Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/10/2021

Cuộc chiến với covid-19 ở ba tháng cuối năm 2021 : thay đổi cơ bản từ trung tuần tháng 10

Đã có những thay đổi quan trọng.

Đại khái như sau:

1. Từ đầu dịch (năm 2020) đến cuối tháng 4 năm 2021, thì cơ bản Việt Nam đưa nguyên tắc 5K. Vấn đề vắc xin chưa được đặt ra một cách bức thiết (tiêm ưu tiên cho một số đối tượng). Đã có mấy đợt gián cách xã hội (ai ở đâu ở nguyên đó).

Tư tưởng xuyên suốt thời gian này là "dập dịch", tức bằng mọi cách để "không có covid". 

2. Từ đầu tháng 5 năm 2021, Việt Nam đã đưa ra điều chỉnh, để thành nguyên tắc "5K + vắc xin + công nghệ". Việc tiêm vắc xin được đặt ra bức thiết.

Tư tưởng "sống chung với covid" đã bắt đầu xuất hiện.

3. Một thời kì khó khăn trong các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Đặc biệt xấu là tình hình bệnh dịch ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành xung quanh. Nhà hỏa táng Bình Hưng Hòa làm việc "kiệt sức" trong nhiều ngày.

Các đợt gián cách xã hội kéo dài làm tê liệt mọi hoạt động. Nhiều đợt test nhanh covid-19 được triển khai đồng loạt trên toàn quốc (chủ nhân Giao Blog tham gia 2 lần tại phường).

Các văn bản thần thánh trong chống dịch là: chỉ thị 15, chỉ thị 16, chỉ thị 19. Việc tiêm vắc xin được triển khai khẩn trương.

Sau 12 tuần tình từ mũi 1 vắc xin (hạ tuần tháng 4), chủ nhân Giao Blog được tiêm mũi 2 vào hạ tuần tháng 7 năm 2021

4. Đầu tháng 10 năm 2021, có một số dấu hiệu khả quan ở cả ba miền đất nước. Sau ngày 1 tháng 10, có một làn sóng tháo chạy khỏi Sài Gòn về quê nhà (bắc, trung, nam) của những người nhập cư.

5. Ngày 11/10/2021, chính phủ ra qui định "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Các chỉ thị thần thánh kể trên bị ngừng (tức khai tử).

Tư tưởng "sống chung với covid" đã rõ ràng.

Vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em được đặt ra.

6. Các ngày 12 và 13/10/2021, tất cả 22 trạm gác cửa gõ Hà Nội vẫn làm việc theo các chỉ thị thần thánh cũ (chỉ thị 16).

7. Từ 6h ngày 14/10, một số dịch vụ được mở trở lại trong địa bàn Hà Nội trong thế thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch.

Đại khái đó là bức tranh toàn cảnh đến hiện tại.

Tháng 10 năm 2021,

Giao Blog




---

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

Cuộc chiến với covid-19 ở ba tháng cuối năm 2021 : thay đổi cơ bản từ trung tuần tháng 10

"Tư duy chữ Nôm" đang phát tác trong 2 năm chống đại dịch covid-19

Cuộc chiến với covid-19 ở nửa cuối năm 2021 (nhóm các nhà tâm linh Đại Việt)

Việt Nam chuyển động : từ thông điệp "5K" đã thành "5K cộng vắc-xin" rồi cộng thêm "công nghệ"

Cuộc chiến với Covid-19 từ giữa năm 2021 - các nhà y sinh

Cuộc chiến với Covid-19 từ đầu năm 2021 (nhóm các nhà tâm linh Đại Việt)

Lễ tịch điền năm Tân Sửu đã bị hoãn, còn Hà Nội thì bí thư và chủ tịch đi cấy lúa

Cuộc kháng chiến chống Cô Vy lần 2 của quân dân Đại Việt, nhìn từ bên ngoài

---


TƯ LIỆU CẬP NHẬT THEO NGÀY


VIII. Ngày 29/10/2021


Campuchia trao tặng 200.000 liều vaccine cho Việt Nam

Thạch Thông, Duy Hưng (Thường trú Đài THVN tại Campuchia)-Thứ sáu, ngày 29/10/2021 17:32 GMT+7

VTV.vn - Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine đã bàn giao 200.000 liều vaccine Sinopharm là quà tặng của Chính phủ Campuchia dành cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Sáng 29/10, tại cửa khẩu quốc tế Bavet, Mộc Bài thuộc hai tỉnh Svay Rieng (Campuchia) và Tây Ninh (Việt Nam) đã diễn ra lễ trao tặng 200.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Chính phủ và nhân dân Campuchia giúp Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19.

Bà Or Vandin, Quốc vụ khanh Bộ Y tế kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tiêm chủng vaccine COVID-19, đại diện cho Thủ tướng Hun Sen đã bàn giao 200.000 liều vaccine Sinopharm cho Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ông Trần Văn Thuấn.

Campuchia trao tặng 200.000 liều vaccine cho Việt Nam - Ảnh 1.

Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine (phải) bàn giao số vaccine cho Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn. Ảnh: TTXVN

Bà Or Vandin cho biết, Thủ tướng Hun Sen rất vui mừng được chia sẻ cùng với Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19. Trước đó, Chính phủ và các cơ quan của Campuchia cũng đã viện trợ một số trang thiết bị y tế, 100 máy tạo oxy và 200.000 USD hỗ trợ Việt Nam phòng chống đại dịch.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bày tỏ lòng cảm ơn và đánh giá cao Chính phủ và nhân dân Campuchia đã viện trợ vaccine cho Việt Nam để phòng chống dịch bệnh. Sự hỗ trợ này là nghĩa cử hết sức cao đẹp, là nguồn động viên tinh thần và vật chất to lớn đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, thể hiện quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia ngày càng được vun đắp vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, số vaccine này sẽ sớm được phân bổ cho các địa phương giáp với biên giới Campuchia để kịp thời tiêm cho người dân.

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hai nước Việt Nam và Campuchia đã thực hiện nhiều đợt viện trợ qua lại với nhau, đặc biệt cách đây 5 tháng Việt Nam đã tặng cho Campuchia 800 máy thở. Việc làm này thể hiện sâu sắc mối quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó tốt đẹp của 2 đất nước láng giềng.

https://vtv.vn/xa-hoi/campuchia-trao-tang-200000-lieu-vaccine-cho-viet-nam-20211029173101375.htm?fbclid=IwAR2cgImzH0hRGNkbrmvcs-V7xmvhHiW7JrQ3g6iVvBHvmgyenwThkkgXUt0



VII. Ngày 21/10


Khán giả được vào Mỹ Đình xem tuyển Việt Nam đấu Nhật Bản, Ả Rập Xê Út

BÓNG ĐÁ VIỆT NAM Thứ Năm, 21/10/2021 18:47:00 +07:00

(VTC News) -
Sân Mỹ Đình sẽ mở cửa đón khán giả trở lại trong cuộc so tài giữa tuyển Việt Nam và hai đối thủ Nhật Bản, Ả Rập Xê Út trong tháng 11 tới.

Chiều 21/10, UBND TP Hà Nội có công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch với nội dung thống nhất chủ trương tổ chức hai trận đấu của tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình trong tháng 11 tại vòng loại World Cup 2022, gặp Nhật Bản (11/11) và Ả Rập Xê Út (14/11).

Sân Mỹ Đình được phép mở cửa để khán giả vào sân, với số lượng không quá 30% sức chứa sân. Để vào sân, các khán giả cần tiêm đủ 2 mũi vaccine (mũi 2 đã qua 14 ngày trở lên), hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Ngoài ra, người hâm mộ cần giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong thời gian tối đa 72 giờ trước khi trận đấu diễn ra.

Khán giả được vào Mỹ Đình xem tuyển Việt Nam đấu Nhật Bản, Ả Rập Xê Út - 1

Sân Mỹ Đình chào đón khán giả trở lại sau 2 năm. 

Trong suốt trận đấu, khán giả cần tuân thủ quy tắc 5K (giữ khoảng cách, rửa tay, đeo khâu trang,...) để đảm bảo phòng dịch. Trong khi đó, đội tuyển vẫn thực hiện cơ chế bong bóng khép kín, không tiếp xúc với người ngoài. 

Đây là nguồn động viên quý giá cho thầy trò HLV Park Hang Seo, trong những trận đấu rất khó khăn trước Nhật Bản và Ả Rập Xê Út. Đây cũng là hai trong ba đội tuyển ở bảng B vòng loại thứ ba được đá sân nhà với khán giả đến sân ủng hộ.

Tính đến lúc này, đội tuyển Việt Nam đã thi đấu một trận sân nhà ở vòng loại thứ ba. Ở trận gặp Australia trên sân Mỹ Đình hồi tháng 9, HLV Park Hang Seo và các học trò phải thi đấu trên sân không có khán giả.

Lần gần nhất sân Mỹ Đình đón cổ động viên ở một giải chính thức là trong trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan vào ngày 19/11/2019. 



VI. Ngày 20/10/2021


Hà Nội dừng hoạt động các chốt kiểm soát cửa ngõ

UBND TP Hà Nội giao Công an TP dừng hoạt động của các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra/vào thành phố.

Chiều nay (20/10), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 22 về việc triển khai các biện pháp tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố.

UBND TP giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, nghiên cứu Quyết định số 1812 của Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, tham mưu, báo cáo thành phố để tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) bảo đảm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Hà Nội dừng hoạt động các chốt kiểm soát cửa ngõ
Các phương tiện lưu thông qua chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ không phải dừng xe. Ảnh: Phạm Hải

Công an thành phố được giao chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở và tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch Covid-19. 

Triển khai hiệu quả, kịp thời các nội dung tại kế hoạch của UBND thành phố về việc ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý xã hội, phòng, chống dịch Covid-19 và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Đáng chú ý, Công an TP được giao dừng hoạt động của các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra/vào thành phố; chủ trì phối hợp Sở Y tế, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương giám sát, kiểm soát y tế bảo đảm việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đối với các tổ chức, cá nhân liên quan tại các sân bay, nhà ga, bến xe và các tuyến giao thông cửa ngõ trên địa bàn thành phố theo quy định, đặc biệt đối với người và phương tiện trở về từ vùng dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.

Công an TP cũng chủ trì, phối hợp Sở Y tế và chính quyền địa phương cập nhật thông tin quản lý việc cư trú, thông tin y tế và di biến động của người dân trên địa bàn, gửi báo cáo Ban Chỉ đạo thành phố; đặc biệt giám sát y tế đối với người về từ các khu vực, địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.

Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp Sở Y tế, Sở Xây dựng rà soát, sắp xếp lại các cơ sở cách ly tập trung F1, các khu nhà tái định cư đã được thành phố phê duyệt làm cơ sở điều trị thu dung F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để chuyển đổi sang cơ sở cách ly tập trung F1.

Tiến tới tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Thành phố cũng tổ chức chiến dịch cao điểm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của Trung ương và thành phố theo lĩnh vực, địa bàn quản lý.

UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn, triển khai kịp thời việc công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc thành phố và các biện pháp áp dụng tương ứng trên cổng thông tin điện tử của địa phương và ngành y tế; thông tin tuyên truyền kịp thời để các tổ chức, đơn vị, người dân thực hiện bảo đảm an toàn, phòng chống dịch trên địa bàn.

Sở Y tế cũng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan căn cứ tình hình thực tiễn và diễn biến dịch bệnh, độ bao phủ vắc xin và điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội...), khả năng ứng phó để tham mưu Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch, UBND thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Chính phủ xem xét, cho phép điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp, bảo đảm quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trong tháng 10.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin, ưu tiên tiêm vắc xin mũi 2 cho người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, công nhân các khu công nghiệp, chế xuất, lực lượng giao hàng, vận chuyển, giáo viên, người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị… tiến tới tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi khi có vắc xin và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Sở Y tế cũng chủ trì, phối hợp Công an thành phố cập nhật, báo cáo thường xuyên Ban Chỉ đạo thành phố về các ca nhiễm có nguồn gốc từ các tỉnh, thành phố đang có dịch. Đồng thời ban hành hướng dẫn thực hiện các biện pháp y tế đối với người nhập cảnh, người từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp vào thành phố Hà Nội theo hướng dẫn của Trung ương.

Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn, tham khảo ý kiến của đại diện ban phụ huynh học sinh để khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời các hoạt động giáo dục và đào tạo tương ứng cấp độ dịch tại các địa bàn thuộc thành phố đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định của Trung ương và thành phố.

Hương Quỳnh

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-dung-hoat-dong-cac-chot-kiem-soat-cua-ngo-782767.html



V. Ngày 17/10


Đề xuất người tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay không cần xét nghiệm Covid-19

Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép hành khách tiêm đủ liều hoặc người mắc Covid-19 khỏi bệnh không cần xét nghiệm Covid-19 khi đi máy bay.


Theo Cục Hàng không, đề xuất trên được áp dụng sau ngày 20/10, khi hết giai đoạn thí điểm.

Theo đó, chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng phong tỏa (như TP.HCM), hành khách cần có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh trong 72h trước khi khởi hành bay.

Chuyến bay xuất phát từ các địa bàn khác cần đáp ứng một trong ba điều kiện: người có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc có chứng nhận F0 khỏi bệnh, hoặc người có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.

Đề xuất người tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay không cần xét nghiệm Covid-19

Theo hướng dẫn của Bộ GTVT trước đây, hành khách cần tiêm đủ liều hoặc là F0 khỏi bệnh, tất cả hành khách đều phải xét nghiệm âm tính mới được bay.

Cục Hàng không cũng đề xuất tăng tần suất các chuyến bay khứ hồi trên 3 đường bay trục Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TP.HCM và Đà Nẵng - TP.HCM từ 21/10 đến ngày 30/11. Tần suất khai thác 6 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Phân bổ cho Vietnam Airlines 2 chuyến, Vietjet Air 2 chuyến, Bamboo Airways 1 chuyến, Pacific Airlines 1.

Các đường bay khác khai thác tần suất một chuyến khứ hồi hàng ngày trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không. Riêng Vietravel Airlines được xem xét khai thác với tần suất một chuyến khứ hồi mỗi ngày trên mỗi đường bay từ tháng 11.

Trong 5 ngày (10 đến 14/10), các hãng hàng không đã thực hiện 98 chuyến bay một chiều, trong tổng số 200 chuyến bay theo như kế hoạch, trên 16 đường bay đến 16 sân bay, vận chuyển hơn 5.900 hành khách.

Tỷ lệ chuyến bay đã thực hiện còn thấp (đạt 49%) do nhiều chuyến bay số lượng khách đặt chỗ thấp, thậm chí không có khách.

Nguyên nhân do trong những ngày qua hành khách chưa kịp tiếp cận thông tin nên không chủ động lập kế hoạch di chuyển. Nhiều đường bay có nhu cầu thấp như đường bay Thanh Hóa - Liên Khương; TP.HCM - Cà Mau/Rạch Giá, Đà Nẵng - Cần Thơ/Buôn Ma Thuột.

Các đường bay đi/đến các địa phương khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An bị hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu hành khách giai đoạn hiện tại.

Khách đi đường bộ, đường biển, đường sông không phải làm xét nghiệm

Khách đi đường bộ, đường biển, đường sông không phải làm xét nghiệm

Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện, triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, ....

Vũ Điệp

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/de-xuat-nguoi-tiem-du-lieu-vac-xin-di-may-bay-khong-can-xet-nghiem-covid-19-783734.html




Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng Covid quốc gia

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 vào chiều16/10.

Kính thưa đồng chí Nguyễn Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, 

Kính thưa đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các địa phương, 

Thưa tất cả các đồng chí tại các điểm cầu trung ương và các cấp tỉnh/huyện/xã

Anh Long Bộ trưởng Bộ Y tế nói với tôi cách đây 4 tháng: Anh chia lửa với em về các hệ thống CNTT phòng chống Covid. Em đặt bài toán, còn lại là anh làm, nhưng mà không có đồng nào đâu nhé! Trong lúc dịch bùng phát, ngành y tế ở tuyến đầu vô vàn khó khăn, anh Long nói vậy thì ai có thể từ chối được!

Lúc đầu cũng chỉ nghĩ là làm cái phần mềm rồi đưa cho ngành Y tế dùng là xong, nhưng đâu có biết rằng, câu nói của anh Long “còn lại là anh làm” tức là tất cả, từ khâu đầu tư hạ tầng, đến phát triển phần mềm, đến đào tạo, đến triển khai, đến vận hành và đến việc chịu mọi trách nhiệm về các tồn tại không chỉ của phần mềm mà là của cả việc cán bộ y tế nhập liệu sai và sót, rồi vấn đề phần mềm trung ương và địa phương, vấn đề kết nối liên thông dữ liệu, của anh của tôi, vấn đề bảo mật thông tin. Ngẫm lại mới thấy anh Long là người nhìn xa trông rộng. Nếu không chuyển sang ông Hùng mà anh Long đứng ra triển khai và chịu thêm những áp lực này thì chắc không tải nổi. Nhưng tôi cũng thấy vui vì ngành TT&TT thực sự đã chia được một chút lửa với ngành Y tế. 

