Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/09/2014

Từ cũ : nhân bức kí họa "Con trâu quả thực" của Tô Ngọc Vân (1950s)

Hôm trước, đã xem một ít tranh kí họa của Tô Ngọc Vân về nhà "thằng Đỗ Văn Hiện" ở vùng Việt Bắc những năm 1953-1954 (xem lại ở đây).

Trong loạt tranh đó, có một bức nữa, được ghi tiêu đề bởi chính họa sĩ, là Con trâu quả thực.

Bức này được giới thiệu (chẳng hạn ở đây),
nhưng tựa như là bị che mất dòng tự ghi của họa sĩ

Từ cũ đã lâu không còn được dùng trong tiếng Việt nữa, là "quả thực". Bức kí họa của Tô Ngọc Vân, về mặt ngôn ngữ học, là một tư liệu trực quan sinh động. Lại mang niên đại lịch sử tường minh.

Về mặt từ nguyên, tức nguồn gốc từ, hiện cũng còn chưa rõ "quả thực" có gốc rễ từ đâu. Là từ ngoại lại hoàn toàn (chỉ đem phiên ra âm Hán Việt), hay là tự tạo mới trên cở sở ghép các bộ phận ngoại lai.

Cũng kính nhờ bác Hoàng Tuấn Công (bên Tuấn Công thư phòng) tra giúp xem các cụ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý có đưa vào các bộ từ điển mà bác đang xem xét hay không. Xin nhờ bác, là vì, tôi vốn không có các bộ sách đó, chưa một lần sử dụng chúng. 


---

Chép bình luận ở dưới lên (chép ngày 24/2/2019)

27 nhận xét:


  1. Giao đã có lời nhờ, HTC xin chép ra mấy dòng ban đầu thế này:
    Tra từ điển Tàu thấy "quả thực" (thật) chỉ có kết hợp từ 果實 ý chỉ bộ phận thực chất, có thể sử dụng được của hoa quả. Từ điển ta, "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê không ghi nhận từ "quả thực". "Từ điển gốc và nghĩa từ Việt thông dụng"-Vũ Xuân Thái: Quả thực: đúng sự thực. "Việt Nam tự điển" (Hội khai trí tiến đức-Hà Nội) không thấy ghi nhận.
    Từ điển Nguyễn Lân (2 cuốn: Từ điển từ và ngữ Hán Việt và Từ điển từ và ngữ Việt Nam) giảng như sau: "Kết quả về vật chất của một cuộc đấu tranh: Trong cải cách ruộng đất, nông dân được chia quả thực". Có lẽ, từ "quả thực" mới chỉ được sinh ra trong cải cách ruộng đất ? Giải thích như NL là đúng với nghĩa được dùng trong thực tế của "quả thực". (Lưu ý: trong Hồi ký giáo dục của mình, NL tiết lộ từng tham gia đội cải cách ruộng đất, trước khi sang dạy bên học xá Trung Quốc)
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cảm ơn bác Tuấn Công ! Bác tra cứu rất nhanh !

      Em xin trao đổi lại một chút.

      1. Như vậy là cuốn của cụ Nguyễn Lân vẫn có ý nghĩa nhé ! Mà cụ giải thích rất rõ, tưởng như không chê vào đâu được.

      2. Các cuốn từ điển ra đời trước thập niên 1950, thì chắc rõ là không có từ đó rồi bác ạ. Rõ là từ Khai Trí Tiến Đức trở lên, là không thể có được rồi.

      3. Bác tra giúp Nguyễn Lân rồi. Nhưng không rõ Nguyễn Cừ và Nguyễn Công Lý thì có không ?

      4. Bản Hoàng Phê bác đang có, và vừa tra, chắc là bản cũ rồi. Bản mới, em đang có, là có từ "quả thực". Nếu bác cần, em sẽ post bổ sung mục từ đó trong bản Hoàng Phê mới.

      5. Như vậy, là bản Hoàng Phê mới bổ sung. Không biết là do ảnh hưởng Nguyễn Lân hay là bắt buộc cần phải ghi thêm.

      6. Tuy nhiên, giải thích của bản Hoàng Phê thì không rõ như Nguyễn Lân. Cụ này, như TC cho biết, hóa ra là có tham gia đội thời kì đó ! Giống như cha đẻ của dế mèn.

      7. Để em kiểm tra thêm trước tác của Mao và những vị liên quan, xem có từ đó như nghĩa VN không đã. Nhưng có vẻ, là đây là SÁNG TẠO của Việt Nam đó bác ạ.

      Một lần nữa cảm tạ Tuấn Công !
      Xóa
  2. Nói thêm, cách đây khoảng hơn 10 năm đã có một sinh viên trường Nhạc họa hỏi mình về từ "Quả thực" trong lời đề "Con trâu quả thực" tranh ký họa của Tô Ngọc Vân. Đây là bức ký họa đẹp, thường được các trường Họa xem là mẫu mực, giáo khoa để sinh viên học tập. Một thời nó cũng được xem là nét đẹp và thành quả của cuộc cải cách ruộng đất được văn nghệ sĩ phản ánh một cách phong phú qua nhiều thể loại sáng tác.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác thấy không, bây giờ lớp trẻ gần như không biết từ đó rồi. Cũng là qui luật phát triển của ngôn ngữ, tự thân nó.

      Thử suy nghĩ thì còn khá nhiều từ mang tính thời đại nữa mà bây giờ hầu như đã bị bỏ, không còn biết nghĩa ở dạng phổ thông. Không phải ở lãnh vực nhạy cảm đâu, cả cuộc sống thiết thực cũng vậy.
      Xóa
  3. Tôi sang nhà bác HTC đọc được câu hỏi của chủ nhà sang xem và mạn phép góp thêm ý:
    Theo Từ điển từ Hán-Việt (Lại Cao Nguyên chủ biên, NXB Khoa Học Xã Hội-2007, có 2 từ Quả thực:

    1/- Quả thực (果 實): hẳn, chắc, quyết, đúng là. Chữ quả 果 thuộc bộ Mộc.

    2/- Quả thực (菓 實): kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh. Chữ quả 菓 thuộc bộ Thảo.

    Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên - NXB Khoa Học Xã Hội- 1967) ghi rõ hơn, cũng có 2 nghĩa:

    1/- Quả thực: Thực ra là.

    2/- Quả thực: kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh: sau khi đấu tranh với địa chủ, nông dân chia quả thực.

    Chữ "quả thực" này tương tự như từ "chiến lợi phẩm".

    Như vậy nếu bức tranh bên trên của họa sỹ Tô Ngọc Vân được ghi là "Con trâu quả thực" được vẽ vào thập niên 1950, thì có lẽ con trâu này là con trâu được chia phần sau khi tịch thu của địa chủ trong cải cách ruộng đất. Một vấn đề "nhạy cảm" đang nóng hổi trên mạng bây giờ.
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Ngọc Hiệp ! Có thế chứ !

      Như vậy là từ năm 1967, cụ Văn Tân đã giải thích từ này, mà giải thích rõ ràng. Không biết là từ điển của Văn Tân, hay từ điển của Nguyễn Lân có trước. Cái này, chắc phải nhờ bác Tuấn Công xác nhận giúp.

      Cụ Lại Cao Nguyên cũng ra từ điển rồi ? Cảm ơn bạn Hiệp, bây giờ tôi mới biết đấy. Cách giải thích của cụ Cao Nguyên "gọn gàng" quá, không chân thực như cách giải thích của Văn Tân.

