Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

21/03/2020

Tiếp tục cầu nguyện Thần và Phật đuổi dịch Cô Vy : vẩy quạt và vãi muối ở Bắc Hải Đạo

Ở Việt Nam, vào giữa tháng 3 vừa rồi, thì võ sư Huỳnh đã thiết đàn tống tiễn ôn thần Cô Vy về lại mảnh đất quê hương Vũ Hán (xem lại ở đây).

Ở Đài Loan, bà tổng thống Thái Anh Văn đi lễ đền thờ nữ thần danh tiếng Mã Tổ (xem lại ở đây).

Bây giờ là điểm thêm tin tức ở Nhật Bản.

Như đã điểm tin trên Giao Blog (ở đây), từ ngày 31/1/2020 (Thứ Sáu) đến hôm nay, ngày 21/2 (Thứ Bảy), đã là gần hai tháng. Trong gần hai tháng ấy, tại ngôi đền lớn Kasuga ở thành phố Nara (Nhật Bản), lễ cầu nguyện đuổi dịch Cô Vy vẫn được nhà đền tổ chức đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày sẽ có lễ buổi sáng và lễ buổi tối. Sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi hết đại dịch Cô Vy.

01/02/2020

Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)

Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và cũng rất đỗi bình dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.

Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị. 

Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !

Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.

Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.

Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.

17/07/2018

Thay những "dải rơm bện lớn" (shime-nawa) tới hơn 5 tấn, ở đền Nhật Bản, bằng cách nào ?

Mình chưa có dịp trực tiếp chứng kiến cảnh thay những shime-nawa lớn đến nhường này, tới 5 hay 6 tấn, mà là được bện từ rơm mới. Loại lớn thế này cũng được bện bằng máy hay hỗ trợ của máy, chứ không thể làm thủ công. Hình ảnh của đại shime-nawa đã đưa lên từ hồi tháng 1 năm 2015 (ở đây).

Cũng là bởi vì không phải năm nào cũng thay đại shime-nawa. Thường phải 5 hay 6 năm thì các ngôi đến lớn ấy mới thay. Dĩ nhiên là phải dùng cần cẩu, để lấy cái cũ ra, rồi lại đưa cái mới vào. Vị chi phải làm việc cả một ngày. Người xem thì thường rất đông.

01/01/2015

Chúc mừng năm mới 2015

Trước cửa nhà ngày đầu năm thường là Kado-matsu hoặc Shime-nawa.

Kado-matsu thì giống như cây nêu của người Việt (nhưng là đặt ở dưới đất và không có độ cao). Còn Shime-nawa thì là dải dây bện bằng rơm, có ý nghĩa giống giống với cây nêu (khu trừ ám khí, xua đuổi tà uế, và mời gọi điều lành điều tốt đến).

Ý nghĩa tổng quát hơn cả là Chúc mừng năm mới.