Và cũng qua đây mới thấm thía, viết một phần mềm chạy được nếu công sức là 1 thì để làm cho nó tiện lợi, người dùng, người dân có thể chấp nhận thì công sức phải bỏ ra 10 lần nữa, nhưng để triển khai nó trên toàn quốc, để nền tảng số trở thành công cụ thân thuộc hàng ngày của các cơ sở y tế thì công sức bỏ ra là 100 lần. 

Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid quốc gia ra đời với sự chung tay đóng góp của hơn 20 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Một hệ thống phần cứng giá trị hàng ngàn tỷ đồng do các doanh nghiệp hỗ trợ, hàng trăm lập trình viên làm việc ngày đêm và hàng ngàn người triển khai và vận hành hệ thống, và mọi người cũng đi vào tâm dịch và nằm đó 4 tháng nay. Và đúng như anh Long yêu cầu “nhưng không có đồng nào đâu nhé”. Có lẽ cũng chỉ có người Việt Nam chúng ta là có tinh thần này, nhất là những lúc nguy nan.

Nền tảng tiêm chủng Covid với phần cứng hàng chục ngàn CPU, với phần mềm hàng trăm người phát triển trong nhiều tháng, với hàng ngàn người tham gia triển khai trên toàn quốc, với trên 10.000 cơ sở tiêm chủng toàn quốc sử dụng hàng ngày có khả năng quản lý 5 triệu mũi tiêm mỗi ngày và dữ liệu liên quan đến hàng trăm triệu người dân thì có thể nói đây là nền tảng công nghệ số lớn nhất ngành Y tế từ trước đến nay và có lẽ cũng là của Việt Nam, đặc biệt nếu chúng ta nhìn thêm là hệ thống này vừa phát triển, vừa triển khai trong một thời gian rất ngắn để phục vụ các yêu cầu phòng chống dịch. 

Có nhiều thứ lộ ra và được điều chỉnh kịp thời, vì nền tảng này được Make in Vietnam, do người Việt Nam phát triển và làm chủ. Đến hôm nay, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an tổ chức quán triệt, hướng dẫn triển khai trên toàn quốc. Sẽ còn phải tiếp tục hoàn thiện, cũng giống như cuộc sống không bao giờ dừng lại, nhưng phần cơ bản đã sẵn sàng, các vấn đề phát sinh đã được xử lý. 

Dùng phần mềm là thay đổi một thói quen, mà thay đổi thói quen thì không dễ. Nó vẫn phải bắt đầu từ quy định của Bộ Y tế về việc phải dùng phần mềm để quản lý tiêm chủng. 200 triệu, rồi 300 triệu mũi tiêm, có thể còn hơn nữa thì không còn cách nào khác là phải quản lý bằng công nghệ. 

Người sử dụng là các cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng chắc chắn sẽ bỡ ngỡ, sẽ muốn làm bằng giấy như cũ, nhưng chỉ sau một vài ngày là sẽ quen, sẽ thấy tiện lợi. Cái khó là vượt qua những ngày đầu này. Bởi vậy, hỗ trợ triển khai của Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an các Sở Y tế, TT&TT, Công an và của Công ty phát triển phần mềm là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. 

Người dân sẽ là người thấy được tiện ích lớn nhất, từ đăng ký tiêm, đến trả kết quả, đến dùng kết quả tiêm để đi lại theo qui định của Bộ Y tế. Và đây mới là mục tiêu cuối cùng của chúng ta. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 14/10/2021 đã họp với lãnh đạo 3 Bộ Y tế, TTTT và Công an, đã giao nhiệm vụ cho 3 Bộ và Viettel là Công ty phát triển phần mềm, phải hợp tác chặt chẽ, đúng vai, mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm: Bộ Y tế đặt bài toán tiêm chủng Covid, các quy trình nghiệp vụ, các quy định về dữ liệu; Bộ Công an đảm bảo xác thực thông tin người dân khai báo, hỗ trợ cùng Bộ Y tế xác thực thông tin về tiêm chủng cho những ai đã tiêm mà chưa được ghi nhận trên hệ thống giai đoạn trước đây khi chưa có phần mềm; Bộ TT&TT chỉ đạo Viettel phát triển nền tảng tiêm chủng Covid theo yêu cầu của Bộ Y tế, triển khai, vận hành khai thác cho đến khi chuyển giao Bộ Y tế; Bộ TT&TT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về các hệ thống CNTT, nền tảng số của quốc gia, chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ nếu vượt thẩm quyền.

Thành công của một nền tảng số vẫn phải là ở cả hai, người phát triển và người sử dụng. Nhưng người sử dụng là 70-80%. Bởi vì, các công nghệ hiện nay đã sẵn sàng để đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người sử dụng. Chỉ cần người sử dụng đặt rõ bài toán. Bởi vậy quyết tâm sử dụng công nghệ của ngành Y tế vẫn là quan trọng nhất, mang tính quyết định.

Trong sử dụng nền tảng số toàn quốc thì điều tối kỵ là, lúc dùng trong hệ thống lúc dùng ngoài hệ thống. Nếu vẫn giữ thói quen này, và đây là thói quen của thời CNTT, nhưng nó hoàn toàn không hợp với thời công nghệ số khi mà các hệ thống CNTT rời rạc được thay bằng một nền tảng số duy nhất, thì tốt hơn vẫn là dùng giấy như cũ. Đây là điều tôi rất và rất muốn nhấn mạnh với anh Long Bộ trưởng và với ngành Y tế, nếu muốn hiệu quả thì phải dùng bắt buộc, 100% phải được dùng trong hệ thống, không cập nhật lên hệ thống thì kết quả không được chấp nhận, không được sử dụng cho các mục đích khác. Không thể nửa vời được! Nửa vời thì không hiệu quả, người dân không được hưởng lợi từ ứng dụng công nghệ mà sẽ vô cùng tốn kém tiền của, công sức của các doanh nghiệp, cán bộ y tế và người dân. Nửa vời thì tốt nhất là không làm ngay từ đầu! 

Ngành Y tế sẽ phải dùng bắt buộc 100%, in 100% chứng nhận tiêm chủng từ Nền tảng, 100% sử dụng số liệu của Nền tảng thay cho số liệu thống kê thủ công theo cách truyền thống. Chỉ có như vậy, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề sai, vấn đề thiếu dữ liệu nữa. 

Từ ngày 20/10 sẽ không chấp nhận tiêm trước rồi sau đó mới nhập vào hệ thống. Quán triệt của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, một số ý kiến của các địa phương sẽ chính là kết luận của Hội nghị hôm nay. 

Ngành Y tế mà thành công ở Nền tảng tiêm chủng Covid thì sẽ là tiền đề thành công ở những nền tảng khác, như Sổ sức khoẻ điện tử. Và đây mới là điều quan trọng với ngành Y tế. Tôi chúc ngành Y tế thành công! Ngành Y tế thành công sẽ gây cảm hứng cho cả đất nước này chuyển đối số thành công. Bởi vì 2 ngành chuyển đổi số khó khăn nhất và cũng vì thế mà hiệu quả nhất ngành Y tế và Giáo dục. 

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch không thể nửa vời'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch không thể nửa vời'

PC-Covid là nền tảng duy nhất để phòng, chống dịch. Nền tảng này sẽ liên thông với VNEID và Sổ Sức khỏe ....

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch không thể nửa vời'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Ứng dụng công nghệ phòng chống dịch không thể nửa vời'

PC-Covid là nền tảng duy nhất để phòng, chống dịch. Nền tảng này sẽ liên thông với VNEID và Sổ Sức khỏe ....

https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/bai-phat-bieu-cua-bo-truong-bo-tt-tt-nguyen-manh-hung-ve-he-thong-tiem-chung-phong-covid-19-quoc-gia-783587.html?fbclid=IwAR1y8F_QMhErI9z57Hf3xwXQhe55YP-CDWyOkosanY4HUxXkK8MX2xNKnTA




Khách đi đường bộ, đường biển, đường sông không phải làm xét nghiệm

Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện, triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.

Bộ GTVT vừa có Hướng dẫn tạm thời với hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
 
Về cấp độ, hướng dẫn chia theo 4 cấp độ. Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
 
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch được đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

Khách đi đường bộ, đường biển, đường sông không phải làm xét nghiệm
Khách đi đường bộ không phải xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 

Đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
 
Về xét nghiệm y tế, Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.
 
Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
 
Theo Bộ GTVT, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng phương pháp RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72h.

Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch Covid-19 đối các với đối tượng áp dụng tại hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.
 
Theo Bộ GTVT, hướng dẫn tạm thời mới này chỉ điều chỉnh các quy định tổ chức vận tải đối với 3 lĩnh vực đường bộ, hàng hải và đường thủy nội địa. Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20/10. 
 
Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không và Cục Đường sắt Việt Nam có báo cáo sơ kết, đánh giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đồng thời đề xuất phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo; khẩn trương báo cáo Bộ GTVT để xem xét, đánh giá và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch xem xét, quyết định.

27 tỉnh, thành đồng ý cho xe khách liên tỉnh chạy trở lại

27 tỉnh, thành đồng ý cho xe khách liên tỉnh chạy trở lại

Chiều tối nay (15/10), Bộ GTVT cho biết, đã có 27 sở GTVT báo cáo và được UBND địa phương chấp thuận ....

 Vũ Điệp 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/khach-di-duong-bo-duong-bien-duong-song-khong-phai-lam-xet-nghiem-783669.html




IV. Ngày 15/10


Hà Nội không kiểm tra người và phương tiện tại 22 chốt cửa ngõ

Các chốt trực không tiến hành kiểm tra người và phương tiện lưu thông qua, chỉ duy trì lực lượng phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội tối 15/10, tại các vị trí chốt trực, lực lượng CSGT chỉ duy trì đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý các tình huống phát sinh, không tiến hành kiểm tra người và phương tiện lưu thông qua chốt trực. 

Hà Nội không kiểm tra người và phương tiện tại 22 chốt cửa ngõ
CSGT Hà Nội đảm bảo ATGT cho các xe qua chốt số 2 Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Phạm Hải

Chốt số 08 (Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) thực hiện rút lực lượng từ 22h ngày 14/10. Các vị trí chốt trực còn lại tiếp tục duy trì lực lượng phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Trước đó, căn cứ vào 2 tiêu chí (về tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian và độ bao phủ vắc xin) trong Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện nghị quyết của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, CDC Hà Nội đánh giá: Hà Nội đáp ứng đủ tiêu chuẩn tiêu chí cấp độ 1 (vùng xanh - bình thường mới).

Cụ thể, số ca mắc ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua là 4 ca (3 ca bệnh tại Hà Đông và 1 ca tại Hoàn Kiếm), dân số của toàn thành phố là gần 8,4 triệu người. Như vậy, số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người dân/tuần đạt xấp xỉ 0,025 (mức 1).

Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 (tính đến hết ngày 14/10, toàn thành phố tiêm được 8.922.016 mũi vắc xin phòng Covid-19, trong đó có 5.914.715 mũi 1) đạt 97,95% dân số trên 18 tuổi) cũng đáp ứng đủ tiêu chí cấp độ 1.

Tại Chỉ thị số 08-CT/TU về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ và thống nhất áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo hoạt động giao thông vận tải, lưu thông hàng hoá, không để xảy ra ách tắc cục bộ; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển bảo đảm an toàn, an ninh và các yêu cầu phòng, chống dịch.

Hương Quỳnh

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-khong-kiem-tra-nguoi-va-phuong-tien-tai-22-chot-cua-ngo-783371.html



Hà Nội không kiểm tra người và phương tiện đi qua 22 chốt cửa ngõ thành phố

TIN NÓNG Thứ Sáu, 15/10/2021 20:54:08 +07:00

(VTC News) - 

Lực lượng CSGT chỉ duy trì đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý các tình huống phát sinh, không kiểm tra người và phương tiện lưu thông qua 22 chốt cửa ngõ.

Ngày 15/10, Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện tại các vị trí 22 chốt trực ra, vào thành phố lực lượng cảnh sát giao thông chỉ duy trì đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý các tình huống phát sinh, không kiểm tra người và phương tiện lưu thông qua chốt.

Riêng chốt số 08 (Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) đã thực hiện rút lực lượng từ 22h00 ngày 14/10.

Trong ngày 14/10, tình hình giao thông tại 22/22 vị trí chốt trực cơ bản ổn định, không xảy ra ùn tắc. Lực lượng Thanh tra GTVT đã phối hợp với CSGT và các lực lượng chức năng tại chốt phân luồng, hướng dẫn phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Đồng thời, Thanh tra Sở GTVT phối hợp tốt với các lực lượng chức năng giải quyết cho 258 người đi từ các tỉnh phía Nam khai báo, kiểm tra y tế và lưu thông qua các chốt trực để về quê, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Hà Nội không kiểm tra người và phương tiện đi qua 22 chốt cửa ngõ thành phố - 1

Về kết quả kiểm tra các phương tiện được cấp thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “Luồng xanh” lưu thông qua 22 vị trí chốt cửa ngõ, lũy kế từ 6h ngày 24/7 đến 6h ngày 15/10, lực lượng chức năng đã kiểm tra, cho phép 3.257.479 lượt phương tiện có thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua các chốt trực.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch bệnh COVID-19”. Theo đó, toàn quốc tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 và nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh được mở cửa dù có dịch.

Ngày 14/7, Hà Nội lập 22 chốt kiểm soát ra, vào thành phố. Việc lưu thông tại các chốt dựa trên nguyên tắc kiểm soát chặt cả người vào, người ra khỏi thành phố, đồng thời kiểm soát chặt chẽ người từ các vùng dịch, vùng nguy cơ cao vào thành phố.

Để vào Hà Nội, người dân phải xuất trình giấy tờ đi lại trên đường, giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19.

https://vtc.vn/ha-noi-khong-kiem-tra-nguoi-va-phuong-tien-di-qua-22-chot-cua-ngo-thanh-pho-ar641552.html



Từ 0h ngày 16/10, người vào tỉnh Nam Định sẽ không cần giấy xét nghiệm

0:00/0:00
0:00
(PLVN) - Tối 15/10, Văn phòng UBND tỉnh Nam Định có văn bản thông báo nội dung kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh về tình hình công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Theo đó, từ ngày 16/10, người vào Nam Định không cần giấy xét nghiệm, chỉ khai báo.

Để kịp thời triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương; trong điều kiện năng lực y tế còn hạn chế, tỉ lệ bao phủ vaccine còn rất thấp; UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định yêu cầu các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp theo hướng dẫn tạm thời như sau:

Từ 0h ngày 16/10, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đối với người về địa bàn tỉnh, cụ thể: Người vào tỉnh Nam Định không phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 nhưng phải thực hiện khai báo y tế với chính quyền địa phương nơi cư trú và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Từ 0h ngày 16/10, người vào tỉnh Nam Định sẽ không cần giấy xét nghiệm ảnh 1

Từ 0h ngày 16/10, người vào tỉnh Nam Định không phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 nhưng phải thực hiện khai báo y tế (Ảnh: Chốt kiểm soát số 3 hướng Ninh Bình sang Nam Định).

Đối với người đến, về từ vùng cấp độ 4 (vùng đỏ) hoặc khu vực phong tỏa, thực hiện nghiêm quy định hạn chế đi lại của người dân theo chỉ đạo của Chính phủ. Trường hợp vào tỉnh thực hiện như sau: Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine (mũi cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm về tỉnh) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện) thì thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày kể từ ngày về tỉnh, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày; thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1, thứ 7.

Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ số mũi vaccine hoặc tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng chưa qua 14 ngày (tính từ mũi tiêm cuối) thì phải thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày kể từ ngày về tỉnh, sau đó tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày; thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7 (khi cách ly tập trung và ngày thứ 14 (khi cách ly tại nhà).

Đối với trường hợp người già yếu, bệnh lý nặng, trẻ nhỏ cần có người chăm sóc, áp dụng cách ly y tế tại nhà hoặc cơ sở y tế 14 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày; thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14.

Với những người đến, về từ vùng cấp độ 3 (vùng cam) và vùng cấp độ 2 (vùng vàng): Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine (mũi cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm về tỉnh) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì thực hiện cách ly y tế tại nhà 7 ngày kể từ ngày về tỉnh, sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 7 ngày; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7.

Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ số mũi vaccine hoặc tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng chưa qua 14 ngày (tính từ mũi tiêm cuối) thì thực hiện cách ly y tế tại nhà 14 ngày kể từ ngày về tỉnh, sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 7 ngày; thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14.

Còn lại, đối với người đến, về từ vùng cấp độ 1 (vùng xanh) thì tự theo dõi sức khỏe 14 ngày; thường xuyên khai báo y tế, luôn thực hiện biện pháp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và xử lý theo quy định.

