Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-văn. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

25/05/2019

Bồ Tùng Linh với các bản dịch tiếng Việt : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục (bản Nguyễn Văn Huyền)

Cuộc tháo thân khỏi địa ngục là bản dịch của chủ nhân Giao Blog vào năm 1994 cho truyện vốn có tiêu đề Nhiếp Tiểu Thiến (tên nhân vật chính) trong bộ Liêu Trai Chí Dị. Đã đi ở đâyở đây. Tức là đã có một chút chỉnh lí: dịch giả đặt lại tên cho truyện.

Cũng với truyện đó, cụ Nguyễn Văn Huyền ở Nam Định dịch thành Nghĩa khí cải hóa hồn ma. Cũng tức là: dịch giả đã chủ động đặt lại tên truyện.

Cụ Nguyễn Văn Huyền là một nhà Hán học uy tín ở vùng Sơn Nam Hạ (các tỉnh Nam Định - Thái Bình), có tiếng nghiêm cẩn và uyên bác. Hồi tôi còn học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, đi đọc sách các nơi, thì đều gặp cụ (Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội,...). Cụ cơm nắm cơm đùm từ Nam Định lên đọc tư liệu ở thủ đô, tuổi chắc đã khoảng ngoài bảy mươi rồi, nhưng còn rất tráng kiện. Lúc ấy, cụ đang đọc và viết về Phạm Văn Nghị, Ngô Quang Bích. 

06/01/2017

Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa

Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào nam với người con trai, nên tới cả hai mươi năm, hai thầy trò không có điều kiện gặp nhau.

Ông là thế hệ đàn em, đồng thời cũng là bạn thân thiết của cả Tô Hoài (Hà Nội) và Chu Văn (Nam Định).

Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau: