiên lá xanh dưới gốc cây bách Ly Băng tán rất rộng như sườn nhà, và rừng cây tùng như vách chung quanh.
Suối Dương : En-Gaddi có nghĩa là suối các con hoảng, con dê.
Thủy tiên: có bản dịch là hoa hồng.
Sa Long : Saron vùng đồng bằng ở phía nam Carmel.
Cây táo : Chàng như cây táo , giữa các cây lá không mùi vị, không ăn được, cây táo có vị thuốc kích dục.

TÌNH KHÚC THỨ HAI

NGƯỜI YÊU NỮ               Tôi nghe tiếng người yêu.
Kìa chàng đã đến,
Băng qua núi,
Vượt qua đồi.
Chàng như con hoảng
Con nai khỏe.
Chàng sau song cửa
Sau tường vôi.

Chàng đã cất lời nói với tôi :
Đứng dậy em yêu, bước đi thôi,
Vì mùa đông đã qua rồi nhỉ ?
Mưa chẳng còn đâu mưa dứt rồi.
Ngàn hoa đã nở trên mặt đất,
Mùa hát hội vui đã đến gần ;
Tiếng chim cu gáy vang trời đất,
Cành vả nụ đầy, nho trổ bông.
Đứng dậy em yêu,
Dời bước chân.

Em yêu dấu, bồ câu trong hốc đá,
Còn thẹn thùng ẩn lánh sườn non cao.
Hãy cho anh em gương mặt em nào,
Hãy cho anh nghe tiếng em khẽ nói.
Vì tiếng nói em êm ru,
Trên khuôn mặt quyến rũ.

Hãy bắt giùm chúng tôi những con chồn,
Những con chồn nhỏ phá nho vườn,
Vì vườn nho chúng tôi hoa nở.

Em thuộc về anh, anh thuộc về em,
Như mục tử chăn bầy giữa đồng hoa huệ.

Trước khi gìó mát rạng đông,
Xua tan bóng tối.
Đến đây em, cùng bước,
Em yêu dấu ơi,
Như chân hoảng, chân nai,
Trên núi đồi Bê Thiết.
CHÚ THÍCH:
Song cửa: chàng trai đứng ngoài song cửa, không vào nhà vì muốn cô gái theo chàng ra ngoài.
Con chồn: Chơi chữ tiếng Do Thái:” Chồn” nghĩa là “ đào lổ”, “phá” nghĩa là “có thai”. Khu vườn là cô gái. Nghĩa bóng nguyên câu là chàng trai “đào lổ”, làm cho cô gái có thai.
Bê Thiết: Bètèr: nơi không rõ, nhưng có nghĩa là chia hai, chia phân, từ giả. Nghĩa cuối cùng bài thơ là chia tay và hẹn gặp lại tối nay.

TÌNH KHÚC THỨ BA

Nằm trên giường suốt đêm,
Tôi chờ người lòng tôi yêu mến,
Tôi  chờ nàng  mà chẳng thấy nàng.
Tôi chổi dậy, lang thang khắp phố,
Trên những con đường, trên những công trường.
Tôi kiếm mãi, người lòng tôi yêu mến,
Tôi kiếm hoài mà chẳng gặp nàng.
Những kẻ canh tuần
quanh thành tôi gặp :
Các anh có thấy người yêu tôi chăng ?
Họ vừa đi khỏi,
Tôi đã gặp người lòng tôi yêu mến,
Tôi nắm lấy nàng không thể buông ra,
Tôi đưa nàng bước trở lại nhà,
Ngôi nhà mẹ tôi đã hoài thai tôi đó.
NGƯỜI YÊU NAM           Tôi van xin
Các  xuân nữ Giê ru sa lem,
Bằng bước chân hoảng, chân nai đồng nội,
Chớ kinh động, chớ thức giấc ái tình ta,
Trước giờ hoan lạc.

TÌNH KHÚC THỨ TƯ

HỢP XƯỚNG                     Người là ai từ sa mạc đi lên,
Như làn khói
Hương dược thảo, trầm hương ,
Và tất cả hương thơm xứ lạ.

Kìa kiệu vua Sa lô môn,
với sáu mươi hộ vệ,
dũng sĩ  Y sơ ra el,
điêu luyện trong gươm kiếm,
lão luyện trong đánh giặc,
gươm mang bên mình,
phòng bất ngờ đêm tối.

Vua Sa lô môn
Chế cho mình chiếc kiệu,
bằng gỗ trắc Ly Băng,
cán ngù trụ bạc,
lộng gấm thêu vàng,
ghế dựa nhung tím,
Thêu với tấm lòng,
Bao xuân nữ  Gê ra sa lem,

Hãy đến chiêm ngưỡng,
hỡi các thiếu nữ Si ôn.
Vua Sa lô môn
với vương miện
bà Thái Hậu tấn phong,
Trong ngày hôn lễ,
Ngày vui trái tim ngài.

CHÚ THÍCH :
Sa lô môn : Vua Salomon
Y so ra ên : Israël, người Do Thái.

TÌNH KHÚC THỨ NĂM

NGƯỜI YÊU NAM           Bao xinh đẹp hỡi em yêu dấu  !
Hỡi em yêu xinh đẹp biết chăng!
Đôi mắt bồ câu sau làn tơ mỏng,
Suối tóc chảy dài như đàn sơn dương lượn
sườn núi Ga Lăng.
Răng em trắng như bầy cừu mới hớt.
Từ suối tắm em lên.
Từng đôi song song,
Chẳng gì riêng lẻ.
Đôi môi em sợi chỉ hồng rạng rỡ,
Và lời em dịu ngọt êm đềm.
Má hây đỏ nửa đôi thạch lựu,
Sau làn khăn tơ.
Cổ em vững như tháp lầu Đa Việt.
Tóc cuộn tròn ngàn chiếc khiên treo,
Khiên của bao dũng sĩ mến yêu.
Đôi vú em đôi nai con hồng phấn;
Song sinh một nai tơ,
giữa cánh đồng hoa huệ.

Trước gió nhẹ ngày lên,
thổi tan bóng đêm,
ta sẽ đến núi phương quế,
và đồi trầm hương.

Em xinh đẹp biết bao hỡi em yêu dấu,
Chẳng chút bụi nhơ !
Hôn thê ơi, hãy đến cùng ta từ Ly Băng,
Đến từ Ly Băng em bước vào.
Ngước mắt nhìn đỉnh Ái Sơn cao,
Đỉnh Sa Niên và Hạc Môn,
Hang loài sư tử,
Rừng núi loài beo.

Em đã mang hồn ta đi mất,
Hỡi em yêu và hỡi người yêu.
Một thoáng nhìn ta trong mắt,
Một vòng kiềng cổ yêu kiều.
Tình em đó biết bao là yêu dấu,
Hỡi em yêu và hỡi người yêu.
Tình ái em rượu nồng ngào ngọt,
Hương thơm em hơn tất cả các mùi hương;
Môi em yêu, hỡi người yêu dấu,
Mật ngọt khiết trinh,
Dưới lưỡi là sữa mật.
Và hương y trang em
Như hương vị Ly Băng.

Em là một vườn tình kín cổng,
Hỡi em yêu và hỡi người yêu.
Vườn kín cổng,
Suối nguồn khóa chặt ;
Nước mát phun tưới thạch lựu trong vườn.
Với biết bao trái thơm ngào ngọt.
Chùm nho mộng và cam vàng óng,
Mía ngọt ngon và bưởi chín thơm.
Và biết bao cây nhựa hương,
Trầm hương, kỳ nam
Thanh khiết mùi thơm.
Suối các khu vườn,
giếng nguồn sống động
róc rách từ Ly Băng !
NGƯỜI YÊU NỮ               :              Hỡi gió bấc, hãy vươn mình trổi dậy,
Hỡi gió nam, hãy đến dịu êm!
Thổi qua vườn tôi,
Cho hương tỏa êm đềm,
Người yêu dấu bước vào vườn rộng,
Và môi cắn trái thơm chín mộng.
NGƯỜI YÊU NAM:          Tôi bước vào vườn,
Hỡi em yêu và hỡi người yêu,
Gặt hái hương hoa nồng thắm,
Ăn trái ngon, mật ngọt trên cành.
Uống rượu ta và sữa của ta.
HỢP XƯỚNG                     Hỡi bạn hữu hãy cùng nhập tiệc,
Hãy say sưa này các bạn thân yêu.
CHÚ THÍCH:
Ga Lăng:   Galaad ở phía đông Jourdain, gần Yabboq.
Tháp Đa Việt: Tour de David  tiếng Do Thái  talpiyoth, viết giống như chữ  người yêu.
Ly Băng: Liban. Ái Sơn: Amana. Sa Niên: Sanir. Hạc Môn : Hermon. Núi phía Bắc Palestine, Có bài thơ trong thần thoại cananéen, Thần mời thần nữ người yêu đi săn vùng này, nhưng vì không cẩn thận bị thú dữ giết chết. Trong đoạn thơ này ngược lại nhắc người yêu tránh xa nơi hiểm trở này.
Trong bản tiếng Pháp họ dùng các tên le roseau odorant, le safran, le cinnnamome.. nhiều loại trái cây tại Tây Phương thời xưa chỉ có táo, nho, lê, không có cam, mía, lựu.., bản tiếng Việt dịch hoa phụng tiên, cây cam tòng, xương bồ, nhục quế, lư hội, trái cây bên Tàu không chính xác, và cũng chẳng ai hiểu là cây gì.. Nhưng tại Do Thái lại có các trái cây như Việt Nam :  mía, cam, bưởi, mảng cầu, dưa hấu.. Tôi thay bằng các cây trái, hương liệu Việt Nam cho gần gủi.
Núi phương quế đồi trầm hương : tượng trưng cho hai cái vú thơm.
Em yêu : Ảnh hưởng Ai Cập, người vợ được chấp nhận như em người chồng.
Khu vườn : tượng trưng cho người yêu, sở hữu riêng của người chồng.

TÌNH KHÚC THỨ SÁU
NGƯỜI YÊU NỮ
Tôi đang ngủ, nhưng lòng tôi tỉnh giấc,
Nghe tiếng người yêu gõ cửa gọi rằng :
« Mở cửa cho anh, hỡi em yêu, bạn yêu,
bồ câu ta yêu, hỡi người tình tuyệt diệu.

« Đầu anh đầy sương móc,
Tóc thấm giọt sương đêm ; »
-« Em đã cổi áo
mất công em mặc lại ?
Em đã rửa chân rồi,
lại lấm bụi dơ . »
Người yêu tôi luồng tay qua song cửa,
Tôi xúc động vì chàng.
Tôi chổi dậy
để mở cửa cho người tôi yêu mến.
Nhưng bàn tay chỉ còn chút dư hương.
Trên ngón tay tôi mùi hương thanh khiết,
Trên chốt cửa nhà.

Khi tôi mở cửa thì người tôi yêu mến,
Đã giận dỗi quay lưng và đi mất đâu ?
Chàng bỏ đi và tôi hoảng hốt,
Tôi kiếm gọi  chàng mà chẳng thấy đâu ?
Lính tuần tiểu
Dang đi vòng quanh thành, gặp tôi,
Họ đánh tôi, họ làm tôi thương tích.
Họ lột áo choàng tôi,
Những kẻ giữ thành.

