Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Đài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Đài. Hiển thị tất cả bài đăng

28/06/2016

Lót dép đợi báo cáo ngày mai cùng Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ

Đó là báo cáo, hay công bố báo cáo, vào ngày mai, 29/6/2016, về Vũng Áng trong Nghệ.

Nguyễn Trần Đăng là một người bạn của blog này, hiện anh đang công tác trong ngành môi trường ở xứ Nghệ. NTĐ vừa mới đăng một entry ngắn nói về việc "lót dép đợi báo cáo ngày mai".

Lần này, mình xếp hàng theo Đăng - người có chuyên môn về môi trường.

18/06/2016

Dân chúng và chính đảng Đài Loan quan tâm đến sự kiện Vũng Áng

Tin và video ở dưới đây đã phát ngày 16/6/2016, trên hệ thống báo điện tử của Đài Loan.

Trong video, có một thanh niên xứ Nghệ trình bày sự kiện bằng tiếng Việt. Dĩ nhiên là có người phiên dịch sang tiếng Trung.

28/04/2016

BÁO ĐỘNG ĐỎ về Vũng Áng, có từ năm 2015

Báo động đó đã được đưa về mục đầu tiên, tức mục 0, của sưu tập đầu tiên về Vũng Áng 2016, ở đây.

Báo động đó đã có từ tháng 10 năm 2015. Không phải mãi tới tháng 4 năm 2016, tức nửa năm sau.

Nửa năm. Không phải là nửa tháng hay một tháng.

21/07/2015

Hàng không Rồng, và ghi nhớ quan trọng về bàn tay trái

Đây là lần xuất phát đầu tiên của mình được sử dụng nhà ga số 2 (T2) của sân bay Nội Bài. Lần xuất phát trước (tháng 7 năm 2014) thì vẫn là nhà ga số 1 (T1). Như vậy, nhà ga T2 đã được hoàn thiện và đi vào sử dụng trong khoảng một năm qua.

Bây giờ, T1 thì dành riêng cho đường bay quốc nội. Còn T2 thì chuyên dụng cho đường bay quốc tế. Nhà ga mới, hiện đại. Diện tích thì nho nhỏ xinh xinh. Mạng không dây miễn phí rất tốt, nên có được entry ghi nhanh trước giờ cất cánh này.

01/10/2014

Hồng Kông : một cái nôi của cách mạng Việt Nam

Lúc quốc gia trở thành thuộc địa, quốc dân trở thành mất nước, những người anh hùng đã thực sự đi tìm đường cứu nước. Và Hồng Kông, với tính chất riêng trong vị trí địa chính trị, mà trở thành một cái nôi của cách mạng Việt Nam. Nhiều nhóm, nhiều trường phái, nhiều thủ lĩnh đã kết tập ở Hồng Kông.

Có thể gặp dịch giả họ Trương

Trương Niệm Thức là dịch giả của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản năm 1949 tại Trung Hoa Dân Quốc, thì chúng ta đã biết từ lâu.

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

10/06/2014

Năm 1938 : Nhật Bản bàn luận về giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa

Đó là năm Chiêu Hòa thứ 13. Tính ra lịch Tây là năm 1938. 

Người Nhật đánh giá cao vị trí chiến lược và giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa. Tư liệu được công bố sau cuộc điều tra thực tế vào năm đó:


26/05/2014

Tiếp tục phản đối Trung Quốc trên chính đất Trung Hoa : Tin của Reuter về biểu tình tại Hồng Kông (25/5/2014)


Và bây giờ, theo Reuter, hôm qua (25/5), có khoảng 200 người chủ yếu là người Việt đã biểu tình ở Hồng Kông để phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nguyên chú: A Vietnamese national living in Hong Kong shouts slogans during a protest against China's territory claim in Hong Kong May 25, 2014.
Ở Hồng Kông, theo luật của Anh và bây giờ là đặc khu, có thể tự do lập hội và tự do biểu tình (phải theo đúng trình tự pháp luật). Rất nhiều hội hay tổ chức đoàn thể của người Trung Quốc đại lục hiện nay phải tới Hồng Kông để xin giấy phép (vì đại lục không chấp nhận tự do lập hội).