Gia Hồng

https://baophapluat.vn/tu-0h-ngay-16-10-nguoi-vao-tinh-nam-dinh-se-khong-can-giay-xet-nghiem-post417318.html





Thứ sáu, 15/10/2021, 09:48 (GMT+7)

Hà Nội dừng kiểm soát ở nhiều chốt cửa ngõ


Đa số chốt cửa ngõ Hà Nội dừng việc kiểm soát phương tiện, người vào thành phố không cần phải trình giấy xét nghiệm Covid-19.

Phương tiện tự do đi qua nhiều chốt kiểm soát cửa ngõ Hà Nội, sáng 15/10. Video: Gia Chính

9h ngày 15/10, tại chốt kiểm soát cửa ngõ vào Hà Nội giáp ranh tỉnh Vĩnh Phúc (đặt tại trục đường chính huyện Mê Linh), phương tiện được đi qua mà không phải dừng khai báo y tế, kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 như hôm qua.

Các lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát, nhân viên y tế, dân quân tự vệ vẫn trực tại chốt; biển cảnh báo, barie, lán trại giữ nguyên. Tuy nhiên, cán bộ trực chốt cho biết, việc tạm dừng kiểm soát phương tiện bắt đầu từ sáng nay (15/10); người dân khi đi qua có thể vào chốt khai báo y tế nhưng không bắt buộc.

Ôtô đi trên quốc lộ 2, Hà Nội giáp Vĩnh Phúc không phải dừng tại chốt. Ảnh: Gia Chính

Cũng trong sáng nay, lực lượng chức năng tạm dừng kiểm soát tại chốt trên quốc lộ 2, giáp ranh huyện Sóc Sơn (Hà Nội) với (TP Phúc Yên) Vĩnh Phúc. Làn đường từ Vĩnh Phúc vào Hà Nội thông thoáng. Tuy nhiên, chiều từ Hà Nội đi Vĩnh Phúc, lực lượng chức năng vẫn yêu cầu khai báo y tế, giấy xét nghiệm hoặc test nhanh. Cán bộ trực chốt nói chưa nhận được chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc về việc dừng kiểm soát.

Tại chốt kiểm soát số 5 đặt dưới chân cầu Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), từ tối 14/10, lực lượng chức năng bắt đầu dừng kiển soát người ra vào.

Anh Ngọc Văn Sơn (29 tuổi) đi từ huyện Sơn Động, Bắc Giang lên Hà Nội cho biết do chưa nắm được thông tin nên khi qua chốt đã chủ động dừng lại khai báo. "Tôi vẫn test nhanh và mang giấy đi đường của công ty để vào Hà Nội, nếu bỏ chốt thì rất thuận lợi cho người dân", anh Sơn chia sẻ.

Thiếu tá Lê Văn Hưng, Đội phó Đội CSGT số 7, cho hay chốt sẽ vẫn duy trì cho tới khi có quyết định từ thành phố, dự kiến trong chiều nay hoặc sáng mai (16/10). "Chúng tôi đang trong quá trình kiểm kê tài sản ở chốt", Thiếu tá Hưng nói.

Chốt chân cầu Phù Đổng dừng kiểm soát sáng 15/10. Ảnh: Phạm Chiểu

Một số chốt khác tạm dừng kiểm soát trong sáng nay, gồm chốt trên quốc lộ 18 Hà Nội giáp ranh Bắc Ninh; chốt tại quốc lộ 1A, vị trí Cầu Giẽ... Chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đường 5) đã rút, theo giải thích của CSGT vì đây là chốt thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên và thực hiện theo quy định của tỉnh này.

Tại chốt kiểm soát số 2 chợ Dầu, điểm giao giữa Ứng Hòa (Hà Nội) và Kim Bảng (Hà Nam), cán bộ trực cho hay chưa nhận được thông báo của thành phố do vậy "vẫn duy trì hoạt động như cũ".

Lãnh đạo Công an Hà Nội thông tin, hiện thành phố chưa có quyết định thu hồi chốt kiểm soát cửa ngõ; riêng chốt tại đường 5 tạm dừng để khảo sát tìm vị trí khác. Các chốt vẫn kiểm soát người, phương tiện ra vào thành phố nhưng linh hoạt hơn. Mục đích là phòng dịch, đồng thời không gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Chốt kiểm soát trên quốc lộ 1A ở Cầu Giẽ cũng dừng hoạt động. Ảnh: Tất Định

Trường hợp sau này lãnh đạo thành phố quyết định dỡ chốt, lực lượng chức năng vẫn phải kiểm soát đi lại của người dân bằng nhiều giải pháp, đơn cử như ứng dụng công nghệ thông tin qua cơ sở dữ liệu dân cư. Mỗi gười dân có mã QR riêng, đi đâu quét đó để kiểm soát. Chính quyền cũng sẽ tăng cường kiểm soát tại khu dân cư, tổ dân phố để phát hiện người từ nơi khác đến; tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm phòng chống dịch.

Hôm qua (14/10), dù chuyển trạng thái "chung sống với Covid-19", Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ, người dân có kết quả test nhanh âm tính mới được qua chốt. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các địa phương không được chỉ định xét nghiệm đối với những người dân đi lại, trừ các trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4, vùng phong tỏa và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Trước câu hỏi Hà Nội đang ở cấp độ dịch nào, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn sớm đánh giá tình hình dựa trên các tiêu chí hướng dẫn của Bộ Y tế và Chính phủ để có các biện pháp phù hợp.

Hiện Hà Nội chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về mức độ dịch bệnh trên địa bàn cũng như sẽ duy trì chốt kiểm soát ở cửa ngõ hay không.

Nhóm phóng viên

https://vnexpress.net/ha-noi-dung-kiem-soat-o-nhieu-chot-cua-ngo-4372106.html




15/10/2021 18:55 GMT+7

TTO - Ngày 15-10, các tỉnh Hải Dương, Nam Định và Thái Bình vẫn yêu cầu người tỉnh ngoài vào địa bàn phải có giấy xét nghiệm COVID-19. Còn Hải Phòng điều chỉnh bảng màu theo phân vùng của Bộ Y tế về nơi thực hiện các chỉ thị.

Hải Dương, Thái Bình, Nam Định vẫn yêu cầu giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân khai báo y tế khi vào Hải Phòng - Ảnh: TIẾN THẮNG

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại các chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào TP Hải Phòng ngày 15-10, lực lượng làm nhiệm vụ tại đây không yêu cầu người dân trình giấy xét nghiệm COVID-19 nhưng phải khai báo y tế để cán bộ chức năng phân loại, hướng dẫn biện pháp kiểm soát tùy theo vùng nguy cơ mà TP quy định. 

Tại các chốt kiểm soát không xảy ra tình trạng ùn tắc khi kiểm soát người dân ra vào, cũng không ùn tắc lưu thông hàng hóa, nhưng nhiều người dân phản ánh tại chốt lối ra đường 353 (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), người đến từ Hà Nội dù tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 theo quy định vẫn bị yêu cầu quay lại nếu không muốn cách ly tại nơi lưu trú.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Phạm Thu Xanh - tổ trưởng tổ phản ứng nhanh phòng, chống COVID-19 TP Hải Phòng - cho biết người từ vùng xanh Hà Nội nếu tiêm đủ liều vắc xin vào địa bàn sẽ không phải cách ly, mà chỉ theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, người đến từ vùng vàng sẽ phải cách ly tại nhà 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 liều vắc xin.

Về quy định kiểm soát người ra vào mà Hải Phòng mới ban hành, bà Xanh cho rằng nội dung quy định này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và nghị quyết 128 của Chính phủ.

Cụ thể, Hải Phòng điều chỉnh phân vùng nguy cơ theo phân vùng được Bộ Y tế công bố, không yêu cầu người dân trình giấy xét nghiệm COVID-19 tại khu vực cửa ngõ ra, vào. 

Bà Xanh cho rằng, việc quy định xét nghiệm và thực hiện cách ly đối với người dân đến từ một số vùng nguy cơ là phù hợp theo nội dung nghị quyết 128 của Chính phủ, trong đó có nêu rõ UBND các tỉnh, thành có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung nhưng không trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh.

Hải Dương, Thái Bình, Nam Định vẫn yêu cầu giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 2.

Tại chốt kiểm soát cầu Nghìn, tỉnh Thái Bình ngày 15-10, người dân từ tỉnh ngoài vào địa bàn vẫn phải có giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh: TIẾN THẮNG

Đến 17h ngày 15-10, các địa phương như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định vẫn chưa có quy định mới về kiểm soát người ra vào. Những người tỉnh ngoài muốn vào địa bàn khi qua chốt kiểm soát cửa ngõ vẫn phải có giấy xét nghiệm COVID-19.

Tại chốt kiểm soát cầu Nghìn, tỉnh Thái Bình, một số người Hải Phòng do không có giấy xét nghiệm vẫn bị yêu cầu quay đầu nếu không muốn phải cách ly. Cán bộ y tế tại đây cho biết, tỉnh chưa có hướng dẫn mới nên tổ công tác vẫn đang thực hiện theo biện pháp kiểm soát cũ, người tỉnh ngoài vào địa bàn phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.

Chị Phạm Thị Thu Nhung (26 tuổi, trú tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) cho rằng bất cập nhất hiện nay là vẫn chưa có phân các vùng nguy cơ cụ thể của từng địa phương, công bố công khai để người dân nắm bắt, nên thực tế mỗi chốt kiểm soát của các địa phương lại hiểu vùng nguy cơ theo cách riêng.

"Bộ Y tế nên có quy định cụ thể về thời hạn để các địa phương phải xác định rõ vùng nguy cơ của địa phương mình. Ban hành càng sớm thì việc quản lý, thực hiện càng dễ, chứ hiện nay địa phương này xác định khu vực này của Hà Nội là vùng xanh nhưng nơi khác lại đánh giá là vùng vàng thì rất khổ cho dân" - chị Nhung nói.

Hải Phòng điều chỉnh biện pháp phòng dịch, không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2Hải Phòng điều chỉnh biện pháp phòng dịch, không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2

TTO - Tối 14-10, UBND TP Hải Phòng thông tin điều chỉnh biện pháp phòng dịch COVID-19, theo đó người dân vào TP sẽ không cần phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng tùy theo vùng nguy cơ để cách ly khác

https://tuoitre.vn/hai-duong-thai-binh-nam-dinh-van-yeu-cau-giay-xet-nghiem-covid-19-20211015154808866.htm




Hà Nội đáp ứng đủ tiêu chí vùng xanh, bình thường mới

Theo CDC Hà Nội, đánh giá chung có 579/579 xã, phường của Hà Nội đều ở cấp độ 1 (vùng xanh, bình thường mới). Về đánh giá cấp độ dịch quận, huyện là 30/30 quận, huyện đều ở cấp độ 1.

Hôm nay, Hà Nội ghi nhận 1 ca Covid-19 là trường hợp đã được cách ly. Bệnh nhân là chị C.T.H, sinh năm 1993 ở Châu Can, Phú Xuyên. Đây là F1 của trường hợp C.T.H (ghi nhận dương tính tại Hà Nam), được cách ly tập trung từ ngày 8/10 và xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 14/10, chị H. được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính.

Như vậy, trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4), Hà Nội có 4.079 ca Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 2.473 ca.

Căn cứ vào 2 tiêu chí (về tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian và độ bao phủ vắc xin) trong Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện nghị quyết của Chính phủ về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”,  CDC Hà Nội đánh giá: Hà Nội đáp ứng đủ tiêu chuẩn tiêu chí cấp độ 1 (vùng xanh - bình thường mới).

Cụ thể, đánh giá cấp độ dịch xã/phường, 2 phường có bệnh nhân trong cộng đồng 2 tuần gần đây là Hàng Trống (Hoàn Kiếm) và La Khê (Hà Đông).

Tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, số ca mắc ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua là 1 trường hợp, dân số: 5.716 người. Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần là 9 (mức 1). Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 là 95%. Như vậy CDC Hà Nội đánh giá cấp độ dịch là cấp độ 1.

Tại phường La Khê, quận Hà Đông, số ca mắc ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua là 3, dân số: 39.335  người. Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần là 4 (mức 1). Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 là 98%, đánh giá cấp độ dịch là cấp độ 1

Theo CDC Hà Nội, đánh giá chung có 579/579 xã, phường của Hà Nội đều ở cấp độ 1. Về đánh giá cấp độ dịch quận, huyện là 30/30 quận, huyện đều ở cấp độ 1.

Đánh giá cấp độ dịch toàn thành phố như sau: Số ca mắc ghi nhận tại cộng đồng trong 2 tuần qua là 4 ca (3 ca bệnh tại Hà Đông và 1 ca tại Hoàn Kiếm), dân số của toàn thành phố là gần 8,4 triệu người. Như vậy, số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người dân/tuần đạt xấp xỉ 0,025 (mức 1). Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 (tính đến hết ngày 14/10, toàn thành phố tiêm được 8.922.016 mũi vắc xin phòng Covid-19, trong đó có 5.914.715 mũi 1) đạt 97,95% dân số trên 18 tuổi) cũng đáp ứng đủ tiêu chí cấp độ 1.

Trước đó, tối 13/10, Bộ Y tế đã công bố phân loại cấp độ dịch - hướng dẫn quan trọng để có thể đi lại, mở cửa lại cơ sở sản xuất kinh doanh, giáo dục đào tạo trực tiếp, nhà hàng khách sạn... theo tinh thần của nghị quyết 128 của Chính phủ. Với tiêu chí về vắc xin và ca mắc mới có thể chia ra các vùng như sau:

- Vùng xanh (cấp 1 - bình thường mới): ở cấp xã hoặc phạm vi nhỏ hơn, số ca mắc dưới 20 ca/tuần, dưới 70% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin. Nếu số ca mắc từ dưới 20 đến 50 ca/tuần nhưng số người từ 18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin cũng xếp là vùng xanh.

- Vùng vàng (cấp 2 - nguy cơ trung bình): số ca mắc từ 20 - 50 ca/tuần, tỉ lệ tiêm chủng dưới 70%.

- Vùng cam (cấp 3 - nguy cơ cao): số ca mắc 50 - 150 ca/tuần, tỉ lệ tiêm chủng dưới 70%. Nếu tỉ lệ tiêm chủng trên 70% xếp ở mức 2.

- Vùng đỏ (cấp 4 - nguy cơ rất cao): số ca mắc trên 150 ca/tuần, tỉ lệ tiêm vắc xin dưới 70%. Nếu tỉ lệ tiêm vắc xin trên 70% xếp ở mức 3.

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ha-noi-ghi-nhan-1-ca-mac-covid-19-moi-thanh-pho-dap-ung-du-tieu-chi-vung-xanh-binh-thuong-moi-783301.html




Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ

Nhiều chốt kiểm soát ra vào cửa ngõ Hà Nội sáng nay (15/10) bắt đầu nới lỏng việc kiểm tra các thủ tục, bỏ giấy đi đường. Các phương tiện qua chốt lưu thông nhanh chóng.

XEM CLIP:

Hà Nội tạm rút chốt kiểm dịch số 8 kiểm soát người ra vào cửa ngõ thành phố trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là chốt cửa ngõ Thủ đô nằm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Chốt kiểm soát số 2, Pháp Vân - Cầu Giẽ, cán bộ, chiến sĩ chốt cũng chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo ATGT từ 0h ngày 15/10. Không kiểm soát giấy đi đường ra vào thành phố.

Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Phạm Hải
Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Các phương tiện lưu thông qua chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ không phải dừng xe
Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Chốt thông thoáng, xe lưu thông nhanh chóng
Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Tất cả các xe trả phí, qua chốt nhanh chóng. Ảnh: Phạm Hải
Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Các lực lượng tại chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ chỉ thực hiện kiểm soát an toàn giao thông

Chốt kiểm soát trên QL2, địa phận xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn cũng được nới lỏng. Người dân không cần giấy test Covid-19. Hiện lực lượng chức năng tại chốt đang đợi hướng dẫn của TP.

Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Chốt kiểm dịch trên quốc lộ 2 cũng nới lỏng. Ảnh: Nhị Tiến
Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Người dân qua chốt quốc lộ 2 Sóc Sơn không bị kiểm soát

Đến thời điểm hiện tại, do UBND TP Hà Nội chưa có văn bản mới về việc bỏ hay không các loại giấy tờ cần thiết để ra - vào thành phố, nhưng một số chốt đã dần được gỡ bỏ.

Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
CSGT Hà Nội đảm bảo ATGT cho các xe qua chốt số 2 Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Phạm Hải

Trước đó, Hà Nội ban hành Công điện số 21, từ 6h ngày 14/10, thực hiện nới lỏng một số hoạt động trên địa bàn như cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; xe buýt, taxi được hoạt động; bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách; nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán hàng phục vụ tại chỗ... Công điện không nhắc đến hoạt động của các chốt kiểm soát người ra, vào Thủ đô.

Hà Nội bỏ giấy đi đường, nới lỏng thủ tục ở nhiều chốt cửa ngõ
Người dân kiểm tra, khai báo y tế tại chốt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trước đó

Ngày 12/10, Bộ Y tế có hướng dẫn tạm thời về chuyên môn trong thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Theo đó, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Nghị quyết 128 ban hành ngày 11/10 nêu rõ, toàn quốc tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19; và nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh được mở cửa.

