Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-đương-đại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn-học-đương-đại. Hiển thị tất cả bài đăng

18/01/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : một truyện ngắn về mối tình Cường Để và Ando

Thuộc vào phạm trù của sáng tác văn học. Nhà văn cho Ando gọi ông hầuHoàng tử điện hạ. Mà thôi, tạm thế, văn chương mà. 

Quả thế, vì văn sĩ mới lướt lướt qua Asakusa một lần, mãi năm 2007. Mà thông tin thì tựa như chủ yếu là từ Mori cùng một ít người khác.

28/12/2014

Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn Đông La

Về thơ Nguyễn Quang Thiều, ở entry trước, đã đi bài chê của Trần Mạnh Hảo (đọc lại ở đây).

Ở đây là đọc một bài khen, của Đông La. Bài đã in trên Tạp chí Sông Hương năm 2010 (tạp chí này cũng là một nơi đăng tải những truyện ngắn đầu tay mở ra văn nghiệp của Nguyễn Quang Lập).

Văn nghệ Thứ Bảy : thơ Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn Trần Mạnh Hảo

Bài mà mọi người đã lướt thấy trên mạng từ mấy năm trước. Bây giờ, xem lại, thì thấy nằm trên trang Nguyễn Trọng Tạo, và ghi là năm 2012. Được giới thiệu là một bài tham luận, nhưng không rõ có tham gia hội thảo về thơ Nguyễn Quang Thiều hay không.

Bài của Trần Mạnh Hảo thì xem thơ của Nguyễn Quang Thiều là thơ trường phái tân con cóc. Ý là con cóc mới. Cảm thụ văn chương là thế, và nên là thế. Người thì khen nức nở, người thì lại chê thậm tệ. Hôm nay, đọc bài chê trước, hôm khác sẽ đọc bài khen sau.

27/12/2014

Văn nghệ Thứ Bảy : một nhà văn thuộc Hội Nhà văn Tp.Hồ Chí Minh khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam

Thuần túy lưu tư liệu, để có thể mường tượng cụ thể về văn học Việt Nam đương đại

Mường tượng đơn giản thì Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay có những gương mặt như: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Mạnh Hảo (những người kì cựu hiện tại), tác giả của bộ Đại gia là Thiên Sơn và nhà thơ Hoàng Quang Thuận (hai người này cùng vào hội một năm, năm 2011, đọc lại ở đây).

22/12/2014

Thơ Lê Đạt, và người bạn là nhà thơ Trần Đĩnh (Tạp chí Tuyên giáo năm 2011)

Hồi cuối tháng 3 năm 2011. Có một tọa đàm về thơ Lê Đạt tổ chức tại Hà Nội. Nội dung tóm tắt của tọa đàm đã được giới thiệu trên trang Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo). 

21/09/2014

Thi sĩ Trịnh Công Sơn với bản dịch tiếng Anh - 1



Đinh Linh là người viết song ngữ Anh - Việt, như đã điểm, gần đây, anh cho xuất bản tập sách Đại hồng thủy (The Deluge) có cái bìa ở dưới đây. Sách ấn hành bởi nhà Chax Press, USA. Đó là tuyển tập thơ Việt Nam được Đinh Linh dịch ra tiếng Anh, có dung lượng gần 300 trang. Chắc phải là một chuẩn bị dài hơi của người đồng thời là dịch giả và biên tập.

09/08/2014

NHỮNG VÌ SAO ĐEN của Ngô Tự Lập trượt giải PEN cho tác phẩm dịch

Sau vụ tranh luận mấy năm trước với Nguyễn Tôn Hiệt (nick-name của Hoàng Ngọc - Tuấn bên Tiền Vệ), thì không thấy Ngô Tự Lập có gì đăng trên Tiền Vệ nữa. Cũng lâu lâu, không còn thấy anh viết về Trần Dân Tiên. Và đặc biệt, không thấy anh thực hiện dịch phẩm nào đáng kể từ dự án dịch sách mà anh đã trình bày hồi lâu lâu. 

Một đợt, thấy anh viết ca khúc.

Và hôm nay, ngẫu nhiên, đọc tin, thấy đưa: một tập thơ song ngữ Việt - Anh của anh (xuất bản ở nước ngoài) vừa trượt giải PEN. Luôn thấy anh đam mê thể nghiệm trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. 

21/07/2014

Thơ Việt Nam bày bán ở hiệu sách Nhật Bản

Hôm qua, nhân Chủ Nhật, có dạo chơi ở khu phố sách (tên phố là phố sách luôn). Vào tiệm sách Tây, tức dương thư (sách của tây dương), thấy có một tuyển tập thơ Việt Nam mới được bày bán.