      Nếu quả chưa tìm thêm được, thì có lẽ, từ điển 1967 của Văn Tân là đưa "quả thực" vào từ điển sớm nhất. Tạm thời nhận thức như vậy.
      Xóa
    2. Chào bạn Giao.
      Tôi tra trên Wikipedia thì thấy ghi bắt đầu từ năm 1971 khi về hưu ở tuổi 67, thì cụ Nguyễn Lân mới dành trọn thời giờ để viết từ điển, chẳng hạn từ điển Hán-Việt (1993), từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2000).
      Như vậy quyển Từ điển tiếng Việt của Văn Tân có trước các quyển từ điển của Nguyễn Lân. Theo Lời nói đầu viết ở đầu quyển Từ điển tiếng Việt của Văn Tân, thì quyển từ điển này được soạn từ tháng 4 năm 1954, đến cuối tháng 6-1955 thì sơ bộ hoàn thành và suốt cho đến khi được in ra lần đầu tiên vào năm 1967, thì từ điển đã được nhiều vị có tiếng tham gia biên soạn trong đó có cả cụ Nguyễn Lân.
      Có lẽ đây là quyển từ điển tiếng Việt (giải thích tiếng Việt) đầu tiên được in ở miền Bắc sau năm 1954 (không kể loại từ điển khác như từ điển chính tả). Tôi cũng có một bản in khác (bản in lần thứ 3 vào năm 1994). Quyển từ điển này chưa phải là giải thích tiếng Việt hoàn chỉnh (quyển sau này của Hoàng Phê có phần hơn), nhưng nó lại cho ta biết nhiều từ ngữ phái sinh ở miền Bắc vào giai đoạn ấy, chẳng hạn như Lính thủy đánh bộ, Hợp tác hóa, Hợp tác xã...
      Xóa
    3. Cảm ơn bạn Hiệp. Riêng về cụ Nguyễn Lân, thì ta cần chờ "phán quyết" của chuyên gia về từ điển Nguyễn Lân là bác Hoàng Tuấn Công. Tôi thì chưa từng sử dụng gì của cụ Nguyễn Lân cả, nêu không rõ, nhưng thời điểm 1993 thì có lẽ hơi muộn rồi (có lẽ cụ ấy đã chuẩn bị và thậm chí là xuất bản trước năm 1993 rồi).

      Những từ như Hợp tác xã hay Lính thủy đánh bộ, vân vân, thì không nói làm gì bác à.

      Ở đây, là chọn một từ đặc biệt, là "quả thực" để bàn mà.
      Xóa
    4. À, bổ sung thêm, là:

      1. Trong cùng thời điểm soạn từ điển, thì Văn Tân đã đưa "quả thực" vào. Còn Hoàng Phê thì lúc đầu vẫn chưa, chắc là tránh không động đến (dựa theo bản cũ mà bác Tuấn Công còm ở trên).

      2. Bản mới của Hoàng Phê in gần đây mới có từ này. Chắc là mới được đưa thêm vào.
      Xóa
    5. Quyển Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê bản in năm 1997 (in lần thứ 5, đợt 3) tôi có cũng đã đưa cả 2 mục từ Quả thật (thực) vào.
      Đúng rồi bạn Giao, ý tôi chỉ muốn nói thời điểm mà những từ ngữ xuất hiện, hoặc cách viết được ghi nhận trong những quyển từ điển ở từng miền, cho nên tôi cũng ráng kiếm một số từ điển để tra, trong Nam ngoài Bắc, từ Đại Nam Quấc âm tự vị của Hùinh Tịnh Paulus Của, cho đến Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, và một số từ điển về sau này, kể cả từ điển phương ngữ miền Nam, Huế. thêm mấy quyển từ điển của cụ Nguyễn Lân.
      Tra nhiều sách, đối chiếu, so sánh sẽ cho ta biết được nhiều điều...
      Xóa
    6. Ồ, cảm ơn bác. Như vậy là bản Hoàng Phê mà HCT đang có (và tra ở trên) là bản trước nữa rồi. Chắc là bản 1993 gì đó, chứ không phải bản 1997 như bác Hiệp có.

      Bản tôi có thì muộn nữa, sau năm 2010.

      Bác rảnh thì thử ngó chơi những thứ như thế này nhé: http://giaovn.blogspot.jp/2014/08/tam-tong-ket-ve-cuoc-tranh-luan-utopia.html
      Xóa
    7. Tôi đã đọc nhữn bài viết theo đường link của bác. Nhân đây xin có vài thiển ý về vấn đề này:

      Về chữ Địa đàng. Tôi thử tra trong từ điển Hán-Việt (6 quyển tôi có: của Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Nguyễn Tôn Nhan, Trần văn Chánh, Nguyễn Kim Thản, Lại Cao Nguyên), lạ thay không thấy từ Địa đàng. Tra Từ điển tiếng Việt các loại xưa, nay, xuất bản trong Nam, ngoài Bắc khoảng 10 quyển thì thấy chỉ có duy nhất một quyển có từ Địa đàng, đó là Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùinh Tịnh Paulus Của. Trong quyển từ điển này có cả 2 từ Thiên đàng (đường) và Địa đàng (đường):

      - Thiên đường: Cõi vui vẻ ở trên trờo.
      - Địa đàng: Kiểng vui dưới đất. (kiểng là từ nói trại của cảnh).

      Ngoài ra 2 từ khác như Thiên đàng (đường), Địa ngục các từ điển Hán-Việt hay tiếng Việt đều có.

      Từ Địa đàng tôi còn tìm thấy trong từ điển Anh- Việt của Viên Ngôn Ngữ Học-1995, trong mục từ Eden.
      - Eden: (Kinh thánh), khu vườn đẹp nơi Adam và Eve sống trước khi họ cãi Thượng đế và bị đuổi khỏi nơi này; vườn địa đàng. Từ Eden viết hoa chữ E đầu trong khi các từ khác viết thường, chứng tỏ Eden là danh từ riêng.

      Từ Địa đàng ta thường thấy trong sách vở của người theo đạo Cơ Đốc ( Thiên chúa giáo), trong Kinh thánh có nói đến vườn Địa Đàng là nơi Adam và Eve ở cho đến khi nghe theo lời xúi của con rắn, ăn trái cấm và bị đuổi khỏi vườn Địa đàng, có lẽ đây là một thuật ngữ tôn giáo không phổ biến chăng? Người Thiên chúa giáo cũng phân biệt giữa Địa đàng và Thên đàng. Địa đàng giải thích như ta đã biết, còn Thiên đàng là ở trên trời, nơi các linh hồn trong sạch được đến đó sau khi chết và sau khi phán xét.

      Tại sao trong các từ điển Hán-Việt và tiếng Việt thông dụng không có từ Địa đàng? chỉ có Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùinh Tịnh Paulus Của xuất bản từ 1895-1896 có? Tôi nghĩ bởi cụ Hùinh Tịnh Paulus Của là người theo đạo Thiên Chúa, cụ chú ý tới thuật ngữ TCG.

      Như từ Địa đường (đàng) có trong từ điển tiếng Trung mà ông Đông A đã tìm thấy cũng là một quyển từ điển về tôn giáo "Thiên Chúa giáo Anh Hán tụ trân từ điển" chứ không phải trong những từ điển cổ như Khang Hy, Từ Nguyên...

      Có lẽ GS Cao Xuân Hạo đã tra và nhờ người tra nhiều từ điển Hán Việt phổ thông nhưng không thấy có từ Địa đàng, nên GS kết luận từ Địa đàng là từ "thuần việt" là trên ý nghĩa chỉ thấy sách vở người Việt có dùng chứ không thấy trong sách vở Trung Hoa chăng? Chứ chẳng lẽ GS không biết về mặt chữ thì `Địa đàng là từ Hán-Việt?

      Tôi tạm dừng, sẽ viết tiếp.
      Xóa
    8. Theo thiển ý như đã viết bên trên, có thể ở Việt Nam xưa nay trong sách vở phổ thông không chú ý tới từ Địa đàng (bởi không thấy từ điển đưa vào giải thích), và ngoài xã hội cũng ít nhắc đến, và có thể coi Địa đàng và Thiên đàng là cùng một nghĩa. Nhưng với người Thiên chúa giáo lại phân biệt rất rõ giữa Thiên đàng (còn gọi là Thiên đường), Địa đàng (chữ Địa đàng không thấy đọc là Địa đường), và Địa ngục.

      - Thiên đàng: là nơi chốn những con người chính trực, không mắc tội lỗi sẽ được đến sau khi chết, và sau khi chịu sự phán xét của Thiên chúa. Đây là một nơi người TCG tin rằng ở "trên trời".

      - Địa đàng: theo Kinh thánh là nơi mà Adam và Eve là người nam và người nữ đầu tiên sau khi được Thiên chúa tạo ra, đã sinh sống ở đó. Địa đàng không ở đâu xa, chính là cõi trần gian (thế gian, trần thế) của con người đang sinh sống.