Ghi nhận thực tế, sáng 14/10, các chốt tại Hà Nội vẫn yêu cầu người ra, vào phải có chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vắc xin (hiển thị trên các ứng dụng PC Covid-19, sổ khai báo sức khỏe điện tử... hoặc giấy chứng nhận đã tiêm đủ); đồng thời có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc test PCR).

Ngoài ra, những người ra/vào chốt đều phải khai báo y tế. Hiện các chốt cửa ngõ Thủ đô không còn kiểm tra giấy đi đường, giấy xác nhận công việc, lý do để vào ra Hà Nội.

Nhóm PV

Quảng Ninh tiên phong bỏ xét nghiệm PCR bắt buộc, còn các tỉnh?

Quảng Ninh tiên phong bỏ xét nghiệm PCR bắt buộc, còn các tỉnh?

11h ngày 14/10 là thời điểm tỉnh Quảng Ninh dừng triển khai văn bản 7217 ban hành ngày 12/10, hướng ....

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ha-noi-bo-giay-di-duong-noi-long-thu-tuc-o-nhieu-chot-cua-ngo-783151.html




Vì sao Hà Nội vẫn chưa bỏ các chốt kiểm soát ra, vào thành phố?

15/10/2021 12:36 GMT+7

TTO - Hiện nay, chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ vào TP Hà Nội vẫn đang hoạt động, chưa tháo gỡ theo tinh thần nghị quyết 128 của Chính phủ. Giới chuyên gia cho biết Hà Nội là thủ đô nên cần làm gương cho các tỉnh khác noi theo.

Vì sao Hà Nội vẫn chưa bỏ các chốt kiểm soát ra, vào thành phố? - Ảnh 1.

Chốt phòng dịch tại cửa ngõ ra vào thủ đô vẫn hoạt động sau nghị quyết 128 của Chính phủ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Sáng 15-10, các chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào TP Hà Nội vẫn được duy trì, mới chỉ tạm rút chốt kiểm dịch số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 21 chốt còn lại vẫn hoạt động.

Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương phải thống nhất giao thông toàn quốc, không cát cứ, không chia cắt. Chính phủ cũng đã ra nghị quyết 128 yêu cầu tạm dừng các chỉ thị 15, 16 và 19 về phòng chống dịch bệnh. 

Tuy nhiên, đến nay Hà Nội vẫn chưa có hướng dẫn mới về việc tiếp tục duy trì hay gỡ bỏ các chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ.

"Hà Nội là thủ đô thì nên làm gương cho các tỉnh khác noi theo"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 15-10, bác sĩ Trần Tuấn - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng - cho biết Hà Nội là nơi gần trung ương nhất, lẽ ra nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế thì Hà Nội phải là địa phương triển khai sớm nhất.

"Vẫn biết là tình hình phòng chống dịch của Hà Nội và khôi phục lại kinh tế đang có rất nhiều việc đặt ra cho lãnh đạo TP, nhưng đến nay Hà Nội chưa có hướng dẫn cụ thể là tương đối chậm. Để tăng nhanh tốc độ, TP nên giải phóng các vấn đề trên ra, tập hợp thêm ý kiến của các chuyên gia bên ngoài để đóng góp ý kiến để giải quyết nhanh vấn đề.

Hà Nội chậm quyết định mở các chốt là do việc quản trị hệ thống, chậm ngày nào là thiệt hại ngày đó, không thể đong đếm được. Mỗi một ngày còn để lại chốt như thế là còn tốn thời gian, công sức, tiền bạc của chính quyền và người dân", ông Trần Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết Hà Nội là thủ đô thì nên gương mẫu thực hiện các chỉ đạo từ Chính phủ để các tỉnh khác noi theo.

TS Đinh Thị Thanh Bình - trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường đại học Giao thông vận tải - cho biết việc lưu thông hàng hóa và hành khách cực kỳ quan trọng. 

"Để sản xuất được ổn định bình thường, tiêu dùng bình thường, nền kinh tế phát triển thì sự lưu thông không khác gì hồng cầu đưa oxy tới các tế bào của cơ thể. Các trục đường lớn như các động mạch, tĩnh mạch chính lại càng quan trọng, ngưng một cái là coi như chết. 

Làm thế nào để lưu thông được hàng hóa, hành khách mà không ảnh hưởng tới phòng dịch mới là quan trọng. Hiện nay có nhiều tỉnh đang phòng dịch thái quá, chặn các luồng lưu thông chính thì cần phải tính toán lại, mỗi tỉnh có một chính sách riêng sẽ không thống nhất. Xe đi đến được tỉnh này nhưng đến tỉnh khác phải dừng lại thì rất ảnh hưởng, phải thống nhất toàn quốc", TS Bình nêu quan điểm.

Theo bà Bình, chắc chắn hiện nay TP Hà Nội cũng rất mong muốn cho kinh tế lưu thông, phát triển, mặt khác muốn đảm bảo an toàn cho dân ở bên trong TP nữa. Tuy nhiên, nếu bỏ đồng loạt hết các chốt cũng rất khó kiểm soát dịch bệnh.

"Từ góc độ người dân, chính quyền thì ai cũng muốn kinh tế được lưu thông, tăng trưởng tốt. Với độ phủ vắc xin cho người dân cũng đã cao, chắc chính quyền Hà Nội cũng sẽ sớm mở cửa, nhưng sẽ mở dần dần để đảm bảo an toàn, không thể mở ào ra được. TP chắc cũng có lý do để thận trọng, chứ không phải không muốn mở", TS Bình nói thêm.

"TP Hà Nội chưa có chỉ đạo gỡ các chốt"

Trưa 15-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trần Ngọc Dương - phó giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết hiện nay TP chưa có chỉ đạo gì về việc gỡ bỏ các chốt ra vào thủ đô, nên lực lượng công an vẫn triển khai như cũ.

"TP Hà Nội chưa chỉ đạo gì nên chúng tôi vẫn làm bình thường, nhưng cách làm phải linh hoạt, vận tải hành khách đã có doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm, vận tải hàng hóa thì đã có luồng xanh.

Hiện nay chúng tôi chỉ có kiểm soát phương tiện cá nhân, lâu nay chúng tôi đã giảm tối đa thủ tục, chỉ cần xét nghiệm COVID-19, hoặc quét mã QR khai báo y tế, giấy tờ tùy thân, rất thuận lợi, hiện nay cũng không yêu cầu giấy đi đường nữa", đại tá Dương nói.

Lý giải về việc tháo gỡ chốt số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong sáng 15-10, đại tá Dương cho biết vì chốt trên nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, TP Hà Nội 'mượn' để lập chốt. Nay tỉnh Hưng Yên yêu cầu dừng việc lập chốt tại đây vì tỉnh trên đã thực hiện theo nghị quyết 128, nên lực lượng công an Hà Nội phải tạm thời rút chốt kể trên.

"Nếu TP Hà Nội có ý kiến tiếp tục lập chốt tại điểm cao tốc kể trên thì chúng tôi sẽ khảo sát lại địa điểm và tiếp tục lập chốt", đại tá Trần Ngọc Dương nói.

Không ít tỉnh thành vẫn áp dụng chỉ thị 15, 16, 19, tại sao?Không ít tỉnh thành vẫn áp dụng chỉ thị 15, 16, 19, tại sao?

TTO - Nhiều tỉnh thành đang thực hiện nghị quyết số 128 của Chính phủ về việc hướng dẫn tạm thời 'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19', thấy rõ ưu điểm của phân vùng 'xanh, đỏ'.

PHẠM TUẤN

https://tuoitre.vn/vi-sao-ha-noi-van-chua-bo-cac-chot-kiem-soat-ra-vao-thanh-pho-20211015113622408.htm


Hà Nội: Dỡ chốt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 21 chốt còn lại nới lỏng, chờ quyết định của thành phố

Hoàng Đan | 
Hà Nội: Dỡ chốt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 21 chốt còn lại nới lỏng, chờ quyết định của thành phố
Ảnh lực lượng CSGT tiến hành kiểm soát phương tiện qua chốt ở Hà Nội.

Lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, hiện nay, ngoài 1 chốt trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tạm rút thì 21 chốt còn lại vẫn hoạt động bình thường và đang chờ chỉ đạo của thành phố.

Sáng 15/10, trao đổi với PV, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, hiện, thành phố đã tạm thời rút chốt kiểm soát trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (chốt số 8).

Theo đó, những người và phương tiện đi lại theo hai hướng Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại sẽ không phải kiểm tra giấy tờ có liên quan.

Lý giải về việc tạm bỏ chốt này,  Đại tá Dương cho hay, trước đây, chốt số 8 được đặt ở đường Cổ Linh nhưng do nơi này mặt đường hẹp lại nhiều nhánh rẽ, không kiểm soát triệt để được phương tiện nên Hà Nội đã đề xuất tỉnh Hưng Yên cho mượn đất để cắm chốt tại khu vực trạm thu phí của cao tốc.

Thời điểm trước đó, phía tỉnh Hưng Yên đồng ý cho Hà Nội đặt chốt ở đây. Nhưng mới đây, tỉnh này đã có văn bản hỏa tốc về việc không đồng ý cho để chốt ở đây nữa. Do đó, hiện nay, Hà Nội phải tạm thời rút chốt kiểm soát này đi.

"Hiện nay, chúng tôi đã báo cáo thành phố và chưa có quyết định bỏ hẳn chốt hay lùi về phía Hà Nội để tiếp tục kiểm soát người, phương tiện ra vào thành phố.

Nếu thành phố quyết định bỏ hẳn thì sẽ bỏ còn nếu vẫn yêu cầu duy trì thì chúng tôi sẽ bố trí một tổ kiểm tra xác suất người và phương tiện", Đại tá Dương nói.

Theo Phó Giám đốc Công an Hà Nội, tại chốt kiểm soát này, vì là đường cao tốc nên không có xe máy di chuyển chỉ có xe khách, xe tải và xe cá nhân.

"Với xe tải vận chuyển hàng hóa và xe khách đều đã được kiểm soát chỉ còn xe cá nhân.

Tuy nhiên, sau thời gian tuyên truyền, đa phần người dân đều chấp hành tốt và thực hiện, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, khai báo khi vào thành phố nên hiện chúng tôi vẫn đang chờ quyết định của thành phố đối với chốt này", Đại tá Dương thông tin.

Đối với 21 chốt kiểm soát còn lại, theo Đại tá Dương hiện nay thành phố chưa có quyết định cụ thể nên vẫn đang hoạt động, kiểm soát người, phương tiện ra vào bình thường.

Lãnh đạo Công an TP Hà Nội cũng cho biết thêm, cũng đã có đề xuất với lãnh đạo thành phố về hoạt động của các chốt kiểm soát dịch và đang chờ ý kiến chỉ đạo cụ thể.

Vị này nêu quan điểm, trong trường hợp quyết định dừng tất cả các chốt thì thành phố sẽ phải có biện pháp để quản lý, kiểm soát người vào cho phù hợp để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo ghi nhận, trong sáng nay, ở một số chốt kiểm soát của Hà Nội tại khu vực Ecopark, đê Bát Tràng hay QL5 cũ hay khu vực Mê Linh đi Vĩnh Phúc..., việc kiểm soát đã được thực hiện linh hoạt, thông thoáng hơn.

Cơ quan công an chỉ kiểm soát xác suất các phương tiện đi qua, trong đó, chỉ tập trung vào các phương tiện chở nhiều người, có nghi ngờ từ vùng dịch trở về... Nhiều người điều khiển xe máy, ô tô có thể đi thẳng qua chốt hoặc vào khai báo y tế nhưng không bắt buộc.

https://soha.vn/ha-noi-do-chot-cao-toc-ha-noi-hai-phong-21-chot-con-lai-noi-long-cho-quyet-dinh-cua-thanh-pho-20211015113114743.htm




III. Ngày 14/10

14/10/2021 21:11 GMT+7

TTO - Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành từ 11-10 cho phép mở lại trường học, đi lại giữa các vùng, ngoại trừ vùng đỏ. Bộ Y tế nói rõ không phải trình xét nghiệm âm tính, đến tối 14-10, Hải Phòng tuy không bắt trình nhưng vẫn đòi phải xét nghiệm.

Chính phủ yêu cầu bình thường mới, địa phương vẫn làm trái, mỗi nơi một kiểu - Ảnh 1.

Người dân hoa mắt trước những hướng dẫn vừa ra hôm nay 14-10 của Hải Phòng, bất kể nghị quyết 128 của Chính phủ yêu cầu không cát cứ, cục bộ - Ảnh: TIẾN THẮNG

Một ngày sau khi Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn để thực hiện nghị quyết 128, Quảng Ninh thông báo không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ xét nghiệm người đến từ vùng dịch cấp 4 hoặc cách ly y tế, vùng phong tỏa, trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ vùng dịch ở cấp độ 3.

Hướng dẫn này thay thế cho văn bản Quảng Ninh vừa ban hành 2 ngày trước, với những yêu cầu gắt, như tất cả người Quảng Ninh từ nơi khác về hoặc người tỉnh khác đến Quảng Ninh phải có xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Hải Phòng tự "đẻ" thêm màu?

Trưa 14-10, Sở Y tế Hải Phòng ban hành hướng dẫn tạm thời biện pháp phòng chống dịch COVID-19 với người từ các tỉnh, thành khác về, phân theo bảng màu do... Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng xây dựng.

Theo đó, các tỉnh, thành được phân vùng màu vàng có Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng...; màu xanh lá có Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên...; màu xanh nước biển là Quảng Ngãi, Sóc Trăng; các tỉnh, thành còn lại nằm trong phân vùng màu trắng.

Điều này rất lạ, bởi hiện Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn thống nhất toàn quốc có các màu xanh, vàng, cam, đỏ tùy theo cấp độ dịch. Nhưng Hải Phòng có xanh nước biển, trắng, xanh lá!

Hướng dẫn cho người đến Hải Phòng từ các vùng cũng khác nhau: nếu ở vùng màu cam, màu vàng sẽ phải cách ly tại nhà 7 ngày; tỉnh xanh lá mạ, xanh nước biển thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày, tỉnh màu trắng chỉ cần khai báo y tế, thực hiện 5K. Người đi xe cá nhân từ vùng cam chưa tiêm vắc xin, chưa đủ mũi phải cách ly tập trung 14 ngày. 

Điều này trái với quy định chuyên môn của Bộ Y tế, khi hướng dẫn người đã tiêm vắc xin chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Chính phủ yêu cầu bình thường mới, địa phương vẫn làm trái, mỗi nơi một kiểu - Ảnh 2.

Xe khách Hải Phòng vẫn "nằm im" - Ảnh: TIẾN THẮNG

Vẫn đòi phải có xét nghiệm

Tối 14-10, UBND Hải Phòng có hướng dẫn cập nhật không yêu cầu người vào địa bàn phải trình giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 nhưng lại thêm quy định mới khác với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hướng dẫn của Bộ Y tế nói rõ không chỉ định xét nghiệm đối với những người dân thực hiện đi lại, trừ các trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. 

Những người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh chỉ phải thực hiện xét nghiệm trong các tình huống: khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; người thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Thế nhưng, TP Hải Phòng yêu cầu người đến từ vùng nguy cơ (tương ứng các vùng màu xanh - cấp độ 1 - theo bảng phân vùng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế) nếu được công bố khỏi bệnh COVID-19 song chưa quá 6 tháng thì phải cách ly tại nhà 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7.

Với người đã tiêm đủ liều vắc xin, phải tự theo dõi sức khỏe 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên khi đến Hải Phòng. Riêng người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin nhưng mũi tiêm cuối cùng chưa đủ 14 ngày thì phải cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1, thứ 7.

Những ai đến từ các vùng nguy cơ cao hơn thì thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe cũng như "mật độ" lấy mẫu xét nghiệm cũng tăng lên.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trưa 14-10, có người đã tiêm 1 mũi vắc xin và có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 nhưng do đến từ Hà Nội nên vẫn bị chốt kiểm soát yêu cầu quay đầu. Tại các bến xe khách liên tỉnh, hàng chục phương tiện vẫn nằm yên một chỗ do phần lớn các nhà xe chưa trở lại hoạt động.

Các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Định hiện vẫn chưa có những hướng dẫn mới trong việc kiểm soát người ra, vào địa bàn. Trước đó, những địa phương này đều quy định người ở những địa bàn không có dịch phải có xét nghiệm âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ.

Tại Hà Nội, dù mở, nới nhiều hơn từ sáng 14-10 khi cho phép bán hàng ăn tại chỗ, xe buýt, taxi hoạt động trở lại... nhưng 22 chốt cửa ngõ vẫn duy trì và áp dụng kiểm soát người, phương tiện vào Hà Nội theo chỉ thị 16. Đáng chú ý nghị quyết 128 Chính phủ ban hành ngày 11-10 đã bãi bỏ chỉ thị 16.