Tôi van xin
Hỡi các xuân nữ Giê ra sa lem
Nếu gặp được người tôi yêu dấu,
Hãy nói với chàng rằng :
Tôi mang bệnh tương tư.
CHÚ THÍCH :
Các khảo cổ ngày nay cho thấy nhà thời xưa rất nhỏ, nền đất, nên trước khi lên giường họ cổi áo và rửa chân.
Bài thơ  còn cho thấy, luật lệ thành Jeruselem ban đêm cấm phụ nữ ra đường một mình, ai bất tuân  lính canh bắt gặp bị cổi áo choàng đánh cho mấy roi.

TÌNH KHÚC THỨ BẢY

HỢP XƯỚNG                     Hỡi người anh yêu thương nhất trên đời,
Người xinh đẹp nhất trần đời.
Hỡi người em yêu nhất trên đời,
Ta thề nguyện yêu thương nhau mãi mãi.
NGƯỜI YÊU NỮ :             Người yêu em tráng kiện, hồng hào,
Nổi bật giữa vạn người.
Đầu chàng là vàng, vàng ròng,
Tóc chàng như tàu lá,
Sắc quạ đen tuyền.
Đôi mắt như bồ câu,
Bên bờ suối nước,
Tắm sữa bên bồn phun.
Đôi má chàng như luống hoa màu mở,
Khóm hoa ngát thơm.
Đôi môi chàng là hoa huệ,
Ngào ngọt hương tình.
Tay óng xuyến vàng long lanh hoàng ngọc Tất Xi
Ngực ngà khối chạm ngọc lam xanh biếc.
Trên bệ vàng ròng
Chân như trụ cẩm thạch.
Dáng chàng như dáng núi Ly Băng.
Chẳng gì bằng, chàng như cây tùng xanh.
Chàng nói lời êm dịu,
Nhân cách chàng đáng yêu .
Người yêu tôi, người chồng tôi thế ấy,
Hỡi các xuân nữ Giê ru sa lem.

HỢP XƯỚNG                     Em về đău, hỡi em yêu dấu ?
Xinh đẹp nhất trên đời.
Người em yêu đi về hướng nào em nhỉ ?
Chúng tôi sẽ tìm hộ giùm em !
NGƯỜI YÊU NỮ :             Người yêu em  đã đến khu vườn,
Mảnh đất hương hoa màu mở.
Chàng đứng giữa bầy thú trong vườn,
Để hái cành hoa huệ,
Em thuộc về chàng và chàng thuộc về em,
Như bầy thú giữa đồng hoa huệ.
CHÚ THÍCH :
Tất  Xi : Tarsis : pierres de Tarsis : topazes,  xuyến đeo tay bằng hoàng ngọc.
Nổi bật giữa vạn người : chàng hơn tất cả, ngay cả thần vùng cananéen,  chàng như pho tượng thần.
Mắt bồ câu : sữa trong bình có ý vòng trắng quanh mắt bồ câu.
Núi Ly Băng (Liban) có nghĩa là núi trắng. Mont-blanc

TÌNH KHÚC THỨ TÁM

NGƯỜI YÊU NAM :         Em xinh đẹp, như Tiên Sa người tình ơi !
Duyên dáng như Giê ru sa lem.
Đáng sợ khác chi một binh đoàn,
Quay mặt chớ nhìn anh,
Vì làm anh bối rối
Tóc em lượn như bầy sơn dương trên sườn núi Gia Lăng,
Răng em trắng như bầy cừu đi lên, mới tắm,
Tắt cả đều sánh đôi,
Chẳng gì riêng lẻ.
Đôi má em nửa đôi thạch lựu,
Sau tấm màn tơ.

Dù có sáu mươi hoàng hậu,
Tám mươi vương phi,
Và bao cung nữ trên đời,
Chỉ có bồ câu yêu thương của tôi,
Tuyệt vời.
Em là con một, mẹ sinh ra,
Người yêu em nhất sinh em ra.
Bao thiếu nữ thấy em đều xưng tụng,
Bao hoàng hậu, vương phi cũng tán dương.
Em là ai hiển hiện như hừng đông,
Đẹp như vầng trăng.
Rạng rỡ như ánh dương,
Đáng sợ như binh đoàn.
CHÚ THÍCH :
Tiên Sa : Tirça, thủ đô Do Thái đương thời, một tên khác của Jérusalem.
Bồ câu : người Do Thái, người Tây Phương  thường gọi người yêu mình là con bồ câu của tôi.
Đáng sợ như binh đoàn: Tương đương nghĩa trong tiếng Pháp: Elle est belle et terible : đẹp và kinh khủng.

TÌNH KHÚC THỨ CHÍN

NGƯỜI YÊU NỮ               Trong vườn hạnh đào chân em bước tới,
Ngắm nhìn thung lũng những chồi non,
Nhìn vườn nho lá mới xanh rờn,
Xem thạch lựu đỏ hoa chưa nhỉ ?
Nhưng em chẳng biết lòng em đã,
Bước lên xe An Mỹ – Nam  Di.
HỢP XƯỚNG                     Hãy về đây, hãy về đây hỡi nàng Sa La Mỹ
Hãy về đây, hãy về đây ta đã chờ trông.
NGƯỜI YÊU NAM           A!  hãy đến hỡi nàng Sa La Mỹ,
Như điệu múa trong hai ban hợp ca.
Chân em xinh mang hài công chúa,
Vòng vế em như chuổi ngọc,
bởi bàn tay nghệ sĩ  tuyệt vời.
Rốn  em như ly rượu ngọt,
Rượu chẳng hề vơi.
Mình em bồ lúa mạch,
Hoa huệ vây vòng quanh.
Đôi vú căng đôi nai con hồng phấn,
Song sinh một nai tơ.
Cổ em một tháp ngà,
Mắt em hồ Hải Thủy,
Bên cửa Bát Khuê Môn.
Mũi em tháp Ly Băng,
Hướng về thành Đa Mạc.
Trán em vời vợi núi Cát Môn.
Tóc bính tím hoa sim.
Gót quân vương quấn quít suối mây vương.
Em xinh đẹp, hỡi em quyến rũ,
Hỡi tình ta vui thú tuyệt vời.
Dáng em tựa bóng dừa xanh mát,
Và ngực em tròn trịa trái đôi.
Anh khẽ nói: anh sẽ trèo lên dừa ấy,
Vin lá cành,
ôm đôi trái thanh xuân.
Hơi thở em nhẹ nhàng như hương táo.
Anh uống ly rượu em, uống mãi rượu ngon,
Anh xiết chặt hình hài em yêu dấu,
Chảy trên môi em  giấc mộng say.
Anh thuộc về em yêu dấu,
Em bên anh trong khát vọng dâng đầy.
CHÚ THÍCH
An Mỹ Nam Di: Ammi nadiîb: nghĩa là trên chiếc xe của dân tộc kiêu hùng tôi.  Như Thượng Đế bởi dân Do Thái.
Điệu múa trong hai ban hợp ca: Điệu múa ngày cưới, hai người nhảy giữa hai nhóm, khi hát khi nhảy xoay vòng.
Rốn: dùng thay chữ âm hộ để tránh thô tục, đoạn trên rốn em như ly rượu ngọt, đoạn dưới, anh uống ly rượu em, uống mãi rượu ngon. Và người con gái cũng hôn say sưa cái người con trai và để  để chảy vào môi.
Đa Mạc: Damas, thủ đô dân Araméens ở Syrie
Cát Môn: Carmel: Cái mũi nhô ra ở Địa Trung Hải, còn có nghí là vườn nho nhỏ.
Tóc: nguyên tóc màu tím đen, tôi dùng màu tím hoa sim để Việt hóa.

TÌNH KHÚC THỨ MƯỜI

NGƯỜI YÊU NỮ                               Anh hãy đến hỡi anh yêu dấu,
Ta cùng đi đến chốn đồng xanh.
Chúng ta sẽ ngủ qua đêm trong những xóm làng,
Ngày mai đó ta sẽ đến cánh đồng nho trái.
Ta sẽ đi xem những chồi non mơn mởn,
Hoa có nở bông,
Thạch lựu vừa khoe đỏ.
Em sẽ cho anh ân huệ  tình yêu.
Cây táo tình yêu thoang thoảng mùi hương,
Và cạnh cửa nhà ta đầy trái ngọt;
Trái non, trái già,
Em dành hết cho anh hỡi em yêu dấu.

A !  em xem như anh,
Chung vú mẹ một bầu.
Gặp anh ở ngoài, em có thể ôm hôn anh,
Chẳng ai dị nghị tình em.
Em sẽ dắt anh, sẽ dẫn anh về,
Trong ngôi nhà mẹ, để anh dạy dỗ.
Em rót anh uống ly rượu ngọt,
rượu mùi thạch lựu của em.

Tay trái anh nâng lấy đầu em,
Và tay mặt anh ôm xiết em.
NGƯỜI YÊU NAM:          Tôi van xin,
Các xuân nữ Giê ru sa lem,
Chớ kinh động tôi, chớ thức giấc tình tôi,
Trước giờ hoan lạc.
CHÚ THÍCH :
Cây táo tình yêu : dịch từ cây mandragore, cây phong già, có đặt tính ăn vào có nhiều kích hích tăng trưởng sinh sản.

CHUNG KHÚC

HỢP XƯỚNG                     Nàng là ai đến từ sa mạc,
Đứng tựa vai người yêu tôi ?
NGƯỜI YÊU NỮ                               Dưới cây táo thơm tôi đánh thức chàng,
Nơi mẹ chàng đã hoài thai ra chàng,
Nơi hoài thai và nơi sinh chàng.
Hãy để em tựa chiếc ấn giữa lòng chàng,
chiếc ấn trên tay chàng.
Vì tình ái mạnh như cái chết,
Lòng đam mê cháy như địa ngục,
Sức nóng là ngọn lửa,
Ngọn lửa của thần sấm.
Nước bao nhiêu không dập tắt được tình yêu,
Không con sông nào cuốn trôi đi tình yêu.
Ai đem hết gia tài để mua tình ái,
Chỉ mua được khinh khi.

LẠI VIẾT THÊM

NGƯỜI ANH                      Em tôi bé bỏng, ngực chưa đầy,
Ta sẽ làm gì khi ai hỏi nó đây ?
Nếu nó là trường thành,
Ta sẽ xây thêm tháp bạc,
Nếu nó là cánh cửa,
Ta sẽ ráp lên trên cửa ván gỗ tùng.
NGƯỜI YÊU NỮ                               Nếu tôi là bức tường,
Vú tôi là đôi tháp,
Bao giờ trước mắt em,
Tôi tìm được bình an
NGƯỜi  YÊU NAM           Sa lô môn có khu vườn nho ở Bá Hạ Môn,
Người giao vườn cho những kẻ canh giữ.
Mỗi người phải trả hoa lợi  nghìn nén bạc.
Vườn nho của tôi trước mặt tôi,
Hỡi Sa lô môn, trả ông nghìn nén bạc,
Và hai trăm cho kẻ giữ vườn.
Em ở trong khu vườn
Các bạn bè đến lắng nghe tiếng em.
Hãy lên tiếng đi em,
NGƯỜI YÊU NỮ                               Này anh  yêu, hãy trốn đi
Hãy nhẹ bước chân như con hoảng con nai.
Trên núi trầm hương đó.
CHÚ THÍCH:
Đoạn thơ cuối cùng này có vẻ không liên hệ gì tới bài thơ, như một trang thơ nào chép lạc vào đây.
Lửa của Yavé còn có nghĩa là lửa của thần Sấm. Hy Lạp Zeus là Thần Sấm, cai trị cõi con người và trời là gốc tích chữ Dieu của Tây Phương.