      - Địa ngục: là nơi mà những con người tội lỗi sẽ phải đọa vào sau khi chết, được cho là ở dưới lòng đất tối tăm, nơi quỷ dữ hiện hiện, và họ sẽ phải chịu "lửa luyện ngục" thiêu đốt đời đời.

      Trong từ điển Hán-Việt, tiếng Việt, ít thấy giải thích từ Địa đàng, trong khi có từ Thiên đàng, Địa ngục. Trái lại trong từ điển Anh Việt, Pháp Việt lại giải thích và phân biệt khá rõ. Tiếng Anh Paradise và tiếng Pháp Paradis có nghĩa là Thiên đàng. Còn từ Eden trong tiếng Anh, và Éden trong tiếng Pháp, có nghĩa là Địa đàng. Có lẽ người Anh và người Pháp đa số theo Cơ đốc giáo nên họ phân biệt rõ hơn chăng?

      Riêng về từ UTOPIA dịch là "Địa đàng trần gian", theo tôi thì không ổn. Ta có thể nói "Thiên đàng trần thế" như từ điển Pháp Việt dịch chữ Éden, để chỉ cảnh "sướng như thiên đàng" nơi trần thế, mà từ điển Anh Việt dịch là vườn Địa đàng, hoặc nói "Địa ngục trần gian" để chỉ cảnh "khổ như ở địa ngục" nơi trần gian. Như tôi đã dẫn, theo Kinh thánh, Địa đàng chính là nơi trần gian, nợi Chúa trời đã tạo ra và sau đó tạo ra Adam, Eve cho ở đó, chúng ta bây giờ (cũng theo kinh thánh) chính là con cháu của Adam và Eve. Dịch là Địa đàng trần gian tôi thấy lủng củng quá.

      Và Địa đàng hay Thiên đàng tiếng Anh, Pháp đều có.

      UTOPIA theo từ điển Anh Việt của Viện Ngôn Ngữ Học-1995 có nghĩa là: nơi tưởng tượng ra, hoặc tình trạng của các vấn đề trong đó mọi việc đều hoàn hảo.

      Như vậy từ UTOPIA không phải là danh từ riêng, không nên giữ nguyên tên tiếng Anh (chẳng hạn dịch là "Xứ UTOPIA"), cũng không nên dịch là Địa đàng hay vườn Địa đàng. Theo Kinh thánh thì vườn Địa đàng chẳng có gì hoàn hảo, con rắn ác độc dụ dỗ Eve ăn trái cấm, Eve lại "dụ" lại Adam, rồi cả 2 người cùng ăn trái cấm bất tuân lệnh Chúa trời, cuối cùng thì bị đuổi khỏi vườn Địa đàng chịu cảnh khổ cực, con cháu của 2 người này đời đời mắc tội "tổ tông truyền".

      Theo từ điển Anh Việt của Viện Ngôn Ngữ Học UTOPIA dịch là: nơi tưởng tượng ra, hoặc tình trạng của các vấn đề trong đó mọi việc đều hoàn hảo. Nghĩa là nói về một nơi tưởng tượng mà trong đó mọi việc đều hoàn hảo, vậy có thể dịch thoát ý mà không xa rời từ nguyên là "Xứ thần tiên" được chăng?
      Xóa
    9. Ồ, bạn Hiệp chịu khó tra cứu đấy ! Mình nghĩ là có một ích lợi nào đó cho bạn.

      Về "Địa đàng trần gian", thì mình đã nói ở các entry, và tóm lại, trong entry tổng kết mà bạn đã xem, rằng đó là dụng công không cần thiết.

      Tuy nhiên, riêng về Utopia thì bạn nên đọc lại bài của cụ Cao Xuân Hạo (ở entry 1 trong loạt entry liên quan đó). Cụ Hạo đã chỉ ra rất đúng rằng, đó là từ sáng tạo ra bởi chính tác giả cuốn sách, rồi sau này, nó đi vào từ vựng chung, rồi đi vào cuốn từ điển của Viện Ngôn ngữ mà bạn đã tra (theo bạn trình bày ở trên).

      Utopia là sáng tạo in dấu cá nhân. Và từ này đã được dùng rộng rãi khắp nơi, với cả dạng danh từ, tính từ (cụ Hạo đã giải thích).

      Cho nên, "Xứ thần tiên" của bạn, với mình thì không đắt lắm !
      Xóa
    10. Hihi, tra cứu là một thói quen của tôi khi muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, có thể là tra trong sách vở, trên các trang mạng liên quan, sau đó đúc kết tìm lấy câu trả lời cho bản thân. Khi tra cứu điều này có khi lại cho ta biết thêm được nhiều điều khác. Ích lợi của việc tra cứu là "cái đầu" của mình phải làm việc.
      Tôi đã tra lại trên Wikipedia về từ UTOPIA, và thấy rằng đây là một tác phẩm của Thomas More viết từ khoảng đầu thế kỷ XVI, UTOPIA là tên của một hòn đảo, cũng theo Wikipedia ở mục từ UTOPIA đã viết "Tác phẩm này mô tả là một hòn đảo biệt lập và không tưởng ở vùng biển Đại Tây Dương, trên hòn đảo này có một cuộc sống biệt lập với thế giới mà tồn tại một xã hội mơ ước, một nơi không có tư hữu, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc".

      Vậy thì theo như Cao Xuân Hạo dịch tác phẩm UTOPIA là "Xứ UTOPIA" là hợp lý, vì đây là tên của hòn đảo (sau này từ Utopia mới đi vào từ điển với dạng danh từ và tính từ), nếu không dịch như thế thì với nội dung mô tả cuộc sống trên đải UTOPIA như trên, thì đây đúng là nơi có một cuộc sống lý tưởng, xứng đáng được xem như "Thiên đường hạ giới" (cõi cực lạc ở hạ giới), và một nơi như vậy theo tôi cũng xứng đáng được gọi là "Xứ thần tiên", hay "Xứ sở thần tiên" lắm chứ?
      Nói gì thì nói, cái từ "Địa đàng trần gian" là hoàn toàn khập khiễng, bởi đúng như Cao Xuân Hạo viết, đây là lỗi trùng ngữ. Người ta chỉ nói "Thiên đường hạ giới" (chẳng hạn để chỉ hòn đảo Hawai tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ), hay "Địa ngục trần gian" (để chỉ trại tập trung của Phát Xít Đức trong Thế chiến thứ 2). Từ trước nay tôi cũng đọc nhiều, hình như chưa thấy ai dùng từ "Địa đàng trần gian" cả.
      Xóa
    11. Tôi thêm một dòng, sáng tạo ra từ ngữ mới là điều tốt, nhưng nguyên tắc cơ bản là phải đúng ngữ pháp đã. Không thể viết sai ngữ pháp, rồi biện luận rằng cũng có những từ khác viết (sai) như vậy mà vẫn tồn tại, để bào chữa cho cái sai của mình.
      Xóa
    12. ok. Tôi hiểu ý bác. Nhưng khi vào chuyện chữ nghĩa rồi ấy mà, người tạo ra chữ hay đưa cái lí của mình (bác thấy phía Nhã Nam đã đưa ra cái lí của nhà xuất bản rồi đúng không). Tất nhiên, như bác đã bình luận, và tôi đã tạm kết luận rằng: đó là lối dụng công không cần thiết.


      Về hai phương án, của cụ Hạo và của bác, thì về mặt nghĩa đều ok. Nhưng nhìn chung, rộng hơn ra, thì "Xứ Utopia", theo những gì tôi đã phân tích, vẫn là đắt nhất. Tôi ủng hộ phương án dịch này.