Phó giám đốc Công an Hà Nội Trần Ngọc Dương cho biết hiện chưa có chỉ đạo bỏ chốt hay dừng kiểm tra xét nghiệm trước khi vào TP, nên lực lượng công an chưa thể tháo chốt kiểm soát. "Trong 1-2 ngày tới nếu TP chưa có ý kiến thì chúng tôi sẽ đề xuất, còn hiện tại vẫn duy trì các chốt", ông Dương cho biết.

Tại Lâm Đồng, Phòng Y tế Đà Lạt yêu cầu người vào địa phương này nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin (mũi 2 đã tiêm được ít nhất 14 ngày) hoặc có giấy xác nhận đã khỏi COVID-19 phải cách ly tập trung 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú thêm 7 ngày và xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ nhất và thứ 7 tính từ ngày vào Lâm Đồng.

Với người chưa tiêm vắc xin hoặc mới tiêm mũi 1 hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng mũi 2 chưa được 14 ngày tính từ khi vào Lâm Đồng thì cách ly tập trung 14 ngày, cách ly tại nhà thêm 14 ngày và xét nghiệm vào ngày thứ nhất, thứ 14 và thứ 28 tính từ ngày vào Lâm Đồng...

Bộ Y tế: Đi lại không phải trình giấy xét nghiệm

Việc duy trì các "chốt" và yêu cầu trình giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 là trái với tinh thần nghị quyết 128, trái với hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế ngày 12-10.

Hôm nay 14-10, Bộ Y tế lại có thông báo nhắc lại và làm rõ hơn, khẳng định người đã tiêm đủ liều vắc xin, đã khỏi COVID-19 chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ, không yêu cầu người dân đi lại giữa các vùng trình xét nghiệm, ngoại trừ người đến từ vùng đỏ hoặc cách ly y tế.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương - cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế - cũng hướng dẫn xét nghiệm thực hiện theo địa bàn nguy cơ, nhóm nguy cơ (người có triệu chứng nghi ngờ, tầm soát tại khu vực đông người, người di chuyển nhiều...), không chỉ định rộng rãi như trước đây.

Thời gian qua, tình trạng cát cứ, cục bộ, mỗi địa phương một kiểu đã khiến người dân gặp khó: vừa xét nghiệm âm tính ở tỉnh này, đến tỉnh khác lại phải xét nghiệm, tiêm 2 mũi vắc xin cũng phải "ngồi im"...

Nghị quyết 128 ra đời có mục tiêu tránh cát cứ, cục bộ, giúp quy định thống nhất toàn quốc, nhất là trong điều kiện tỉ lệ tiêm vắc xin đã tăng cao và nhiều tỉnh thành dịch nóng nhất đang ổn dần.

Tuy nhiên tình trạng nêu trên cho thấy chuyện cát cứ vẫn diễn ra, rất cần thay đổi để người dân quay lại cuộc sống bình thường. Thời gian qua vì yêu cầu trình giấy xét nghiệm âm tính khi đi lại, ngăn trở giữa các địa phương, nhiều gia đình khốn khó vì kẹt không thể về nhà, trẻ kẹt không kịp năm học mới, bố mẹ không đón được con, con không thăm được bố mẹ...

Quy định mới tháo gỡ những bất cập này, nhưng sức ì của các tỉnh thành đòi "một mình một kiểu" vẫn còn.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Nghiên cứu tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ mất vì COVID-19Bí thư Nguyễn Văn Nên: Nghiên cứu tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ mất vì COVID-19

TTO - Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết Thành ủy TP.HCM thống nhất với đề xuất của UBND TP.HCM nghiên cứu đề xuất hình thức phù hợp để tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã mất trong đại dịch COVID-19 vừa qua.

T.THẮNG - P.TUẤN - L.ANH


https://tuoitre.vn/chinh-phu-yeu-cau-binh-thuong-moi-dia-phuong-van-lam-trai-moi-noi-mot-kieu-20211014185425924.htm



Thứ năm, 14/10/2021, 14:20 (GMT+7)

Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát cửa ngõ



Dù chuyển trạng thái "chung sống với Covid-19", Hà Nội vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ, người dân có kết quả test nhanh âm tính mới được qua chốt.

Sáng 14/10, chốt kiểm soát dịch Covid-19 cửa ngõ Hà Nội trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tiếp tục kiểm soát xe vào thành phố. Những xe có nhận diện luồng xanh đi vào làn do thanh tra giao thông quản lý và được đi thẳng. Xe cá nhân, không có nhận diện luồng xanh, sẽ đi vào làn do cảnh sát giao thông phụ trách. Lái xe phải xuất trình giấy xét nghiệm Covid-19, sau đó vào chốt khai báo y tế.

Chiến sĩ trực chốt cho biết từ sáng nay việc kiểm soát phương tiện đã được thực hiện linh hoạt hơn, tài xế chỉ cần xuất trình giấy xét nghiệm nhanh là có thể vào thành phố thay vì phải có kết quả xét nghiệm PCR, giấy đi đường, giấy phân công công tác như trước.


Cảnh sát kiểm tra giấy xét nghiệm tại chốt Pháp Vân - Cầu Giẽ sáng 14/10. Ảnh: Gia Chính

Anh Nguyễn Văn Dung, quê huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, lái xe con chở người thân ra Bệnh viện 108, cho biết xuất phát ở quê từ sáng sớm nay, qua địa phận Thanh Hóa, Hà Nội, đều phải xuống khai báo y tế, lực lượng chức năng ở các chốt đều kiểm tra giấy xét nghiệm.

"Thông qua truyền thông, tôi đã nắm được thông tin về việc qua chốt không cần giấy xét nghiệm của Bộ Y tế, nhưng vì quãng đường xa, để chắc chắn, chiều tối qua tôi vẫn chủ động đi xét nghiệm nhanh ở trạm y tế xã và hôm nay đúng là vẫn phải sử dụng giấy này để qua chốt", anh Dung nói.

Việc nới lỏng kiểm soát cũng được thực hiện tương tự tại chốt trên quốc lộ 1 cầu Phù Đổng, giáp ranh giữa Hà Nội và Bắc Ninh. Các xe cá nhân được cảnh sát giao thông hướng dẫn đỗ tại khu vực tập kết để vào khai báo y tế, những người có giấy xét nghiệm được qua chốt, người không có phải quay đầu.

Trước thắc mắc của chị Đào Hồng Thủy, quê Bắc Ninh, rằng chỉ đạo của Bộ Y tế không yêu cầu người dân xét nghiệm khi đi liên tỉnh, cán bộ y tế tại chốt cho biết chưa nhận được chỉ đạo của thành phố về nội dung này.

Anh Dung khai báo y tế tại chốt, sáng 14/10. Ảnh: Gia Chính

Sáng 14/10, Phó giám đốc Công an Hà Nội Trần Ngọc Dương, giải thích hiện chưa có chỉ đạo mới, nên các chốt vẫn kiểm soát người và phương tiện ra vào thủ đô. Theo đó, người dân muốn vào thành phố phải có kết quả test nhanh hoặc RT-PCR âm tính trong thời gian quy định, giấy tờ tùy thân và khai báo y tế.

Về việc khai báo, hiện các chốt đều đã quét mã QR bằng camera nên người dân chỉ cần sử dụng các app, lấy mã QR và quét để kiểm tra, khi đầy đủ giấy tờ có thể nhanh chóng qua chốt.

Ngày 13/10, Hà Nội đã ban hành công điện 21 nới lỏng nhiều hoạt động, dịch vụ, nhưng không đề cập việc tiếp tục duy trì 22 chốt cửa ngõ hay sẽ dỡ bỏ. Tại cuộc họp của Sở Chỉ huy thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, phường, xã tối 13/10 để triển khai công điện, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị công an tăng cường kiểm soát di biến động dân cư, kiểm tra việc chấp hành phòng chống dịch từ cửa ngõ đến nội đô thành phố.

Người dân khai báo y tế tại chốt giáp ranh Hà Nội - Bắc Ninh, sáng 14/10. Ảnh: Gia Chính

Ông Phong thông tin, ngày 12-13/10, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp bàn nhằm triển khai ngay nội dung chỉ đạo của Trung ương, cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược chuyển trạng thái từ "không Covid-19" sang "sống chung với Covid-19" trên địa bàn.

Thành ủy đánh giá, thành phố vẫn đang trong giai đoạn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao vì vẫn còn F0 trong cộng đồng, mới nhất là ổ dịch ở quận Hà Đông chưa rõ nguồn lây. Số người trở về từ vùng dịch ngày càng đông, ngoài các phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe khách, người dân còn di chuyển tự phát bằng phương tiện cá nhân. Các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Hà Nam cũng vừa phát sinh thêm các ổ dịch mới rất phức tạp.

Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ sớm ban hành chỉ thị mới và nghị quyết tổng thể nhằm lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị thực hiện chỉ đạo của Trung ương, vừa bảo đảm phòng, chống dịch an toàn, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Võ Hải - Gia Chínhhttps://vnexpress.net/ha-noi-van-duy-tri-22-chot-kiem-soat-cua-ngo-4371682.html



Thứ năm, 14/10/2021, 13:57 (GMT+79)



Hà Nội, Quảng Ninh đáp ứng được tiêu chí dịch bệnh cấp 1, còn Đà Nẵng ở cấp 2 do chưa đạt tỷ lệ 80% số người trên 65 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Tối 13/10, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn để thực hiện Quy định thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19.

Ba tiêu chí phân loại cấp độ thích ứng an toàn. Thứ nhất, số ca nhiễm cộng đồng mới/100.000 dân/tuần. Thứ hai, tỷ lệ dân số từ 18 tuổi được tiêm ít nhất một liều vaccine theo hai mức (trên 70% và dưới 70%); tối thiểu 80% người từ 65 tuổi được tiêm đủ liều (trong tháng 10/2021); 80% người từ 50 tuổi được tiêm đủ liều (từ tháng 11/2021).

Thứ ba, khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh các tuyến. Tỉnh, thành phố có kế hoạch lập cơ sở thu dung, điều trị, đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu tại cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc tỉnh đáp ứng tình hình dịch cấp độ 4.

Dựa trên các tiêu chí này, các tỉnh thành sẽ phân loại từng địa bàn theo bốn cấp độ: Cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình), màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao), màu cam; cấp 4 (nguy cơ rất cao), màu đỏ. 

Sáng 14/10, ông Trương Quang Việt, Phó giám đốc phụ trách CDC Hà Nội, cho hay theo hướng dẫn trên, Hà Nội đang ở cấp 1.

Theo ông Việt, tuy đạt các tiêu chí là vùng xanh nhưng "chưa thật sự xanh, an toàn", vì vẫn còn ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng, như chùm ca bệnh ở Hà Đông phát hiện tuần trước, hay một ca về từ TP HCM, nam 27 tuổi, ở Phúc Thọ phát hiện hôm qua (13/10).

"Công tác chống dịch còn phải thận trọng và rất vất vả, nhưng thành phố sẽ mở lại dần các hoạt động kinh tế, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng", ông Việt nói.

Ông Việt cho hay, Hà Nội là cấp 1 nên người dân từ Thủ đô đi các địa phương khác không phải cách ly. Những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine từ vùng xanh khác, kể cả TP HCM về Hà Nội không phải cách ly tập trung, trừ người đến từ vùng dịch.

Hà Nội đã tiêm được hơn 8,84 triệu mũi vaccine, trong đó 5,9 triệu mũi một (đạt 97,95 % dân số trên 18 tuổi và 71,16% tổng dân số), mũi 2 được 2,9 triệu (đạt 48,7% dân số trên 18 tuổi và 35,4% tổng dân số).

Xe buýt Hà Nội chạy trở lại sáng 14/10. Ảnh: Giang Huy

Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, cho biết tỉnh này đang ở cấp 1.

"Đến hôm nay đã hơn 100 ngày tỉnh không có ca nhiễm trong cộng đồng. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi một với người có chỉ định tiêm đạt 96%, còn mũi hai đã tiêm được 70% (khoảng một triệu người), dự kiến trong tháng 10 sẽ phủ xong mũi hai", ông Diện nói.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ninh, sắp tới Bộ Y tế cho phép tiêm độ tuổi từ 12 đến 17, khoảng 120.000 người trên địa bàn sẽ được tiêm.

Đối với thu dung điều trị, tỉnh đã tính đến phương án từ 5.000 đến 10.000 F0 tại cơ sở y tế, còn cơ sở cách ly tập trung đủ sức với hàng trăm nghìn người.

"Hiện nay mọi hoạt động trong tỉnh diễn ra bình thường. Riêng đối với dịch vụ karaoke, quán bar chúng tôi chưa khuyến khích vì hoạt động này ở trong khu vực không gian kín", ông Diện thông tin.

Ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, cho biết địa phương đang nghiên cứu các tiêu chí đánh giá cấp độ nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để vận dụng vào thực tế địa phương.

Bắc Giang hiện không có F0 trong cộng đồng; các cơ sở thu dung, điều trị đã được tăng cường từ đợt dịch hồi đầu năm; các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lập trạm y tế lưu động chăm sóc F0. Vì vậy, nếu chỉ dựa trên hai tiêu chí này, Bắc Giang có thể được phân loại cấp 1.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine trên toàn tỉnh mới đạt 50% dân số mũi một, 25% dân số đủ hai mũi. Tỷ lệ này chưa đáp ứng theo tiêu chí của Bộ Y tế đặt ra là tối thiểu 70% dân số trưởng thành được tiêm mũi một. Hơn nữa, trong đợt dịch hồi tháng 4, địa phương tập trung tiêm cho công nhân, nên cũng chưa đạt tiêu chí về tỷ lệ người từ 50 tuổi được tiêm đủ liều. Vì vậy, Bắc Giang phải tăng một cấp độ dịch, từ cấp 1 lên cấp 2.

Trung tâm TP Bắc Giang những ngày giãn cách xã hội, tháng 5/2021. Ảnh: Ngọc Thành

"Hiện toàn tỉnh có thể tiêm được 100.000 mũi một ngày. Nếu Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine, chúng tôi sẽ sớm đạt được tiêu chí cấp 1 theo hướng dẫn mới", ông Hiệu nói và cho hay tỉnh đã nới lỏng nhiều hoạt động hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, ông Hiệu bày tỏ lo lắng, vì có thể xuất hiện F0 trong cộng đồng. "Chúng tôi đã xác định tinh thần sống chung, nhưng khi có F0 cộng đồng thì phải xử lý kịp thời và hệ thống y tế luôn sẵn sàng, tránh quá tải", ông Hiệu cho hay.

Hôm nay, Đà Nẵng trải qua 14 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm cộng đồng, trong đó có ngày không ghi nhận F0 mới. Một ca dương tính mới là phụ nữ mang thai, mới trở về trên chuyến bay hồi hương hôm 12/10 và cách ly tại nhà vì đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, theo quy định của Bộ Y tế.

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, cho biết đối chiếu với hướng dẫn của Bộ Y tế, thành phố đã cơ bản đạt được các tiêu chí để trở thành cấp 1 - "vùng xanh". Tuy nhiên, do Đà Nẵng chưa đạt được tỷ lệ 80% số người trên 65 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vaccine, nên theo quy định sẽ nâng lên một cấp và trở thành cấp 2 - "vùng vàng".

Bãi biển Đà Nẵng đông đúc người dân và khu khách tắm trong kỳ nghỉ lễ 30/4. Ảnh: Nguyễn Đông

Tới đây, thành phố tiếp nhận hơn 50.000 liều vaccine Pfizer và sẽ tập trung tiêm cho nhóm này. Đà Nẵng đang tính toán mở lại một số hoạt động, và việc mở lại lĩnh vực cụ thể nào sẽ do địa phương quyết định, trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, Chính phủ.

Đến hết ngày 14/10, nhiều tỉnh, thành đã tiêm phủ mũi một cho tất cả dân số từ 18 tuổi như: TP HCM, Quảng Ninh, Long An, Khánh Hòa, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng. Đối chiếu theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, các địa phương này đã thỏa mãn một trong các tiêu chí để đạt cấp 1. Tuy nhiên, các địa phương phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như tỷ lệ người từ 50 tuổi được tiêm đủ liều; F0 cộng đồng; năng lực điều trị ở các tuyến...

https://vnexpress.net/ha-noi-quang-ninh-dat-tieu-chi-vung-xanh-4371630.html





TP.HCM: 12 chốt cửa ngõ vẫn kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19

14/10/2021 14:02 GMT+7

TTO - Theo lãnh đạo Phòng CSGT TP.HCM, hiện tại phòng chưa nhận được công văn chỉ đạo từ cơ quan thẩm quyền nên 12 chốt kiểm soát tại cửa ngõ vẫn đang kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính COVID-19 đối với người dân ra vào TP.

