Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/07/2014

Hổ ăn thịt hổ, vụ lật đổ Chu Vĩnh Khang của họ Tập tựa như không giúp Trung Quốc sáng sủa hơn

Chu Vĩnh Khang vốn là nhân vật cỡ cực bự ở Trung Quốc (cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trùm dầu khí quốc doanh, trùm an ninh quốc gia). Hiện nay, phía Trung Quốc đang vẽ ra hình ảnh ông Khang như là một con hổ dữ, nghịch tặc ác đảng, táng tận lương tâm. 

Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)

Bài báo ở dưới đây chỉ nói đến hai xã Minh Long và Lý Quốc thuộc huyện Hạ Lang. Kèm theo là những địa danh như Bằng Ca, Bản Thang, Đa Trên, Đa Dưới. Đó là tên các bản tự nhiên.

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 2 (đêm 26 tháng 11 năm 1983 ở huyện Thọ Xuân, truyện của Phùng Gia Lộc)

Nguyên tên truyện là "Cái đêm hôm ấy đêm gì", hoàn thành năm 1987, sau đã đăng trên báo Văn Nghệ (số ra ngày 23 tháng giêng năm 1988).

Một truyện không dài, nhưng mang sức công phá rất lớn, gây chấn động một thời. Chấn động bởi sự thực không gì thực hơn thế của nó.

Truyện về đêm trước Đổi Mới, nhưng đến sau Đổi Mới mới in. Nhà văn phải trốn ra Hà Nội những ngày đó, và dưới sự bảo trợ của các nhà văn Nguyên Ngọc và Bế Kiến Quốc, đã tá túc luôn tại tòa soạn Văn nghệ. Ông viết truyện này ngay trong tòa soạn, trên chiếc bàn lớn mà bản báo duyệt bài ban ngày và ông làm giường ngủ ban đêm.

30/07/2014

Nhớ các kĩ sư ở nhà máy Hải Dương (đã post năm 2012)

Khoảng 2 năm trước (tháng 5 năm 2012) đã post bài này trên blog Yahoo. Nhiều bạn đọc lúc đó đã đưa thông tin nhiều chiều về việc đăng kí phát minh ở nước ngoài. Tôi cũng tìm hiểu thêm, chuẩn bị để giúp các kĩ sư Việt Nam. Cuối cùng, thiết kế và bản sản phẩm mẫu theo thiết kết của họ đã không được công nhận ngay ở vòng đầu tiên. Sự việc đã khép lại ở đó.

Châu bản triều Nguyễn vừa được vinh danh (tư liệu kí ức thế giới, cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương)

Cấp "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" là hạng thấp hơn "Thế giới". Tạm gọi là hạng hai. Hạng hai đã là giá trị rồi. Nếu tiếp tục chứng minh được ý nghĩa toàn cầu, thì có thể tiếp tục đệ trình hồ sơ để xét ở cấp Thế giới.

Việt Nam ta hiện nay đã rất thạo với các vòng tuyển chọn này rồi. 

28/07/2014

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)

Cảm tạ hai bác Thiên Lý và Nguyễn Văn Khoan

Cứ phải từ từ, không vội được. Mà không gì phải vội cả. 

Gì thì gì, người Trung Quốc đã biết rõ từ lâu. Họ đã ghi thành văn bản từ ngay thời đó, chứ không đợi đến đầu thế kỉ 21 này. Và bản tiếng Pháp ấy hẳn họ cũng đang lưu giữ. Có điều, hiện nay, họ chưa chính thức công bố. Chắc để làm vốn. Mà khi họ có công bố, thì ta cũng phải theo tinh thần của nhà văn Sơn Tùng, là cần cẩn trọng nếu không là mắc bẫy (entry cũ đã đi năm 2012). 

Phía Việt Nam thì vẫn thế (có thể xem lại sách của Hà Minh Đức từ năm 1985 đến nay, hoặc bài của Mạc Thủy trên Tạp chí Cộng sản năm 2007).

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 1 (vai trò của Trường Chinh, bài Trần Nhâm năm 2007)

Ghi lại để khỏi quên, nhân đang viết


Gần đây, nhân chuyện phiếm trên những chuyến cùng đi công tác ngoại tỉnh, và những buổi tham vấn tại nhà riêng, một "cố vấn" trong nhóm 12 chuyên gia của cụ Trường Chinh (ra đời tháng 5 năm 1984, trước khi cụ Lê Duẩn qua đời), là bác Dương Phú Hiệp, có nhận mạnh rất rõ về những cống hiến mở đường của lãnh tụ Trường Chinh trong Đổi Mới. Bác đã viết thành sách, mới xuất bản.

27/07/2014

Mong bác Mai Quốc Liên làm rõ hơn, lẽ nào "Nhật ký trong tù" chỉ có mấy chục bài thôi sao ?

Đọc kĩ hơn đoạn bác Mai Quốc Liên soi bác Huệ Chi trong việc dịch "Nhật ký trong tù", thì vẻ như thấy có điểm bất ổn. Cụ thể, thì bác MQL đã viết:

Mai Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi

Loạt bài gồm nhiều phần của Mai Quốc Liên đi trên Hồn Việt (do chính bác là tổng biên tập) từ vài năm trước. Đề cập đến quá nhiều vấn đề, bản thân người đọc không tự "quán xuyến" được việc đọc của mình, nên chỉ nhặt riêng phần về Nhật ký trong tù mà thôi.

Những đóng góp trong nghiên cứu và quảng bá NHẬT KÝ TRONG TÙ của học giả Nguyễn Huệ Chi

Về những đóng góp này, đã thấy Đặng Thị Hảo điểm trong bài đăng trên Văn hóa Nghệ An (tháng 5 năm 2013). 

Phim tài liệu về Hoàng Sa của Hồ Cương Quyết

Phim đã được đưa lên mạng từ mấy năm trước. Chẳng hạn có thể xem ở đây (nguyên bản tiếng Pháp, đưa lên từ 2011):

26/07/2014

Hóa ra có hai Nguyễn Tường Bách viết văn ở hải ngoại

Trước đây, tôi chỉ quan tâm và đọc sách của cụ Nguyễn Tường Bách (em ruột của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đã mất năm 2013). Cô cháu họ là nữ văn sĩ Đặng Thơ Thơ đã cho đăng cáo phó trên Damau.

Có thể tạm gọi đó là "Nguyễn Tường Bách một".

Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là : nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày

Nghe câu "Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là" trong bài, thì có cảm giác vui vui. Gợi nhớ những câu chuyện thực tế xoay quanh cái tục hay cái NHIỆM VỤ "au mẻ/mè/mể" của người Tày Nùng. Người ta hay hỏi thăm mình là đã "au mè" hay chưa. Người Kinh cũng thường hỏi thân tình rằng "chú vợ chưa ?" hay rút gọn nhất thành "vợ chưa ?".