Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/09/2015

Vấn đề Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) trong cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Obama

Đại khái là: khi ông Obama đưa vấn đề Trung Quốc xây dựng đảo ra, thì lập tức ông Tập phản luận ngay, rằng "các đảo ấy đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ xưa".

Thuần túy là lưu tin tức.


Các tin xếp ngược thứ tự.

---


3.

2. Bài của VNN và VnEx

Chủ nhật, 27/9/2015 | 03:13 GMT+7

Những lĩnh vực giậm chân tại chỗ sau cuộc gặp giữa ông Tập và Obama


Chuyến công du Mỹ của ông Tập đã không đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng.

1-5968-1443236294.jpg
Ông Tập (trái) và ông Obama trong buổi họp báo chung tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Hôm qua, sau 21 phát đại bác chào mừng, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, và hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận nhiều lĩnh vực. The Diplomat tổng kết lại những vấn đề đáng lưu ý từ cuộc gặp mà ông Tập đạt được trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ.
Vấn đề Biển Đông
Biển Đông là một chủ đề lớn trong chương trình nghị sự giữa nguyên thủ hai nước, tuy nhiên Mỹ - Trung đã không đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết những bất đồng liên quan đến các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.
Trước cuộc gặp, ông Obama được kỳ vọng sẽ gây sức ép với ông Tập để Trung Quốc ngừng các hoạt động xây dựng phi pháp ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động này đã khiến Mỹ và các đồng minh ngày càng bất an về ý đồ quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo Wall Street Journal.
Thế nhưng trong cuộc họp báo sau hội nghị, ông Tập đã nhắc lại quan điểm cũ của Trung Quốc rằng họ "có chủ quyền" với những hòn đảo trên Biển Đông "từ thời xưa". Trong khi đó, cụm từ Biển Đông còn không xuất hiện trong bản tóm tắt hội nghị của Nhà Trắng. Cả ông Obama cùng ông Tập đều chỉ nhắc lại những quan điểm của riêng mình về vấn đề này tại buổi họp báo chung.
Điểm đáng chú ý là ông Tập đã lần đầu tiên đưa ra lời cam kết công khai rằng Trung Quốc sẽ không "quân sự hóa" các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép trên Biển Đông. Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho rằng đây là một điều mới, dù cam kết của ông Tập không khác mấy so với những tuyên bố của các quan chức ngoại giao Trung Quốc trước đây.
"Đây là một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên điều chưa rõ ràng là khái niệm 'quân sự hóa' mà ông Tập đưa ra ở đây là gì. Phải chăng đó là việc không triển khai chiến đấu cơ lên các đường băng, hoặc không bố trí lửa trên đảo nhân tạo", ông Bonnie Glaser, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.
"Tuyên bố của ông Tập có thể giúp Mỹ và các bên khác có cái để nói khi đề cập đến các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng để làm được việc đó hiệu quả cần phải có một định nghĩa rõ ràng, không quá rộng về quân sự hóa", ông M. Taylor Fravel, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhận định.
Vấn đề an ninh mạng
Trước chuyến thăm của ông Tập, chính quyền Mỹ đã gây sức ép rất lớn với Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng, thậm chí còn đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp cấm vận chống lại hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc.
Sau cuộc gặp hôm qua, nhìn bề ngoài, có vẻ như ông Obama đã thu được những gì mình muốn. Theo Nhà Trắng, hai bên nhất trí "không thực hiện hoặc cố tình ủng hộ hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ qua mạng, trong đó có các bí mật kinh doanh và thông tin mật của doanh nghiệp, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty hoặc lĩnh vực thương mại".
Tuy nhiên, Wall Street Journal cho rằng tuyên bố này sẽ không giải quyết được vấn đề. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Tập đã khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc không tham gia vào hoạt động gián điệp mạng, cũng không ủng hộ các công ty Trung Quốc dùng thủ đoạn này. Do vậy, thỏa thuận trên với Mỹ thực chất chỉ là cái gật đầu của Trung Quốc với những gì mà họ khăng khăng là không làm, và điều đó sẽ không làm các công ty Mỹ cảm thấy an toàn hơn.