TP.HCM: 12 chốt cửa ngõ vẫn kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với người dân ra, vào TP.HCM tại chốt cửa ngõ cầu Vĩnh Bình, TP Thủ Đức - Ảnh: MINH HÒA

Chiều 14-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thượng tá Nguyễn Đình Dương - trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM - cho biết hiện tại lực lượng ở 12 chốt cửa ngõ TP.HCM vẫn kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với người dân ra, vào TP như trước đây.

"Chúng tôi có nắm được thông tin về việc không còn kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 khi di chuyển giữa các vùng. Tuy nhiên, hiện nay Phòng PC08 chưa nhận được chỉ đạo cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền nên vẫn thực hiện việc kiểm tra như trước", thượng tá Dương chia sẻ.

Theo thượng tá Dương, hiện tại các chốt cửa ngõ vẫn kiểm tra người và xe ra, vào TP phải đủ các điều kiện và có giấy xác nhận tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 hoặc mũi 1 sau 14 ngày, F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày, kèm giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.

Trước đó, tối 13-10, Bộ Y tế có hướng dẫn chuyên môn y tế tạm thời thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ.

Theo hướng dẫn, về xét nghiệm, Bộ Y tế yêu cầu không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, chỉ xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ, nhóm nguy cơ (người có triệu chứng ho, sốt, mất vị giác, khứu giác, khó thở).

Tại khu vực nguy cơ cao, xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên định kỳ tại cơ sở sản xuất kinh doanh, với người di chuyển nhiều như shipper, xe ôm, lái xe; tại khu vực tập trung đông người như chợ đầu mối, siêu thị.

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm thương mại, cơ quan công sở: tự tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Không yêu cầu xét nghiệm khi di chuyển giữa các vùng, ngoại trừ vùng có dịch cấp độ 4, vùng cách ly y tế, phong tỏa, hoặc các trường hợp nghi ngờ đến từ vùng cấp độ 3.

Người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc nghi ngờ. Việc xét nghiệm xử lý ổ dịch thì tùy mức độ và tình hình dịch, khi xét nghiệm thực hiện hình thức mẫu gộp.

Tin sáng 14-10: Người dân đi lại không cần trình giấy xét nghiệm COVID-19Tin sáng 14-10: Người dân đi lại không cần trình giấy xét nghiệm COVID-19

TTO - Từ 6h sáng nay 14-10, hàng loạt hoạt động ở Hà Nội (đã đóng gần 3 tháng nay) như xe buýt, taxi, khách sạn, cơ sở lưu trú, công viên, bảo tàng ở Hà Nội mở lại. Theo hướng dẫn mới ban hành tối qua, toàn Hà Nội là vùng xanh.

MINH HÒA

https://tuoitre.vn/tp-hcm-12-chot-cua-ngo-van-kiem-tra-giay-xet-nghiem-covid-19-20211014132113245.htm



Bộ Y tế quyết định tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Bộ Y tế đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ cao đến thấp, ưu tiên bắt đầu từ 16 đến 17 tuổi và hạ dần độ tuổi.

Ngày 14/10, Bộ Y tế có văn bản số về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.

Theo đó, thực hiện chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tính đến hết ngày 11/10, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 55 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 cho người trên 18 tuổi.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau (vắc xin mRNA, bất hoạt...).

Một số loại vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em. Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy vắc xin có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người lớn và người cao tuổi.

Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em. Để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa, theo kinh nghiệm sử dụng vắc xin của một số quốc gia, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Ưu tiên tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.

Về triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, Bộ đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Loại vắc xin được sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại.

Bộ đề nghị xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Đồng thời các sở y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.

iTVC from Admicro

Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường).

Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.

Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này) theo mẫu ban hành kèm theo Công văn này.

Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cũng đề nghị thực hiện tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur xây dựng tài liệu, lập kế hoạch tập huấn và hướng dẫn việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi cho các tỉnh, thành phố theo địa bàn phân công phụ trách đối với các loại vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho lứa tuổi này.

Viện phải chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/bo-y-te-quyet-dinh-tiem-vac-xin-covid-19-cho-tre-tu-12-17-tuoi-782982.html



Địa phương phải bỏ ngay những yêu cầu trái với Trung ương, gây khó người dân

Chính phủ lưu ý, các địa phương không ban hành các quy định mới và bãi bỏ ngay những yêu cầu, điều kiện trái với quy định của cơ quan Trung ương và gây khó khăn cho người dân, DN.

Chính phủ ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế-xã hội.

Tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương coi kiểm soát dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để ổn định đời sống nhân dân và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; từng bước mở cửa nền kinh tế phù hợp với diễn biến dịch bệnh, độ bao phủ vắc xin; phấn đấu thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi có đủ điều kiện, bảo đảm an toàn.

Địa phương phải bỏ ngay những yêu cầu trái với Trung ương, gây khó người dân
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" với nhiều nội dung nới lỏng và tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16 nhưng ngày 13/10, Hà Nội vẫn còn 22 chốt kiểm soát người ra vào TP

Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; không cát cứ, tách biệt, không áp dụng một cách cực đoan các biện pháp phòng, chống dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nỗ lực cao nhất để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. 

Cùng với đó là tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K + vắc xin, thuốc chữa bệnh, công nghệ và ý thức của nhân dân trong phòng, chống dịch.

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021.

Chính phủ lưu ý, các địa phương không ban hành các quy định mới và bãi bỏ ngay những yêu cầu, điều kiện trái với quy định của cơ quan Trung ương và gây khó khăn cho người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ để tổ chức việc di chuyển của người dân, người lao động bảo đảm trật tự, an toàn, an dân; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động ở lại địa phương làm việc.

Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10.

Có kế hoạch thanh tra mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo đảm nguồn vắc xin và đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vắc xin; tổ chức tiêm chủng vắc xin kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu chiến lược đã đề ra, không để lãng phí.

Trong đó, Chính phủ lưu ý, khẩn trương xây dựng lộ trình tiêm cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Đồng thời, chủ động xây dựng chiến lược cung ứng và sản xuất thuốc điều trị Covid-19, không để bị động; nghiên cứu, tổ chức đánh giá hiệu quả việc sinh kháng thể đối với người đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để bổ sung, hoàn thiện các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, phù hợp, linh hoạt.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, cơ quan, địa phương nghiên cứu, đề xuất thí điểm từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với áp dụng hộ chiếu vắc xin và điều kiện tiêm chủng vắc xin. Việc này phải được báo cáo Thủ tướng trong tháng 10, tạo điều kiện khẩn trương khôi phục thị trường du lịch sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh.

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra không để lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý đối với thuốc, vật tư y tế, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch.

Trước mắt khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề giá xét nghiệm, Kit xét nghiệm Covid-19 được dư luận quan tâm thời gian qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục thông tin kịp thời đến dư luận, bảo đảm công khai, minh bạch.

Thanh tra Chính phủ có kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch vừa qua để chống lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Việc này phải báo cáo đề xuất Thủ tướng trước ngày 15/10. Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008 ngày 14/5/2008, trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi xuyên tạc, đưa tin giả, tin xấu, tin không có cơ sở, chống phá công tác phòng, chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.

Thu Hằng

Đóng mở linh hoạt, tránh 'một cây sâu đốn cả khu rừng'

Đóng mở linh hoạt, tránh 'một cây sâu đốn cả khu rừng'

"Không có người nào, địa phương nào, quốc gia nào an toàn nếu người khác, địa phương khác, quốc gia ....

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/dia-phuong-phai-bo-ngay-nhung-yeu-cau-trai-voi-trung-uong-gay-kho-nguoi-dan-782907.html


Bí thư TP.HCM: Đại dịch bộc lộ ra nhiều yếu kém mà bình thường không thấy

Trong ứng phó với đại dịch Covid-19, đã thấy được những phẩm chất tốt đẹp, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém của một số tổ chức, cá nhân mà bình thường không thấy được.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định như vậy tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 9, tổ chức sáng 14/10.

Bí thư TP.HCM: Đại dịch bộc lộ ra nhiều yếu kém mà bình thường không thấy
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, hội nghị hôm nay bàn bốn nội dung quan trọng để làm tiền đề cho việc khôi phục, phát triển kinh tế TP trong 3 tháng cuối năm và thời gian tới.

Theo ông Nên, sau 14 ngày thực hiện chỉ thị 18 của UBND TP về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch và từng bước phục hồi kinh tế TP đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

“Đến hôm nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP kiểm tra, xem xét và đánh giá các địa phương trên địa bàn TP đã cơ bản kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, cần tiếp tục phấn đấu kiểm soát dịch bệnh để chặng đường phục hồi kinh tế đạt hiệu quả hơn”, Bí thư Thành ủy yêu cầu.

Theo ông Nên, Hội nghị Thành ủy diễn ra sau Hội Nghị Trung ương lần thứ 4 vừa thành công tốt đẹp. Hội nghị Trung ương 4 đã phân tích, đánh giá kết quả đạt được, đồng thời cũng rút ra những bài học hạn chế cần khắc phục.

Thông qua những định hướng, chiến lược quan trọng mà Hội nghị Trung ương 4 đề ra, ông Nên cho rằng TP.HCM cần cụ thể hóa những định hướng này trong chặng đường phát triển kinh tế TP thời gian tới.

Ngoài ra, Bí thư Thành ủy cũng cho biết, trong buổi giám sát của Đoàn ĐBQH về công tác phòng, chống dịch và thực hiện mục tiêu kép trên địa bàn TP.HCM, Chủ tịch nước đã có những chỉ đạo quan trọng với TP cho giai đoạn phục hồi kinh tế.

Thúc đẩy đầu tư công để phát triển kinh tế

Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho biết, hội nghị hôm nay sẽ bàn bốn nội dung quan trọng, gồm:

Bí thư TP.HCM: Đại dịch bộc lộ ra nhiều yếu kém mà bình thường không thấy
Các đại biểu thông qua một số nội dung bàn thảo tại hội nghị

Thứ nhất, tập trung bàn về vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách và các nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm và thời gian tới.

Thứ hai, báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Dân vận…

Thứ ba, bàn về kế hoạch thúc đẩy đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.

Thứ tư, báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện NQ 09 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa và chặng đường sắp tới.

Để bàn về bốn nhóm vấn đề trên, Bí thư Thành ủy yêu cầu các đại biểu tập trung cao độ trí tuệ, trách nhiệm, thảo luận và có đánh giá khách quan về tình hình kinh tế, thu chi ngân sách và dự báo 3 kinh tế trong 3 tháng cuối năm.

Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, trong điều kiện nguồn vốn không đáp ứng được yêu cầu, cần phân tích những khó khăn thách thức đang đặt ra, kể cả những hạn chế yếu kém cần khắc phục, nhất là nguyên nhân chủ quan để khắc phục nhanh chóng. Quan trọng nhất là bàn các biện pháp khả thi để huy động các nguồn vốn, phân bổ các lực cho đầu tư phát triển.

Về nhóm vấn đề xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy công tác Dân vận…. Bí thư Thành ủy cho biết, trong đợt bùng phát dịch, TP gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Thành ủy, Ban Thường vụ đã lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao tinh thần phục vụ tối đa cùng nhân dân vượt qua mọi khó khăn.

Đồng thới, đảm bảo công tác xây dựng Đảng, huy động toàn dân tham gia chăm lo an sinh xã hội cho người yếu thế.

“Trong ứng phó với đại dịch chưa từng có này, chúng ta thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp của từng đồng chí cán bộ trong hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở; đồng thời nhận thấy những hạn chế, yếu kém của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống mà bình thường chúng ta không thể thấy hết được”, Bí thư Thành ủy chia sẻ.

Qua đó, Bí thư TP.HCM đề nghị các đại biểu nghiên cứu sâu, đánh giá xác đáng, tập trung thảo luận và tìm giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng xây dựng Đảng, chính quyền và công tác dân vận.

Với nội dung xây dựng và phát huy vai trò doanh nhân Việt Nam, Bí thư Thành ủy cho rằng, đây là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. Do đó, các đại biểu cần đánh giá đúng mức công lao đóng góp rất quan trọng của doanh nhân, nhất là trong quá trình cùng tham gia phòng, chống đại dịch vừa qua.

Đánh giá cơ chế và sự đồng hành cùng doanh nhân của chính quyền TP thời gian qua và định hướng thời gian tới, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, trong buổi kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Chủ tịch TP Phan Văn Mãi đã gửi đến các doanh nhân thông điệp về niềm tin và phát động cuộc thi: chính quyền thi đua cùng doanh nhân trong thời gian tới.

Không sáng tạo TP.HCM sẽ suy giảm vai trò đầu tàu

Không sáng tạo TP.HCM sẽ suy giảm vai trò đầu tàu

"TP.HCM cần xem kinh tế sáng tạo là một cực phát triển, nếu không sáng tạo trong hướng đi mới, vai trò ....

Hồ Văn

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bi-thu-tp-hcm-dai-dich-boc-lo-ra-nhieu-yeu-kem-ma-binh-thuong-khong-thay-782798.html




II. Ngày 13/10



Bộ Y tế hướng dẫn phân loại mức độ dịch ở các địa phương, Hà Nội thuộc cấp 1

HẠ AN 
BizLIVE - Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, địa phương có số ca mắc dưới 50 ca/tuần và tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 đạt trên 70% sẽ thuộc cấp độ 1.
Bộ Y tế hướng dẫn phân loại mức độ dịch ở các địa phương, Hà Nội thuộc cấp 1
Đường phố Hà Nội sau giai đoạn giãn cách dần đông đúc trở lại.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (trong đó chia thành 4 cấp độ dịch bệnh), chiều nay (13/10), Bộ Y tế cũng ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế để thực hiện.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 3 tiêu chí đánh giá mức độ dịch như sau: Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian. Tiêu chí 2: Độ bao phủ vaccine. Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Với tiêu chí 1, số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần
Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 – <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150). Các địa phương có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.
Với tiêu chí 2, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vacine phòng COVID-19
Tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 phân theo 2 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine). Các địa phương có thể điều chỉnh tỉ lệ tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
Trong tháng 10/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19. Từ tháng 11/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.
Tiêu chí 3, đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến
Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4 .
Các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra.
Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ theo bảng sau
Trong đó Tiêu chí 1 có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Về việc điều chỉnh cấp độ dịch, Bộ Y tế hướng dẫn, trường hợp không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.
Và phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu về việc thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ôxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vaccine, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội, ...), khả năng ứng phó có thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp, đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP.
7 NGÀY GẦN NHẤT HÀ NỘI KHÔNG QUÁ 50 CA MẮC COVID-19, TỶ LỆ TIÊM CHỦNG TRÊN 70%
 Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội
Như vậy, theo hướng dẫn này, nhiều khả năng TP.Hà Nội sẽ thuộc cấp độ 1 nguy cơ thấp (bình thường mới), tương ứng với màu xanh. 
Bởi trong thời gian 7 ngày gần nhất từ ngày 6/10 đến 13/10, Hà Nội ghi nhận 45 ca mắc COVID-19/tuần. Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng của thành phố cũng đã đạt trên 70%.
Thực hiện theo Quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” mà Chính phủ mới ban hành thì:
Nếu dịch ở cấp độ 1 sẽ được tổ chức các hoạt động ngoài trời không hạn chế số người; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh cùng vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải được phép hoạt động (riêng đường hàng không và đường sắt theo quy định riêng).
Khi dịch ở cấp độ 1, các hoạt động, dịch vụ khác được phép hoạt động gồm: Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp; hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…
Riêng cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp và các cơ sở khác sẽ được hoạt động hoặc hoạt động hạn chế, do địa phương quyết định.
Tuy nhiên, với tiêu chí 3, đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến, sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4, Hà Nội hiện chưa công bố số liệu về khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế tại Thủ đô.

https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/vi-mo/bo-y-te-huong-dan-phan-loai-muc-do-dich-o-cac-dia-phuong-ha-noi-thuoc-cap-1-3571336.html



Từ 6h sáng mai 14.10, nhà hàng ăn uống, cà phê cà pháo được bán tại chỗ. Quán nhậu, bia bọt: nằm thở tiếp.
Bar, kara, massage, xyz thì từ từ. Những khách sạn sạn nhà nghỉ đã vô tư.
Học sinh đi học: không vội được đâu
Gym, bể bơi này nọ: chưa thấy đâu
Cắt tóc cạo râu: thoải mái
Xe ôm, taxi, buýt, Grab: được.
Nhưng mấy chục cái chốt cửa ngõ ra vào chưa thấy nói gì vì còn chờ Sở GTVT hướng dẫn.
Thôi thì cũng phải thông cảm cho HN, muốn nhanh thì phải từ từ. Chẳng phải các biện pháp mấy tháng nay cũng có tính giải trí rất cao hay sao.
Ảnh báo TTO chụp sáng nay với các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào TP yêu cầu dân phải có giấy ngoáy mũi âm tính trong vòng 72 giờ, giấy tờ tùy thân, giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra, vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch…



https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/4530544020301478




Hà Nội: Xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ chạy lại từ 6h ngày 14-10

13/10/2021 22:51 GMT+7

TTO - Từ 6h ngày 14-10, xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ ngồi tại Hà Nội được hoạt động trở lại theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải Hà Nội.