20/05/2014

rời Vũng Áng về Hải Nam, rồi tỏa đi các tỉnh : hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã lên bờ (ngày 20/5/2014)

Một thời gian trước, tôi đã từng đón một đoàn khách đi từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến Hà Nội. Họ phải đi xe ô-tô từ Hải Nam vào đất liền thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, rồi từ đó, đi vào Việt Nam (qua Lạng Sơn, xuôi xuống Hà Nội). Lúc về, thì đi theo đường cũ.


Dòng chữ trên băng rôn màu đỏ: "Hoan nghênh công nhân viên Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đã trở về nhà an toàn" (cập cảng Hải Khẩu ở Hải Nam, 20/5/2014)

Ngày hôm nay, 20/5/2014, hơn 3500 công nhân Trung Quốc đã cập bến Hài Nam. Họ đã lên tàu từ Vũng Áng (Hà Tĩnh, Việt Nam), vào ngày 19/5. Sau khoảng 20 tiếng đồng hồ thì tới Hải Nam.

Từ Hải Nam, họ lại sẽ đi tiếp về các tỉnh trong nội địa Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam,...).

19/05/2014

Chiến sự có thể bộc phát vào ngày 4 tháng 6, tình hình rất giống với năm 1979 (phân tích của học giả Hoàng Đông)

Hoàng Đông 黃東 là học giả có tiếng trong giới quân sự vùng Đông Bắc Á, hiện là Hội trưởng Hội Khoa học Quân sự Áo Môn (Trung Quốc).


Nguồn ảnh

Ngày 19/5, có khoảng 4 ngàn công nhân Trung Quốc rời cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh về nước (tin và ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)

Cảng Vũng Áng - thuộc địa bàn của huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh - được biết đến với tên gọi quốc tế là Vung Ang Port. Người Trung Quốc thì dịch ra thành một cái tên vừa quen vừa lạ, là cảng Vĩnh An (Vĩnh An cảng 永安港).

Theo tin của mạng Tân Hoa (xem toàn văn ở dưới), vào ngày 18/5/2014, đoàn công tác liên bộ của Trung Quốc do Trợ lí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Kiến Siêu dẫn đầu đã tới Hà Tĩnh, đi thăm hiện trường tại khu công nghiệp Vũng Áng, thăm hỏi công nhân.


Đoàn công tác của Trung Quốc thị sát cảng Vũng Áng, 18/5/2014
(ảnh của phóng viên Tân Hoa xã)



Trước đó, đoàn đã tới làm việc cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (hội đàm với Phó Chủ tịch Đặng Quốc Khánh). Hai bên đã thống nhất phương án đưa công nhân Trung Quốc về nước.

Đoàn cũng đã đến thị sát cảng Vũng Áng, bàn việc với những người quản lí cảng.

Theo kế hoạch, ngày 19/5/2014, sẽ có khoảng 4000 công nhân Trung Quốc lên tàu về nước từ cảng Vũng Áng.

18/05/2014

Biểu tình phản đối Trung Quốc trên 22 tỉnh thành, phương hướng của chính phủ đã thay đổi, và Trung Quốc đưa 5 tàu tới Hà Tĩnh đón người về nước

Theo báo chí Đài Loan, thì tính đến hôm nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 22 tỉnh thành nổ ra biểu tình phản đối Trung Quốc.

Phóng viên của tờ Sankei (Nhật Bản) cho biết: bắt đầu từ hôm nay, ngày 18/5, nhà đương cục Việt Nam đã thay đổi phương hướng đối với biểu tình phản đối Trung Quốc. Những hôm đầu thì vẻ như thừa nhận ngầm (vì pháp luật không thừa nhận biểu tình), nhưng do sự cố đáng tiếc tại Bình Dương - Đồng Nai - Hà Tĩnh, nên hiện đã cứng rắn trở lại.


Nguyên chú của BBC Hoa ngữ (tạm dịch): Cảnh sát phong tỏa khu vực gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, cấm quay phim chụp ảnh
河內警方封鎖中國使館附近街道並禁止拍攝

16/05/2014

Bùa cứu mệnh lúc này: "Tôi là người Đài Loan"

Theo tin của tờ Jiji (Nhật Bản), mới lên mạng lúc hơn 7 h tối qua (15/5/2014), thì: Bộ Ngoại giao của Đài Loan cho biết, họ đã chế tác những miếng dính ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam "Tôi là người Đài Loan" để phân phát cho người Đài Loan đang ở Việt Nam.