Hiệp định đầu tư song phương
Khi chuyến công du tới Mỹ của ông Tập được loan báo, các chuyên gia phân tích cho rằng đây sẽ là bước ngoặt cho Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT). Thế nhưng thực tế cho thấy họ đã quá lạc quan, khi hai bên vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển kể từ khi trao đổi danh sách những lĩnh vực không cho phép nước ngoài đầu tư. BIT thậm chí còn không được nhắc tới trong bản tóm tắt thông tin của Nhà Trắng.
Trong cuộc họp báo chung, ông Obama và ông Tập đều nói rằng họ đã nhất trí "tăng cường" (theo lời ông Obama) và "thúc đẩy mạnh mẽ" (theo lời ông Tập) quá trình đàm phán. Những lời lẽ mang tính ngoại giao này thể hiện một điều rằng BIT vẫn chưa diễn ra đúng như những gì hai bên mong đợi.
Quan hệ quân đội
Quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc không nhận được nhiều chú ý trong cuộc họp báo chung, và nó cũng không được đề cập nhiều trong bản tóm tắt thông tin của Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Mỹ - Trung đã đạt được một số tiến triển nhất định.
Theo thông báo trước đó của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hai nước đã hoàn tất và ký kết một thỏa thuận để kiểm soát các vụ chạm mặt trên không của quân đội hai bên. Thỏa thuận này sẽ ngăn chặn những vụ đối đầu nguy hiểm trên không bằng cách đưa ra những quy định về ứng xử cho phi công quân sự hai nước.
2-5525-1443236294.jpg
Hai nước chưa đạt được nhiều đột phá trong một số lĩnh vực quan trọng. Ảnh:Washington Post
Ngoài ra, dưới sức ép của Mỹ, Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ xem xét biện pháp xây dựng lòng tin tương tự nhằm định hướng hành vi cho lực lượng hải cảnh. Đây là điều rất quan trọng bởi hải cảnh là lực lượng hoạt động tích cực nhất của Trung Quốc ở Biển Đông, hơn cả hải quân. "Trong nhiều vụ chạm mặt trên biển, tàu hải quân của chúng tôi thường xuyên gặp tàu hải cảnh Trung Quốc, như thể họ đi cùng với tàu hải quân Trung Quốc vậy", Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay.
Quan hệ song phương
Cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh rằng quan hệ Mỹ - Trung nhìn chung ổn định. Ông Obama tuyên bố rằng "sự hợp tác của chúng ta đang phát huy hiệu quả", trong khi ông Tập nhấn mạnh việc xây dựng "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" với Mỹ là "một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc".
Trước chuyến thăm này, ông Tập rất được kỳ vọng sẽ định hình được khái niệm về "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" với Mỹ, trong đó coi Trung Quốc như một cường quốc sánh ngang hàng, bình đẳng với Mỹ.
Tuy nhiên, các tuyên bố trong cuộc họp báo chung cho thấy Mỹ - Trung vẫn chưa thống nhất được khái niệm chung về mô hình này, và đây vẫn sẽ là mục tiêu cho nỗ lực ngoại giao trong thời gian tới của Bắc Kinh. Những tuyên bố mà hai nhà lãnh đạo đưa ra không có gì mới so với những gì mà hai nước đã thể hiện trước đây, chứng tỏ quan hệ hai nước vẫn đang bị bó hẹp trong mô hình hiện tại.
Tuy nhiên, cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo cũng đạt được kết quả lớn về biến đổi khí hậu. Trong tuyên bố chung, Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ bắt đầu "hệ thống thương mại hóa khí thải quốc gia" vào năm 2017. Mỹ cũng sẽ thực hiện Kế hoạch Năng lượng Sạch, cam kết giảm 32% lượng phát thải CO2 từ các nhà máy phát điện vào năm 2030 so với mức năm 2005.
Những tuyên bố này được cho là sẽ nâng cao cơ hội thành công cho một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức ở Paris vào tháng 12. Ông Obama cho rằng với việc Mỹ và Trung Quốc – hai nước phát khí thải nhiều nhất thế giới – nhất trí với nhau, thì các nước khác "không có lý do gì" để từ chối tham gia nỗ lực của họ.
Câu hỏi mà The Diplomat đặt ra là quan hệ Mỹ - Trung sẽ đi đến đâu khi cuộc gặp được kỳ vọng nhất giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất đã qua mà chưa đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.
Trí Dũng
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/nhung-linh-vuc-giam-chan-tai-cho-sau-cuoc-gap-giua-ong-tap-va-obama-3285747.html