Paris 6-12-2012
PTC
*Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục. Viện Đại Học Paris V Sorbonne. Tác giả : Hồ Xuân Hương, Nàng Là Ai ?. Thơ Tình Nhất Uyên (Huy Cận, Xuân Diệu đề tựa). Cánh chim từ vùng lửa đỏ (Thơ Nhất Uyên, nhạc Tôn Thất Lập) Truyện Thơ Odyssée, Sử Thi Iliade bằng thơ lục bát. Tự Điển Tình Yêu bằng Thơ Tình Xuân Diệu. Nguyễn Du mười năm gió bụi.. và nhiều công trình nghiên cứu về Giáo Dục và văn học Việt Nam.
---

38 nhận xét:

  1. Như vậy là từ Dâm thư ở họ biến thành Thánh thư ở ta thông qua khâu biên dịch và biên tập, tài nhỉ!
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cuốn được gọi là Kinh cổ xưa của loài người, đều tràn ngập mĩ cảm như phần Nhã Ca của Kinh Thánh mà.
      Xóa
  2. Cũng không tài bằng từ "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI", qua cái đầu của cô Lý, biến thành Dâm thư.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Lý nói một cách vui mà hehe.
      Xóa
  3. Đúng là tôi nói vui thật,

    Nhưng gọi là Dâm thư hay "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" chả có gì là mâu thuẫn, nếu không có cái đầu cố chấp.

    Các bức Dâm họa cổ của Nhật bổn (hình như bác Giao có lưu) cũng là những kiệt tác.

    Ở ta tuyệt phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, từng được gọi là Dâm thư, các cụ còn dạy "làm thân con gái chớ nghe Truyện Kiều".

    Điều đáng bàn, là cùng một văn bản gốc, ông Phạm Trọng Chánh gọi đích danh là một tác phẩm TÌNH DỤC tuyệt tác, còn các các cha biên dịch và biên tập, lại thành Thánh Kinh. Thế mới hiểm!

    "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu"?

    Nhóm "Mở miệng" mà dịch thì sao nhỉ, có lẽ "cái rốn" lại trở về "cái ấy", còn "rượu thơm" thì chịu các bố, không đoán được!
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thật kinh ngạc với trí tuệ của cô Lý!

      - Ông Chánh gọi Nhã ca là "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" cũng đâu ngăn được Nhã ca là một phần của Kinh Thánh. Cô nói xem, làm sao một kiệt tác mỹ tình dục không thể trở thành một phần của Kinh Thánh đi. Vì nó DÂM ư? Nếu thế thì cô nói thật chứ nói vui gì?

      - Nhã ca là một phần của Kinh Thánh, và ông Chánh dịch lại (mà theo ông là để lột tả hết vẻ đẹp của Nhã ca), chứ ông Chánh có nói Nhã ca không phải là Kinh Thánh chỗ nào đâu?

      - Cô Lý làm ơn chỉ cho xem, không tính trong đầu cô, ở đâu nói đích danh cái ấy "cái ấy" là "âm hộ" hay "lồn" ngay cả trong bản dịch của ông Chánh?

      ...
      Xóa
  4. À, tôi gọi dâm thư, còn ông Phạm Trọng Chánh, cũng gọi Nhã ca là thơ dâm tình đây:

    "Chương Nhã ca gây rất nhiều tranh luận, và làm khó chịu các nhà tu hành Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Vì sao một quyển sách nhỏ thơ dâm tình, hay mỹ tình dục lại lọt vào bộ sưu tập Thánh Kinh ? Có người cho rằng nó dùng để hát trong nghi lễ động phòng hoa chúc. Có người cho đó là tình yêu của Chúa với Giáo Hội, hay Chúa với dân tộc Do Thái. Tuy nhiên toàn bộ các bài thơ này không có câu nào cầu chúa, hay lời của chúa, mà chỉ nói chuyện tình yêu, tình dục tự nhiên, không theo phép tắc lễ nghĩa đương thời, nhất là luật Do Thái, trai gái giữ trinh tiết trước khi hôn nhân . Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà « Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu » Thánh Kinh, Nhã Ca tr 794 . Bài thơ thứ chín lược dịch động tác làm tình lộn ngược 6,9 : « Và ổ gà mình như rượu ngon.. Chảy vào dễ dàng cho lương nhơn tôi. Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ. » Kinh Thánh, Nhã Ca 7 :6 trang 795.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Chánh không khỏi khiến người ta nghĩ đến nhà thơ thần Hoàng Quang Thuận ngày nào mất hehe.

      - "Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»."

      >>> Vậy ông dịch thế nào? Xem đây:

      Rốn em như ly rượu ngọt,
      Rượu chẳng hề vơi.

      Rút cục cái "âm hộ" mà cô Lý muốn đâu? So với "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", bản dịch của ông "sống sượng" (ý là trung thực) hơn chỗ nào?

      - Rồi "Trong bản tiếng Pháp họ dùng các tên le roseau odorant, le safran, le cinnnamome.. nhiều loại trái cây tại Tây Phương thời xưa chỉ có táo, nho, lê, không có cam, mía, lựu.., bản tiếng Việt dịch hoa phụng tiên, cây cam tòng, xương bồ, nhục quế, lư hội, trái cây bên Tàu không chính xác, và cũng chẳng ai hiểu là cây gì.. Nhưng tại Do Thái lại có các trái cây như Việt Nam : mía, cam, bưởi, mảng cầu, dưa hấu.. Tôi thay bằng các cây trái, hương liệu Việt Nam cho gần gủi."

      >>> Ông chê người khác dịch khó hiểu, rồi tự tiện "Việt hóa" các loại trái cây chỉ có ở xứ Do Thái xưa! Quả là sáng tạo trứ danh!
      Xóa
  5. Có thời gian đọc lại bài của ông Chánh chỉ tôi còn biết kêu trời. Toàn những điều xằng bậy, hoặc vô bằng, nhảm nhí. Xin phép anh Giao liệt kê ra đây một ít vừa nhặt được.

    ...
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Ông Chánh: "Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch."

      >>>

      - 630 năm trước Tây lịch thì phải cách chúng ta ít nhất 2000+630=2630 năm chớ, sao lại chỉ có 630 năm?
      - Niên đại Nhã ca chưa rõ, còn nhiều tranh cãi, nhưng đa số các học giả Thánh Kinh cho rằng Nhã ca ra đời vào thời Solomon, tức khoảng thế kỉ thứ 10 trước Công nguyên. Ông Chánh lấy 630 năm TCN ở đâu?

      ...
      Xóa
    2. 2. Ông Chánh: "Tương truyền chương Nhã Ca của Vua Salomon, nhưng có lẽ là những bài thơ vua Salomon ưa thích thì đúng hơn, vì các bài thơ tả tình yêu của một cô gái thành Jerusalem với một anh chăn cừu, và có đoạn tả vua Salomon, lẽ nào vị vua lại tả mình.

      >>> Cũng như niên đại, tác giả Nhã ca chưa rõ, còn tranh cãi. Các giáo sĩ Do Thái giáo coi Vua Solomon là tác giả của Nhã ca, do đầu đề Nhã ca ghi: "The Song of Songs by Solomon". Tuy nhiên một số học giả hiện đại xem Vua Hezekiah và các cộng sự mới là tác giả của Nhã ca, dựa vào một ghi chép ở một chỗ khác của Thánh Kinh. Cho dù thế nào, không ai phủ nhận Vua Solomon là tác giả Nhã ca chỉ vì lí do rất ngớ ngẩn như ông Chánh: "lẽ nào vị vua lại tả mình".
      Xóa
    3. 3. Ông Chánh: "Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng... Yahvé xuất thân là người thủ lãnh có làm nhiều điều tốt, dân chúng nhớ ơn, nên các đời sau khi có điều gì khó khăn đều lên đồng, cầu Yahvé..."

      >>>

      Yahvé là phiên âm của chữ viết tắt Do Thái YHVH, là DANH-THIÊN-CHÚA, tên của Đấng Tối Cao, Đấng Sáng Tạo vũ trụ trong niềm tin của Thiên Chúa giáo (bao gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáo, và cả Hồi giáo nữa). Ông Chánh không biết đọc Kinh Thánh thế nào lại bảo đó là thầy mo, thầy phù thủy, đồng bóng!!! Đây là lí do tôi đã phải kêu trời như đã viết ở trên.
      Xóa
    4. 3. Ông Chánh: "...hàng bao nhiêu năm qua, bao triệu người Việt Nam đọc bản Nhã Ca, Kinh Thánh mà chẳng ai hiểu gì cả ! Hiểu trật và dịch trật từng câu. Nêu hết các câu trật có người lại hiểu lầm là chống lại thánh kinh, lỗi đức bác ái."

      >>>

      - Người đọc Thánh Kinh (ở đây là Nhã ca) hiểu trật thì là lỗi Đức Tin, hay cùng lắm là lạc đạo, chứ can cớ gì lại lỗi Đức Bác Ái?
      - Ông Chánh chê các thừa sai Bồ Đào Nha và Pháp không đủ tiếng Việt nên dịch sai, "ngây ngô", "kì quái". Nhưng hãy xem họ đã dịch thế nào:

      Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người.
      Vì ái tình chàng ngon hơn rượu,
      Dầu chàng có mùi thơm tho;
      Danh chàng thơm như dầu đổ ra;
      Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng.
      Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng.
      Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài.
      Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng.

      Nào, có chỗ nào không hiểu? Ngây ngô, kì quái mà thế này ru?
      Xóa
    5. À, cái 3 ở trên là 4. Mệt quá hehe.

      5. Ông Chánh: "Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."

      >>> Chính Chúa Giê-su, kông phải ông thánh nào hết, là người sáng lập hội thánh. Ngắn gọn thế hehe.
      Xóa
    6. 6. Từ sau Công đồng Vaticano II (1962), Giáo hội Công giáo không còn giải thích Diễm ca (tức Nhã ca) theo lối thuần túy phúng dụ (nghĩa là biểu tượng, miêu tả mối giao hòa giữa tình yêu Thiên Chúa và con người ) nữa, mà đã có cái nhìn nhân bản hơn về Diễm ca, thừa nhận Diễm ca như một tụng ca về tình yêu tính dục trần tục đích thực.

      Do đó các dịch giả không còn bị hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ trong việc dịch Diễm ca, càng không có chuyện "các cha biên dịch và biên tập" để Diễm ca từ "Dâm thư thành Thánh thư" như cô Lý (do ẩn ức tính dục hay hận thù/ganh tị tôn giáo nào đó) đã qui kết hết sức nặng nề và bố láo.

