Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mĩ-thuật-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mĩ-thuật-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

27/10/2016

Rác lại được trả giá cao : tiền tỉ cho tranh nhái Bùi Xuân Phái

Năm 2016, đã xôn xao làng mĩ thuật về vụ những bức tranh giả trở về nhà từ châu Âu (xem lại ở đây).

Bây giờ là sự kiện tranh (giả) Bùi Xuân Phái được đấu giá thành công với mức 102 ngàn USD (tạm tính là bằng hơn 2 tỉ VND).

Đang còn mừng là lần đầu tranh Việt đương đại được trả giá cao. Nhưng bây giờ giới chuyên môn đang chỉ ra là giả.

20/07/2016

Tranh Đông Hồ mới - cũ, và tranh Thành Phong

Mình có một đợt du lãng cùng cụ Nguyễn Đăng Chế (nghệ nhân làng tranh Đông Hồ), khoảng một tuần, lên mạn bắc nước Nhật. 

Lúc ấy, cụ mới thành lập công ty chuyên về tranh Đông Hồ.

14/05/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Tranh của Mạnh (một cựu sinh viên Mĩ thuật Yết Kiêu)

Mạnh là tên mình gọi.

Ngẫu nhiên gặp lại Mạnh, sau rất nhiều năm bặt vô âm tín. Lẽ tới cả 20 năm rồi.

Lần đầu tiên gặp, là ở phòng trọ chung của mấy bạn trường Mĩ thuật Yết Kiêu. Đâu đó như ở khu làng Đông Tác cũ. Đi cùng một ông bạn trường Kinh tế Quốc dân. Hai ông là bạn nối khố.

30/01/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : nước An Nam ở Đàng Ngoài với bức vẽ khoảng 400 năm trước

Bức họa của người phương Tây.

Lúc đó, tiếng Việt còn ở dạng gọi "Vua" (ngày nay) là "Bua".

Các ông Vua này được người phương Tây có mặt ở Đàng Ngoài lúc đó miêu tả như là dạng bù nhìn. Thực quyền nằm trong tay Chúa.

18/03/2015

Một tượng đài (bài ở mục "chuyện lạ" của Đất Việt)

Vùng Quảng Nam, với mình thì có mấy thứ là đặc sản. 

Đầu tiên chắc phải tính đến là Mì Quảng, mà phải ăn tại Quảng mới thấy cái chất đặc sản của nó. Sau thì có thể tính đến hình tượng người phụ nữ Việt Nam, lúc du lãng ở ngôi trường Trần Thị Lý (bây giờ, lớp trẻ ít biết đến). 

Và có lẽ bây giờ, từ giờ, mà tính đi, chắc có thêm quảng trường tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng nữa.

Tên gốc của bài là "Chuyện đằng sau một tượng đài".

16/09/2014

Thử suy nghĩ hơi nghiêm túc chút : vì sao không có con TRÂU trên trống đồng Đông Sơn ?

Trên trống đồng, chỉ thấy cóc, hay là ếch, hay thậm chí là nhái bén, là được bàn bạc nhiều. Cả ta cả Tây cả Tàu. 

Nhưng tuyệt nhiên không thấy có trâu, dù là trâu nước (màu đen, tức thủy ngưu) hay trâu vàng (màu vàng, tức hoàng ngưu, ta sẽ gọi luôn là ).

Tại làm sao nhỉ ? Đôi khi, vẫn có những ý nghĩ như vậy.

10/03/2013

Chữ Lạc Việt cổ : Đăng lại bài cũ (phải đi tìm mảnh vỡ của entry cũ)

Lời dẫn: Entry dưới đây vốn đã đi trên blog cũ của tôi. Blog trên Yahoo ấy hiện đã vĩnh viễn bị xóa sổ. Trước khi bị xóa hoàn toàn, Yahoo cũng có một hành động đáng khen: tạo chức năng để người sử dụng có thể lấy lại toàn bộ nội dung blog. Tuy vậy, khi đã lấy được toàn bộ nội dung blog xuống máy (trong một thời gian rất nhanh, khoảng vài phút), thì hiện tại, vẫn chưa có cách gì chuyển những dữ liệu đó sang blog mới.

Đăng lại entry này từ bản mà trang vibay đã sao chép từ blog của tôi.

So với nguyên bản trên blog cũ của tôi, bản sao của vibay có làm rơi một tấm ảnh.

Nhân có việc đến chữ cổ Lạc Việt nên đăng lại.

---



Quảng Tây phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

(Giao Blog - 28/1/2012) Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau: (Xem hình 2)

Hình 1: Tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc.

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.