27/09/2015 09:26 GMT+7

'Hạ màn' ông Tập thăm Mỹ, TQ dương Đông kích Tây

Các cố vấn của ông Tập Cận Bình đã chuẩn bị một chương trình đến Mỹ theo đúng nghệ thuật dùng binh nổi tiếng của TQ “dương Đông kích Tây”, tránh trực diện những vấn đề đối phương quan tâm, vu hồi vào những điểm đối phương không tính hết.


Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình vừa kết thúc với một Tuyên bố chung Mỹ-Trung thể hiện xu thế chủ đạo trong quan hệ hai siêu cường ở thế kỷ 21: vừa đấu tranh vừa hợp tác.
Ông Tập đến Mỹ trong bối cảnh kinh tế TQ có dấu hiệu đi xuống, đồng nhân dân tệ phá giá, cuộc chiến chống tham nhũng gặp khó khăn trong khi kinh tế Mỹ khởi sắc, ông Obama vừa giành được sự ủng hộ của hai viện QH ủng hộ Thỏa thuận hạt nhân Iran+P5, mục tiêu ông theo đuổi suốt gần hai nhiệm kỳ.
Nhiều nhà bình luận đã nhìn nhận ông Tập đến Mỹ trong tư thế yếu và Mỹ có thể buộc TQ phải làm rõ một số vấn đề đặc biệt là hai hồ sơ Chiến tranh mạng và tranh chấp ở Biển Đông. Hàng loạt các tuyên bố hùng hồn của các quan chức Mỹ đã được đưa ra trước chuyến thăm.
Tập Cận Bình thăm Mỹ, Obama, một vành đai một con đường, con đường tơ lụa, phá giá nhân dân tệ, bán đảo Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25/9. Ảnh: Reuters
 Cùng một ngày 21/9/2015, hai quan chức cấp cao Mỹ đã lên tiếng. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo, hoạt động gián điệp mạng do nhà nước bảo trợ phải chấm dứt, và Washington coi đây là mối lo ngại đối với an ninh quốc gia và là nhân tố then chốt trong quan hệ Mỹ - Trung. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew thì bày tỏ quan ngại về các chính sách điều hành tỷ giá đồng nội tệ của TQ, yêu cầu TQ tái khẳng định cam kết hướng tới một nền kinh tế theo định hướng thị trường với động lực là chi tiêu tiêu dùng.
Chuyến thăm của ông Tập cũng trùng với chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Giáo hoàng Francis ngày 23/9/2015.Một ẩn ý làm loãng sự quan tâm của dân chúng hay là áp lực so sánh về chính sách đối với đóng góp hòa bình và quyền con người?
Song không thật đúng như các mong đợi và bình luận, kết quả chuyến thăm của Tập Cận Bình đã cho thấy TQ cứng rắn hơn dư luận nghĩ và Mỹ-Trung mỗi nước đều có những hạn chế để buộc phải hợp tác.
Món quà kinh tế
Nếu như chuyến thăm của Đặng Tiểu Bình đến Mỹ tháng 1/1979 mở đầu cho giai đoạn bình thường hóa quan hệ hai nước thì chuyến thăm 2015 của ông Tập Cận Bình thể hiện vai trò cùng Mỹ lãnh đạo thế giới, đem giấc mơ Trung Hoa so sánh với các giá trị giấc mơ Mỹ, định hình quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc trong thế kỷ 21.