      Hãy làm cho cái gọi là "Utopia" đầu tiên có thể hơi lạ, dần trở thành một từ mới, rồi thành quen trong tiếng Việt. Làm giàu tiếng Việt, một cách cụ thể, chính là ở cách dịch như vậy. Tính ra, là "lãi" cho tiếng Việt.
      Xóa
    13. Hihi, cám ơn bác. Cái lỗi của nhà Nhã Nam trong chuyện này tôi thấy khá phổ biến bây giờ nơi sách dịch, mà người ta gọi là "thảm họa sách dịch" (khiến cụ Cao Xuân Hạo phải lên tiếng), và ở nơi báo chí trong sử dụng từ ngữ, báo chí bây giờ sử dụng từ ngữ sai khá nhiều.
      Làm giàu tiếng Việt là nên làm như bác nói, phải cụ thể, chính xác, tiếng Việt của mình có rất nhiều từ ngữ du nhập đã được Việt hóa.
      Xóa
  4. hay (dịch đại) là "Nơi Chủ Nghĩa Cộng Sản" cho nó máu :-)
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc quá bác Nam Cuong à, không máu được, thời đấy, lúc sách ra thì châu Âu còn đang ở thời xa xôi quá. Tựa như quen dùng là thời Trung cổ thì phải.
      Xóa
  5. Mấy hôm nay bận quá, giờ mới sang đây chơi được. Thấy bàn luận sôi nổi, vui và rất bổ ích. Tôi xin bổ sung và đính chính: Tôi có hai cuốn "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê: 1. Bản in lần đầu năm 1988; 2.Bản in gần đây nhất mà tôi có 2013. Thông tin tôi cung cấp hôm trước là tra trong bản in 2013 (tôi bỏ qua bản 1988 phần vì lúc ấy để nhà, hơn nữa, theo quy luật, bản in sau thường là cập nhật đầy đủ hơn bản trước. Tôi có viết: "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê không ghi nhận từ "quả thực". Tuy nhiên, chính xác là có ghi nhận, nhưng hướng dẫn "Xem Quả thật", và "quả thật" chỉ có nghĩa là khẳng định một sự thật nào đó mà chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa. "Quả thật" này đóng vai trò là thành phần phụ trong câu chứ không phải là một Danh từ (với nghĩa thực tế như NL đã ghi nhận) Bởi vậy, xem như không có từ "Quả thực" với nghĩa liên quan đến việc chia của cải vật chất (thành quả) trong CCRĐ. (Lưu ý lại: mục "quả thực" được sách hướng dẫn xem "quả thật", mà "quả thật" chưa bao giờ đồng nghĩa với "quả thực" liên quan đến CCRĐ)
    -Có thời gian xem lại "Từ điển tiếng Việt" in 1988 thấy một điều thú vị là trong bản này có thu nhận từ "Quả thực: Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất". Như vậy, không hiểu vì lý do gì, 25 năm sau ngày Từ điển của HP xuất bản lần đầu (1988), Vietlex đã loại từ "quả thực" khỏi Từ điển tiếng Việt bản in 2013.
    -Tôi không có Từ điển tiếng Việt của Nhóm Văn Tân. Tuy nhiên tôi biết NL có tham gia với tư cách là thành viên. Theo tôi nghĩ, từ "quả thực" có trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của NL có mối liên hệ với cuốn Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên.
    -Không biết bản TĐTV bản 1997 của anh Ngọc Hiệp ghi nhận "Quả thật" và "Quả thực" nhưng với tư cách là danh từ chỉ thành quả của CCRĐ hay cũng là "quả thật" (với ý nghĩa lời khẳng định trong câu) giống bản in 2013?
    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xác nhận của Tuấn Công giúp nhìn ra một số điểm thú vị. Tôi xin lược lại và bổ sung:

      1. Vậy là có liên hệ giữa từ điển Nguyễn Lân với Văn Tân. Chắc là Nguyễn Lân thừa hưởng từ Văn Tân, chứ không có chuyện ngược lại đúng không bác HTC ?

      2. Quả là cuốn từ điển của Hoàng Phê có những điểm mình phải xác nhận đây.
      - Tôi có bản ra đầu tiên, nhưng đã sớm đem tặng lại cho người khác.
      - Bản ra lần thứ hai, cũng mua, rồi lại đem tặng,
      - Bản mới đây, thì tí nữa sẽ xem lại, nhưng rõ ràng là có QUẢ THỰC. Tí nữa sẽ xem lại là 2013 như của HTC, hay là 2011.

      Cái cuốn này, hóa ra rích rắc ra phết chứ không phải không đâu.


      3. Bác HTC giúp cho chút nữa, là hai vị bác đang xét là Nguyễn Cừ với Nguyễn Công Lý có nhắc gì không ?

      Cảm tạ cả nhà.
      Xóa
    2. Bây giờ, xem lại cái cuốn Hoàng Phê (chủ biên) mà tôi có, thì lại thế này cơ:

      - in năm 2003 (tức là trước 2010, chứ không phải sau 2010 như đã nhớ nhầm ở còm nào đó phía trên).

      - là bản in lần thứ 9 có sửa chữa, gồm 39.924 mục từ (theo trang bìa lót).

      - Viện Ngôn ngữ học, "Từ điển tiếng Việt", Hoàng Phê (chủ biên) và nhiều vị nữa. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học. Giá ở bìa 4: 130.000 đ.

      - Có lá thư kí năm 1987 (có cả ngày tháng năm) viết tay của Phạm Văn Đồng ở phần đầu.

      - tại trang 797 có từ QUẢ THỰC như nghĩa của thời CCRĐ.
      Xóa
    3. Đúng là từ điển Từ và ngữ Việt Nam của NL có mối liên hệ với Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, như bác Hoàng Tuấn Công nhận xét, bởi ngay ở đầu trang sách ghi:
      Chù biên: Văn Tân. Biên tập viên: Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Đạm, Lê Khả Kế, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Ngô Thúc Lanh, Ngụy Như Kontum, Trần Văn Giáp, Nguyễn Thạc Cát, Đoàn Hựu, Trần Văn Khang, Long Điền, Hoa Bằng. Như vậy tên của cụ Nguyễn Lân thấy ghi đứng đầu trong nhóm biên tập.

      Quyển Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên-1997 của tôi có nhiều điểm giống như quyển bác Giao ghi bên trên: NXB Đà Nẵng - Trung Tâm Từ Điển Học - Viện Ngôn Ngữ Học. Phần đầu có lời giới thiệu viết tay năm 1987 của Phạm văn Đồng. Tuy nhiên giá ghi ở bìa 4 là 98.000 đồng chứ không phải là 130.000 đ., và từ quả thật, quả thực ghi ở trang 769 chứ không phải trang 797. Tôi chép lại nguyên văn:

      quả thật p. (dùng làm phần phụ trong câu). Sự thật là đúng như vậy, không có gì còn phải nghi ngờ cả. Quả thật anh ta khôn biết.
      quả thực 1. d. Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất.
      quả thực 2. (ph.). x. quả thật.
      Xóa
    4. Lại tạm lược một chút những gì đã biết qua cung cấp thông tin của mọi người:

      1. Cuốn Văn Tân (gọi tắt thế cho dễ):
      - In năm 1967, có sự tham gia của Nguyễn Lân.
      - giải thích "quả thực" là:

      "kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh: sau khi đấu tranh với địa chủ, nông dân chia quả thực."


      2. Cuốn của Hoàng Phê (cũng gọi tắt):

      - Bản đầu tiên 1988: có từ "quả thực". Và giải thích là: "Quả thực: Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất"".

      - Bản năm 1997 (trang 769): có từ "quả thực". Và giải thích là: "quả thực 1. d. Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất"

      - Bản 2003 tức bản in lần thứ 9 (trang 797): có từ "quả thực". Và giải thích giống hệt bản 1997 và 1988.

