Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/07/2014

Kết quả đào khảo cổ bước đầu đối với thành Na Lữ ở Cao Bằng (tháng 5/2014)

Lúc tôi đến Bảo tàng Cao Bằng, thì thấy cả đống đạn đá (đạn làm bằng đá, vũ khí của nhà Mạc trước đây) vừa được thu về để ở đó, trong mấy bao tải xác rắn. Nó sẽ lại giống như số phận của những đống hiện vật khác đang xếp la liệt trên mặt đất, tức là được để mặc như vậy, tháng qua tháng, năm qua năm. 

Đại khái, vùng Tây Bắc và Đông Bắc, cũng như vùng Tây Nguyên, mỗi tỉnh đều có một cái nhà gọi là Bảo tàng giông giống như vậy.

Quả bom nổ nhằm phá tung mê lộ : Phạm Thị Hoài điểm huyệt

Toàn đoạn có dính câu "điểm huyệt"(được tô đậm), như sau: "vụ An Nam đồ dường như sống lại toàn tập. Tất cả những điều nhà nghiên cứu này từng cảnh báo 5 năm trước vẫn còn nguyên. Sự não nề đặc trưng của các câu chuyện Việt Nam là: muôn thuở không có gì thay đổi. Căn cứ vào hai bài viết rất thuyết phục nhưng chỉ có thể xuất hiện bên lề đó, giới chuyên môn đứng đầu quốc gia hiện ra như những nhà nghiên cứu quan liêu, lười biếng, tùy tiện, bất cẩn, phản khoa học, thiếu trung thực, thậm chí thiếu cả năng lực dịch thuật, và có vẻ khá dốt nát".

Toàn văn cả bài, của tác giả Mê Lộ, thì đọc ở dưới

Đừng tưởng nhà văn không biết chữ Hán, bà đủ phân biệt "Địa không" với "Thiên không" khác nhau ra sao, cũng như "Hóa kị" với "Hóa không" giống nhau ở chỗ nào. Đấy là chưa kể "thối tha" còn có cùng gốc từ với "tha hóa".

Những lời góp ý đáng quí của nhà nho xứ Huế : Trần Đại Vinh nói về sách biển đảo


24/07/2014

Đỗ Bá, người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ Bãi Cát Vàng (bài Viên Đình Phong, 2013 - nhân khi Đà Nẵng đặt tên đường Đỗ Bá)

Bài đã thấy đăng trên web Đà Nẵng, của một tác giả tôi đọc lần đầu tiên. Nguyên tên bài thì xem ở dưới (ở tiêu đề entry, tôi có đổi đi một chút).

Xin hỏi luật sư chuyên nghiệp Nguyen Le-Ha: "Công điện" và "Công hàm" khác nhau như thế nào ?

Ở blog này, một thời gian trước, chúng tôi đã chú ý đến cách đặt vấn đề về chủ quyền biển đảo của một vị luật sư người Việt đang sống ở nước ngoài, mà bản thân ông, luôn sử dụng chữ "luật sư chuyên nghiệp". Xem lại ở đây.

Cách đặt vấn đề của vị luật sư chuyên nghiệp này đã nhận được ý kiến phản hồi từ ông Trương Nhân Tuấn. Sau vài lần trao đổi trở đi trở lại cùng nhau, cuối cùng, đến hôm nay, ông luật sư muốn chấm dứt trao đổi (lí do cụ thể xem ở dưới).

Tôi thì chỉ muốn xin phép được hỏi ông một câu duy nhất như sau. Kính mong ông trả lời giúp cho. 

23/07/2014

Sáu tháng đầu năm 2014, có tới 6 vạn người Việt Nam đến Nhật

Một con số không nhỏ. Tuy nhiên, để biết rõ hơn là có bao nhiêu người đến Nhật với mục đích thuần túy là du lịch thì cần đợi số liệu cụ thể hơn của phía Nhật. Lúc đó, khi số liệu chính thức của phía Nhật đã ra, thì sẽ trở lại ở một entry khác. Nhưng có thể tự đoán/phỏng đoán là cũng phải tới cả vạn người đã tới du lịch Nhật Bản (tạm chỉ tính 1/6 trong tổng số).

Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với biển đảo Việt Nam"

Tin của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, và bài đăng trên trang Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh lấy từ bài.