      Ông TS Chánh, với kiến thức tôn giáo hạn hẹp, bản tính xuề xòa ba phải, lại thêm tính háo danh, khoe mẽ cũng chẳng làm gì tốt hơn cho bản dịch Diễm ca.

      Xin đối chiếu bản dịch của ông Chánh với bản dịch của Công giáo như ở đây:

      http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/diemca/diemca.htm

      Với 2 câu trong Diễm ca gây tranh cãi nhiều nhất (tất nhiên giữa các nhà chú giải Thánh Kinh, hàng nhiều thế kỉ, chứ không phải giữa tôi với cô Lý hehe), "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", ông Chánh tuy chê bai thiên hạ thậm tệ, người đọc tưởng có thể thấy Lồn tới nơi, cũng chỉ làm được thế này:

      Rốn em như ly rượu ngọt,
      Rượu chẳng hề vơi.

      Ông Chánh không đưa được cái cần đưa, lại dich sai, hoặc thiếu, so với bản tiếng Anh (ông Chánh cũng dịch từ tiếng Pháp thôi, chứ Hebrew hay Arabic cổ cái cục cức hehe):

      Your navel is a rounded goblet
      that never lacks blended wine.

      Thực ra, chữ "navel" (cái rún) là dịch từ chữ "sûrr" trong bản gốc tiếng Hebrew.

      Đa số các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng "sûrr" có cùng gốc với chữ "surr" của tiếng Arabic có nghĩa là "navel" (rún), nhưng không phải tất cả đều nghĩ vậy. Một số, trong đó có Marvin Pope, cho rằng có mối liên hệ giữa chữ "surr" với chữ "sirr" (cùng tiếng Arabic) có nghĩa "vulva" (Lồn) hehe. Vậy nên 2 câu trên thành:

      Your vulva is a rounded crater;
      May it never lack punch!

      Đây là chuyện của các nhà ngôn ngữ học, loại dùi đục chấm mắm cái như tôi nghe sao thì biết vậy. Nhưng cho dù thế nào, "navel" trong tiếng Anh, hay "nombril" trong tiếng Pháp, đã được các nhà biên dịch Thánh Kinh VN dịch chính xác là "rún". Nếu có ai có lỗi ở đây thì đó phải là các nhà biên dịch Diễm ca tiếng Anh, tiếng Pháp hehe.

      Ngay cả như vậy, ông Chánh cũng thừa nhận đó là "rốn" đó thôi. Còn chuyện cái rốn ấy ám chỉ cái gì thì ai chẳng biết!
      Xóa
    7. [độc thoại, tiếp...]

      Ông Chánh mà Tiến sĩ Khoa học Giáo dục thì ở đời có nhiều chuyện lạ thật.

      Nếu ông không vừa lòng các bản dịch tiếng Việt của Nhã ca, và có í dịch lại để, theo lời ông, lột tả hết vẻ đẹp của tuyệt tác mỹ tình dục nhân loại này thì xin mời. Ông chỉ cần dịch lại Nhã ca, chỉ Nhã ca thôi, không cần phải dẫn giải dài dòng bậy bạ khiến những người vốn không ưa Thiên Chúa giáo (Công giáo) lấy làm cớ để phán xằng.

      Chẳng hạn, ông Viết "...cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch", thì ý là 630 năm trước Tây lịch, hay cách chúng ta (ngày nay) 630 năm? Hay "Rốn: dùng thay chữ âm hộ để tránh thô tục...", thì trong nguyên bản "rốn" đã được dùng thay "âm hộ" (để tránh thô tục), hay chính ông dùng "rốn" thay "âm hộ" trong nguyên bản (cũng để tránh thô tục)? Nếu nguyên bản là "rốn", người ta đào đâu ra "âm hộ" để đưa ông? Còn nếu nguyên bản là "âm hộ", mà ông cũng "rốn" như người ta, cớ sao ông phê phán họ?

      Không dò hết nhưng tôi chắc có hàng tá những chỗ như vậy trongg bài viết. Một TSKH, lại thuộc ngành GD, không thể viết câu chữ tù mù như vậy.
      Xóa
    8. Dr. Chanh còn đưa một lô diễn giải Thánh Kinh nhảm nhí vô bằng và vô số chi tiết trời ơi khác. Hầu hết, nếu không nói TÂT CẢ, đều không ăn nhập đến Nhã ca, hay ít nhất đến việc dịch Nhã ca.

      Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thành lập 1971, gồm 29 cái tên, đã phải mất 40 năm (từ 1971 đến 2011) mới ra được bản in Thánh Kinh trọn bộ (gồm Tân Ước và Cựu Ước) đầu tiên, và nhóm vẫn đang tiếp tục để cho ra đời bản Thánh Kinh dịch trực tiếp từ tiếng Hípri, Aram hoặc Hy Lạp (lưu í, bản Tân Ước viết bằng tiếng Hy Lạp).

      http://ktcmn.org/gioi-thieu/gioi-thieu-ban-dich/

      Coi đó để thấy, dịch Thánh Kinh gian khổ và kì công thế nào. Ông Chánh dịch Nhã ca từ bản dịch tiếng Pháp hiện đại, không đọc nổi nguyên tác, không tham khảo (hoặc không tham khảo nổi) bản dịch tiếng Hy Lạp cổ hay thậm chí bản dịch phổ thông tiếng La Tinh, tệ hơn nữa là bản dịch tiếng Anh, thì đã là gì mà ồn ào?!

      Tôi thấy ông Chánh giống anh taxi ba hoa trong lúc chờ khách hơn là có ác í bài xích Thánh Kinh (?), nhưng cái kiểu tù mù như:

      "Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»"

      chắc chắn sẽ được những người thiếu kiến thức, thừa hiềm tị vồ lấy để báng bổ tôn giáo của người khác; như cô Lý, chú Khoằm ở đây hay Giao Điểm ở đây:

      http://giaodiemonline.com/2012/12/nhaca.htm

      Lưu ý cái tít rất giật gân: DỊCH CHƯƠNG “NHÃ CA”, MỘT DÂM THƠ TRONG CỰU ƯỚC (Xin lỗi cô Lý, "Dâm thư" là chữ của Giao Điểm chứ không phải của cô hehe)
      Xóa
    9. Hahaha rất tình cờ tôi tìm thấy TS Dương Ngọc Dũng‎ gọi ông TS Phạm Trọng Chánh là "trí thức dở hơi":

      "Như hầu hết các tác giả Giao Điểm, Phạm Trọng Chánh có sự thích thú trong việc sử dụng một số thuật ngữ Phật Giáo mà bản thân mình không hiểu gì cả, hoặc hiểu lầm, hiểu sai. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều loại trí thức dở hơi này : thích xen những thuật ngữ triết học cầu kỳ, bí hiểm vào trong những cuộc đàm thoại, những bài viết, chẳng hạn về phương diện tư tưởng Phật Giáo thì thích nhất là các danh từ Thiền, Bản Lai Diện Mục, Sở Tri chướng, Thế Trí Biện Thông, Phật Tính, Chứng Tánh Ly Sanh, Vô Sanh Pháp Nhẫn, A Lại Da Thức v.v... nhưng khi hỏi lại thì dớ ra, thú nhận là không hiểu hoặc giảng giải trật lấc. Tôi đâm ra hoài nghi không biết có phải vì Phật Giáo sở hữu một số thuật ngữ nghe cao siêu hấp dẫn, nên mấy ngài trí thức dở hơi này mới đâm ra sùng mộ triết học Phật Giáo như vậy, chứ thật tâm cũng chẳng muốn tốn thì giờ nghiên cứu Phật Học làm gì. Chính vì vậy mới dẫn đến những sai lầm ngớ ngẩn như khi Phạm Trọng Chánh định nghĩa "sở tri chướng" như sau :

      Điều nhà Phật gọi là sở tri chướng, cái hiểu biết sẵn có đã đầy, ngăn cản điều hiểu biết mới như tách trà đã đầy, rót thêm chỉ tràn ra ngoài (sđd : 137)."

      https://sites.google.com/site/viendu99/viet-nam-cong-hoa/tien-si-duong-ngoc-dung/11-pham-trong-chanh

      >>>

      Hóa ra ông Chánh là thành viên nhóm GĐ. Về Phật giáo ông Chánh còn vậy, TCG ông Chánh nói càn là phải!!!
      Xóa
    10. Cảm ơn tư liệu của hehe. Mấy nay đang đi du lãng, bây giờ mới đọc được comment của bạn.
      Xóa
    11. Đang trên đường du lãng, nên chưa đọc kĩ được các ý kiến qua tư liệu của hehe, nhưng về cơ bản, thấy thú vị về những lập luận của bạn.

      Nhiều chỗ mình đồng ý với hehe. Nhưng ở đoạn giải thích của bạn về Yahvé thì mình chưa tán thành. Yahvé, đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Thiên sứ hay là sứ giả của Yahvé là những nhà tiên tri, họ thường nhân danh Yahvé, và có khi cho mình chính là Yahvé (ở đây, Yahvé có một nghĩa như là các thầy phủ thủy, đồng cốt, mà ông Chánh đã thuyết minh).
      Xóa
    12. Riêng câu mở đầu bài của ông Chánh, thì mình đồng ý với hehe, là ông này viết không thông tiếng Việt. Vì cái câu ấy, thật sự là viết như Tây ngọng:

      "Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ tình, mỹ tình dục nói lên lời yêu đương tình cảm và thân xác đôi trai gái. Một tác phẩm tuyệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. "

      Không làm sao mà hiểu được "cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch" nghĩa là gì ! Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng.
      Xóa
    13. Anh Giao, có thể hiểu Yahweh đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Không sai, nhưng xét về từ nguyên, Yahweh là danh xưng (name) Thiên Chúa, không phải danh hiệu (title) Thiên Chúa; như có thể thấy ở đây:

      http://www.catholic.com/quickquestions/is-gods-name-yahweh-or-jehovah

      "In Hebrew the name of God is spelled YHWH. Since ancient Hebrew had no written vowels, it is uncertain how the name was pronounced originally, but there are records of the name in Greek, which did have written vowels. These records indicate that in all likelihood the name should be pronounced "Yahweh.""

      Hay ở đây: http://www.behindthename.com/name/yahweh

      "A name of the Hebrew God, represented in Hebrew by the tetragrammaton ("four letters") יהוה (Yod Heh Vav Heh), transliterated into Roman script Y H W H."

      Hoặc ở các loại từ điển thông dụng như ở đây:

      http://www.merriam-webster.com/dictionary/yahweh

      "—used as the name of God by the ancient Hebrews and in the Old Testament of the Bible"

      hay: http://dictionary.reference.com/browse/yahweh

      "a name of God, transliterated by scholars from the Tetragrammaton and commonly rendered jehovah."

      Vì là tên cực thánh (tên của Chúa Trời), nên người Do Thái tuy viết YHWH, lại không đọc nó ra (read out), vì cho rằng làm vậy là phạm vào 1 trong các điều răn của Đức Chúa Trời ("Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ"). Thay vào đó, khi gặp tên cực thánh (YHWH) trong Kinh Thánh và phải đọc nó ra, người Do Thái dùng từ "adonay", nghĩa là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Kinh Thánh có khoảng 6800 chỗ dùng YHWH, và một số bản dịch (tiếng Anh) sau này đã thay tất cả những tên cực thánh này bằng LORD (Thiên Chúa).
      Xóa
    14. [tiếp...]

