Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-lưu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-lưu. Hiển thị tất cả bài đăng

06/05/2018

Sách về Phan Đăng Lưu tặng cho trường Phan Đăng Lưu

Cuốn sách mới nhất về Phan Đăng Lưu (trong đó, có khoảng 500 trang tác phẩm của chính Phan Đăng Lưu được sưu tập) thì đã giới thiệu ở entry trước, xem lại ở đây.

Sau khi sách ra, thì con cháu cụ Phan đã tới tặng sách cho ngôi trường mang tên Phan Đăng Lưu. Trường ở Kiến An - Hải Phòng.

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

23/04/2017

Tháng 4/2017 : nhà văn Vũ Thư Hiên tiếp tục nói về Hồ Chủ tịch, và về những người của thế hệ cha mình

Nhà văn Vũ Thư Hiên vừa có một cuộc trả lời phỏng vấn (do cô Nguyễn Thị Từ Huy thực hiện, rồi đưa lên mạng). Hai người hiện đều đang ở Pháp.

Có những chi tiết thú vị về phong cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Cụ đã trọng dụng rất nhiều trí thức có tài và có tâm ở ngoài Đảng, như ở đây là bác sĩ Trần Duy Hưng. 

Như một lần trước, cách đây mấy năm, cụ Vũ Thư Hiên đã viết trực tiếp cho blog này (xem lại ở đây, tháng 10 năm 2013), quả thực trí nhớ của cụ đã có dấu hiệu lẫn.

08/01/2016

Phan Đăng Lưu trên sân khấu chào mừng Đại hội XII (bài Kim Sơn)

Là về vở cải lương đã điểm tin hôm trước (xem lại ở đây). Thật ra là kịch nói có xen một chút cải lương.

Nhóm tác giả bài báo vừa gửi cho đường link vài phút trước. Nó cũng vừa lên trang ít phút trước đó.

06/01/2016

Hình tượng Phan Đăng Lưu (1902-1941) trên sâu khấu cải lương

Mai thì mình và gia đình sẽ tới xem tác phẩm của Nguyễn Thế Kỷ viết về Phan Đăng Lưu.

Nhường nhịn là đức tính của nhà cách mạng trí thức Phan Đăng Lưu. Ở hành động cao nhất, là ông đã nhường chức Tổng Bí thư Đảng cho Trường Chinh, đọc lại ở đây.

02/01/2015

Đèn Cù tập 2, và những chỗ liên quan đến nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

Nhân ngày nghỉ mà liếc liếc tập 2 của cuốn Đèn cù (đã phát hành cuối tháng 11- đầu tháng 12/2014). 

Suýt bật cười, vì ở chỗ liên quan đến hai anh em cụ Phan Đăng Lưu - Phan Đăng Tài, thì ở tập 2 này, tác giả Trần Đĩnh tựa như cố tình đưa hết "nhân vật" mà tôi đã nhắc đến nhầm lẫn của tập 1.

Không rõ là Trần Đĩnh vốn viết như vậy từ đầu (tức là từ lâu lẩu lầu lâu, cũng tức là chưa hề có góp ý của tôi ở entry trước), hay là sau khi có góp ý đó rồi (sau tháng 9/2014) thì ông "cố tình" viết thêm vào như vậy trong tập 2 ?

30/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (4) : Cô X. và bút danh Hoàng X.

Cũng như 3 entry đã đi trước của nhóm entry này, vấn đề quan tâm, dù xa dù gần, vẫn xoay quanh nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Nhân vật nữ được Trần Đĩnh vốn viết tắt tên là X. này cũng thế. Tuy diễn giải thì hơi mất công.

Ở đây, sự "nhầm lẫn" của Trần Đĩnh là cố ý. Lần trước, khi nhầm tên thân phụ của Phan Đăng Lưu thì là vô ý, còn ở trường hợp này là cố ý. Tức là, một bên là nhẫm lẫn thật, còn một bên là "nhầm lẫn" trong nháy nháy.

07/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (3) : Một tiểu sử đã có từ năm 1951

Không rõ Trần Đĩnh về làm việc tại báo Nhân Dân từ số bao nhiêu ? Ông không cho biết trong Đèn cù. Và cũng không biết là hiện tại ông có còn nhớ nữa hay không. Không rõ bước chuyển từ tiền thân sang báo Nhân Dân là như thế nào.

20/09/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (2) : về Phan Đăng Lưu và Trường Chinh

Vẫn là trong liên quan với Phan Đăng Lưu. Dễ kiểm chứng đối với chúng tôi. Và cũng là hữu ích với chúng tôi.

Tuy nhiên, cũng nói luôn: có rất nhiều chi tiết nho nhỏ liên quan đến Phan Đăng Lưu (1902-1941) và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, sau nhiều tìm tòi, đến nay, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được.