Người trong tiệm ghi giá sách bằng bút chí ở góc của bìa ba cuốn thơ ấy: 2100 Yên (tức là tương đương với khoảng 420.000 VND). So với mặt bằng chung của sách Nhật là loại không đắt không rẻ. Nếu mua qua mạng thì đắt hơn vài trăm Yên.

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

09/07/2014

Sách mới của Trần Mai Hạnh : Tiểu thuyết hay tạp văn mang tính chính luận ?

Ít hôm trước, tại Hà Nội, chúng tôi đã ngồi quây lại bên nhau rôm rả kể chuyện cũ. Tả lại cái dáng trầm ngâm của "phụ huynh" Trần Mai Hạnh trước bàn viết nhỏ, trong căn nhà cấp bốn có gác xép nhìn ra hồ Đồng Nhân. Đã có nói về cuốn sách này.

Đầu tiên là xem video (trong đó, có hình ảnh của Trần Mai Anh - trưởng nữ của tác giả, và là một bạn đồng môn của chúng tôi):




Tiếp theo, ở dưới, là bài trên VOV - cơ quan cũ của tác giả, và hiện nay là có ông quan thần đồng "góc sân và khoảng trời" cùng họ Trần.

06/07/2014

Cha đẻ của chú Dế Mèn và một trong ba người khác vừa qua đời (1920-2014)

Một kỉ niệm về ông, tôi đã kể một cách tản mạn, xem lại ở đây.



Có thể đọc toàn văn bản dịch tiếng Nhật của Dế mèn phiêu lưu kí (nhóm Sato thực hiện) tại đây hoặc trực tiếp tại đây 


Dưới là tin của báo Việt Nam.

21/06/2014

Phạm Thị Minh Thư : "Hồng cũng kém tuổi Tuấn hai mươi mốt tuổi chẵn, và trước anh cô chưa từng… lấy chồng" (1995)

Lời dẫn: Thời nhỏ, từng đọc Phạm Thị Minh Thư. Thích một cách man mác với những truyện ngắn của chị. Nhớ mãi cảnh một anh chàng đeo kính cận dầy cộp sửa xe đạp cho một áo trắng trong cái thế giới mà chị tạo ra.

Rồi thì vào đại học. Đọc lại, không thấy còn thích như hồi nhỏ nữa. Đúng là, chỉ có một đêm như thế thôi.

Rồi thì, có một dạo, tôi trở thành hàng xóm của nhà văn Phạm Thị Minh Thư. Trong khoảng thời gian hai hay ba năm gì đó, tôi không còn nhớ rõ. Chị tới mua đất của ông hàng xóm bên cạnh nhà tôi, và xây một ngôi nhà to ở chỗ đó. Bọn trẻ trong xóm tôi, từ đó về sau, mất luôn chỗ đá bóng.

05/10/2013

Vũ Thư Hiên : "Tôi thì dù muốn dù không vẫn cứ vướng vào ba cái chuyện chính trị, như nhiều người Việt Nam dở hơi khác"

Rất lâu rồi, nhờ nhân duyên qua mạng toàn cầu, mới có dịp và có được tâm trạng để đọc truyện mới của nhà văn Vũ Thư Hiên. Tôi đọc ngay "Cõi âm" đã được post lên vào một ngày Chủ Nhật của tháng 2 năm 2007

Truyện được viết ra bởi thôi thúc nội tâm nhà văn, và cũng là sự tác thành của ngoại cảnh. Người đọc, thêm một lần nội tâm và cũng là một lần khúc xạ của ngoại cảnh ở những điều kiện không thời gian khác nhau, để đọc truyện. Cùng một cái truyện ấy, đọc lúc này chưa thấy thích, nhưng đến một lúc khác, nội tâm ta khác đi, lại có thể thấy thích. Hoặc là ngược lại. 

Đọc Cõi âm, lúc này, tôi thấy thích. 

Khung cảnh nước Pháp trong một thị trấn tỉnh lẻ heo hút, tĩnh lặng, ẩm mốc. Có hai người đàn ông Việt xa xứ xuất hiện trong khung cảnh ấy bên những hàng bàn ghế xỉn màu ngoài bãi rác công cộng. Cứ đánh đồng nhà văn thực là một người, và một người nữa - anh Ngoạn lấy vợ Pháp chuyên nghề sửa chữa vá víu linh tinh. Ở giữa hai người, và sống cùng với nhà văn, là một người đàn ông nữa nửa thực nửa ảo. Không hẳn là ma, cũng chẳng hẳn là người, anh ta chỉ chưa kịp hay chưa chịu húp cháo lú để về cõi âm, nên còn phiêu lãng trong dương gian, và đêm đêm về trò chuyện cùng uống cà-fê ở thị trấn ẩm mốc, với nhà văn. Có thể nối dài sự suy tưởng theo chiều mê mê, tỉnh tỉnh, lẫn người lẫn ma như vậy.