Các cố vấn của ông Tập đã chuẩn bị một chương trình theo đúng nghệ thuật dùng binh nổi tiếng của TQ “dương Đông kích Tây”, tránh trực diện những vấn đề đối phương quan tâm, vu hồi vào những điểm đối phương không tính hết.
Trước chuyến đi, ông Tập đã có những phát biểu về Thái Binh Dương bao la đủ chỗ cho cả Mỹ và TQ, đối đầu sẽ là đại họa cho cả hai bên, quan hệ Mỹ - Trung nên nhìn vào đại cục, là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, và lịch sử đã chứng minh, 2 nước sẽ có lợi khi hợp tác và bất lợi khi đối đầu.
Cuộc diễu binh rầm rộ ngày 3/9/2015 đã phô diễn sức mạnh của nền kinh tế có chi phí quân sự lớn thứ hai thế giới và đang ngày càng làm Mỹ e ngại. Ông Tập đã không chọn Washington là điểm đến đầu tiên theo lễ tân thông thường mà chọn Seattle, một trung tâm kinh tế Mỹ. TQ đã đưa ra món quà chạm ngõ theo nghi lễ phương Đông mà Mỹ khó có thể từ chối.
Đó là các hợp đồng kinh tế về việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 230 dặm, trị giá 12,7 tỉ USD nối giữa Los Angeles và Las Vegas; là việc TQ mua 300 máy bay Boeing của Mỹ và tạo điều kiện để các công ty Mỹ đàu tư 3 tỉ USD vào các dự án sử dụng năng lượng ở TQ.
Trong bài phát biểu tại Seattle hôm 22/9, ông Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất 4 điểm về phát triển mối quan hệ nước lớn kiểu mới giữa hai nước để thăm dò Mỹ.
Ông cho rằng TQ và Mỹ nên hiểu đúng các mục đích chiến lược của nhau, tăng cường hơn nữa sự hợp tác cùng có lợi, giải quyết những bất đồng giữa hai nước một cách thỏa đáng và tích cực tìm kiếm thêm những điểm tương đồng cũng như thúc đẩy các cuộc giao lưu nhân dân.Các chuyến thăm tại Taloma, New York tạo hình ảnh tích cực của ông Tập trong mắt công chúng Mỹ cũng như trên cả khía cạnh kinh tế và quyền con người.
Phát biểu của Obama và Tập Cận Bình tại họp báo chung ngày 25/9 cho thấy hai lãnh đạo đã trao đổi một cách thẳng thắn về các vấn đề quan tâm song để có tiếng nói chung vẫn còn phải phấn đấu. Nói một cách khác hai bên vẫn đang đường ai nấy đi dù có một số biện pháp lòng tin được dề xuất.
Quan hệ nước lớn kiểu mới?
Vấn đề đầu tiên hai lãnh đạo trao đổi là mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Lần đầu tiên Tổng thống Obama hoan nghênh sự trỗi dậy của TQ một cách hòa bình, ổn định, thịnh vượng và là đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế. Ông nhấn mạnh lần đầu tiên Mỹ và TQ sẽ là những đối tác chính thức thúc đẩy phát triển toàn cầu. Thịnh vượng hơn và an ninh hơn sẽ là những kết quả chính mà sự hợp tác Mỹ-Trung mang lại.
Cả hai nước là đối tác trước các thách thức toàn cầu, từ an ninh hạt nhân, chống cướp biển ở mũi Hảo vọng, hòa giải và phát triển ở Afganistan cho đến đấu tranh chống dịch Ebola.
Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác dù cũng còn những bất đồng cần đề cập thẳng thắn và xây dựng. Mỹ-Trung sẽ cùng các nước khác thúc đẩy phát triển Afganistan, hợp tác thực hiện Thỏa thuận hạt nhân Iran, tăng cường lực lượng gìn giữ hòa bình, đồng y giải trừ vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình đã có dịp để tuyên bố chính thức về những điểm chính trong quan hệ nước lớn kiểu mới mà TQ sẽ cùng Mỹ xây dựng, không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng.
