Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/10/2015

Người Choang ở Quảng Tây tự phát nổi dậy

Nhìn vào phần ghi "thành phần dân tộc" của Vi Ngân Dũng, thì được biết anh là người Choang hiện ở huyện Liễu Thành tỉnh Quảng Tây.

Như vậy, anh là người Choang Bắc.

Mà họ Vi là một trong những dòng thổ ti nổi tiếng ở vùng biên giới Việt Trung. Bên này, nổi tiếng với dòng của Vi Văn Định tại Lạng Sơn.

Đã hơn cả 50 năm, nông dân Đại Việt vẫn loay hoay một cách miệt mài, để sáng chế máy cấy

Gần đây, qua báo chí, chúng ta biết : nông dân ta phát huy óc sáng tạo, và không ngừng chế máy móc. Họ sử dụng xe máy để bơm nước tưới tiêu (ở đây và ở đây), hoặc chế máy cấy (ở đây).

Đó là chuyện của những năm thuộc thập niên đầu và thập niên thứ 2 của thế kỉ XXI (2000-2015).

01/10/2015

Tin mới : Bộ Quốc phòng phản luận về nhà 8B Lê Trực

Phía công ty xây dựng nhà 8B Lê Trực thì phát ngôn: chính Bộ Quốc phòng đã cho phép.

Còn bây giờ, Bộ Quốc phòng lại bảo: đâu có, làm gì có việc cấp phép ấy.

Tin mới : Bộ Quốc phòng cho phép công trình bên Lăng Bác cao 70m?

Tin của tờ Dân trí.

Báo tường SGRA (1) : Japan Studies in East Asia as Method (Bai Zhili)

SGRA là viết tắt của "Sekiguchi Global Research Association" - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo. SGRA hội tụ các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) vốn đã hay đang là lưu học sinh Nhật Bản ở chương trình tiến sĩ mà đã hay đang nhận học bổng Atsumi. Cụ thể hơn, có thể xem tại trang chủ của SGRA, tại đây.

28/09/2015

30 phút thưởng dương cầm đặc biệt trong một đời

Viết cho ngày 28 tháng 9 năm Bình Thành 27

Ấy là "một đời người". Cán sự của phía tổ chức đã nói trực tiếp vài lần, rồi lại viết thư nhắn vài lần, rằng đó là 30 phút thưởng dương cầm đặc biệt trong "một đời người". 

"Một đời người thường chỉ có một lần, nên hãy đừng bỏ qua" (trích nguyên văn).

22/09/2015

Hà Nội và Hà Lội (tháng 9 năm 2015)

Trước năm 1975, chú bé Trần Đăng Khoa có bài Hà Nội (đọc lại ở đây).

Bây giờ, năm 2015, tức hơn 40 năm sau, có thể thấy một bài thơ khác, mang tên Hà Lội.