      Theo chỗ tôi nhớ (không thể vì những phát biểu xằng bậy của ông Chánh mà phải đọc lại Thánh Kinh), trong Kinh Thánh không có tiên tri nào tên Yahweh, cũng không có tiên tri nào tự xưng mình là Yahweh.

      Ngay cả khi có tiên tri nào đó, trong lúc "dùng chất kích thích" để "lên đồng", tự xưng mình là Yahweh phán lời Thiên Chúa, ông Chánh cũng không thể gọi tiên tri ấy là Yahweh. Đơn giản vì, Yahweh là Thiên Chúa, còn tiên tri, dù là ngôn sứ của Thiên Chúa, cũng chỉ là con người.

      Cũng như Phan Thị Bích Hằng, lúc lên đồng nhập vong, có thể nói lời Quang Trung, tự nhận là Quang Trung, nhưng sau lên đồng, không ai gọi bà Hằng là vua Quang Trung cả.

      Ông Chánh đã bộc lộ đầy đủ cái ngu xuẩn (chữ của TS DND dành cho nhóm GĐ) khi cố tình "nhân hóa", gán ghép nguồn gốc con người, cho Thiên Chúa của TCG.
      Xóa
    15. Tất nhiên, ông Chánh có quyền không tin vào Thượng Đế (thái độ của người vô thần), hoặc có quyền cho rằng Thánh Kinh là những ghi chép nhảm nhí hoang đường, nhưng ông Chánh không được phép giải thích Thánh Kinh kiểu bố láo như thế (tôi nhấn mạnh, ông Chánh đang giải thích Thánh Kinh chứ không phải đang phát biểu về niềm tin của mình.)

      "Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng, hay còn gọi là tiên tri, lãnh tụ của bộ tộc tương tự như vua Hùng Vương của Việt Nam ta, có nguồn gốc là một người có sức mạnh giết được con cá sấu hung dữ (đánh thủy quái), chặt được cái cây to lớn (đánh mộc tinh), đánh bẩy được con cáo khôn ngoan phá hoại mùa màng (đánh hồ tinh).. được dân chúng kính phục tôn làm lãnh tụ."

      Cho dù có như Hùng Vương, Thiên Chúa của TCG cũng chỉ là con người. Hehe rất bố láo.
      Xóa
    16. Anh Giao: "Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng."

      >>>

      Hahaha anh Giao dùng chữ "hình ảnh" quá. Tôi nghĩ, không chỉ phía Tây, phía Nam ngọng mà Đông-Tây-Nam-Bắc (gọi là tứ phía) ngọng tất hehe.

      Tiếng Việt ông Chánh không rành có thể do ở Pháp quá lâu. Còn tiếng Pháp ông Chánh cũng không rành có thể do là người gốc Việt. Nhưng chắc chắn ông Chánh rất sành sõi tiếng Do Thái, vì ông viết: "Các vị giỏi tiếng Pháp thì tiếng Việt lại không rành, không biết làm thơ Việt. Người biết làm thơ lại không rành tiếng Pháp, thì nói chi phải tham khảo bằng tiếng Do Thái và từng đi qua vùng này để thấy cây cỏ, khí hậu."

      Ông Chánh không chỉ giỏi tiếng Do Thái, ông còn làm thơ rất hay hahaha.
      Xóa
    17. Ban đầu tôi chỉ nghĩ ông Chánh ngu xuẩn thôi, về sau, đọc thêm ông, nhất là sau khi biết ông nằm trong nhóm GĐ, tôi còn thấy ông bố láo nữa. Tôi sẽ lần lượt chỉ thêm những chỗ ông Chánh ngu xuẩn và bố láo (giá cô Lý, chú Khoằm tham gia nữa thì hay nhỉ.)
      Xóa
    18. Mình vẫn đang trên đường. Rất thú vị được đọc phản luận thẳng thắn của hehe.

      Bây giờ, xuất hiện thêm bác Dương Ngọc Dũng, lại thêm phần thú vị đấy. Mà lâu nay, không thấy bác Dũng xuất hiện nữa, tựa như đi vào thiền viện rồi hay sao hehe nhỉ ?

      Giải thích của hehe về CHÚA tớ vẫn chưa thông. Vì trên thực tế, hồi tớ du lãng ở đất Nhật, tớ hay được các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA đến gặp lắm (hồi ấy là các năm 2002 - 2004). Trong số các Thiên Sứ ấy, sau có người trở thành bạn ở trong đời thường.
      Xóa
    19. Ông Chánh: "Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh người Do Thái không phải là lời Chúa mà chỉ là một tác phẩm văn chương."

      >>>

      Ông Chánh không tin Chúa, nên tất nhiên không tin có cái gọi là "lời Chúa". Không có "lời Chúa" nên tất nhiên không thể có bất cứ thứ gì (không riêng Nhã ca) thuộc về "lời Chúa". (Làm sao có thể có cái thuộc về cái không có?). Tuy nhiên, trong ngữ cảnh đang xét, ông Chánh đã không chứng minh, một tác phẩm văn chương không thể là "lời Chúa" (và với ý này, ông Chánh ngầm chỉ Nhã ca không phải là Thánh Kinh).
      Xóa
    20. Nhóm Giao Điểm mà các ông Chánh hay Hoàng Hà Thanh ra sức "chửi" Thiên Chúa giáo, đến mức dùng từ "bố láo".

      Thì bây giờ, Giao Điểm được/bị cho là "bố láo".
      Xóa
    21. Có khác anh Giao. Giao Điểm chửi TCG, tôi chỉ chửi cá nhân ông Chánh (hay cùng lắm là GĐ).
      Xóa
    22. hehe à, có lẽ, để tăng khí thế (thật ra, là để rộng thêm dư luận và bối cảnh), mình đưa một bài của bác Dương Ngọc Dũng về đây.
      Xóa
    23. DND phê phán GĐ với những lời lẽ hết sức nặng nề, nhưng là trên vấn đề học thuật, về Phật học, là thứ tôi không biết (chứ đừng nói rành) nên tôi không thể có bình luận hay nhận xét gì được.

      Chuyện các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA bên đất Nhật tôi nghĩ có lẽ họ là người bên Tin Lành. Tôi không rõ bên Tin Lành, nhưng cho dù có người tự cho mình là Chúa (nhân danh gì đấy), cũng không thể bảo Thiên Chúa của TCG là con người được.

      Do Thái giáo tin vào Đấng Cứu Thế, nhưng đấng ấy chưa đến (và họ đang còn trông đợi đấng ấy đến), vậy mà ông Giê-su chỉ xưng mình là con Thiên Chúa thôi đã bị người Do Thái đóng đinh chết.
      Xóa
    24. [tiếp ông Chánh...]

      Tiếng Việt của ông Chánh đây:

      "Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."

      >>>

      Có ai hiểu gì không? Tôi đoán thế này:

      "Nhưng Ki-tô giáo vẫn giữ bộ sách nguyên thủy của dân tộc Do Thái. Sách này, gọi là Cựu Ước, cùng với Tân Ước gồm 27 quyển là chuyện 4 môn đệ kể về Chúa Jésus và các thư Thánh Paul (được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo) được dùng làm sách giảng dạy của Ki-tô giáo."

      Có ai hiểu khác không? Đúng là Đông-Tây-Nam-Bắc (tứ phía) ngọng tất hahaha.
      Xóa
    25. Ngoài chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái" (chữ ông Chánh nói về tiếng Việt của các thừa sai Pháp - Bồ Đào Nha), câu trích trên còn chứa đựng những sai lầm hết sức căn bản:

      - Thứ nhất, Paul (Phao-lô), không phải là người sáng lập Hội Thánh. Thậm chí Phao-lô không phải là người đầu tiên đứng đầu Hội Thánh (người đó là Phê-rô). Chúa Giê-su, và chỉ mình Chúa Giê-su, là người duy nhất sáng lập Hội Thánh (đã nói ở một còm trước).

      - Thứ hai, dù Kinh Thánh Cựu Ước có nguồn gốc từ Kinh Thánh Do Thái, 2 bộ Kinh Thánh này không hoàn toàn giống nhau (là một). Dẫn giải điều này rất dài dòng nên không nêu lên ở đây.
      Xóa
    26. Và hết sức bố láo, ông Chánh viết:

      "Khác với các kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức ; Quyển Cựu Ước kể trong sách tất cả những xấu xa, tội lỗi của cuộc đời : chuyện anh em giết nhau, cha lấy con loạn luân, thành Sodome làm tình hổn loạn, con người thờ tiền bạc, thờ bò.."

      >>>

      Lại chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái". Í ông Chánh khi viết "kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức", là đạo Phật chỉ dạy điều đạo đức, không dạy điều ác (1), hay toàn bộ kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí, không bàn đến những thứ khác (2)?

      Nếu (2), ngàn vạn kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí thôi sao? Triết học, tư tưởng "vi diệu" của PG ông Chánh vứt đâu hết rồi?

      Nếu (1), ông Chánh sao có thể đồng nhất các ghi chép về các sự kiện diễn ra ở xã hội Do Thái thời Cựu Ước với các răn dạy của Kinh Thánh Cựu Ước? Kinh Thánh nào dạy con người giết nhau, loạn luân, làm tình hỗn loạn. Hehe rất là bố láo.
      Xóa
    27. Thử đọc vài điều răn Đức Chúa Trời (dịch thử từ bản tiếng Anh, không phải tiếng Hipri hehe), là những răn dạy căn bản trong Kinh Thánh Cựu Ước:

      Honor your father and your mother, so that you may live long in the land the Lord your God is giving you / Kính cha mẹ ngươi, nhờ đó ngươi sống hết những ngày trên đất Chúa ngươi cho ngươi.

      You shall not murder. / Chớ giết người.

      You shall not commit adultery. / Chớ ngoại tình.

      You shall not steal. / Chớ ăn trộm.

      You shall not give false testimony against your neighbor. / Chớ làm chứng dối hại người hàng xóm ngươi.

      You shall not covet your neighbor’s house. You shall not covet your neighbor’s wife, or his male or female servant, his ox or donkey, or anything that belongs to your neighbor. / Chớ tham nhà người hàng xóm ngươi. Chớ tham vợ người hàng xóm ngươi, hay người hầu anh ta, hay bò lừa anh ta, hay bất cứ thứ gì của anh ta.

      Ông Chánh nên đọc để đừng có những phát biểu xằng bậy về luân lí TCG như vậy nữa nhé.
      Xóa
    28. Bây giờ, đọc kĩ hơn, quả thực thấy rất rõ là: cách diễn dạt tiếng Việt của ông Chánh có thể nói rõ là rất không chính xác, ra sức làm dáng nhưng nghĩa bên trong thì "ngọng". Hehe sử dụng từ "chập chờn kí quái" là chính xác.
.

