Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/12/2014

Tại ngoại cho một nhà văn "mất tự do", nhìn từ hai phía

Tiếng Nhật ngày nay kiêng dùng những từ có thể gây kì thị, gây ác cảm. Lí do là đề cao nhân quyền. Chẳng hạn, những từ như thọt, hay tàn tật, vân vân, không còn được dùng trong văn bản chính thức. Dĩ nhiên, những từ ấy vẫn được sử dụng bình thường trong văn nói, nhất là dạng địa phương. Người ta bảo: dùng những từ đó mới chính xác, biểu lộ được ý cần nói tốt nhất.

Hầu Thánh thời Tây trở lại Hà Nội (1950-1954)

Sau năm 1945, người Pháp không muốn mất quyền lợi tại Đông Dương, đã quay trở lại bằng súng đạn. Chính phủ VNDCH phải lên rừng, trường kì kháng chiến. Hà Nội lại trở thành thành thị của nước Pháp.

19/12/2014

Pháo cứu sinh cho doanh nghiệp Việt : kiều hối đạt 90 tỉ USD

Tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Con số tính từ năm 1991, tức là sau Đổi Mới. Và kiều hối là nguồn vốn lớn thứ hai, sau FDI (tức là vượt qua cả ODA đã giải ngân). Và đang mong Cu Nỡm phân tích thêm.

Tang lễ nhà văn Bùi Ngọc Tấn (1934-2014)

Nơi tổ chức tang lễ là ở khu Thiên Lôi (có thể xem lại vị thần được gọi là Thiên Lôi đã đi ở đâyở đây).

Mấy tấm ảnh cho mục ngó Fb.

Cây cầu Long Biên, và một Việt kiều trở về từ Paris

Ghi chú của mình cho bài báo dưới đây của Tuổi trẻ Thủ đô, rằng: lịch tổ chức được lùi xuống tháng 1 năm 2015. Bài báo chạy từ tháng 10 năm 2014, nên kế hoạch lúc ấy là vào tháng 12.

Người Việt kiều ấy là nữ, mình đã điểm ở entry nói về cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (xem lại ở đây ở đây).

Obokata chưa thôi giấc mơ về tế bào STAP, chưa chịu kết luận của Riken

Nhiều người cho rằng thời gian làm thực nghiệm của cô Obokata lần này ngắn quá, có từ tháng 7 đến hết tháng 11 (mà vào tháng 8 thì thầy Sasai của cô đã tự vẫn). Nên để thêm thời gian, khoảng 1 năm. Vì nếu tìm được tế bào STAP thực sự thì sẽ mang đến những tiến bộ vĩ đại cho y khoa thế giới.

Tin chính thức về tế bào STAP, và lời chào từ biệt của Obokata

Hôm nay, Viện Riken đã chính thức công bố về việc không tái hiện được tế bào STAP. Cô Obokata cũng vừa chính thức đệ đơn xin thôi việc ở Viện Riken. Việc kiểm chứng dự kiện tiến hành đến tháng 3 năm 2015, nhưng hôm nay, cũng đã được dừng lại luôn.

Tuy vậy, cô Obokata, chính lúc này, vẫn phát biểu thông qua luật sư, rằng: Tôi vẫn tin là có tế bào STAP. Tức là cô vẫn chưa chịu nhận ! Vẫn nhem nhẻm ngoan cố, hay quả thật là có STAP thật (vì trước đây, cô từng nói là đã hơn 200 lần thấy STAP trong phòng thí nghiệm) ?

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...

18/12/2014

Đón đọc thơ Tết của Trần Đĩnh

Thơ đăng trên báo Nhân Dân số Tết năm Tân Sửu.

Không tái hiện được tế bào STAP

Đến ngày 17/12/2014, thì khả năng tái hiện tế bào STAP đã rõ: hoàn toàn vô vọng. Cô Obokata đã không tái hiện được nó, đồng nghĩa với việc không tồn tại STAP.

Thầy Sasai đã tự vẫn hồi tháng 8 năm 2014, có để lại thư tuyệt mệnh, trong đó có gửi niềm tin vào học trò, rằng:"Obokata, bằng mọi giá, nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP". 

Sắp tới, Viện Riken sẽ có công bố chính thức. Nhưng vẫn còn thời hạn đến tháng 3 năm 2015, nên phải chờ thêm thực nghiệm của một nhóm khác, để đối chứng.

"bù nhìn Bảo Đại" và "tên hề Vĩnh Thụy" : phát ngôn chính thức của VNDCCH năm 1950

Năm 1950. Và tư liệu là báo Sự thật, ở số có bài của tác giả Trần Đĩnh về cuộc đấu tranh ở vùng Công giáo Bùi Chu - Phát Diệm.

17/12/2014

"Dân tộc Cao Bằng" ở Tây Nguyên, chuyện lai rai bên rừng cà-fê

Quả là có một dân tộc mới, được gọi là "dân tộc Cao Bằng" ở Tây Nguyên. Để phân biệt với "dân tộc Ê Đê" hay "dân tộc Ba Na". Mà cũng là để phân biệt với "dân tộc Thái Bình" và "dân tộc Nghệ Tĩnh" ở trong đó.

Nguyễn Quang Vinh trở về : ngoại cảm và pháp y cùng xác nhận di cốt

Phim của truyền hình quốc phòng Việt Nam (QPVN). Đã phát như thông báo của nhà ngoại cảm mấy hôm trước (xem lại ở đây).

Sẽ thấy có sự xuất hiện đồng thời của nhà ngoại cảm và cựu quan chức Viện Pháp y Quân đội. Giọng đọc truyền cảm quen thuộc của cô Kim Tiến.

Biết thêm về một ông Trần Đĩnh nữa

Để tặng bác Thiên Lý.