Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hùng-vương-tk21. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hùng-vương-tk21. Hiển thị tất cả bài đăng

08/12/2014

Lại thế nữa, nguồn gốc khăn mỏ quạ, của người Việt mình đây !

Phát kiến tưởng nhỏ, nhưng cũng không nhỏ, của một nhạc sĩ, cho một đề tài thuộc lịch sử mĩ thuật - trang phục. Miên man và miên man.

Từ câu đầu tiên, đã phát choáng. Rồi đọc tiếp xuống, thì choáng hơn.

05/12/2014

Mộ quốc tổ ở Hà Đông

Một bên là chữ Hán và một bên là chữ quốc ngữ. Đều là "Quốc tổ chi mộ". Tức mộ tổ của cả nước. 

Lại chuyện mộ Quốc Tổ ở Bình Đà (ý kiến Phạm Duy Kha, và phản luận của một người dân Bình Đà)

Về làng Bình Đà, có thể đọc thêm entry cũ (ở đây).

Bởi vừa thấy một ít ảnh chụp cái mộ có ghi bốn chữ QUỐC TỔ CHI MỘ (cả bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ), nên trở lại sự kiện này một chút. Sẽ đưa loạt ảnh này lên sau.

29/08/2014

Giỗ thủy tổ của Đại Choang, các nước ASEAN cũng đến ngó xem (2011)

Ở vùng Cao Bằng, chỉ thấy có truyền thuyết về cha con Thục Phán và Thục Chế (nhưng mà các nhà khảo cổ vẫn còn chưa tìm thấy, các cụ đã lạc đi đâu đó). Tương truyền hai bố con nhà Thục đã cai quản nước Nam Cương ở vùng miền ngược, rồi tiến xuống đồng bằng mà chiếm luôn nước của Hùng Vương. Tức là, loay hoay loay hoay, vẫn là Hùng Vương.

20/08/2014

Số phận của Hùng Vương đời thứ 18, theo bản kể cuối thế kỉ XIX bằng tiếng Việt

Theo bản kể của các nhà nho Đại Việt trong sách Lĩnh Nam chích quái (đã cơ bản hoàn thành ở thế kỉ 13, gần như là quốc bảo cổ nhất nước), thì Hùng Vương 18 đã bị bại trận trước quân đội của Thục Phán. Ngôi vua đã đổi từ Hùng Vương sang An Dương Vương từ kết quả của chiến tranh. 

Nhưng sang đến thế kỉ 15, truyền thuyết Hùng Vương đã được nắn chỉnh lại, chắc là theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, thành ra: hai bên không giao tranh gì cả, Hùng Vương nhường ngôi cho An Dương Vương một cách hòa bình. Truyền và nhận ngôi của Hùng Vương với Thục Phán được miêu tả mô phỏng theo hành động tương tự của vua Nghiêu vua Thuấn thời viễn cổ (điều này đã được nhắc, thật ra là nhắc lại ý tưởng của cụ Tạ Chí Đại Trường, vào năm 2012, xem lại ở đây).

Các bản kể trên (thế kỉ 13 và 15), cả những bản nữa có liên quan, đều là bằng chữ Hán. Ít người đọc được.

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

12/08/2014

Bà con Tày Nùng đang bận mải chuẩn bị Tết Rằm Tháng Bảy (2014, Cao Bằng)

Bà con gọi là "ăn tháng Bảy". Phát âm của tiếng Nùng khu vực Quảng Uyên là kin bưn Chất. Đây là cái tết lớn hàng năm ở vùng Tày Nùng - Việt Nam, và vùng Choang - Trung Quốc.

09/04/2014

Viên đá góc đền Hùng - 7 : Thêm một tư liệu thú vị nữa

Viết dần dần từ 6/4/2014


"Nơi Lạc Long Quân đem con xuống biển chính làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ). Nơi Âu Cơ đem con lên núi là làng Hiền Lương, huyện Sông Thao, Phú Thọ. Ngày nay ở Bình Đà (miền xuôi) hiện còn đình thờ Lạc Long Quân, và làng Hiền Lương (miền ngược) hiện có đền thờ Âu Cơ"

(tác giả Liêm Quế, 2009)

Phú Thọ, 19/9/1954

12/03/2014

Hùng Vương của Đại Việt trên đất Mỹ : Kings Hung Temple (tại San Jose)

Tại San Jose, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã xây cất một ngôi đền thờ Hùng Vương với tên gọi là Quốc tổ vọng từ (khánh thành năm 2003).




Địa chỉ đầy đủ là: Quốc Tổ Vọng Từ 780 South First Street, San Jose, CA 95113   Phone: (408) 280-7480 Cell: 510-717-7089.

24/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 5 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (bà Băng Thanh ở Viện Văn học)

Cuối bài (trên Kiến thức, và các nơi khác), thấy có ghi tên tác giả là "Băng Thanh". Cộng thêm cách viết, có thể đoán là bài của cô Trần Thị Băng Thanh - nhà nghiên cứu chuyên mảng văn học cổ vốn thuộc Viện Văn học, và là phu nhân của Sái phu Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam). 

03/06/2013

Viên đá góc đền Hùng - 5 : Phát và thu khí để điều chỉnh khí cho toàn bộ đền Hùng

Một mặt của tấm bia hộp sừng sững trước đền quốc tổ Lạc Long Quân (10/2010)
1. Đền quốc tổ Lạc Long Quân nói riêng và khu vực đền Hùng ở Phú Thọ nói chung tựa như còn là một địa bàn Khí công Tâm linh rất lí tưởng.

Hãy xem hai cái ảnh dưới đây và thử đoán xem thầy và trò đang làm gì nảo (thầy ngồi quay lưng về tấm bia ở đền quốc tổ Lạc Long Quân, dưới là hai hàng học trò) ? Trả lời theo lí giải của chính họ: đang thu và phát khí bao phủ cả khu vực đền Hùng, để điều chỉnh khí cho toàn bộ khu vực này. Theo họ, khí ở đây đang rất động.

Đằng sau thầy là tấm bia đền quốc tổ Lạc Long Quân

Trước thầy là hai hàng đệ tử đang phát và thu khí


2. Bạn có biết người thầy là ai, và một trong những người trò là ai không ?