      - Bang 2013: lại không có từ "quả thực" !
      Xóa
  6. Chuyện (fịa) thế nài. Khó thể tìm thấy danh từ hoặc tính ngữ "quả thực" trong tác phẩm vhnt nào trước bức tranh "CTQT" của cụ Vân(?), thế thì "quả thực" quả nhiên là một ngôn từ mới.
    Chả là ở một vụ cải cách trào tiên, có một cán bộ tw quán triệt cho các cốt cán bầ cố nông rằng thì là toàn bộ của cải của địa chủ cường hào gian ác là thành quả cày cuốc của giai cấp công nông, do chúng ta làm ra... Khi đó đám "cốt cán" đồng thanh reo vang "quả thực của chúng ta", "phải chia ngay cha ngay chia ngay".
    Mõ làng lập tức làm nhiệm vụ loa fường nhưng do ít chữ,cứ đinh ninh của cải của địa chủ là "quả thực" nên loa loa rằng: bớ toàn thể giai cấp bần cố nông, hãy đến x,y... Đảng ta đang chia quả thực, đến mà nhận fần quả thực của mình.
    Còn Tô tiền bối, vốn thật thà hiền lành, lần thâm nhập thực tế cho công tác nghệ thuật đã tin sái cổ lời kể của một nông dân: "đây là con trâu quả thực của nhà tôi.
    Kể từ đó, ngôn ngữ việt có thêm 1 từ mới
    Trả lờiXóa

27 nhận xét:

  1. Giao đã có lời nhờ, HTC xin chép ra mấy dòng ban đầu thế này:
    Tra từ điển Tàu thấy "quả thực" (thật) chỉ có kết hợp từ 果實 ý chỉ bộ phận thực chất, có thể sử dụng được của hoa quả. Từ điển ta, "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê không ghi nhận từ "quả thực". "Từ điển gốc và nghĩa từ Việt thông dụng"-Vũ Xuân Thái: Quả thực: đúng sự thực. "Việt Nam tự điển" (Hội khai trí tiến đức-Hà Nội) không thấy ghi nhận.
    Từ điển Nguyễn Lân (2 cuốn: Từ điển từ và ngữ Hán Việt và Từ điển từ và ngữ Việt Nam) giảng như sau: "Kết quả về vật chất của một cuộc đấu tranh: Trong cải cách ruộng đất, nông dân được chia quả thực". Có lẽ, từ "quả thực" mới chỉ được sinh ra trong cải cách ruộng đất ? Giải thích như NL là đúng với nghĩa được dùng trong thực tế của "quả thực". (Lưu ý: trong Hồi ký giáo dục của mình, NL tiết lộ từng tham gia đội cải cách ruộng đất, trước khi sang dạy bên học xá Trung Quốc)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cảm ơn bác Tuấn Công ! Bác tra cứu rất nhanh !

      Em xin trao đổi lại một chút.

      1. Như vậy là cuốn của cụ Nguyễn Lân vẫn có ý nghĩa nhé ! Mà cụ giải thích rất rõ, tưởng như không chê vào đâu được.

      2. Các cuốn từ điển ra đời trước thập niên 1950, thì chắc rõ là không có từ đó rồi bác ạ. Rõ là từ Khai Trí Tiến Đức trở lên, là không thể có được rồi.

      3. Bác tra giúp Nguyễn Lân rồi. Nhưng không rõ Nguyễn Cừ và Nguyễn Công Lý thì có không ?

      4. Bản Hoàng Phê bác đang có, và vừa tra, chắc là bản cũ rồi. Bản mới, em đang có, là có từ "quả thực". Nếu bác cần, em sẽ post bổ sung mục từ đó trong bản Hoàng Phê mới.

      5. Như vậy, là bản Hoàng Phê mới bổ sung. Không biết là do ảnh hưởng Nguyễn Lân hay là bắt buộc cần phải ghi thêm.

      6. Tuy nhiên, giải thích của bản Hoàng Phê thì không rõ như Nguyễn Lân. Cụ này, như TC cho biết, hóa ra là có tham gia đội thời kì đó ! Giống như cha đẻ của dế mèn.

      7. Để em kiểm tra thêm trước tác của Mao và những vị liên quan, xem có từ đó như nghĩa VN không đã. Nhưng có vẻ, là đây là SÁNG TẠO của Việt Nam đó bác ạ.

      Một lần nữa cảm tạ Tuấn Công !

      Xóa
  2. Nói thêm, cách đây khoảng hơn 10 năm đã có một sinh viên trường Nhạc họa hỏi mình về từ "Quả thực" trong lời đề "Con trâu quả thực" tranh ký họa của Tô Ngọc Vân. Đây là bức ký họa đẹp, thường được các trường Họa xem là mẫu mực, giáo khoa để sinh viên học tập. Một thời nó cũng được xem là nét đẹp và thành quả của cuộc cải cách ruộng đất được văn nghệ sĩ phản ánh một cách phong phú qua nhiều thể loại sáng tác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác thấy không, bây giờ lớp trẻ gần như không biết từ đó rồi. Cũng là qui luật phát triển của ngôn ngữ, tự thân nó.

      Thử suy nghĩ thì còn khá nhiều từ mang tính thời đại nữa mà bây giờ hầu như đã bị bỏ, không còn biết nghĩa ở dạng phổ thông. Không phải ở lãnh vực nhạy cảm đâu, cả cuộc sống thiết thực cũng vậy.

      Xóa
  3. Tôi sang nhà bác HTC đọc được câu hỏi của chủ nhà sang xem và mạn phép góp thêm ý:
    Theo Từ điển từ Hán-Việt (Lại Cao Nguyên chủ biên, NXB Khoa Học Xã Hội-2007, có 2 từ Quả thực:

    1/- Quả thực (果 實): hẳn, chắc, quyết, đúng là. Chữ quả 果 thuộc bộ Mộc.

    2/- Quả thực (菓 實): kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh. Chữ quả 菓 thuộc bộ Thảo.

    Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên - NXB Khoa Học Xã Hội- 1967) ghi rõ hơn, cũng có 2 nghĩa:

    1/- Quả thực: Thực ra là.

    2/- Quả thực: kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh: sau khi đấu tranh với địa chủ, nông dân chia quả thực.

    Chữ "quả thực" này tương tự như từ "chiến lợi phẩm".

    Như vậy nếu bức tranh bên trên của họa sỹ Tô Ngọc Vân được ghi là "Con trâu quả thực" được vẽ vào thập niên 1950, thì có lẽ con trâu này là con trâu được chia phần sau khi tịch thu của địa chủ trong cải cách ruộng đất. Một vấn đề "nhạy cảm" đang nóng hổi trên mạng bây giờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Ngọc Hiệp ! Có thế chứ !

      Như vậy là từ năm 1967, cụ Văn Tân đã giải thích từ này, mà giải thích rõ ràng. Không biết là từ điển của Văn Tân, hay từ điển của Nguyễn Lân có trước. Cái này, chắc phải nhờ bác Tuấn Công xác nhận giúp.

      Cụ Lại Cao Nguyên cũng ra từ điển rồi ? Cảm ơn bạn Hiệp, bây giờ tôi mới biết đấy. Cách giải thích của cụ Cao Nguyên "gọn gàng" quá, không chân thực như cách giải thích của Văn Tân.

      Nếu quả chưa tìm thêm được, thì có lẽ, từ điển 1967 của Văn Tân là đưa "quả thực" vào từ điển sớm nhất. Tạm thời nhận thức như vậy.

      Xóa
    2. Chào bạn Giao.
      Tôi tra trên Wikipedia thì thấy ghi bắt đầu từ năm 1971 khi về hưu ở tuổi 67, thì cụ Nguyễn Lân mới dành trọn thời giờ để viết từ điển, chẳng hạn từ điển Hán-Việt (1993), từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2000).
      Như vậy quyển Từ điển tiếng Việt của Văn Tân có trước các quyển từ điển của Nguyễn Lân. Theo Lời nói đầu viết ở đầu quyển Từ điển tiếng Việt của Văn Tân, thì quyển từ điển này được soạn từ tháng 4 năm 1954, đến cuối tháng 6-1955 thì sơ bộ hoàn thành và suốt cho đến khi được in ra lần đầu tiên vào năm 1967, thì từ điển đã được nhiều vị có tiếng tham gia biên soạn trong đó có cả cụ Nguyễn Lân.
      Có lẽ đây là quyển từ điển tiếng Việt (giải thích tiếng Việt) đầu tiên được in ở miền Bắc sau năm 1954 (không kể loại từ điển khác như từ điển chính tả). Tôi cũng có một bản in khác (bản in lần thứ 3 vào năm 1994). Quyển từ điển này chưa phải là giải thích tiếng Việt hoàn chỉnh (quyển sau này của Hoàng Phê có phần hơn), nhưng nó lại cho ta biết nhiều từ ngữ phái sinh ở miền Bắc vào giai đoạn ấy, chẳng hạn như Lính thủy đánh bộ, Hợp tác hóa, Hợp tác xã...