38 nhận xét:

  1. Như vậy là từ Dâm thư ở họ biến thành Thánh thư ở ta thông qua khâu biên dịch và biên tập, tài nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy cuốn được gọi là Kinh cổ xưa của loài người, đều tràn ngập mĩ cảm như phần Nhã Ca của Kinh Thánh mà.

      Xóa
  2. Cũng không tài bằng từ "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI", qua cái đầu của cô Lý, biến thành Dâm thư.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là tôi nói vui thật,

    Nhưng gọi là Dâm thư hay "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" chả có gì là mâu thuẫn, nếu không có cái đầu cố chấp.

    Các bức Dâm họa cổ của Nhật bổn (hình như bác Giao có lưu) cũng là những kiệt tác.

    Ở ta tuyệt phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, từng được gọi là Dâm thư, các cụ còn dạy "làm thân con gái chớ nghe Truyện Kiều".

    Điều đáng bàn, là cùng một văn bản gốc, ông Phạm Trọng Chánh gọi đích danh là một tác phẩm TÌNH DỤC tuyệt tác, còn các các cha biên dịch và biên tập, lại thành Thánh Kinh. Thế mới hiểm!

    "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu"?

    Nhóm "Mở miệng" mà dịch thì sao nhỉ, có lẽ "cái rốn" lại trở về "cái ấy", còn "rượu thơm" thì chịu các bố, không đoán được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thật kinh ngạc với trí tuệ của cô Lý!

      - Ông Chánh gọi Nhã ca là "TÁC PHẨM MỸ TÌNH DỤC TUYỆT TÁC CỦA NHÂN LOẠI" cũng đâu ngăn được Nhã ca là một phần của Kinh Thánh. Cô nói xem, làm sao một kiệt tác mỹ tình dục không thể trở thành một phần của Kinh Thánh đi. Vì nó DÂM ư? Nếu thế thì cô nói thật chứ nói vui gì?

      - Nhã ca là một phần của Kinh Thánh, và ông Chánh dịch lại (mà theo ông là để lột tả hết vẻ đẹp của Nhã ca), chứ ông Chánh có nói Nhã ca không phải là Kinh Thánh chỗ nào đâu?

      - Cô Lý làm ơn chỉ cho xem, không tính trong đầu cô, ở đâu nói đích danh cái ấy "cái ấy" là "âm hộ" hay "lồn" ngay cả trong bản dịch của ông Chánh?

      ...

      Xóa
  4. À, tôi gọi dâm thư, còn ông Phạm Trọng Chánh, cũng gọi Nhã ca là thơ dâm tình đây:

    "Chương Nhã ca gây rất nhiều tranh luận, và làm khó chịu các nhà tu hành Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Vì sao một quyển sách nhỏ thơ dâm tình, hay mỹ tình dục lại lọt vào bộ sưu tập Thánh Kinh ? Có người cho rằng nó dùng để hát trong nghi lễ động phòng hoa chúc. Có người cho đó là tình yêu của Chúa với Giáo Hội, hay Chúa với dân tộc Do Thái. Tuy nhiên toàn bộ các bài thơ này không có câu nào cầu chúa, hay lời của chúa, mà chỉ nói chuyện tình yêu, tình dục tự nhiên, không theo phép tắc lễ nghĩa đương thời, nhất là luật Do Thái, trai gái giữ trinh tiết trước khi hôn nhân . Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà « Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu » Thánh Kinh, Nhã Ca tr 794 . Bài thơ thứ chín lược dịch động tác làm tình lộn ngược 6,9 : « Và ổ gà mình như rượu ngon.. Chảy vào dễ dàng cho lương nhơn tôi. Và tuôn nơi môi kẻ nào ngủ. » Kinh Thánh, Nhã Ca 7 :6 trang 795.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Chánh không khỏi khiến người ta nghĩ đến nhà thơ thần Hoàng Quang Thuận ngày nào mất hehe.

      - "Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»."

      >>> Vậy ông dịch thế nào? Xem đây:

      Rốn em như ly rượu ngọt,
      Rượu chẳng hề vơi.

      Rút cục cái "âm hộ" mà cô Lý muốn đâu? So với "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", bản dịch của ông "sống sượng" (ý là trung thực) hơn chỗ nào?

      - Rồi "Trong bản tiếng Pháp họ dùng các tên le roseau odorant, le safran, le cinnnamome.. nhiều loại trái cây tại Tây Phương thời xưa chỉ có táo, nho, lê, không có cam, mía, lựu.., bản tiếng Việt dịch hoa phụng tiên, cây cam tòng, xương bồ, nhục quế, lư hội, trái cây bên Tàu không chính xác, và cũng chẳng ai hiểu là cây gì.. Nhưng tại Do Thái lại có các trái cây như Việt Nam : mía, cam, bưởi, mảng cầu, dưa hấu.. Tôi thay bằng các cây trái, hương liệu Việt Nam cho gần gủi."

      >>> Ông chê người khác dịch khó hiểu, rồi tự tiện "Việt hóa" các loại trái cây chỉ có ở xứ Do Thái xưa! Quả là sáng tạo trứ danh!

      Xóa
  5. Có thời gian đọc lại bài của ông Chánh chỉ tôi còn biết kêu trời. Toàn những điều xằng bậy, hoặc vô bằng, nhảm nhí. Xin phép anh Giao liệt kê ra đây một ít vừa nhặt được.

    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Ông Chánh: "Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch."

      >>>

      - 630 năm trước Tây lịch thì phải cách chúng ta ít nhất 2000+630=2630 năm chớ, sao lại chỉ có 630 năm?
      - Niên đại Nhã ca chưa rõ, còn nhiều tranh cãi, nhưng đa số các học giả Thánh Kinh cho rằng Nhã ca ra đời vào thời Solomon, tức khoảng thế kỉ thứ 10 trước Công nguyên. Ông Chánh lấy 630 năm TCN ở đâu?

      ...

      Xóa
    2. 2. Ông Chánh: "Tương truyền chương Nhã Ca của Vua Salomon, nhưng có lẽ là những bài thơ vua Salomon ưa thích thì đúng hơn, vì các bài thơ tả tình yêu của một cô gái thành Jerusalem với một anh chăn cừu, và có đoạn tả vua Salomon, lẽ nào vị vua lại tả mình.

      >>> Cũng như niên đại, tác giả Nhã ca chưa rõ, còn tranh cãi. Các giáo sĩ Do Thái giáo coi Vua Solomon là tác giả của Nhã ca, do đầu đề Nhã ca ghi: "The Song of Songs by Solomon". Tuy nhiên một số học giả hiện đại xem Vua Hezekiah và các cộng sự mới là tác giả của Nhã ca, dựa vào một ghi chép ở một chỗ khác của Thánh Kinh. Cho dù thế nào, không ai phủ nhận Vua Solomon là tác giả Nhã ca chỉ vì lí do rất ngớ ngẩn như ông Chánh: "lẽ nào vị vua lại tả mình".

      Xóa
    3. 3. Ông Chánh: "Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng... Yahvé xuất thân là người thủ lãnh có làm nhiều điều tốt, dân chúng nhớ ơn, nên các đời sau khi có điều gì khó khăn đều lên đồng, cầu Yahvé..."

      >>>

      Yahvé là phiên âm của chữ viết tắt Do Thái YHVH, là DANH-THIÊN-CHÚA, tên của Đấng Tối Cao, Đấng Sáng Tạo vũ trụ trong niềm tin của Thiên Chúa giáo (bao gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáo, và cả Hồi giáo nữa). Ông Chánh không biết đọc Kinh Thánh thế nào lại bảo đó là thầy mo, thầy phù thủy, đồng bóng!!! Đây là lí do tôi đã phải kêu trời như đã viết ở trên.

      Xóa
    4. 3. Ông Chánh: "...hàng bao nhiêu năm qua, bao triệu người Việt Nam đọc bản Nhã Ca, Kinh Thánh mà chẳng ai hiểu gì cả ! Hiểu trật và dịch trật từng câu. Nêu hết các câu trật có người lại hiểu lầm là chống lại thánh kinh, lỗi đức bác ái."

      >>>

      - Người đọc Thánh Kinh (ở đây là Nhã ca) hiểu trật thì là lỗi Đức Tin, hay cùng lắm là lạc đạo, chứ can cớ gì lại lỗi Đức Bác Ái?
      - Ông Chánh chê các thừa sai Bồ Đào Nha và Pháp không đủ tiếng Việt nên dịch sai, "ngây ngô", "kì quái". Nhưng hãy xem họ đã dịch thế nào:

      Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người.
      Vì ái tình chàng ngon hơn rượu,
      Dầu chàng có mùi thơm tho;
      Danh chàng thơm như dầu đổ ra;
      Bởi cớ ấy các gái đồng trinh yêu mến chàng.
      Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng.
      Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài.
      Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng.

      Nào, có chỗ nào không hiểu? Ngây ngô, kì quái mà thế này ru?

      Xóa
    5. À, cái 3 ở trên là 4. Mệt quá hehe.

      5. Ông Chánh: "Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."

      >>> Chính Chúa Giê-su, kông phải ông thánh nào hết, là người sáng lập hội thánh. Ngắn gọn thế hehe.

      Xóa
    6. 6. Từ sau Công đồng Vaticano II (1962), Giáo hội Công giáo không còn giải thích Diễm ca (tức Nhã ca) theo lối thuần túy phúng dụ (nghĩa là biểu tượng, miêu tả mối giao hòa giữa tình yêu Thiên Chúa và con người ) nữa, mà đã có cái nhìn nhân bản hơn về Diễm ca, thừa nhận Diễm ca như một tụng ca về tình yêu tính dục trần tục đích thực.

      Do đó các dịch giả không còn bị hạn chế trong việc sử dụng từ ngữ trong việc dịch Diễm ca, càng không có chuyện "các cha biên dịch và biên tập" để Diễm ca từ "Dâm thư thành Thánh thư" như cô Lý (do ẩn ức tính dục hay hận thù/ganh tị tôn giáo nào đó) đã qui kết hết sức nặng nề và bố láo.

      Ông TS Chánh, với kiến thức tôn giáo hạn hẹp, bản tính xuề xòa ba phải, lại thêm tính háo danh, khoe mẽ cũng chẳng làm gì tốt hơn cho bản dịch Diễm ca.

      Xin đối chiếu bản dịch của ông Chánh với bản dịch của Công giáo như ở đây:

      http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible/diemca/diemca.htm

      Với 2 câu trong Diễm ca gây tranh cãi nhiều nhất (tất nhiên giữa các nhà chú giải Thánh Kinh, hàng nhiều thế kỉ, chứ không phải giữa tôi với cô Lý hehe), "Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu", ông Chánh tuy chê bai thiên hạ thậm tệ, người đọc tưởng có thể thấy Lồn tới nơi, cũng chỉ làm được thế này:

      Rốn em như ly rượu ngọt,
      Rượu chẳng hề vơi.

      Ông Chánh không đưa được cái cần đưa, lại dich sai, hoặc thiếu, so với bản tiếng Anh (ông Chánh cũng dịch từ tiếng Pháp thôi, chứ Hebrew hay Arabic cổ cái cục cức hehe):

      Your navel is a rounded goblet
      that never lacks blended wine.