Hà Nội: Xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ chạy lại từ 6h ngày 14-10 - Ảnh 1.

Xe buýt Hà Nội sẽ khai thác trở lại từ 6h ngày 14-10 sau nhiều tháng dừng hoạt động vì dịch COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN

Tối 13-10, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội có văn bản thông báo tới Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) và các đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ  trên địa bàn Hà Nội hoạt động trở lại từ 6h ngày 14-10.

Theo đó, xe buýt hoạt động với 50% biểu đồ chạy xe đã được Sở Giao thông vận tải phê duyệt.

Taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ được phép hoạt động với 50% số lượng phương tiện được Sở Giao thông vận tải Hà Nội cấp phù hiệu còn hiệu lực.

Các loại xe chở khách công cộng nói trên được hoạt động trong phạm vi bàn TP Hà Nội

Với xe buýt, phải thực hiện giãn cách trên xe, chở không quá 50% số chỗ (đứng, ngồi) trên xe và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe (kể cả tài xế và nhân viên phục vụ trên xe). Tất cả hành khách, tài xế, nhân viên phục vụ trên xe phải thực hiện đeo khẩu trang đúng cách theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế trong suốt thời gian di chuyên trên xe; thực hiện khai báo y tế khi đi xe buýt theo quy định.

Sở GTVT yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân và phương tiện vận tải hành khách nói trên thực hiện các quy định của Bộ Y tế, Bộ GTVT và TP Hà Nội  như:

Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định; các đơn vị taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ thông báo đến Sở GTVT Hà Nội về số lượng xe được phép hoạt động trên nguyên tắc không vượt quá 50% số lượng xe đã được Sở GTVT cấp phù hiệu còn hiệu lực; tổ chức vệ sinh, khử khuẩn xe hàng ngày và sau mỗi chuyến đi.

Tài xế, nhân viên phục vụ  trên xe phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin phòng COVID-19; tuân thủ "thông điệp 5K", khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; xét nghiệm PCR hoặc test kháng nguyên nhanh khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan; phải xét nghiệm hàng tuần (7 ngày/lần).

https://tuoitre.vn/ha-noi-xe-buyt-taxi-xe-cong-nghe-duoi-9-cho-chay-lai-tu-6h-ngay-14-10-20211013222849895.htm




13/10/2021 16:50 GMT+7

TTO - Chiều 13-10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký công điện hỏa tốc về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, TP nới lỏng nhiều hoạt động kinh doanh, vận tải.

Hà Nội hỏa tốc: Từ 6h sáng mai 14-10, xe buýt chạy lại, hàng quán được phục vụ tại chỗ... - Ảnh 1.

Từ 6h ngày 14-10, hàng quán ăn uống ở Hà Nội được phục vụ tại chỗ, hoạt động 50% công suất - Ảnh: PHẠM TUẤN

Chiều 13-10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký công điện hỏa tốc về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, để bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết trong điều kiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới.

Cụ thể, từ 6h ngày 14-10, TP Hà Nội điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn TP:

- Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.

- Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, đảm bảo các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.

- Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

- Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành du lịch.

- Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và TP gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.

Nội dung công điện không đề cập việc TP sẽ tiếp tục duy trì 22 chốt cửa ngõ ra vào hay sẽ dừng, ngoài ra việc bao giờ học sinh được quay trở lại trường học cũng không được đề cập.

Chỉ yêu cầu Sở Giáo dục - đào tại phối hợp với Sở Y tế rà soát, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021 - 2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại từng địa phương.

Đặc biệt, chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các địa phương tổ chức tiêm chủng cho học sinh trong độ tuổi khi có hướng dẫn và phân giao vắc xin của Bộ Y tế.

https://tuoitre.vn/ha-noi-hoa-toc-tu-6h-sang-mai-14-10-xe-buyt-chay-lai-hang-quan-duoc-phuc-vu-tai-cho-20211013164632839.htm




22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16

22 chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào Hà Nội vẫn áp dụng theo công văn 2434 ngày 29/7 của UBND TP Hà Nội. Người ra, vào Thủ đô phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ, giấy đi đường.

Ngày 12/10, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 128 hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Các địa phương sẽ tạm thời không áp dụng quy định của Chỉ thị 15, 16, 19. Trường hợp cần thiết áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, cao hơn hướng dẫn thì phải báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng.

22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16
 Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16. Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người ra, vào Thủ đô ngày 13/10. 

Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch số 2 đặt tại Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều 13/10, lực lượng liên ngành vẫn kiểm soát người ra, vào TP theo công văn 2434 của UBND TP Hà Nội.

Cụ thể, người dân phải thực hiện khai báo y tế, có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ, giấy tờ tùy thân, giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra, vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch… Các trường hợp không đáp ứng được điều kiện trên, lực lượng chức năng sẽ buộc quay đầu.

Chị Bùi Minh Hà (Mê Linh, Hà Nội) vẫn mong ngóng ngày TP dừng áp dụng các điều kiện kiểm tra giấy tờ để đi qua chốt. Vì mỗi lần đi qua chốt kiểm soát chị vẫn phải dừng lại để khai báo y tế, kiểm tra giấy tờ. Tuy thời gian kiểm tra chỉ mất vài phút nhưng thời gian xếp hàng, chờ đợi lại khá lâu.

22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16
Lực lượng chức năng tại chốt cửa ngõ Hà Nội kiểm tra giấy tờ người ra, vào Thủ đô.

Anh Vũ Minh Trường (Thường Tín, Hà Nội)  đưa mẹ từ Thái Bình lên để trông con nhỏ, giờ muốn đưa mẹ về quê phải xin giấy đi đường như trong hướng dẫn. Tuy nhiên, khi lên chính quyền địa phương, anh được trả lời là không có mẫu giấy đi đường để xác nhận. Theo anh Trường, anh tìm hiểu trên đài báo thì thấy việc đi lại đã thuận tiện hơn nhưng thực tế tại chốt kiểm soát vẫn rất khó khăn. 

Tại chốt kiểm soát dịch trên đường 100 từ Vĩnh Phúc vào Hà Nội, lực lượng chức năng vẫn kiểm tra nghiêm các loại giấy tờ của người đi đường theo văn bản 2434. 

Phía tỉnh Vĩnh Phúc, lực lượng tại chốt vẫn yêu cầu người dân vào địa bàn tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 và giấy đi đường, giấy tờ tuỳ thân như CMND/CCCD.

22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16
22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16
22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16
Người từ Hà Nội vào tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần phải xuất trình giấy đi đường, phiếu xét nghiệm Covid-19 âm tính
Tại chốt kiểm soát Hà Nội, lực lượng chức năng có thông báo về quy định về công tác kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện hành. Theo đó, đối với người đang cư trú trên địa bàn TP và làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu trên địa bàn TP chỉ cần xuất trình giấy đi đường do đơn vị sử dụng lao động cấp theo mẫu, căn cước công dân/ chứng minh nhân dân (CMND), văn bản của đơn vị sử dụng lao động.

Đối với người ở các tỉnh, TP khác vào Hà Nội làm việc hoặc người ở Hà Nội ra các tỉnh, TP khác làm việc, lao động trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì cần xuất trình giấy đi đường; căn cước công dân/ CMND, văn bản của đơn vị sử dụng lao động.

Đối với người ở tỉnh, TP khác đưa, đón bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP, lễ tang, đi sân bay Nội Bài cần xuất trình CMND/ CCCD, kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn thời hạn 3 ngày và các loại giấy tờ theo từng trường hợp.
Đối với trường hợp ra, vào TP vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc thực hiện công vụ và giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp. 

Linh Đan - Nhị Tiến

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/22-chot-cua-ngo-ha-noi-van-kiem-soat-nguoi-ra-vao-nhu-chi-thi-16-782734.html


I. Ngày 12/10


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với các Bộ, ngành về triển khai năm học 2021-2022

12/10/2021 1108

Chiều 12/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc làm việc với một số Bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch năm học 2021-2022.

Dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ; Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh; Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa; Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) Nguyễn Đắc Hưng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp (Ảnh: TTXVN)

Chủ động tổ chức dạy học, linh hoạt giải pháp bù đắp kiến thức cho học sinh

Báo cáo tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GDĐT đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện những giải pháp ứng phó với dịch Covid-19, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GDĐT, địa phương đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022; chủ động xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong trường hợp học sinh chưa được đến trường hoặc học sinh đang học mà phải tạm dừng đến trường.

Tính đến ngày 12/10/2021, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã tổ chức triển khai khá tốt, linh hoạt trong dạy học. Trong đó các địa phương thuộc vùng xanh tổ chức dạy học theo hình thức dạy học trực tiếp; các địa phương thuộc vùng cam và vùng đỏ chủ động tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sớm ổn định và tiếp tục học tập tại địa phương nơi cư trú, Bộ GDĐT đã 2 lần có văn bản gửi các sở GDĐT về việc tiếp nhận và tạo điều kiện học tập cho học sinh di chuyển về cư trú tại địa phương. Các địa phương đều tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận học tập cho các học sinh ở các tỉnh khác đang tạm trú trên địa bàn do thực hiện giãn cách không kịp về nơi cư trú hoặc học sinh di chuyển về nơi cư trú tại địa phương sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội.

Trao đổi về giải pháp bù đắp kiến thức cho học sinh khi quay trở lại trường học, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Giải pháp đầu tiên được Bộ tính đến là chỉ đạo các địa phương linh hoạt trong việc kết thúc năm học, trong đó chấp nhận việc phải kéo dài thời gian để bù đắp kiến thức cho học sinh. Việc này sẽ tùy thuộc vào tình hình từng địa phương để có xử lý cho phù hợp.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc làm việc

Thứ hai, theo Bộ trưởng, khi học sinh quay trở lại học trực tiếp thì việc học trực tuyến, qua truyền hình vẫn sẽ tiếp tục là công cụ duy trì trong việc bù đắp, củng cố kiến thức cho học sinh. Thời gian qua, Bộ GDĐT đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng các bài giảng qua truyền hình cho nhiều khối lớp, đặc biệt là lớp 1, lớp 2. Hệ thống bài giảng này sẽ là nguồn học liệu mở được sử dụng để hỗ trợ, bổ sung kiến thức cho học sinh khi các em quay trở lại trường học trực tiếp.

Bên cạnh việc ban hành chương trình dạy học cốt lõi để sử dụng trong cả điều kiện học sinh học trực tuyến và khi đã trở lại trường học, một giải pháp khác cũng được Bộ trưởng nhắc tới, đó là thời gian qua, nhiều hoạt động đã được thực hiện nhằm hướng dẫn cho học sinh năng lực tự học. Đây vừa là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, song cũng vừa là để thay đổi phương pháp dạy và học, nâng cao khả năng tự học, nghiên cứu tài liệu của học sinh.

“Bộ GDĐT sẽ có những điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá theo hướng phù hợp với tinh thần cốt lõi và khuyến khích tinh thần tự học của học sinh”, Bộ trưởng nói, đồng thời cho rằng: Trong việc củng cố kiến thức cho học sinh, vai trò của phụ huynh, gia đình, người thân, xã hội, các tổ chức hỗ trợ rất quan trọng. Vì vậy, để thực hiện được cần phải tính đến các giải pháp tổng hợp.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh, củng cố kiến thức cho học sinh không chỉ được ngành Giáo dục thực hiện trong năm học 2021-2022 mà sẽ còn được tiếp tục ở những năm tiếp theo. Để hỗ trợ giáo viên thực hiện nhiệm vụ này, Bộ GDĐT sẽ biên soạn các tài liệu nhằm lưu ý về một số kỹ năng cho giáo viên khi dạy củng cố kiến thức cho học sinh.

95% trẻ em từ 12-17 tuổi được tiêm 2  mũi vắc xin trong quý IV năm 2021

Chia sẻ xung quanh các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay: Bộ Y tế đã lựa chọn được loại vắc xin phù hợp và đang chuẩn bị đủ nguồn vắc xin để sẵn sàng tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

Theo rà soát của Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi, với số lượng vắc xin cần để tiêm hai mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV năm 2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi cho trên 95% trẻ em thuộc đối tượng này.

Đối với trẻ em từ 3-11 tuổi (khoảng trên 14 triệu trẻ em), Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vắc xin phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ báo cáo tại cuộc làm việc

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo sở GDĐT chủ trì cùng Sở Y tế rà soát lại các văn bản hướng dẫn về đảm bảo an toàn trường học đã được Bộ Y tế, Bộ GDĐT ban hành, qua đó đánh giá, củng cố và hoàn thiện công tác phòng chống dịch tại cơ sở giáo dục, sẵn sàng mở lại trường học đón học sinh đến trường.

Tại cuộc làm việc, thông tin liên quan đến việc triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng được trao đổi và thống nhất các biện pháp triển khai, nhằm đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho học sinh khó khăn trên cả nước có điều kiện học tập trực tuyến.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, với sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng nỗ lực của các nhà mạng, hiện “sóng” đã bảo đảm cho việc học trực tuyến tại tất cả các địa phương đang thực hiện giãn cách.

Đối với “máy tính”, hiện đã có đủ nguồn kinh phí để mua 1 triệu máy tính, các nhà tài trợ đã và đang thực hiện các thủ tục mua sắm theo quy định, đảm bảo các yêu cầu về chủng loại, giá cả và chất lượng. Dự kiến trong tháng 10 sẽ có đợt máy tính đầu tiên được cung cấp đến học sinh tháng 11 tiếp tục đợt thứ 2 với tổng số khoảng 100.000 máy.

“Cố gắng tới cuối năm hoặc chậm nhất quý I năm 2022 sẽ có đủ số lượng máy tính phục vụ việc học tập trực tuyến của những học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng theo chương trình”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho hay

Tổ chức tiêm vắc xin sớm và thật an toàn cho học sinh

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: Năm học 2020-2021, dù trong điều kiện dịch bệnh nhưng ngành Giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học; kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Trong khó khăn đã xuất hiện nhiều cách làm mới đáng khích lệ; tinh thần tự học của học sinh, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thúc đẩy thêm một bước…

Nhận định năm học 2021-2022 sẽ khó hơn nhiều, Phó Thủ tướng chia sẻ: Đến thời điểm này nhiều địa phương chưa thể học trực tiếp, nhiều nơi trong vùng dịch rất khó khăn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng một phần yêu cầu, song dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình chỉ là hình thức bổ trợ và không tránh khỏi những tác động không mong muốn.

Quang cảnh cuộc làm việc

“Chúng ta cần có các giải pháp rất nhanh cho năm học này”, Phó Thủ tướng nói, đồng thời yêu cầu phải có kế hoạch, giải pháp rất chủ động để hoàn thành kế hoạch năm học; cùng với đó là chủ động có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh bằng các hình thức phù hợp, trong ngắn hạn cũng như trong một vài năm tới.

Thống nhất với phương án của Bộ GDĐT là kế hoạch năm học 2021-2022 sẽ kết thúc linh hoạt, tùy vào tình hình của địa phương, Phó Thủ tưởng lưu ý, sự linh hoạt không chỉ ở cấp tỉnh mà còn sâu hơn xuống cấp huyện, cấp xã; việc thi cử, đánh giá kết quả học tập định kì, cuối năm phải được thực hiện rất linh hoạt.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị ngành Giáo dục sát sao hơn nữa trong việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hình thức cuốn chiếu. Trong đó, việc chuẩn bị sách giáo khoa, từ thẩm định, xuất bản, đến phát hành đến tay học sinh, phụ huynh - thời gian qua dù dịch bệnh nhưng đã làm tương đối tốt - cần tiếp tục làm tốt hơn nữa; đẩy mạnh ứng dụng đặt hàng thương mại điện tử, đưa sách đến tận tay học sinh.

Về đảm bảo an toàn trường học, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GDĐT rà soát kỹ các quy định bảo đảm an toàn học đường. Đồng thời, phải tổ chức tiêm vắc xin sớm và thật an toàn cho học sinh trong độ tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngay việc đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi, để sẵn sàng khi có vắc xin sẽ tổ chức tiêm nhanh và an toàn nhất cho các cháu.

Với tinh thần đến trường phải an toàn, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ GDĐT rà soát lại, chuẩn bị hệ thống giám sát y tế học đường, đảm bảo tất cả học sinh đến trường học đều có đầu mối cụ thể theo dõi sức khỏe. Ngoài an toàn về sức khỏe, Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc chăm sóc, giáo dục học sinh toàn diện; đặc biệt là vấn đề tâm lý học đường.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã huy động cơ sở vật chất trường học để phục vụ phòng chống dịch, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh/thành căn cứ tình hình dịch bệnh, nơi nào không nhất thiết phải sử dụng các cơ sở giáo dục thì sớm tu sửa, củng cố thêm một bước hạ tầng thông tin phục vụ học tập; đảm bảo khi dịch đi qua, học sinh có môi trường học khang trang, sạch sẽ, đáp ứng được yêu cầu học tập.

