Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tập-cận-bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tập-cận-bình. Hiển thị tất cả bài đăng

12/06/2018

Hội đàm lịch sử Mĩ - Triều ngày 12 tháng 6 : bước đột phá ngoại giao năm 2018

Đồ Nam Trump và Kim Chính Ân đã tạo một bước đột phá ngoại giao giữa hai nước Mĩ - Triều. Một ngày đáng ghi nhớ: 12 tháng 6 năm 2018.

Điều cần ghi nhớ đầu tiên: ông Kim Chính Ân tới Sing, để hội đàm với ông Trump, là bằng chuyên cơ dành cho lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (máy bay của Trung Quốc). Còn phiên dịch cho hai ông thì là người Hàn Quốc (tức Nam Triều Tiên).

07/06/2018

Tư tưởng Tập Cận Bình ở khắp nơi : hiện hữu và giục giã

Tư tưởng Tập Cận Bình giá trị quan xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Trên bình diện văn bản chính thức, đã thấy rõ từ tháng 10 năm 2017, ở đây (chú ý đặc biệt là: dù có 14 thứ tiếng, nhưng không có bản tiếng Việt).

05/02/2018

Tấm gương lớn của Trung Quốc : quan chức đua nhau "học giả"

Tấm gương lớn nhất, có lẽ, không ai khác, mà theo dư luận lâu nay của người Trung Quốc, chính là ông Tập Cận Bình. Đã đi một mẩu ở đây (tháng 10/2017).

Người Trung Quốc gọi là tham nhũng bằng cấp.

Nhìn gương Trung Quốc, thấy rõ hơn hiện thực ở Việt Nam hiện nay. Hơn 30 năm sau Đổi Mới, hiện thực Việt Nam là "chạy đua" với Trung Quốc.

28/10/2017

Học thuật Trung Quốc : Nghi vấn cũ về học vị Tiến sĩ Luật học hệ Tại chức của ông Tập Cận Bình

Nghi vấn về việc làm giả học lịch (quá trình học tập), người khác viết hộ luận văn của ông quan lớn Tập Cận Bình khi ông lấy học vị Tiến sĩ Tại chức vào năm 2002, thì báo chí mạng tiếng Trung đã đề cập từ nhiều năm trước. 

Về học vị Tiến sĩ Tại chức của ông Tập thì đã đi ở đây.

26/10/2017

Học tập, làm theo tấm gương bác Tập : ghi rõ học vị là "Tiến sĩ Tại chức"

Vấn đề "Tiến sĩ Tại chức" và những nan giải từ nó, nguyên nhân làm ra nó, ở Việt Nam trong khoảng 20 năm nay, thì đã được nguyên Viện trưởng Viện Sử học Trần Đức Cường phát biểu nhiều lần. Khi ông phát biểu đó, là với tư cách Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Bản thân tôi đã nghe ông phát biểu trong các cuộc họp lớn vài lần, ngoài ra còn là trao đổi cá nhân. 

Đó là lúc ông đương chức. Chứ không phải đợi sau khi hạ cánh và có được sổ hưu rồi mới phát ngôn như một số cụ khác, ta thường thấy hiện nay.

20/10/2017

Đại hội 19 với Tập Cận Bình : xã hội "tiểu khang", trong "giấc mơ Trung Quốc", thuộc "thời đại mới"

Rất tiếc là chuyên trang về Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc dù có phần tiếng nước ngoài, gồm 14 thứ tiếng, nhưng lại không có Tiếng Việt. Phải đọc nguyên bản, hoặc tự dịch lấy.

20/07/2017

Truy điệu Lưu Hiểu Ba (bài Shibata, ngày 20/7/2017)

Bài của Shibata 柴田 ở Học viện Aichi 愛知学院大学 (Nhật Bản), vừa lên mạng.

Shibata là người đã có thâm niên trong nghiên cứu các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Ông chỉ ra những chỗ độc đáo của Lưu Hiểu Ba khác với các nhà hoạt động khác. Đồng thời, Shibata cũng chỉ ra hạn chế của Hiến chương 08 do nhóm Lưu khởi xướng.

15/09/2016

Đường sắt trên cao : lại bù giờ, và bù tiền vay

Đã rất nhiều lần bù giờ (nên xem lại các entry cũ trên blog này, ví dụ ở đây hay ở đây, từ 2014 xuống 2015, rồi lại xuống 2016).

Đúng như tiêu đề của một bài báo cũ, là luôn hô quyết tâm, hô xong thì lại để nguyên đấy.

Bây giờ, lại bù thêm tiền vay (tháng 7/2015 vừa vay thêm 250 triệu đô, bây giờ lại vay thêm đúng 250 triệu nữa). Và về thời gian, vẻ như là lùi xuống tận cuối năm 2017 ?

Không biết đã là lần bù cuối cùng chưa ?