      Thực ra, chữ "navel" (cái rún) là dịch từ chữ "sûrr" trong bản gốc tiếng Hebrew.

      Đa số các nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng "sûrr" có cùng gốc với chữ "surr" của tiếng Arabic có nghĩa là "navel" (rún), nhưng không phải tất cả đều nghĩ vậy. Một số, trong đó có Marvin Pope, cho rằng có mối liên hệ giữa chữ "surr" với chữ "sirr" (cùng tiếng Arabic) có nghĩa "vulva" (Lồn) hehe. Vậy nên 2 câu trên thành:

      Your vulva is a rounded crater;
      May it never lack punch!

      Đây là chuyện của các nhà ngôn ngữ học, loại dùi đục chấm mắm cái như tôi nghe sao thì biết vậy. Nhưng cho dù thế nào, "navel" trong tiếng Anh, hay "nombril" trong tiếng Pháp, đã được các nhà biên dịch Thánh Kinh VN dịch chính xác là "rún". Nếu có ai có lỗi ở đây thì đó phải là các nhà biên dịch Diễm ca tiếng Anh, tiếng Pháp hehe.

      Ngay cả như vậy, ông Chánh cũng thừa nhận đó là "rốn" đó thôi. Còn chuyện cái rốn ấy ám chỉ cái gì thì ai chẳng biết!

      Xóa
    7. [độc thoại, tiếp...]

      Ông Chánh mà Tiến sĩ Khoa học Giáo dục thì ở đời có nhiều chuyện lạ thật.

      Nếu ông không vừa lòng các bản dịch tiếng Việt của Nhã ca, và có í dịch lại để, theo lời ông, lột tả hết vẻ đẹp của tuyệt tác mỹ tình dục nhân loại này thì xin mời. Ông chỉ cần dịch lại Nhã ca, chỉ Nhã ca thôi, không cần phải dẫn giải dài dòng bậy bạ khiến những người vốn không ưa Thiên Chúa giáo (Công giáo) lấy làm cớ để phán xằng.

      Chẳng hạn, ông Viết "...cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch", thì ý là 630 năm trước Tây lịch, hay cách chúng ta (ngày nay) 630 năm? Hay "Rốn: dùng thay chữ âm hộ để tránh thô tục...", thì trong nguyên bản "rốn" đã được dùng thay "âm hộ" (để tránh thô tục), hay chính ông dùng "rốn" thay "âm hộ" trong nguyên bản (cũng để tránh thô tục)? Nếu nguyên bản là "rốn", người ta đào đâu ra "âm hộ" để đưa ông? Còn nếu nguyên bản là "âm hộ", mà ông cũng "rốn" như người ta, cớ sao ông phê phán họ?

      Không dò hết nhưng tôi chắc có hàng tá những chỗ như vậy trongg bài viết. Một TSKH, lại thuộc ngành GD, không thể viết câu chữ tù mù như vậy.

      Xóa
    8. Dr. Chanh còn đưa một lô diễn giải Thánh Kinh nhảm nhí vô bằng và vô số chi tiết trời ơi khác. Hầu hết, nếu không nói TÂT CẢ, đều không ăn nhập đến Nhã ca, hay ít nhất đến việc dịch Nhã ca.

      Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thành lập 1971, gồm 29 cái tên, đã phải mất 40 năm (từ 1971 đến 2011) mới ra được bản in Thánh Kinh trọn bộ (gồm Tân Ước và Cựu Ước) đầu tiên, và nhóm vẫn đang tiếp tục để cho ra đời bản Thánh Kinh dịch trực tiếp từ tiếng Hípri, Aram hoặc Hy Lạp (lưu í, bản Tân Ước viết bằng tiếng Hy Lạp).

      http://ktcmn.org/gioi-thieu/gioi-thieu-ban-dich/

      Coi đó để thấy, dịch Thánh Kinh gian khổ và kì công thế nào. Ông Chánh dịch Nhã ca từ bản dịch tiếng Pháp hiện đại, không đọc nổi nguyên tác, không tham khảo (hoặc không tham khảo nổi) bản dịch tiếng Hy Lạp cổ hay thậm chí bản dịch phổ thông tiếng La Tinh, tệ hơn nữa là bản dịch tiếng Anh, thì đã là gì mà ồn ào?!

      Tôi thấy ông Chánh giống anh taxi ba hoa trong lúc chờ khách hơn là có ác í bài xích Thánh Kinh (?), nhưng cái kiểu tù mù như:

      "Các bản dịch cố gắng giảm bớt những sống sượng, thay vì gọi là âm hộ thì gọi là cái rún hay ổ gà «Rún nàng giống như cái ly tròn, rượu thơm không có thiếu»"

      chắc chắn sẽ được những người thiếu kiến thức, thừa hiềm tị vồ lấy để báng bổ tôn giáo của người khác; như cô Lý, chú Khoằm ở đây hay Giao Điểm ở đây:

      http://giaodiemonline.com/2012/12/nhaca.htm

      Lưu ý cái tít rất giật gân: DỊCH CHƯƠNG “NHÃ CA”, MỘT DÂM THƠ TRONG CỰU ƯỚC (Xin lỗi cô Lý, "Dâm thư" là chữ của Giao Điểm chứ không phải của cô hehe)

      Xóa
    9. Hahaha rất tình cờ tôi tìm thấy TS Dương Ngọc Dũng‎ gọi ông TS Phạm Trọng Chánh là "trí thức dở hơi":

      "Như hầu hết các tác giả Giao Điểm, Phạm Trọng Chánh có sự thích thú trong việc sử dụng một số thuật ngữ Phật Giáo mà bản thân mình không hiểu gì cả, hoặc hiểu lầm, hiểu sai. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều loại trí thức dở hơi này : thích xen những thuật ngữ triết học cầu kỳ, bí hiểm vào trong những cuộc đàm thoại, những bài viết, chẳng hạn về phương diện tư tưởng Phật Giáo thì thích nhất là các danh từ Thiền, Bản Lai Diện Mục, Sở Tri chướng, Thế Trí Biện Thông, Phật Tính, Chứng Tánh Ly Sanh, Vô Sanh Pháp Nhẫn, A Lại Da Thức v.v... nhưng khi hỏi lại thì dớ ra, thú nhận là không hiểu hoặc giảng giải trật lấc. Tôi đâm ra hoài nghi không biết có phải vì Phật Giáo sở hữu một số thuật ngữ nghe cao siêu hấp dẫn, nên mấy ngài trí thức dở hơi này mới đâm ra sùng mộ triết học Phật Giáo như vậy, chứ thật tâm cũng chẳng muốn tốn thì giờ nghiên cứu Phật Học làm gì. Chính vì vậy mới dẫn đến những sai lầm ngớ ngẩn như khi Phạm Trọng Chánh định nghĩa "sở tri chướng" như sau :

      Điều nhà Phật gọi là sở tri chướng, cái hiểu biết sẵn có đã đầy, ngăn cản điều hiểu biết mới như tách trà đã đầy, rót thêm chỉ tràn ra ngoài (sđd : 137)."

      https://sites.google.com/site/viendu99/viet-nam-cong-hoa/tien-si-duong-ngoc-dung/11-pham-trong-chanh

      >>>

      Hóa ra ông Chánh là thành viên nhóm GĐ. Về Phật giáo ông Chánh còn vậy, TCG ông Chánh nói càn là phải!!!

      Xóa
    10. Cảm ơn tư liệu của hehe. Mấy nay đang đi du lãng, bây giờ mới đọc được comment của bạn.

      Xóa
    11. Đang trên đường du lãng, nên chưa đọc kĩ được các ý kiến qua tư liệu của hehe, nhưng về cơ bản, thấy thú vị về những lập luận của bạn.

      Nhiều chỗ mình đồng ý với hehe. Nhưng ở đoạn giải thích của bạn về Yahvé thì mình chưa tán thành. Yahvé, đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Thiên sứ hay là sứ giả của Yahvé là những nhà tiên tri, họ thường nhân danh Yahvé, và có khi cho mình chính là Yahvé (ở đây, Yahvé có một nghĩa như là các thầy phủ thủy, đồng cốt, mà ông Chánh đã thuyết minh).

      Xóa
    12. Riêng câu mở đầu bài của ông Chánh, thì mình đồng ý với hehe, là ông này viết không thông tiếng Việt. Vì cái câu ấy, thật sự là viết như Tây ngọng:

      "Nhã Ca là một tác phẩm văn chương cổ đại của dân tộc Do Thái, cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch. Một áng văn chương trữ tình, mỹ tình dục nói lên lời yêu đương tình cảm và thân xác đôi trai gái. Một tác phẩm tuyệt tác trong kho tàng văn học nhân loại. "

      Không làm sao mà hiểu được "cách chúng ta khoảng 630 năm trước Tây lịch" nghĩa là gì ! Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng.

      Xóa
    13. Anh Giao, có thể hiểu Yahweh đơn giản là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Không sai, nhưng xét về từ nguyên, Yahweh là danh xưng (name) Thiên Chúa, không phải danh hiệu (title) Thiên Chúa; như có thể thấy ở đây:

      http://www.catholic.com/quickquestions/is-gods-name-yahweh-or-jehovah

      "In Hebrew the name of God is spelled YHWH. Since ancient Hebrew had no written vowels, it is uncertain how the name was pronounced originally, but there are records of the name in Greek, which did have written vowels. These records indicate that in all likelihood the name should be pronounced "Yahweh.""

      Hay ở đây: http://www.behindthename.com/name/yahweh

      "A name of the Hebrew God, represented in Hebrew by the tetragrammaton ("four letters") יהוה (Yod Heh Vav Heh), transliterated into Roman script Y H W H."

      Hoặc ở các loại từ điển thông dụng như ở đây:

      http://www.merriam-webster.com/dictionary/yahweh

      "—used as the name of God by the ancient Hebrews and in the Old Testament of the Bible"

      hay: http://dictionary.reference.com/browse/yahweh

      "a name of God, transliterated by scholars from the Tetragrammaton and commonly rendered jehovah."

      Vì là tên cực thánh (tên của Chúa Trời), nên người Do Thái tuy viết YHWH, lại không đọc nó ra (read out), vì cho rằng làm vậy là phạm vào 1 trong các điều răn của Đức Chúa Trời ("Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ"). Thay vào đó, khi gặp tên cực thánh (YHWH) trong Kinh Thánh và phải đọc nó ra, người Do Thái dùng từ "adonay", nghĩa là CHÚA hay CHÚA TRỜI. Kinh Thánh có khoảng 6800 chỗ dùng YHWH, và một số bản dịch (tiếng Anh) sau này đã thay tất cả những tên cực thánh này bằng LORD (Thiên Chúa).

      Xóa
    14. [tiếp...]

      Theo chỗ tôi nhớ (không thể vì những phát biểu xằng bậy của ông Chánh mà phải đọc lại Thánh Kinh), trong Kinh Thánh không có tiên tri nào tên Yahweh, cũng không có tiên tri nào tự xưng mình là Yahweh.

      Ngay cả khi có tiên tri nào đó, trong lúc "dùng chất kích thích" để "lên đồng", tự xưng mình là Yahweh phán lời Thiên Chúa, ông Chánh cũng không thể gọi tiên tri ấy là Yahweh. Đơn giản vì, Yahweh là Thiên Chúa, còn tiên tri, dù là ngôn sứ của Thiên Chúa, cũng chỉ là con người.

