Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/09/2013

"Mày không có tội thật, nhưng làm cho tao sợ là mày đã có tội rồi !"

Tương truyền đó là câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung trước khi xử tử bộ tướng dũng mãnh nhất của mình là Võ Văn Nhậm.

Đời sau, người ta hay nhắc lại câu ấy mỗi dịp đề cập đến sự xảo trá của những nhà chính trị ở mọi thời đại. Đặc biệt là những màn chuyển canh từ triều đại nọ sang một triều đại mới.

23/09/2013

"Quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh" : Dẫn nguyên từ Tạp chí Cộng sản (2007, bài Mạc Thủy)

Lời dẫn: Đây là bài viết đã đăng tải trên Tạp chí Cộng sản của tác giả Mạc Thủy. Sau đó được đưa lên website của tạp chí này từ ngày 25/4/2007. 

Bác Nguyễn Lân Dũng đã đọc sách của Trần Dân Tiên nguyên bản tiếng Trung ?

Lời dẫn: Trên trang riêng của bác Nguyễn Lân Dũng có bài viết "Bác Hồ và đời sống tâm linh", đã lên mạng từ 12/5/2012 với ý nghĩa kỉ niệm ngày sinh của Hồ Chủ tịch năm đó. Bài viết nhận được nhiều bình luận và sự mến mộ của độc giả, sau được nhiều trang khác đăng lại.

22/09/2013

Sách đầu tiên giới thiệu về Hồ Chủ tịch ra nước ngoài : Xuất bản tháng 4 năm 1946, tại Trung Quốc, có chân dung ở bìa

Bìa sách cho biết nó được xuất bản tháng 4 năm 1946

Bình luận về sách đã xuất bản năm 2002 của Sophie (Mạch Quang Thắng, 2009)

Lời dẫn: Bài viết đăng tải trên website thehehochiminh, ở dưới cùng ghi niên đại là năm 2009. Đây là lần đầu tiên tôi biết và đọc bài của tác giả này.

Bò chở gạch vào thành phố : Hà Nội năm 1989 qua ống kính của Edwin Moise

Cùng năm 1989, tức là ở thời khắc mà không khí Đổi Mới đang loang trên khắp nẻo đường Việt để ngấm dần dần vào mọi ngõ ngách cả nơi thị thành cả chốn thôn quê, chúng ta đã từng được thấy cảnh bò lạc vào thành phố qua ống kính của David Alan Harvey, bây giờ thì mời các bạn thưởng thức cảnh bò chở gạch vào thành phố của Edwin Moise. 

Bò chở gạch vào thành phố của Edwin Moise

20/09/2013

Tóm tắt lịch sử cách mạng Việt Nam bằng văn tiếng Trung Quốc (1940) : Bút danh Bình Sơn trên tờ "Cứu vong nhật báo"

Một ví dụ về tờ "Cứu vong nhật báo" (tiếng Trung Quốc) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài cho tờ này vào cuối năm 1940. Dĩ nhiên là viết bằng tiếng Trung.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), chỉ có lời dịch tiếng Việt, nhưng không rõ ai dịch và dịch lúc nào 

(xem tiếp ở dưới)

19/09/2013

Một phần tư thế kỉ đi qua, vẫn kiên trì quan điểm Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chủ tịch, vì dựa chắc chắn theo tài liệu chính qui

Trích chụp bìa 4 cuốn sách xuất bản năm 2010 (chụp bằng di động)

Công văn của Cục Xuất bản đối với bộ tiểu thuyết ĐẠI GIA (31/7/2013)

Một ít hôm sau cái "ngày 31 tháng 7" trong công văn của Cục Xuất bản dưới đây, tại Hà Nội, tôi đã trực tiếp thấy bản chụp của nó. 

Hồ Chí Minh của Ngô Trọc Lưu (1947) đắt hơn, hay của Trần Dân Tiên (1949) đắt hơn ?

Giá bán ghi ở bìa 4 của cuốn sách (sách gì thì đọc ở chính văn của entry này)
Đặt câu hỏi mang tính chơi chữ một chút. Thực ra, vấn đề rất chi giản dị.

Ở entry trước, chúng ta đã biết cuốn tiểu thuyết Hồ Chí Minh (thực ra là tập 4 trong bộ này) của nhà văn Đài Loan là Ngô Trọc Lưu được ấn hành năm 1947, và bán ra thị trường với giá cao, tới 20 đồng. Cao đến mức mà tác giả cũng phải thử đặt mình vào vị thế của độc giả để xót tiền thay cho họ ! Tuy nhiên, cũng cần hiểu đó là cách tiếp thị, đích thân nhà tiểu thuyết đứng ra chào sản phẩm.

17/09/2013

Có hai Hồ Chí Minh cùng xuất hiện ở Trung Quốc thời 1940s : Nhà văn họ Ngô rao bán "Hồ Chí Minh" năm 1947

Lần đầu tiên, hôm nay, ở entry này trên blog, tôi mới sử dụng nhãn/tags "Hồ Chí Minh" (thể hiện trên giao diện blog là THƯ MỤC TRA CỨU). Trước nay, tất cả, đều dùng nhãn "Nguyễn Ái Quốc". Sở dĩ dụng công như vậy, là vì, từ hôm nay, mới bàn đến sự xuất hiện của cái tên "Hồ Chí Minh".

Một góc quảng cáo cho cuốn Hồ Chí Minh (vừa ra lúc đó, của Ngô Trọc Lưu) trên tờ Dân báo (Đài Loan) số 557, ra ngày 16 tháng 1 năm Dân Quốc 36 (tức 1947). Cuốn Hồ Chí Minh này được viết bằng tiếng Nhật trước, sau mới có bản tiếng Trung Quốc. Vì vậy, lời quảng cáo được viết bằng tiếng Nhật (đại khái lời rao có nội dung là: sách khá hay đây, nên phải bán giá cao hơn bình thường, là 20 đồng, nhà tiểu thuyết cũng giống như độc giả cảm thấy xót nếu phải bỏ ra số tiền ấy !)

16/09/2013

Dịch giả Đường Bá Bổn từng khiếu nại nhóm Chương Thâu - Phan Trọng Báu luộc lại sách đã xuất bản trước 1975

Không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng nhân loạt entry về một tác phẩm của Louis xuất bản năm 1931 ở Pháp (có bản dịch tiếng Việt ở Sài Gòn trước 1975, và bản dịch gần đây của nhóm các bác Chương Thâu), bạn Lee có hỏi thăm đến dịch giả của bản dịch trước 1975. Đó là dịch giả Đường Bá Bổn, tức nhà văn Thế Phong. 

Năm 2004, nhà văn Thế Phong đã gửi đơn khiếu nại lên Cục bản quyền về việc dịch phẩm của cụ đã bị xâm hại ở mức rất khôi hài: luộc lại nó. Bây giờ, cụ Thế Phong vẫn tráng kiện. Mà cụ vẫn đang tham gia thế giới blog, thế mới đáng nể ! Mới đây, thấy cụ cũng đã cho phổ biến lá đơn năm 2004 trên blog cá nhân của mình.