Ông ủng hộ một chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, nhấn mạnh vai trò đàm phán 6 bên theo sáng kiến của TQ, ở bán đảo Triều Tiên nhằm từng bước tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên một cách triệt để và xác thực thông qua con đường hòa bình.
Vấn đề thứ hai là hợp tác kinh tế. Mỹ thừa nhận TQ là một thị trường xuất khẩu quan trọng. Trong nhiệm kỳ của ông Obama, xuất khẩu Mỹ vào TQ đã tăng gấp đôi, tạo 1 triệu công ăn việc làm cho người Mỹ. Lo ngại những tác động điều chỉnh đồng nhân dân tệ, Mỹ kêu gọi hai nước tiến tới Hiệp định đầu tư song phương tiêu chuẩn cao tạo điều kiện cho các công ty Mỹ.
Ông Tập đã trấn an doanh nhân Mỹ khi khẳng định Mỹ-Trung là hai nền kinh tế bổ sung cao cho nhau và có tiềm năng to lớn để tiếp tục hợp tác.
Ông khẳng định sẽ tiếp tục con đường cải cách, phối tác chính sách kinh tế vĩ mô và cùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu với ổn định tài chính. Mỹ-Trung đồng y thiết lập liên hệ cấp cao điện thoại thường kỳ về các vấn đề kinh tế.
Cả trong phát biểu cũng như trả lời phỏng vấn, ông Tập không quên nhắc đến cam kết của Mỹ về kế hoạch cải cách hệ thống điều hành và phân bổ quyền lực tại Quỹ tiền tệ quốc tế, biện pháp giảm vai trò của Mỹ và tăng vị trí của TQ trong điều hành tài chính thế giới.
Các sáng kiến Một vành đai Một con đường, Con đường tơ lụa, Ngân hàng AIIB được nêu ra kêu gọi sự hợp tác của Mỹ. Nếu TQ phát triển nó sẽ mang lại lợi ích cho thế giới và nước Mỹ. Nếu Mỹ phát triển, nó cũng mang lại lợi ích cho thế giới và TQ.
Điều đáng chú ý là Chủ tịch Tập khẳng định sẽ tiếp tục cải cách toàn diện sâu rộng, xây dựng quản trị trên nền tảng pháp luật và tăng cường kỷ luật đảng. TQ thể hiện rõ đường lối tiếp tục cải cách kinh tế sâu rộng dưới sự lãnh đạo một đảng.
Về vấn đề thứ ba, Tổng thống Obama đã nêu quan tâm sâu sắc của các DN và công dân Mỹ bị xâm phạm trên mạng. Ông chỉ ra rằng các xâm phạm này phải chấm dứt. Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận chung là hai chính phủ sẽ không tiến hành hoặc hỗ trợ các xâm phạm mạng, đánh cắp sở hữu trí tuệ, bao gồm các bí mật thương mại và các thông tin làm ăn mật nhằm trục lợi thương mại.
Chủ tịch TQ đồng ý hai bên đã đạt được sự đồng thuận quan trong trong cuộc chiến chung chống xâm phạm an ninh mạng, sẽ xử ly các vụ hình sự, thúc đẩy hỗ trợ điều tra và chia xẻ thông tin. Mỹ đã không đi đến cùng lời đe dọa xâm phạm an ninh mạng phải chấm dứt và sẽ có các biện pháp trừng phạt trả đũa khi chỉ đề cập đến an ninh thương mại mà chưa nói đến các xâm phạm an ninh quốc phòng.
 TQ giữ vững quan điểm hai chính phủ sẽ hợp tác vì như Tổng thống Obama chia sẻ đã hiểu hết tâm sự của Chủ tịch Tập – với 1,3 tỷ người, ông không thể bảo đảm hành vi của từng cá nhân trên đất TQ.
Nguyễn Hồng Thao
Tiếp: 'Đòn nắn gân' Biển Đông của ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/264253/-ha-man--ong-tap-tham-my--tq-duong-dong-kich-tay.html



