Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/05/2016

Công bố trực tuyến toàn văn luận văn học vị ở Việt Nam (tháng 5/2016)

Đến thời điểm hiện tại, tháng 5/2016, thì Học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) mới công bố trực tuyến tóm tắt luận văn tiến sĩ. Ví dụ cho một luận văn mới hoàn thành gần đây, ở mảng Sử học, thì đã có nêu ở đây.

Phía Bộ Giáo dục thì có diễn giải như sau (tư liệu 1 ở đây): 

"Trả lời VietNamNet trong chiều 26/4, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Việc Học viện Khoa học Xã hội không công bố toàn văn luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị này là vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 36 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ."

Có một số trường thì công bố trực tuyến toàn văn của luận văn tiến sĩ. Ví dụ như Đại học Kinh tế Quốc dân.

11/05/2016

Mỡ đã lẫn với Vàng Tâm (vàng thau sau 1 năm "vụ thay thế cây ở Hà Nội")

Bản chép ngày 11/5/2016, nhân có việc, về "Vụ thay thế cây ở Hà Nội".

Bia Thủy Môn đình (khắc dựng năm 1670) mang hai chữ Việt Nam


Dũng học tiếng Anh ở Hà Nội

Câu chuyện thực, của em Dũng - con trai cô Trần Thị Vinh ở Viện Sử học.

Cô Vinh là một trong những nhà sử học có nhiều nghiên cứu về vương triều Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh. Một cuốn sách mới của cô đã được điểm ở đây.

10/05/2016

Sự khác biệt trong cách dạy con của Hoàng gia Nhật và "gia đình có điều kiện" Trung Quốc

Giả sử thay "gia đình có điều kiện Việt Nam" vào chỗ "gia đình có điều kiện Trung Quốc" thì có lẽ vẫn đúng.

Nhiều điều muốn nói về Việt Nam, gần đây, tựa như hay được nói tránh đi thành Trung Quốc. Một lối uyển ngữ hóa của báo chí Việt hiện nay.

07/05/2016

HOA LƯ THI TẬP tựa như cũng lại được nhập đồng từ sách của một ông Trương khác (bài cũ 2012)

Nhân sự kiện Hoa Lư thi tập của thơ nhân Hoàng Quang Thuận đạt kỉ lục mới năm 2016, lễ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long vừa rồi, thì đã cho chạy lại bài cũ năm 2012, ở đây.

Nhưng chất lượng bản vớt từ hệ thống blog wp không tốt, nhất là ảnh thì bay cả.

Nên lấy từ bản gốc (lưu giữ bên ngoài), để đăng lại, cho rõ.

Văn nghệ Thứ Bảy : "Hoa Lư thi tập" được trao kỷ lục độc bản thế giới

"

Sáng 5/5, tại Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã trao bằng kỷ lục độc bản thế giới cho cuốn “Hoa Lư thi tập” của GS.VS Hoàng Quang Thuận (Viện Công nghệ viễn thông, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ghi nhận đóng góp độc đáo của GS.VS Hoàng Quang Thuận, đồng thời cho rằng, sự ghi nhận của Liên minh Kỷ lục Thế giới sẽ góp phần khích lệ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho ra đời nhiều hơn nữa các đề tài và công trình có giá trị lịch sử trong tương lai.

"

Bài của Thanh Hà.

Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai

Đó là tên một cuốn sách mới ra của học giả Trần Ngọc Thêm.

"Thần y” thu bộn tiền nhờ chữa vô sinh

"Thần y" ở Hưng Yên.

06/05/2016

Lẽ nào Nguyễn Văn Tuấn cũng là trùm đạo văn ?

Blog Nguyễn Văn Tuấn đã bị đóng gì đó, mà như bạn Phước Béo so sánh thì tựa như blog của bác Thợ Cạo cũng không cánh mà bay mất mấy tháng nay. Tôi đã viết riêng một entry để thắc mắc về việc blog NVT đóng, ở đây (post ngày 22/4/2016).

Bình luận cho entry ấy, có mấy bạn. Một bạn trong đó (Nguyễn Anh Đức) đưa đường link để nói về nguyên nhân.

05/05/2016

Một công việc của chúng tôi ngày trước

Anh C. đã nhập quốc tịch Nhật từ lâu, mang họ của bà xã, mà là cùng họ với Murakami. 

Lúc chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến Đông Kinh, anh hay chỉ dẫn phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật. Anh kể: hồi ấy (giữa thập niên 1970), lẽ anh đi Đài Loan học, nhưng thế nào, lại đến Nhật. Lúc mới đến, tiếng hầu như bằng không. Các đàn anh lớp trước như cụ M., cụ Th., là thầy giáo kèm học tiếng miễn phí.

Các anh ấy đều đi từ Sài Gòn. Và trước năm 1975.