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn Hiệp. Riêng về cụ Nguyễn Lân, thì ta cần chờ "phán quyết" của chuyên gia về từ điển Nguyễn Lân là bác Hoàng Tuấn Công. Tôi thì chưa từng sử dụng gì của cụ Nguyễn Lân cả, nêu không rõ, nhưng thời điểm 1993 thì có lẽ hơi muộn rồi (có lẽ cụ ấy đã chuẩn bị và thậm chí là xuất bản trước năm 1993 rồi).

      Những từ như Hợp tác xã hay Lính thủy đánh bộ, vân vân, thì không nói làm gì bác à.

      Ở đây, là chọn một từ đặc biệt, là "quả thực" để bàn mà.

      Xóa
    4. À, bổ sung thêm, là:

      1. Trong cùng thời điểm soạn từ điển, thì Văn Tân đã đưa "quả thực" vào. Còn Hoàng Phê thì lúc đầu vẫn chưa, chắc là tránh không động đến (dựa theo bản cũ mà bác Tuấn Công còm ở trên).

      2. Bản mới của Hoàng Phê in gần đây mới có từ này. Chắc là mới được đưa thêm vào.

      Xóa
    5. Quyển Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê bản in năm 1997 (in lần thứ 5, đợt 3) tôi có cũng đã đưa cả 2 mục từ Quả thật (thực) vào.
      Đúng rồi bạn Giao, ý tôi chỉ muốn nói thời điểm mà những từ ngữ xuất hiện, hoặc cách viết được ghi nhận trong những quyển từ điển ở từng miền, cho nên tôi cũng ráng kiếm một số từ điển để tra, trong Nam ngoài Bắc, từ Đại Nam Quấc âm tự vị của Hùinh Tịnh Paulus Của, cho đến Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, và một số từ điển về sau này, kể cả từ điển phương ngữ miền Nam, Huế. thêm mấy quyển từ điển của cụ Nguyễn Lân.
      Tra nhiều sách, đối chiếu, so sánh sẽ cho ta biết được nhiều điều...

      Xóa
    6. Ồ, cảm ơn bác. Như vậy là bản Hoàng Phê mà HCT đang có (và tra ở trên) là bản trước nữa rồi. Chắc là bản 1993 gì đó, chứ không phải bản 1997 như bác Hiệp có.

      Bản tôi có thì muộn nữa, sau năm 2010.

      Bác rảnh thì thử ngó chơi những thứ như thế này nhé: http://giaovn.blogspot.jp/2014/08/tam-tong-ket-ve-cuoc-tranh-luan-utopia.html

      Xóa
    7. Tôi đã đọc nhữn bài viết theo đường link của bác. Nhân đây xin có vài thiển ý về vấn đề này:

      Về chữ Địa đàng. Tôi thử tra trong từ điển Hán-Việt (6 quyển tôi có: của Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Nguyễn Tôn Nhan, Trần văn Chánh, Nguyễn Kim Thản, Lại Cao Nguyên), lạ thay không thấy từ Địa đàng. Tra Từ điển tiếng Việt các loại xưa, nay, xuất bản trong Nam, ngoài Bắc khoảng 10 quyển thì thấy chỉ có duy nhất một quyển có từ Địa đàng, đó là Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùinh Tịnh Paulus Của. Trong quyển từ điển này có cả 2 từ Thiên đàng (đường) và Địa đàng (đường):

      - Thiên đường: Cõi vui vẻ ở trên trờo.
      - Địa đàng: Kiểng vui dưới đất. (kiểng là từ nói trại của cảnh).

      Ngoài ra 2 từ khác như Thiên đàng (đường), Địa ngục các từ điển Hán-Việt hay tiếng Việt đều có.

      Từ Địa đàng tôi còn tìm thấy trong từ điển Anh- Việt của Viên Ngôn Ngữ Học-1995, trong mục từ Eden.
      - Eden: (Kinh thánh), khu vườn đẹp nơi Adam và Eve sống trước khi họ cãi Thượng đế và bị đuổi khỏi nơi này; vườn địa đàng. Từ Eden viết hoa chữ E đầu trong khi các từ khác viết thường, chứng tỏ Eden là danh từ riêng.

      Từ Địa đàng ta thường thấy trong sách vở của người theo đạo Cơ Đốc ( Thiên chúa giáo), trong Kinh thánh có nói đến vườn Địa Đàng là nơi Adam và Eve ở cho đến khi nghe theo lời xúi của con rắn, ăn trái cấm và bị đuổi khỏi vườn Địa đàng, có lẽ đây là một thuật ngữ tôn giáo không phổ biến chăng? Người Thiên chúa giáo cũng phân biệt giữa Địa đàng và Thên đàng. Địa đàng giải thích như ta đã biết, còn Thiên đàng là ở trên trời, nơi các linh hồn trong sạch được đến đó sau khi chết và sau khi phán xét.

      Tại sao trong các từ điển Hán-Việt và tiếng Việt thông dụng không có từ Địa đàng? chỉ có Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Hùinh Tịnh Paulus Của xuất bản từ 1895-1896 có? Tôi nghĩ bởi cụ Hùinh Tịnh Paulus Của là người theo đạo Thiên Chúa, cụ chú ý tới thuật ngữ TCG.

      Như từ Địa đường (đàng) có trong từ điển tiếng Trung mà ông Đông A đã tìm thấy cũng là một quyển từ điển về tôn giáo "Thiên Chúa giáo Anh Hán tụ trân từ điển" chứ không phải trong những từ điển cổ như Khang Hy, Từ Nguyên...

      Có lẽ GS Cao Xuân Hạo đã tra và nhờ người tra nhiều từ điển Hán Việt phổ thông nhưng không thấy có từ Địa đàng, nên GS kết luận từ Địa đàng là từ "thuần việt" là trên ý nghĩa chỉ thấy sách vở người Việt có dùng chứ không thấy trong sách vở Trung Hoa chăng? Chứ chẳng lẽ GS không biết về mặt chữ thì `Địa đàng là từ Hán-Việt?

      Tôi tạm dừng, sẽ viết tiếp.

      Xóa
    8. Theo thiển ý như đã viết bên trên, có thể ở Việt Nam xưa nay trong sách vở phổ thông không chú ý tới từ Địa đàng (bởi không thấy từ điển đưa vào giải thích), và ngoài xã hội cũng ít nhắc đến, và có thể coi Địa đàng và Thiên đàng là cùng một nghĩa. Nhưng với người Thiên chúa giáo lại phân biệt rất rõ giữa Thiên đàng (còn gọi là Thiên đường), Địa đàng (chữ Địa đàng không thấy đọc là Địa đường), và Địa ngục.

      - Thiên đàng: là nơi chốn những con người chính trực, không mắc tội lỗi sẽ được đến sau khi chết, và sau khi chịu sự phán xét của Thiên chúa. Đây là một nơi người TCG tin rằng ở "trên trời".

      - Địa đàng: theo Kinh thánh là nơi mà Adam và Eve là người nam và người nữ đầu tiên sau khi được Thiên chúa tạo ra, đã sinh sống ở đó. Địa đàng không ở đâu xa, chính là cõi trần gian (thế gian, trần thế) của con người đang sinh sống.

      - Địa ngục: là nơi mà những con người tội lỗi sẽ phải đọa vào sau khi chết, được cho là ở dưới lòng đất tối tăm, nơi quỷ dữ hiện hiện, và họ sẽ phải chịu "lửa luyện ngục" thiêu đốt đời đời.

      Trong từ điển Hán-Việt, tiếng Việt, ít thấy giải thích từ Địa đàng, trong khi có từ Thiên đàng, Địa ngục. Trái lại trong từ điển Anh Việt, Pháp Việt lại giải thích và phân biệt khá rõ. Tiếng Anh Paradise và tiếng Pháp Paradis có nghĩa là Thiên đàng. Còn từ Eden trong tiếng Anh, và Éden trong tiếng Pháp, có nghĩa là Địa đàng. Có lẽ người Anh và người Pháp đa số theo Cơ đốc giáo nên họ phân biệt rõ hơn chăng?