1. Tin của tờ Sankei


南シナ海情勢でオバマ氏「強い懸念」 習氏「古来中国の領土」、サイバー攻撃も「被害者」と主張



オバマ米大統領(右)と中国の習近平国家主席=25日、米ホワイトハウス(AP)
 【ワシントン=山本秀也】オバマ米大統領と訪米中の中国の習近平国家主席は25日、ホワイトハウスで会談した。終了後の共同記者会見でオバマ氏は、アジア太平洋地域の安全保障問題として東・南シナ海情勢に言及し、中国による人工島建設に「強い懸念」を伝えたことを明らかにした。これに対し、習氏は「南シナ海は古来中国の領土だ」と発言。人工島建設は「合法的な主権の範囲」とする主張を繰り返すなど、会談で議論が平行線をたどったことを示した。
 もう一つの焦点だったサイバー攻撃の問題では、企業の知的財産などを狙う攻撃を双方の政府が容認しないことで合意したことを明らかにした。この問題では閣僚級の対話メカニズムの構築でも合意し、年内に初会合を開く。
 サイバー攻撃では、習氏が「中国も被害者だ」と反論し、米中が共同で情報提供やサイバー犯罪の捜査を進める形となった。オバマ氏はこれらの合意を評価しつつも、「まだ仕事は終わっていない」と述べ、米企業や国民の権益保護に全力を挙げると表明した。
 また、オバマ氏は「習氏から人民元の切り下げは避けるとの話があった」と明らかにした。米側は、国際通貨基金(IMF)の基準を満たすことを前提に、人民元をIMFの準備資産「特別引き出し権(SDR)」に加えることに支援を表明した。
http://www.sankei.com/world/news/150926/wor1509260077-n1.html


オバマ氏は人権問題でも、中国で続く弁護士やジャーナリストらへの抑圧を批判したが、習氏は「国により異なった歴史の進展や現実があることを認めるべきだ」と反論するなど、対立が目立つ結果となった。
 地球温暖化防止では、中国が2017年に温室効果ガスの排出量取引制度を中国全土で実施する方針を表明。両国軍用機の偶発的な衝突回避のための行動規範もまとめ、首脳会談に合わせて発表された。
 首脳会談は約2時間に及んだ。25日夕にはホワイトハウスで公式晩餐(ばんさん)会が開かれるなど、外国元首の公式訪問としては最高レベルの形式が整えられた。
http://www.sankei.com/world/news/150926/wor1509260077-n2.html




2015.9.27 05:02


米中首脳会談 南シナ海の懸念強まった



膝詰めの直談判でも、中国の姿勢は変わらなかった。
 習近平国家主席との首脳会談で、オバマ米大統領は南シナ海で中国が進める人工島建設に「重大な懸念」を伝えたが、習氏は「島々は中国固有の領土」と反論し、平行線をたどった。
 会談では、米中間のサイバー問題をめぐる合意など一定の意思疎通も図られた。だが、はっきりしたのは力ずくの海洋進出を進める中国が、米国の制止を拒み、南シナ海の埋め立てや軍事化を続けようとしていることだ。
 地域の平和と安定を乱す中国に対し、日米両国は周辺国とも緊密な連携を図りながら、さらに警戒を強めなければならない。
 南シナ海問題に関連し、両国軍用機の偶発的な衝突を回避する行動規範づくりが合意された。不測の事態を避ける上で必要な措置ともいえるが、それに人工島建設などを抑制する効果はない。
 南シナ海の大半を領有するという中国の主張に根拠はない。人工島の面積は、すでに11・7平方キロに拡大している。
 ハリス米太平洋軍司令官は、3千メートル級の滑走路3本が建設中で「中国が南シナ海を事実上、実効支配することになる」と議会公聴会で述べた。オバマ氏は「米国は航行の自由を行使し続ける」と語った。それには、この地域での抑止力をいかに高めるかが重要な課題となる。
 安倍晋三首相もバイデン米副大統領との会談などを通じ、新安保法制に基づく具体的な同盟の強化策を論じる必要がある。
 サイバー問題では、企業秘密を盗まないことを双方が確認し、閣僚級の対話メカニズムを創設する。米企業の知的財産などを狙う中国のサイバー攻撃を明確に位置付けた意味は小さくないが、合意の実効性は、中国側が具体的な行動をとるかにかかっている。
 首脳会談に先立ち、習氏は米西海岸シアトルで、中国企業による米航空機300機の購入契約成立をアピールした。超大国の米国と台頭する中国が、良好な関係を維持するのは無論、望ましい。幅広い分野で両氏が一致点を見いだそうとした点は評価できよう。
 習氏は米国との「新型大国関係」を改めて持ち出したが、世界の秩序を乱し、国際ルールを守らない国に「大国」を名乗る資格がないことを忘れてはなるまい。
http://www.sankei.com/world/news/150927/wor1509270013-n1.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.