Bên cạnh các nhiệm vụ trước mắt của năm học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý đến một số nhiệm vụ dài hạn. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GDĐT tiếp tục rà soát các chương trình về củng cố trường lớp học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; trường lớp học gắn với sóng và internet… Đồng thời, bám sát các nội dung Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; chuẩn bị sơ kết đánh giá từng nội dung; kiến nghị những nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7558&fbclid=IwAR3k2n71URA9GQ84kYjY5oIRnVR6nI4x_r4RcuekImjYC1wadMaZou6KAWU




Hành khách từ TPHCM ra Hà Nội trên chuyến bay chiều 12/10, chuyến bay thứ 2 được nối lại giữa 2 địa phương. Ảnh: Trọng Tài.
Hành khách từ TPHCM ra Hà Nội trên chuyến bay chiều 12/10, chuyến bay thứ 2 được nối lại giữa 2 địa phương. Ảnh: Trọng Tài.

TPO - Chiều 12/10, Thứ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn cho hay, Chính phủ đang hoàn thiện để ban hành một nghị quyết trong đó quy định thống nhất với người đi lại giữa các địa phương, tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu. Với thành phố Hà Nội, lãnh đạo địa phương khẳng định, sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân đi lại, mở thêm đường sắt và xe khách liên tỉnh từ ngày 13/10.

Chiều 12/10, chuyến bay thương mại chở khách thứ 2 từ TPHCM về Hà Nội đã được Vietnam Airlines thực hiện thành công sau khi Hà Nội bỏ yêu cầu cách ly tập trung khách tới, tạo điều kiện tối đa cho khách quá cảnh qua Hà Nội để về các tỉnh, thành phố khác.

Kiểm tra thực tế khi chuyến bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, chuyến bay được thực hiện thuận lợi, tiếp tục xây dựng niềm tin cho các địa phương về việc mở cửa đón khách trở lại bình thường. Từ đó, các địa phương cũng tự tin hơn trong gỡ bỏ điều kiện quy định thêm với khách tới.

“Từ kết quả các chuyến bay trong 3 ngày qua, Bộ GTVT sẽ tổng kết, đánh giá để báo cáo Chính phủ xây dựng một nghị quyết với bộ tiêu chí đi lại cho người dân giữa các vùng nguy cơ áp dụng chung trên toàn quốc. Cùng đó, Bộ Y tế sẽ ban hành các quy định, điều kiện y tế áp dụng thống nhất. Khi đó, hy vọng các địa phương sẽ không ban hành thêm quy định gây cản trở đi lại. Nếu muốn quy định khác, phải lấy ý kiến các bộ ngành liên quan mới được thực hiện”, ông Tuấn nói.

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, hiện các quy định về y tế với người dân đi lại giữa các địa phương còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau, dẫn tới địa phương cũng có cách hiểu không thống nhất. Ông Tuấn cho biết, phía cơ quan quản lý vận tải sẽ kiến nghị Bộ Y tế thống nhất ban hành quy định về y tế với người dân đi lại giữa các vùng, điều kiện về theo dõi sức khoẻ tại nơi tới… trong 1 văn bản để toàn quốc dễ dàng theo dõi và thực hiện.

“Sau khi có nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an toàn trong tình hình mới, Bộ Y tế có hướng dẫn chi tiết về y tế, Bộ GTVT sẽ ban hành hướng dẫn chung với hành khách đi lại giữa các vùng áp dụng cho cả đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thuỷ nội địa và hàng hải. Quy định mới có thể được ban hành ngay sau giai đoạn thí điểm (sau ngày 20/10 tới – PV)”, ông Tuấn cho biết thêm.

Hà Nội mở thêm tàu và xe khách

Có mặt tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, Hà Nội luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho người dân đi lại, nhưng phải an toàn. Ngoài mở lại hàng không, từ ngày mai (13/10), Hà Nội cũng mở lại vận tải khách đường sắt và đường bộ (xe khách liên tỉnh) theo đúng yêu cầu của Chính phủ và quyết định của Bộ GTVT.

Theo ông Quyền, điều quan trọng khi mở lại vận tải khách là sự phối hợp giữa các địa phương xung quanh, để người dân quá cảnh qua Hà Nội được về quê thuận lợi, “đi tới nơi, về tới chốn”.

“Hiện mới mở lại hàng không. Ít ngày tới sẽ mở thêm đường sắt, xe khách, lượng người về Hà Nội sẽ tăng lên, nên việc giám sát phòng chống dịch bệnh sẽ khó khăn hơn. Do đó, rất cần người dân về Hà Nội nâng cao ý thức phòng chống dịch, chấp hành nghiêm quy định về cách ly và theo dõi y tế tại nhà”, ông Quyền nói.

Theo ông Quyền, hiện Hà Nội đã tiêm mũi 1 vắc xin gần như 100% với người trên 18 tuổi (không tiêm với các trường hợp chống chỉ định). Tiến độ tiêm mũi 2 vắc xin tới nay đạt xấp xỉ 50%.

“Hà Nội không gây khó dễ với khách tới và cũng xác định thích ứng an toàn với dịch bệnh, nhưng cũng quyết tâm bảo vệ và giữ vững thành quả chống dịch đã có được. Sau khi tiêm phủ vắc xin mũi 2 đủ 14 ngày, Hà Nội sẽ mở cửa trở lại”, ông Quyền khẳng định thêm.

Sẽ có 'chuẩn' đi lại trên toàn quốc, sắp hết cảnh mỗi nơi một kiểu ảnh 1

Thứ trưởng GTVT Lê Anh Tuấn (giữa) cùng Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (phải) kiểm tra thực tế chuyến bay chở khách từ TPHCM về Hà Nội chiều 12/10. Ảnh: Trọng Tài.

Về phía hãng hàng không, ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, sau 3 ngày thực hiện nối lại các chuyến bay chở khách nội địa, các bước triển khai và phối hợp đã nhuần nhuyễn, thông suốt. Giai đoạn này, hãng ưu tiên chở khách công vụ, doanh nghiệp, hoặc có nhu cầu rất cấp thiết.

Tuy nhiên, ông Thành đề nghị các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Y tế hướng dẫn rõ quy định cách ly tại nhà và theo dõi sức khoẻ tại nhà, để người dân biết mình phải làm gì, được làm gì, thực hiện quy trình y tế ra sao… cho mỗi hình thức. Theo ông Thành, các chuyến bay đưa người Việt Nam từ nước ngoài về vừa qua khi áp dụng quy định về khách phải tiêm đủ vắc xin, xét nghiệm, khi về cách ly tập trung cũng chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh.

Theo Cục Hàng không, ngày 12/10, các hãng đã khai thác 28/40 chuyến bay nội địa được cấp phép, với tổng số hơn 1.000 khách.

Riêng với chuyến bay từ TPHCM đi Hà Nội do Vietnam Airlines thực hiện hôm nay có 205 khách. Ngoài khách lưu trú tại Hà Nội còn có khách quá cảnh qua sân bay Nội Bài để về các địa phương lân cận.

Trước đó, chuyến bay ngày 11/10, đã chở 117 khách từ TPHCM ra Hà Nội.

https://tienphong.vn/se-co-chuan-di-lai-tren-toan-quoc-sap-het-canh-moi-noi-mot-kieu-post1384362.tpo?fbclid=IwAR09mB84WYYHHBs-WMdCFht0nNKpauyxuRgAPsMBZyB2WUlr7U5VbWPbnv8


Tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16, chia 4 cấp độ thích ứng an toàn

Cả nước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tạm thời không áp dụng các biện pháp cấp bách; tạm thời không áp dụng Chỉ thị số 15, 16, 19.

Chính phủ vừa ra Nghị quyết ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất

Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Chính phủ nêu rõ, trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.

Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.

Tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16, chia 4 cấp độ thích ứng an toàn
Người Sài Gòn đeo khẩu trang khi ra đường để phòng chống dịch Covid-19

Chính phủ phân loại cấp độ dịch gồm: Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Về tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).

Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng. 

Hoạt động của karaoke, quán bar... do địa phương quyết định

Theo đó, hoạt động tập trung trong nhà sẽ không tổ chức hoặc hạn chế người tham gia ở các vùng đỏ, cam, trong khi vùng xanh sẽ không hạn chế số người.

Giao thông công cộng bằng đường bộ, đường sát, đường thủy nội địa và hàng hải, sẽ phải dừng hoạt động hoặc hạn chế hoạt động ở vùng đỏ, vùng cam, các vùng còn lại đều được hoạt động, riêng vùng vàng giảm công suất. 

Với lưu thông vận chuyển nội tỉnh, liên tỉnh đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.

Với người vận chuyển bằng xe máy (grab) cũng được hoạt động phải đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, nhưng trong trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng người lưu thông.

Với cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch, song phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch trên cơ sở có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, riêng vùng đỏ phải hạn chế hoạt động.

Tương tự, nhà hàng, quán ăn ở vùng đỏ cũng phải hạn chế hoạt động, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, hạn chế số lượng người mua bán cùng một thời điểm.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác như làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử hoặc các cơ sở khác do địa phương quyết định phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hạn chế hoạt động ở vùng vàng, vùng cam và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.

Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo cũng phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, vùng vàng và vùng cam hoạt động có điều kiện và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.

Đối với các hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hoạt động hạn chế ở vùng cam, vùng vàng và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.

Với các cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao… phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hạn chế hoạt động ở vùng cam và chỉ được hoạt động ở vùng xanh, vùng vàng.

Các địa điểm bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao…. được hoạt động ở vùng xanh, hạn chế hoạt động ở vùng vàng, vùng cam và ngừng hoạt động ở vùng đỏ.

Với cá nhân, phải tuân thủ 5K, ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế, tiêm chủng vắc xin, sử dụng mã QR…

Quy định này áp dụng thống nhất trên toàn quốc, có thể áp dụng linh hoạt các biện pháp bổ sung nhưng không được trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc hàng hóa, sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân.

Chính phủ yêu cầu tạm thời không áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19 theo khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86 của Chính phủ và các Chỉ thị số 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.

>> Xem toàn văn Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Thu Hằng 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tam-thoi-khong-ap-dung-chi-thi-16-chia-4-cap-do-thich-ung-an-toan-782461.html

..

0. Ngày 11/10/2021


11/10/2021 | 10:12 AM

   |  

Chúng ta đang dần chuyển trạng thái từ “không COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Các hoạt động xã hội, sản xuất kinh doanh đang từng bước được khôi phục. Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, cho dù dịch bệnh đã được cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác để tự bảo bảo vệ mình, bảo vệ  cho người thân và toàn xã hội. Thực hiện nghiêm 5K + ý thức của mỗi người sẽ là căn cơ cho phòng chống dịch.

Thực hiện nghiêm 5K + ý thức của mỗi người sẽ là căn cơ cho phòng chống dịch.Số ca nhiễm mới mỗi ngày có xu hướng giảm xuống, số ca ra viện tăng. Những bệnh viện dã chiến tại các vùng tâm dịch cũng đang vắng dần bóng người. Ngày 10/10, những chuyến bay nội địa đầu tiên đã được nối lại, đánh dấu một trong những bước đi trên chặng đường trở lại “bình thường mới”. Tại một số địa phương, khi dịch COVID-19 được khống chế, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dần được khôi phục, trong đó có hoạt động du lịch, trước mắt là du lịch nội tỉnh.

Những kết quả đó thực sự không dễ gì có được, mà là sự nỗ lực cao độ của cả hệ thống chính trị, của mọi người dân, là mồ hôi, xương máu của lực lượng tuyến đầu. Và kết quả đó vẫn chưa thực sự chắc chắn bởi chúng ta chưa đạt được miễn dịch cộng đồng khi tổng số liều vaccine được tiêm mới hơn 53,2 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38,2 triệu liều, tiêm mũi 2 khoảng 15 triệu liều. Trong tình hình như vậy, nếu chủ quan, thiếu cảnh giác thì “một đốm lửa nhỏ cũng có thể trở thành đám cháy lớn” khi chỉ cần 1 ca (với biến chủng “siêu lây nhiễm” Delta) không kịp thời được phát hiện là có thể trở thành ổ dịch. Tình trạng này đã khiến nhiều nước trên thế giới vừa mở cửa rồi lại phải đóng để kiểm soát dịch.

Với dịch bệnh này, chưa có gì là chắc chắn. Tuy nhiên, cũng không thể đóng cửa mãi. Đến nay, nhiều nước đã từ bỏ chiến lược “zero-COVID” mà chuyển sang “sống chung an toàn với dịch”. Virus liên tục biến chủng để tồn tại. Trong bối cảnh "chỉ có sự thay đổi là chắc chắn", muốn tồn tại và thành công chúng ta cũng cần phải thích nghi và điều chỉnh để trở nên mạnh mẽ hơn. Với mỗi người dân, trong khi chờ đợi vaccine được phổ biến, việc đầu tiên nên làm là chủ động phòng dịch, tự chăm sóc sức khỏe, sống lạc quan.

Trong “trạng thái bình thường mới”, một số hoạt động đang dần trở lại bình thường, nhưng đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục đòi hỏi các giải pháp kiểm soát chặt chẽ. Mỗi người dân cần tự ý thức, hết sức cân nhắc để tự hạn chế và kiểm soát nhu cầu như nhu cầu đi lại, nhu cầu giao tiếp, tụ tập nơi đông người… của bản thân. Đồng thời, tăng thời gian làm việc tại nhà, nhận hàng hóa tại nhà; cân bằng nhu cầu sống và làm việc trong một không gian hạn chế.

Mỗi người dân cần tự tạo thói quen với “trạng thái bình thường mới”. Ví dụ việc hạn chế người vào thăm, động viên bệnh nhân trong bệnh viện là rất cần thiết trên nhiều khía cạnh về bảo đảm y tế, vệ sinh dịch tễ, văn hóa và quan hệ xã hội. Tại những nơi tập trung đông người tiếp xúc gần, có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19, thay vì thường xuyên diễn ra trong không gian khép kín và đông đúc như trước đây, các hoạt động này cần hướng đến xu hướng được tổ chức trong không gian mở, ngoài trời để giãn cách. Hay cũng phải phải điều chỉnh và giảm bớt nhiều hành vi sinh hoạt có “nguy cơ lây nhiễm cao” như tụ tập nhậu nhẹt… Ý thức tự thân, sự lạc quan và khả năng thích nghi trở thành những nhân tố cơ bản để mỗi cá nhân sống an toàn cùng dịch bệnh trong trạng thái "bình thường mới".

COVID-19 vẫn luôn chực chờ tấn công lúc chúng ta lơ là, thiếu cảnh giác.

Phòng dịch tốt thì không phải chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ. Một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch.

Ý thức với bản thân và cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu, là “lá chắn thép” trong phòng, chống dịch. Chỉ cần một vài người thả lỏng quá mức, việc thiếu cảnh giác rất có thể sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Mặc dù hiện nay, đạt trạng thái “zero-COVID” là rất khó nhưng thêm một người mắc bệnh, thêm nguy cơ tiếp tục truyền bệnh cho người khác, kéo theo sự bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng.

Và về phía các cơ quan, đơn vị, địa phương, lãnh đạo các cấp, cũng cần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất bình tĩnh; phải tỉnh táo, sáng suốt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch có hiệu quả, như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sự nôn nóng, chủ quan trong mở cửa trở lại có thể xóa đi những thành quả quan trọng trong phòng chống dịch./.

Nguồn: Chinhphu.vn

https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/tuyet-oi-khong-uoc-chu-quan-lo-la-trong-luc-nay



(văn bản chính thức được kí ngày 11/10/2021)

Quy định tạm thời 'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19'

VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Quy định tạm thời 'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19'
Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch

Chính phủ đưa ra 4 cấp độ dịch tương ứng với các biện pháp ứng phó: Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ...

Mời xem toàn văn Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời 'Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19'.

Tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16, chia 4 cấp độ thích ứng an toàn

Tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16, chia 4 cấp độ thích ứng an toàn

Cả nước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tạm thời không áp dụng các biện ....

https://vietnamnet.vn/vn/tu-lieu/van-ban/quy-dinh-tam-thoi-thich-ung-an-toan-linh-hoat-kiem-soat-hieu-qua-dich-covid-19-782526.html

..

2 nhận xét:

  1. IV. Ngày 15/10

    Vì sao Hà Nội vẫn chưa bỏ các chốt kiểm soát ra, vào thành phố?

    15/10/2021 12:36 GMT+7
    TTO - Hiện nay, chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ vào TP Hà Nội vẫn đang hoạt động, chưa tháo gỡ theo tinh thần nghị quyết 128 của Chính phủ. Giới chuyên gia cho biết Hà Nội là thủ đô nên cần làm gương cho các tỉnh khác noi theo.

    Trả lờiXóa
  2. VI. Ngày 20/10/2021


    Hà Nội dừng hoạt động các chốt kiểm soát cửa ngõ
    20/10/2021 17:52 GMT+7

    UBND TP Hà Nội giao Công an TP dừng hoạt động của các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra/vào thành phố.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.