Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng

09/03/2017

Chữ nghĩa cụ Trạng Trình, ứng nghiệm vào đầu thế kỉ 21 (bài Phạm Văn Ánh)

Nhân câu chuyện về "ngôi mộ cụ Trạng" gần đây.

Từ "khoa học" trong tiếng Việt có gốc từ đâu ?

Theo các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc, thì từ "khoa học" trong tiếng Trung Quốc hiện nay vốn có gốc từ tiếng Nhật (chữ Hán trong tiếng Nhật). Kết quả khảo cứu của phía Trung Quốc đã được Trần Đình Sử giới thiệu bằng tiếng Việt nhiều năm trước (xem lại ở đây).

Từ đó, có thể suy luận, "khoa học" trong tiếng Việt ngày nay cũng là có gốc từ tiếng Nhật (lấy qua tiếng Trung Quốc).

Nhưng cũng có người thì cho rằng, "khoa học" không phải từ tiếng Nhật, mà có thể là "thuần quốc ngữ" do nhóm Phạm Quỳnh làm. Đọc ở dưới.

01/03/2017

Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt (bài Trần Đình Sử)

Bài đã công bố lần đầu năm 1996 (1997). Lên mạng từ năm 2007.

Tức là đã qua 20 năm. Những kết quả nghiên cứu mới từ 1997 đến nay, dĩ nhiên, không có trong bài này.

16/01/2017

Học giả Chu Hữu Quang vừa từ trần tại Bắc Kinh, thọ 112 tuổi

Đã viết nhanh về cụ ở một entry trước (xem lại ở đây), cũng đã sử dụng các nghiên cứu của cụ trong một bài viết gần đây (xem lại ở đây).

Cụ được học giới tôn xưng là "cha đẻ của phương án phiên âm tiếng Trung Quốc hiện đại".

Báo chí Trung Quốc mới đưa tin cụ từ trần, thọ 112 tuổi (1906-2017).

14/09/2016

Một ghi chú về sự "phát rồ" của người Trung Quốc vì không bỏ được chữ Hán

Mình dùng một cái tên khác, cho một ghi chép ngắn của Quách Hiền.

Rất lâu rồi mới thấy cô Quách.

Quả thật, người Trung Quốc đã rất muốn vứt quách chữ Hán đi từ lâu lắm rồi. Nhưng cũng là sự thực rõ ràng, người Trung Quốc không tài nào vứt chữ Hán đi được.

12/09/2016

Nhu cầu tự học chữ Hán và giấc mơ "rồng hóa" thời sau Đổi Mới của Việt Nam

Thử đưa một cuốn sách đã xuất bản năm 1992 bởi Nxb Đồng Tháp.

Có lời giới thiệu của nữ chuyên gia Hán Nôm Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Ngay sau Đổi Mới, nhóm các học giả phía Nam là Trần Khuê - Nguyễn Thị Thanh Xuân nhiều lần kêu gọi việc học lại chữ Hán.

Có một giấc mơ hóa rồng đã như vậy, ở thời đó.

30/08/2016

Trẻ con Đại Việt có cần phải học kha khá chữ Hán không (ý kiến Đoàn Lê Giang)

Kha khá, với nghĩa tạm thời là: khoảng 1.500 chữ Hán.

Hồi tháng 4 năm nay, 2016, nhân mùa hoa đào ở Tokyo, đã viết một entry kỉ niệm một vòng hoa giáp, tức chẵn 12 năm. Entry ấy có nhắc đến anh Giang trong kỉ niệm 12 năm chẵn (đã đi ở đây, 1/4/2004 -1/4/2016).

Vừa rồi, khi gặp lại ở Hà Nội, trong hội thảo Hán Nôm, chúng tôi cụng bia hệt như hồi 12 năm trước, và nói về câu chuyện: bây giờ, tôi đúng bằng tuổi của anh vào năm đó. Tức là đã vừa đi qua một vòng hoa giáp, với cả hai anh em.