      Cũng như Phan Thị Bích Hằng, lúc lên đồng nhập vong, có thể nói lời Quang Trung, tự nhận là Quang Trung, nhưng sau lên đồng, không ai gọi bà Hằng là vua Quang Trung cả.

      Ông Chánh đã bộc lộ đầy đủ cái ngu xuẩn (chữ của TS DND dành cho nhóm GĐ) khi cố tình "nhân hóa", gán ghép nguồn gốc con người, cho Thiên Chúa của TCG.

      Xóa
    15. Tất nhiên, ông Chánh có quyền không tin vào Thượng Đế (thái độ của người vô thần), hoặc có quyền cho rằng Thánh Kinh là những ghi chép nhảm nhí hoang đường, nhưng ông Chánh không được phép giải thích Thánh Kinh kiểu bố láo như thế (tôi nhấn mạnh, ông Chánh đang giải thích Thánh Kinh chứ không phải đang phát biểu về niềm tin của mình.)

      "Yahvé của dân tộc Do Thái có nguồn gốc là một thầy mo, thầy phù thủy, thầy đồng bóng, hay còn gọi là tiên tri, lãnh tụ của bộ tộc tương tự như vua Hùng Vương của Việt Nam ta, có nguồn gốc là một người có sức mạnh giết được con cá sấu hung dữ (đánh thủy quái), chặt được cái cây to lớn (đánh mộc tinh), đánh bẩy được con cáo khôn ngoan phá hoại mùa màng (đánh hồ tinh).. được dân chúng kính phục tôn làm lãnh tụ."

      Cho dù có như Hùng Vương, Thiên Chúa của TCG cũng chỉ là con người. Hehe rất bố láo.

      Xóa
    16. Anh Giao: "Không biết, giả sử viết bằng tiếng Pháp, thì ông Chánh viết thế nào, và Tây có hiểu không ? Tức là phía Tây cũng ngọng, và phía Nam cũng ngọng."

      >>>

      Hahaha anh Giao dùng chữ "hình ảnh" quá. Tôi nghĩ, không chỉ phía Tây, phía Nam ngọng mà Đông-Tây-Nam-Bắc (gọi là tứ phía) ngọng tất hehe.

      Tiếng Việt ông Chánh không rành có thể do ở Pháp quá lâu. Còn tiếng Pháp ông Chánh cũng không rành có thể do là người gốc Việt. Nhưng chắc chắn ông Chánh rất sành sõi tiếng Do Thái, vì ông viết: "Các vị giỏi tiếng Pháp thì tiếng Việt lại không rành, không biết làm thơ Việt. Người biết làm thơ lại không rành tiếng Pháp, thì nói chi phải tham khảo bằng tiếng Do Thái và từng đi qua vùng này để thấy cây cỏ, khí hậu."

      Ông Chánh không chỉ giỏi tiếng Do Thái, ông còn làm thơ rất hay hahaha.

      Xóa
    17. Ban đầu tôi chỉ nghĩ ông Chánh ngu xuẩn thôi, về sau, đọc thêm ông, nhất là sau khi biết ông nằm trong nhóm GĐ, tôi còn thấy ông bố láo nữa. Tôi sẽ lần lượt chỉ thêm những chỗ ông Chánh ngu xuẩn và bố láo (giá cô Lý, chú Khoằm tham gia nữa thì hay nhỉ.)

      Xóa
    18. Mình vẫn đang trên đường. Rất thú vị được đọc phản luận thẳng thắn của hehe.

      Bây giờ, xuất hiện thêm bác Dương Ngọc Dũng, lại thêm phần thú vị đấy. Mà lâu nay, không thấy bác Dũng xuất hiện nữa, tựa như đi vào thiền viện rồi hay sao hehe nhỉ ?

      Giải thích của hehe về CHÚA tớ vẫn chưa thông. Vì trên thực tế, hồi tớ du lãng ở đất Nhật, tớ hay được các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA đến gặp lắm (hồi ấy là các năm 2002 - 2004). Trong số các Thiên Sứ ấy, sau có người trở thành bạn ở trong đời thường.

      Xóa
    19. Ông Chánh: "Chương Nhã Ca trong Thánh Kinh người Do Thái không phải là lời Chúa mà chỉ là một tác phẩm văn chương."

      >>>

      Ông Chánh không tin Chúa, nên tất nhiên không tin có cái gọi là "lời Chúa". Không có "lời Chúa" nên tất nhiên không thể có bất cứ thứ gì (không riêng Nhã ca) thuộc về "lời Chúa". (Làm sao có thể có cái thuộc về cái không có?). Tuy nhiên, trong ngữ cảnh đang xét, ông Chánh đã không chứng minh, một tác phẩm văn chương không thể là "lời Chúa" (và với ý này, ông Chánh ngầm chỉ Nhã ca không phải là Thánh Kinh).

      Xóa
    20. Nhóm Giao Điểm mà các ông Chánh hay Hoàng Hà Thanh ra sức "chửi" Thiên Chúa giáo, đến mức dùng từ "bố láo".

      Thì bây giờ, Giao Điểm được/bị cho là "bố láo".

      Xóa
    21. Có khác anh Giao. Giao Điểm chửi TCG, tôi chỉ chửi cá nhân ông Chánh (hay cùng lắm là GĐ).

      Xóa
    22. hehe à, có lẽ, để tăng khí thế (thật ra, là để rộng thêm dư luận và bối cảnh), mình đưa một bài của bác Dương Ngọc Dũng về đây.

      Xóa
    23. DND phê phán GĐ với những lời lẽ hết sức nặng nề, nhưng là trên vấn đề học thuật, về Phật học, là thứ tôi không biết (chứ đừng nói rành) nên tôi không thể có bình luận hay nhận xét gì được.

      Chuyện các Thiên Sứ tự xưng là CHÚA bên đất Nhật tôi nghĩ có lẽ họ là người bên Tin Lành. Tôi không rõ bên Tin Lành, nhưng cho dù có người tự cho mình là Chúa (nhân danh gì đấy), cũng không thể bảo Thiên Chúa của TCG là con người được.

      Do Thái giáo tin vào Đấng Cứu Thế, nhưng đấng ấy chưa đến (và họ đang còn trông đợi đấng ấy đến), vậy mà ông Giê-su chỉ xưng mình là con Thiên Chúa thôi đã bị người Do Thái đóng đinh chết.

      Xóa
    24. [tiếp ông Chánh...]

      Tiếng Việt của ông Chánh đây:

      "Nhưng tôn giáo này vẫn giữ bộ sách nguyên thủy làm sách duy nhất của dân tộc Do Thái giảng dạy ngày nay gọi là Cựu Ước và Tân Ước gồm 27 quyển là 4 môn đệ kể chuyện Chúa Jésus và lời Thánh Paul được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo."

      >>>

      Có ai hiểu gì không? Tôi đoán thế này:

      "Nhưng Ki-tô giáo vẫn giữ bộ sách nguyên thủy của dân tộc Do Thái. Sách này, gọi là Cựu Ước, cùng với Tân Ước gồm 27 quyển là chuyện 4 môn đệ kể về Chúa Jésus và các thư Thánh Paul (được xem là người tổ chức sáng lập tôn giáo) được dùng làm sách giảng dạy của Ki-tô giáo."

      Có ai hiểu khác không? Đúng là Đông-Tây-Nam-Bắc (tứ phía) ngọng tất hahaha.

      Xóa
    25. Ngoài chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái" (chữ ông Chánh nói về tiếng Việt của các thừa sai Pháp - Bồ Đào Nha), câu trích trên còn chứa đựng những sai lầm hết sức căn bản:

      - Thứ nhất, Paul (Phao-lô), không phải là người sáng lập Hội Thánh. Thậm chí Phao-lô không phải là người đầu tiên đứng đầu Hội Thánh (người đó là Phê-rô). Chúa Giê-su, và chỉ mình Chúa Giê-su, là người duy nhất sáng lập Hội Thánh (đã nói ở một còm trước).

      - Thứ hai, dù Kinh Thánh Cựu Ước có nguồn gốc từ Kinh Thánh Do Thái, 2 bộ Kinh Thánh này không hoàn toàn giống nhau (là một). Dẫn giải điều này rất dài dòng nên không nêu lên ở đây.

      Xóa
    26. Và hết sức bố láo, ông Chánh viết:

      "Khác với các kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức ; Quyển Cựu Ước kể trong sách tất cả những xấu xa, tội lỗi của cuộc đời : chuyện anh em giết nhau, cha lấy con loạn luân, thành Sodome làm tình hổn loạn, con người thờ tiền bạc, thờ bò.."

      >>>

      Lại chữ nghĩa "chập chờn kỳ quái". Í ông Chánh khi viết "kinh điển đạo Phật, đạo Khổng chỉ dạy lời đạo đức", là đạo Phật chỉ dạy điều đạo đức, không dạy điều ác (1), hay toàn bộ kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí, không bàn đến những thứ khác (2)?

      Nếu (2), ngàn vạn kinh điển Phật giáo chỉ nói về vấn đề luân lí thôi sao? Triết học, tư tưởng "vi diệu" của PG ông Chánh vứt đâu hết rồi?

      Nếu (1), ông Chánh sao có thể đồng nhất các ghi chép về các sự kiện diễn ra ở xã hội Do Thái thời Cựu Ước với các răn dạy của Kinh Thánh Cựu Ước? Kinh Thánh nào dạy con người giết nhau, loạn luân, làm tình hỗn loạn. Hehe rất là bố láo.

      Xóa
    27. Thử đọc vài điều răn Đức Chúa Trời (dịch thử từ bản tiếng Anh, không phải tiếng Hipri hehe), là những răn dạy căn bản trong Kinh Thánh Cựu Ước:

      Honor your father and your mother, so that you may live long in the land the Lord your God is giving you / Kính cha mẹ ngươi, nhờ đó ngươi sống hết những ngày trên đất Chúa ngươi cho ngươi.

      You shall not murder. / Chớ giết người.

      You shall not commit adultery. / Chớ ngoại tình.

      You shall not steal. / Chớ ăn trộm.

      You shall not give false testimony against your neighbor. / Chớ làm chứng dối hại người hàng xóm ngươi.

      You shall not covet your neighbor’s house. You shall not covet your neighbor’s wife, or his male or female servant, his ox or donkey, or anything that belongs to your neighbor. / Chớ tham nhà người hàng xóm ngươi. Chớ tham vợ người hàng xóm ngươi, hay người hầu anh ta, hay bò lừa anh ta, hay bất cứ thứ gì của anh ta.

      Ông Chánh nên đọc để đừng có những phát biểu xằng bậy về luân lí TCG như vậy nữa nhé.

      Xóa
    28. Bây giờ, đọc kĩ hơn, quả thực thấy rất rõ là: cách diễn dạt tiếng Việt của ông Chánh có thể nói rõ là rất không chính xác, ra sức làm dáng nhưng nghĩa bên trong thì "ngọng". Hehe sử dụng từ "chập chờn kí quái" là chính xác.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.