Một giải thưởng văn chương đã quyết định và công bố, nhưng có thể không còn được lĩnh nữa - 1

Ở Nhật Bản, hằng năm, có nhiều giải thưởng về văn học. Trong đó, quyền uy nhất, được chờ đón nhất là hai giải Akutagawa (bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Akutagawa 芥川龍之介, 1892-1927) và giải Naoki (cũng bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Naoki 直木三十五, 1891-1934).

Đây là hai giải danh giá nhất ở Nhật Bản, nên người cầm bút muốn tham dự giải (tức để được đề cử) phải chuẩn bị lâu công, thường phải trải qua các giải thưởng ở cấp thấp hơn một hoặc nhiều lần. Dĩ nhiên, người xuất sắc, thì lúc tuổi đời còn trẻ cũng được nhận giải ngay ở lần đề cử đầu tiên. Còn thường thì ngay đến khi được đề cử cho hai giải này, cũng phải mất vài lần mới được trao giải. Không ít người được đề cử năm bảy lượt, vẫn không được giải, và mãi chỉ là "nhà văn từng được đề cử" (hay nhiều lần được đề cử) cho giải Akutagawa hay Naoki. Tác phẩm in ra cũng ghi rõ là "tác phẩm được đề cử" cho giải Akutagawa hay Naoki năm nào đó.

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ). 

Mỹ vẫn mời Trung Quốc tập trận chung ở RIMPAC 2014 (10/6/2014)

Tin cũ, hơn một tháng trước. Báo tiếng Việt hình như đưa tin hạn chế.

21/07/2014

Thơ Việt Nam bày bán ở hiệu sách Nhật Bản

Hôm qua, nhân Chủ Nhật, có dạo chơi ở khu phố sách (tên phố là phố sách luôn). Vào tiệm sách Tây, tức dương thư (sách của tây dương), thấy có một tuyển tập thơ Việt Nam mới được bày bán.

Người trong tiệm ghi giá sách bằng bút chí ở góc của bìa ba cuốn thơ ấy: 2100 Yên (tức là tương đương với khoảng 420.000 VND). So với mặt bằng chung của sách Nhật là loại không đắt không rẻ. Nếu mua qua mạng thì đắt hơn vài trăm Yên.

Nhà cũ của ông vua Mỏ Than nước Nhật (Ito Den-emon)


Nhân NHK đang chiếu phim dài tập có liên quan đến Bạch Liên nữ sĩ và ông vua Mỏ Than.


Một làng nhỏ bán nông bán ngư ở trước vũng biển. Thuộc phạm vi của làng, có một hòn đảo nhỏ nằm trong vũng biển. Cảnh sắc và ngôi đền trên đó là của làng. Nhưng quyền sở hữu đá tự nhiên trên đảo, lại thuộc vào gia đình tư nhân.

20/07/2014

Phạm Hoàng Quân lên tiếng: cuốn sách mới ra về chủ quyền biển đảo

Cuối bài, bác Phạm Hoàng Quân ghi ngày tháng là "Cái Bè, ngày 19 tháng Bảy năm 2014". Như vậy là vừa hoàn thành hôm qua. Hôm nay, đã công bố trên mạng.



Lời kết của bài: "Thay cho lời kết, nếu xem tình hình nêu trên như một hiện tượng, những sai sót khó bề chỉnh đốn đã xảy ra tại một cơ quan “tối cao” về chức năng nghiệp vụ, liệu có nên đặt vấn đề rằng phải làm như thế nào để cải tạo tình trạng quan liêu và lạc hậu trong học thuật quan phương -- riêng trong lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm -- ở Việt Nam hiện nay".

Người Việt và người Mường - 4 : nghe tác giả Tạ Đức trình bày trực tuyến (hơn một tiếng đồng hồ)

Tôi thì thấy thú vị vì nhận ra rất rõ âm sắc người miền biển. Cụ Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng thường tự nhận là "người miển biển, ăn sóng nói gió".

Mà người miền biển thì là quen "trôi nổi", tức "di cư", "di chuyển". Trong cuốn sách, Tạ Đức có chứng minh: nhà Trần và nhà Mạc vốn là bọn thuyền chài trôi nổi từ Hoa Nam xuống, và thành hoàng đế nước Nam.




Buổi nói chuyện do Bookhunter Hanoi đưa lên, từ tháng 6 năm 2014.