      Riêng về từ UTOPIA dịch là "Địa đàng trần gian", theo tôi thì không ổn. Ta có thể nói "Thiên đàng trần thế" như từ điển Pháp Việt dịch chữ Éden, để chỉ cảnh "sướng như thiên đàng" nơi trần thế, mà từ điển Anh Việt dịch là vườn Địa đàng, hoặc nói "Địa ngục trần gian" để chỉ cảnh "khổ như ở địa ngục" nơi trần gian. Như tôi đã dẫn, theo Kinh thánh, Địa đàng chính là nơi trần gian, nợi Chúa trời đã tạo ra và sau đó tạo ra Adam, Eve cho ở đó, chúng ta bây giờ (cũng theo kinh thánh) chính là con cháu của Adam và Eve. Dịch là Địa đàng trần gian tôi thấy lủng củng quá.

      Và Địa đàng hay Thiên đàng tiếng Anh, Pháp đều có.

      UTOPIA theo từ điển Anh Việt của Viện Ngôn Ngữ Học-1995 có nghĩa là: nơi tưởng tượng ra, hoặc tình trạng của các vấn đề trong đó mọi việc đều hoàn hảo.

      Như vậy từ UTOPIA không phải là danh từ riêng, không nên giữ nguyên tên tiếng Anh (chẳng hạn dịch là "Xứ UTOPIA"), cũng không nên dịch là Địa đàng hay vườn Địa đàng. Theo Kinh thánh thì vườn Địa đàng chẳng có gì hoàn hảo, con rắn ác độc dụ dỗ Eve ăn trái cấm, Eve lại "dụ" lại Adam, rồi cả 2 người cùng ăn trái cấm bất tuân lệnh Chúa trời, cuối cùng thì bị đuổi khỏi vườn Địa đàng chịu cảnh khổ cực, con cháu của 2 người này đời đời mắc tội "tổ tông truyền".

      Theo từ điển Anh Việt của Viện Ngôn Ngữ Học UTOPIA dịch là: nơi tưởng tượng ra, hoặc tình trạng của các vấn đề trong đó mọi việc đều hoàn hảo. Nghĩa là nói về một nơi tưởng tượng mà trong đó mọi việc đều hoàn hảo, vậy có thể dịch thoát ý mà không xa rời từ nguyên là "Xứ thần tiên" được chăng?

      Xóa
    9. Ồ, bạn Hiệp chịu khó tra cứu đấy ! Mình nghĩ là có một ích lợi nào đó cho bạn.

      Về "Địa đàng trần gian", thì mình đã nói ở các entry, và tóm lại, trong entry tổng kết mà bạn đã xem, rằng đó là dụng công không cần thiết.

      Tuy nhiên, riêng về Utopia thì bạn nên đọc lại bài của cụ Cao Xuân Hạo (ở entry 1 trong loạt entry liên quan đó). Cụ Hạo đã chỉ ra rất đúng rằng, đó là từ sáng tạo ra bởi chính tác giả cuốn sách, rồi sau này, nó đi vào từ vựng chung, rồi đi vào cuốn từ điển của Viện Ngôn ngữ mà bạn đã tra (theo bạn trình bày ở trên).

      Utopia là sáng tạo in dấu cá nhân. Và từ này đã được dùng rộng rãi khắp nơi, với cả dạng danh từ, tính từ (cụ Hạo đã giải thích).

      Cho nên, "Xứ thần tiên" của bạn, với mình thì không đắt lắm !

      Xóa
    10. Hihi, tra cứu là một thói quen của tôi khi muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, có thể là tra trong sách vở, trên các trang mạng liên quan, sau đó đúc kết tìm lấy câu trả lời cho bản thân. Khi tra cứu điều này có khi lại cho ta biết thêm được nhiều điều khác. Ích lợi của việc tra cứu là "cái đầu" của mình phải làm việc.
      Tôi đã tra lại trên Wikipedia về từ UTOPIA, và thấy rằng đây là một tác phẩm của Thomas More viết từ khoảng đầu thế kỷ XVI, UTOPIA là tên của một hòn đảo, cũng theo Wikipedia ở mục từ UTOPIA đã viết "Tác phẩm này mô tả là một hòn đảo biệt lập và không tưởng ở vùng biển Đại Tây Dương, trên hòn đảo này có một cuộc sống biệt lập với thế giới mà tồn tại một xã hội mơ ước, một nơi không có tư hữu, không phân chia giai cấp, giàu, nghèo, ai cũng lao động và ai cũng có cuộc sống hạnh phúc".

      Vậy thì theo như Cao Xuân Hạo dịch tác phẩm UTOPIA là "Xứ UTOPIA" là hợp lý, vì đây là tên của hòn đảo (sau này từ Utopia mới đi vào từ điển với dạng danh từ và tính từ), nếu không dịch như thế thì với nội dung mô tả cuộc sống trên đải UTOPIA như trên, thì đây đúng là nơi có một cuộc sống lý tưởng, xứng đáng được xem như "Thiên đường hạ giới" (cõi cực lạc ở hạ giới), và một nơi như vậy theo tôi cũng xứng đáng được gọi là "Xứ thần tiên", hay "Xứ sở thần tiên" lắm chứ?
      Nói gì thì nói, cái từ "Địa đàng trần gian" là hoàn toàn khập khiễng, bởi đúng như Cao Xuân Hạo viết, đây là lỗi trùng ngữ. Người ta chỉ nói "Thiên đường hạ giới" (chẳng hạn để chỉ hòn đảo Hawai tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ), hay "Địa ngục trần gian" (để chỉ trại tập trung của Phát Xít Đức trong Thế chiến thứ 2). Từ trước nay tôi cũng đọc nhiều, hình như chưa thấy ai dùng từ "Địa đàng trần gian" cả.

      Xóa
    11. Tôi thêm một dòng, sáng tạo ra từ ngữ mới là điều tốt, nhưng nguyên tắc cơ bản là phải đúng ngữ pháp đã. Không thể viết sai ngữ pháp, rồi biện luận rằng cũng có những từ khác viết (sai) như vậy mà vẫn tồn tại, để bào chữa cho cái sai của mình.

      Xóa
    12. ok. Tôi hiểu ý bác. Nhưng khi vào chuyện chữ nghĩa rồi ấy mà, người tạo ra chữ hay đưa cái lí của mình (bác thấy phía Nhã Nam đã đưa ra cái lí của nhà xuất bản rồi đúng không). Tất nhiên, như bác đã bình luận, và tôi đã tạm kết luận rằng: đó là lối dụng công không cần thiết.


      Về hai phương án, của cụ Hạo và của bác, thì về mặt nghĩa đều ok. Nhưng nhìn chung, rộng hơn ra, thì "Xứ Utopia", theo những gì tôi đã phân tích, vẫn là đắt nhất. Tôi ủng hộ phương án dịch này.

      Hãy làm cho cái gọi là "Utopia" đầu tiên có thể hơi lạ, dần trở thành một từ mới, rồi thành quen trong tiếng Việt. Làm giàu tiếng Việt, một cách cụ thể, chính là ở cách dịch như vậy. Tính ra, là "lãi" cho tiếng Việt.

      Xóa
    13. Hihi, cám ơn bác. Cái lỗi của nhà Nhã Nam trong chuyện này tôi thấy khá phổ biến bây giờ nơi sách dịch, mà người ta gọi là "thảm họa sách dịch" (khiến cụ Cao Xuân Hạo phải lên tiếng), và ở nơi báo chí trong sử dụng từ ngữ, báo chí bây giờ sử dụng từ ngữ sai khá nhiều.
      Làm giàu tiếng Việt là nên làm như bác nói, phải cụ thể, chính xác, tiếng Việt của mình có rất nhiều từ ngữ du nhập đã được Việt hóa.

      Xóa
  4. hay (dịch đại) là "Nơi Chủ Nghĩa Cộng Sản" cho nó máu :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc quá bác Nam Cuong à, không máu được, thời đấy, lúc sách ra thì châu Âu còn đang ở thời xa xôi quá. Tựa như quen dùng là thời Trung cổ thì phải.

