Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên-giới-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biên-giới-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

18/11/2015

Chuyện về Tô Thị ở Cao Bằng (tên thật của nàng là Tô Thị Hoạn)

Chuyện kể của vùng Bằng Ca.

Chữ "Bằng Ca" hóa ra là tên tiếng Pháp. Quân Pháp tiến đánh vùng này, rồi khi thôn tính được, đặt tên như vậy. Tên cũ của khu ấy, các cụ nói với mình là Bản Khà. 

Ngay nay có chợ Bản Khà. Từ đó, đi vào đất Trung Quốc cũng không xa.

14/10/2015

04/10/2015

Người Choang ở Quảng Tây tự phát nổi dậy

Nhìn vào phần ghi "thành phần dân tộc" của Vi Ngân Dũng, thì được biết anh là người Choang hiện ở huyện Liễu Thành tỉnh Quảng Tây.

Như vậy, anh là người Choang Bắc.

Mà họ Vi là một trong những dòng thổ ti nổi tiếng ở vùng biên giới Việt Trung. Bên này, nổi tiếng với dòng của Vi Văn Định tại Lạng Sơn.

17/06/2015

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không ? (bài An Chi)

Bài vốn kí tên là Huệ Thiên (một bút danh khác, của bút danh An Chi).

Vốn đã in nhiều năm trước. Đại ý: "Vậy là ngay một số ghi chép trong ĐVSKTT như đã trích dẫn trên cũng đủ cho thấy hoàn toàn không có chuyện Mạc Đăng Dung cắt đất của Đại Việt để dâng cho nhà Minh. Có chăng chỉ là các sử thần Lê-Trịnh vì mục đích chính trị đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục nhà Mạc mà thôi".

15/06/2015

Sử gia Nguyễn Văn Siêu đã luận giải : Mạc Đăng Dung không cắt đất

Nguyên bản của Nguyễn Văn Siêu (xem ở dưới) là: "phi cát địa dĩ cầu hối dã". Dịch trực tiếp là: "không phải cắt đất để hối lộ vậy".

Về việc "cắt đất dâng Minh của Mạc Đăng Dung", thì từ lâu, đã có rất nhiều nhà sử học xem xét lại, chỉ ra rằng: đó chỉ là đối sách giả vờ mà thôi. Chứ thực ra, trên thực tế, không hề có chuyện cắt đất (ví dụ luận giải của Trần Quốc Vượng ở entry trước).

Trần Quốc Vượng (dẫn theo Đào Duy Anh) thì chỉ ra là Đại Việt sử kí toàn thư nhầm lẫn. Nếu rõ hơn nữa, thì ghi chép trong ĐVSKTT thực chất là một luận điệu vu cáo của phía Lê Trịnh. Việc vu cáo này đã được chỉ ra ở nhiều chỗ khác nhau, bởi nhiều người khác nhau. Một dạng tâm lí chiến. 

15/12/2014

Bên dòng thác kia, sắp có ngôi chùa mới Phật Tích Trúc Lâm

Tin này, tôi đã điểm từ hạ tuần tháng 11/2014. Tốc độ xây chùa thật nhanh. Những năm tôi du lãng ở vùng đó, cả hai bên biên giới, thì đường đất bên Đại Việt khó khăn (bên kia thì khá chỉnh bị). Năm 2012 thì dân chúng trong cả vùng còn ù ù cạc cạc về việc chùa chiền gì đó. Nhoắng cái, đã xong ngôi chùa rồi ! 

Chùa Phật ngày nay có vai trò hệt như nhà thờ Công giáo thời Pháp cai trị, ra chốn tiền đồn cả.

21/11/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 6 (chuẩn bị khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm, và khu nghỉ dưỡng)

Ngày xưa, các cha cố Pháp thì đề nghị nhà cầm quyền xứ Đông Pháp cho lập các làng công giáo ở biên giới. Nên ngày nay, có một số nhà thờ giáo họ giáo xứ ở sát biên. Cũng có ý được cấp đồn điền.

Nay thì các tăng lữ Phật giáo xung phong ra vùng tiền đồn của tổ quốc. 

Một đợt liên quan đến tàu khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông, thì gián đoạn tạm thời, nay vùng biên mậu đã trở lại bình thường.

12/11/2014

Thác Bản Giốc : ảnh nghệ thuật của các nghệ sĩ (2014)

Đầu tiên là 2 nghệ sĩ dự thi, và sau đó là nghệ sĩ tóc bạc râu cũng bạc. Đều là ảnh mới chụp. Tên các bức ảnh là tôi tự tiện đặt lại sau đầu mục (tên gốc thì xem ở nguyên chú).

Tôi không thích hai bức đầu. 

Còn bức thứ 3 và 4 thì để không lời.

28/10/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 5 (bài nhóm Dương Danh Huy)

Tôi chưa hiểu rõ là nhóm tác giả này đưa bản đồ Mĩ ra, để làm gì ? Mà thật ra, nên gọi là bản đồ của Việt Nam Cộng hòa (vốn do quân đội Mĩ vẽ lại bản đồ của Pháp lúc rút chạy khỏi Việt Bắc, chú giải cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt). 

21/10/2014

Bản Giốc chờ ngày cất cánh (bài nhóm Đỗ Hùng, 2011)

Tên bài báo đúng như vậy. Nhưng mở bài đã viết rối rồi, chỉ là tiếng Việt chứ chưa phải tiếng Tây tiếng Tàu. Bảo thác "nằm giữa hai tỉnh Cao Bằng của Việt Nam và Quảng Tây của Trung Quốc" là thế nào ? 

Và "Bản Giốc" cất cánh là thế nào ? Cái gì cất cánh ? Thác nước hay là bản làng ?