Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/09/2014

Nghe vị đại biểu quốc hội của sử học Việt Nam nói về CCRĐ (18/9/2014)

CCRĐCCĐĐ là hai từ đã được viết tắt trên blog này.

Từ cũ : nhân bức kí họa "Con trâu quả thực" của Tô Ngọc Vân (1950s)

Hôm trước, đã xem một ít tranh kí họa của Tô Ngọc Vân về nhà "thằng Đỗ Văn Hiện" ở vùng Việt Bắc những năm 1953-1954 (xem lại ở đây).

Trong loạt tranh đó, có một bức nữa, được ghi tiêu đề bởi chính họa sĩ, là Con trâu quả thực.

đường lên lớp học cũng là đường sang đền Bảo Hà, giờ này là đây


17/09/2014

Từ mới: "kích phọt" (2010s)

Chưa thử tra từ điển tiếng Việt ấn bản mới nhất, nhưng đồ rằng, hẳn chưa có từ kích phọt. Tôi cũng lần đầu tiên thấy từ này.

Đảo xa Lý Sơn có điện lưới quốc gia rồi !

Có cả đêm liền tôi phải ngủ ở ngoài vườn chuối, khi ở đảo Lý Sơn. Không hiểu ngoài đó thế nào, chứ giữa biển mà mưng gió lắm, cả đêm tịnh không có lấy một ngọn mồ côi. Rất lạ. Oi bức, và rất nhiều muỗi ! May là kiếm được một cái màn buộc bốn góc bắng lá chuối, và manh chiếu.

Ghi chép năm 2008 về hầu đồng ở đền Bảo Hà (bài Đỗ Đức)

Cái làng người Dao ở gần đền Bảo Hà ngày ấy, chính là nơi mà chúng tôi đã gặp lại anh Đỗ Đức (lúc đó hình như công tác tại Nxb Văn hóa Dân tộc), một nhóm đông đảo văn nghệ sĩ một số nơi cùng đến đó dự lễ hội, vào năm 1997. Gặp lại, bởi vì đã từng gặp anh chỗ này chỗ kia, thường là khi dự lễ lạt vùng cao. Anh lúc nào cũng có sẵn máy ảnh và máy quay, có lẽ thiện nghệ với chụp ảnh ghi hình. Chắc bây giờ vẫn thế (đành đoán thôi, vì đã quá lâu không có điều kiện "tác nghiệp" cùng nữa).

16/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 3

Có thể xem lại phần 1 (ở đây) và phần 2 (ở đây).

Thật vậy, Tôn Văn là lãnh tụ châu Á đầu tiên đặt ra vấn đề "người cày phải có ruộng của mình". Tư tưởng của ông còn xuất hiện sớm hơn cả Nga Xô, văn bản chính thức có thể tính từ khoảng những năm 1906-1908.

Cần chú ý đến từng chữ mà Tôn Văn đã sử dụng, không thừa và không thiếu. Đặc biệt là chữ "của mình" hay "của riêng mình".

Thử suy nghĩ hơi nghiêm túc chút : vì sao không có con TRÂU trên trống đồng Đông Sơn ?

Trên trống đồng, chỉ thấy cóc, hay là ếch, hay thậm chí là nhái bén, là được bàn bạc nhiều. Cả ta cả Tây cả Tàu. 

Nhưng tuyệt nhiên không thấy có trâu, dù là trâu nước (màu đen, tức thủy ngưu) hay trâu vàng (màu vàng, tức hoàng ngưu, ta sẽ gọi luôn là ).

Tại làm sao nhỉ ? Đôi khi, vẫn có những ý nghĩ như vậy.

15/09/2014

Trang nhà của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tựa như vừa bỏ toàn bộ nội dung liên quan CCRĐ

Ngày 24/8/2014, từ quan sát cá nhân, đã đi entry Trong dịp quốc khánh, lần đầu tiên trưng bày "Cải cách ruộng đất 1946-1957", tại Hà Nội. Đã chép thông báo từ trang nhà của Bảo tàng Lịch sử về blog này. Đơn giản thế thôi.

Rồi sau đó, khi triển lãm đã mở được vài ngày (tin báo chỉ ở đây), thì bổ sung thêm tư liệu cho entry ấy, vào ngày 12/9/2014. Bổ sung cũng rất đơn giản: chỉ chép thêm một ít tư liệu mới mà Bảo tàng đưa lên, dán xuống dưới entry đã đi ngày 24/8/2014.

Offline Tày - Nùng

Gần đây, được rủ offline của một nhóm Tày - Nùng nho nhỏ mang tính địa phương, nhưng chưa có được điều kiện tham gia. Tôi đang tính là có thể sẽ có những nhóm Nùng, hoặc nhỏ hơn nữa (chẳng hạn Nùng Phàn Sình, hay Nùng Cháo, Nùng An,...), ở dạng giao lưu trực tuyến.