      Xóa
  5. Mấy hôm nay bận quá, giờ mới sang đây chơi được. Thấy bàn luận sôi nổi, vui và rất bổ ích. Tôi xin bổ sung và đính chính: Tôi có hai cuốn "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê: 1. Bản in lần đầu năm 1988; 2.Bản in gần đây nhất mà tôi có 2013. Thông tin tôi cung cấp hôm trước là tra trong bản in 2013 (tôi bỏ qua bản 1988 phần vì lúc ấy để nhà, hơn nữa, theo quy luật, bản in sau thường là cập nhật đầy đủ hơn bản trước. Tôi có viết: "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê không ghi nhận từ "quả thực". Tuy nhiên, chính xác là có ghi nhận, nhưng hướng dẫn "Xem Quả thật", và "quả thật" chỉ có nghĩa là khẳng định một sự thật nào đó mà chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa. "Quả thật" này đóng vai trò là thành phần phụ trong câu chứ không phải là một Danh từ (với nghĩa thực tế như NL đã ghi nhận) Bởi vậy, xem như không có từ "Quả thực" với nghĩa liên quan đến việc chia của cải vật chất (thành quả) trong CCRĐ. (Lưu ý lại: mục "quả thực" được sách hướng dẫn xem "quả thật", mà "quả thật" chưa bao giờ đồng nghĩa với "quả thực" liên quan đến CCRĐ)
    -Có thời gian xem lại "Từ điển tiếng Việt" in 1988 thấy một điều thú vị là trong bản này có thu nhận từ "Quả thực: Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất". Như vậy, không hiểu vì lý do gì, 25 năm sau ngày Từ điển của HP xuất bản lần đầu (1988), Vietlex đã loại từ "quả thực" khỏi Từ điển tiếng Việt bản in 2013.
    -Tôi không có Từ điển tiếng Việt của Nhóm Văn Tân. Tuy nhiên tôi biết NL có tham gia với tư cách là thành viên. Theo tôi nghĩ, từ "quả thực" có trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của NL có mối liên hệ với cuốn Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên.
    -Không biết bản TĐTV bản 1997 của anh Ngọc Hiệp ghi nhận "Quả thật" và "Quả thực" nhưng với tư cách là danh từ chỉ thành quả của CCRĐ hay cũng là "quả thật" (với ý nghĩa lời khẳng định trong câu) giống bản in 2013?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xác nhận của Tuấn Công giúp nhìn ra một số điểm thú vị. Tôi xin lược lại và bổ sung:

      1. Vậy là có liên hệ giữa từ điển Nguyễn Lân với Văn Tân. Chắc là Nguyễn Lân thừa hưởng từ Văn Tân, chứ không có chuyện ngược lại đúng không bác HTC ?

      2. Quả là cuốn từ điển của Hoàng Phê có những điểm mình phải xác nhận đây.
      - Tôi có bản ra đầu tiên, nhưng đã sớm đem tặng lại cho người khác.
      - Bản ra lần thứ hai, cũng mua, rồi lại đem tặng,
      - Bản mới đây, thì tí nữa sẽ xem lại, nhưng rõ ràng là có QUẢ THỰC. Tí nữa sẽ xem lại là 2013 như của HTC, hay là 2011.

      Cái cuốn này, hóa ra rích rắc ra phết chứ không phải không đâu.


      3. Bác HTC giúp cho chút nữa, là hai vị bác đang xét là Nguyễn Cừ với Nguyễn Công Lý có nhắc gì không ?

      Cảm tạ cả nhà.

      Xóa
    2. Bây giờ, xem lại cái cuốn Hoàng Phê (chủ biên) mà tôi có, thì lại thế này cơ:

      - in năm 2003 (tức là trước 2010, chứ không phải sau 2010 như đã nhớ nhầm ở còm nào đó phía trên).

      - là bản in lần thứ 9 có sửa chữa, gồm 39.924 mục từ (theo trang bìa lót).

      - Viện Ngôn ngữ học, "Từ điển tiếng Việt", Hoàng Phê (chủ biên) và nhiều vị nữa. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học. Giá ở bìa 4: 130.000 đ.

      - Có lá thư kí năm 1987 (có cả ngày tháng năm) viết tay của Phạm Văn Đồng ở phần đầu.

      - tại trang 797 có từ QUẢ THỰC như nghĩa của thời CCRĐ.

      Xóa
    3. Đúng là từ điển Từ và ngữ Việt Nam của NL có mối liên hệ với Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, như bác Hoàng Tuấn Công nhận xét, bởi ngay ở đầu trang sách ghi:
      Chù biên: Văn Tân. Biên tập viên: Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Đạm, Lê Khả Kế, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Ngô Thúc Lanh, Ngụy Như Kontum, Trần Văn Giáp, Nguyễn Thạc Cát, Đoàn Hựu, Trần Văn Khang, Long Điền, Hoa Bằng. Như vậy tên của cụ Nguyễn Lân thấy ghi đứng đầu trong nhóm biên tập.

      Quyển Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên-1997 của tôi có nhiều điểm giống như quyển bác Giao ghi bên trên: NXB Đà Nẵng - Trung Tâm Từ Điển Học - Viện Ngôn Ngữ Học. Phần đầu có lời giới thiệu viết tay năm 1987 của Phạm văn Đồng. Tuy nhiên giá ghi ở bìa 4 là 98.000 đồng chứ không phải là 130.000 đ., và từ quả thật, quả thực ghi ở trang 769 chứ không phải trang 797. Tôi chép lại nguyên văn:

      quả thật p. (dùng làm phần phụ trong câu). Sự thật là đúng như vậy, không có gì còn phải nghi ngờ cả. Quả thật anh ta khôn biết.
      quả thực 1. d. Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất.
      quả thực 2. (ph.). x. quả thật.

      Xóa
    4. Lại tạm lược một chút những gì đã biết qua cung cấp thông tin của mọi người:

      1. Cuốn Văn Tân (gọi tắt thế cho dễ):
      - In năm 1967, có sự tham gia của Nguyễn Lân.
      - giải thích "quả thực" là:

      "kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh: sau khi đấu tranh với địa chủ, nông dân chia quả thực."


      2. Cuốn của Hoàng Phê (cũng gọi tắt):

      - Bản đầu tiên 1988: có từ "quả thực". Và giải thích là: "Quả thực: Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất"".

      - Bản năm 1997 (trang 769): có từ "quả thực". Và giải thích là: "quả thực 1. d. Kết quả vật chất thu được của một cuộc đấu tranh trong cải cách ruộng đất"

      - Bản 2003 tức bản in lần thứ 9 (trang 797): có từ "quả thực". Và giải thích giống hệt bản 1997 và 1988.

      - Bang 2013: lại không có từ "quả thực" !

      Xóa
  6. Chuyện (fịa) thế nài. Khó thể tìm thấy danh từ hoặc tính ngữ "quả thực" trong tác phẩm vhnt nào trước bức tranh "CTQT" của cụ Vân(?), thế thì "quả thực" quả nhiên là một ngôn từ mới.
    Chả là ở một vụ cải cách trào tiên, có một cán bộ tw quán triệt cho các cốt cán bầ cố nông rằng thì là toàn bộ của cải của địa chủ cường hào gian ác là thành quả cày cuốc của giai cấp công nông, do chúng ta làm ra... Khi đó đám "cốt cán" đồng thanh reo vang "quả thực của chúng ta", "phải chia ngay cha ngay chia ngay".
    Mõ làng lập tức làm nhiệm vụ loa fường nhưng do ít chữ,cứ đinh ninh của cải của địa chủ là "quả thực" nên loa loa rằng: bớ toàn thể giai cấp bần cố nông, hãy đến x,y... Đảng ta đang chia quả thực, đến mà nhận fần quả thực của mình.
    Còn Tô tiền bối, vốn thật thà hiền lành, lần thâm nhập thực tế cho công tác nghệ thuật đã tin sái cổ lời kể của một nông dân: "đây là con trâu quả thực của nhà tôi.
    Kể từ đó, ngôn ngữ việt có thêm 1 từ mới

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Há hà, hôm nay mới đọc chuyện phịa vui của bác Chu đấy ! Ẩn ý ra phết đấy !

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.