Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/06/2014

Báo chí Trung Quốc lớn tiếng ca ngợi PHONG CÁCH THIÊN TỬ của người anh em với ông chủ tiệm bánh ở Hồ Nam (gia tộc họ Tập)

Gần đây, người ta đã "tìm được" người anh em như vậy, ở một tiệm bánh thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), trong đại gia tộc họ Tập.

Hôm nay, truyền thông Trung Quốc nhất loạt ca ngợi phong cách của người anh em với ông chủ tiệm bánh.

Toàn văn đọc ở dưới, còn ý chính thì phong cách của người anh em này, được chỉ ra như sau. Tạm gọi là phong cách thiên tử.


Cha và con (nguồn)

Mà trước khi đọc các điểm ở đây (quan điểm của báo chí Trung Quốc), nên ngó qua bài của bác Thiên Lý bên Đại Việt (đã đi mấy hôm trước): Thiên tử nhứt ngôn (tôi mạn phép tự tiện chữa chữ Nhất trong nguyên bản của bác Lý thành Nhứt).

15/06/2014

Chất lượng Giáo sư gốc Việt ở nước ngoài : Qua trường hợp liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958

Trên trang BVN, ông Phạm Quang Tuấn (một học giả Việt Nam hiện làm việc tại Úc) vừa đưa ra một lời bình, rất thẳng thắn, về bài viết của một học giả Việt Nam khác hiện cũng ở nước ngoài (công bố trên tạp chí Thời đại mới số  31 tháng 7/2014 - do nhóm các ông Trần Hữu Dũng ở Mĩ chủ trương).

Nguyên văn lời bình của ông Tuấn: 
"Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp".

Theo đường link, vào đọc bài của ông Thuần. Tôi cũng kinh ngạc, đến rợn người. Ngay từ dòng đầu tiên:


Ấm ớ hội tề như thế này, mà lại còn làm duyên làm dáng. 

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

13/06/2014

Thử xem chuyên gia biên giới Việt Nam phản hồi các tư liệu mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa trình ra

Tôi nghĩ là Trung Quốc còn ủ không ít tư liệu nữa. Chưa vội tung ra hết.

Loạt vừa rồi, họ đưa ra, mới tạm thế, nhưng lại là mang tính chính thức (gửi lên Liên hiệp quốc), cốt để xem Việt Nam có bấn loạn hay không với cái tạm thế ấy đã.

Trong khi chờ đợi để có thể may mắn thấy lại trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958, thử xem mấy bác được mang trọng trách của phía Việt Nam phản hồi thế nào với số tư liệu tạm thế vừa rồi.

Xem toàn văn ở dưới. Đọc bài, đủ biết trình độ của chuyên gia Đại Việt đến đâu.

12/06/2014

Chuyên gia chính trị học khu vực người Hung, có tên Trung Quốc là Sa Long Thái, nói về công hàm Phạm Văn Đồng (năm 2008)

Tên chữ Hán là Sa Long Thái (沙龙泰), còn tên Hung thì là Szalontai, đầy đủ là Balazs Szalontai. Chẳng hạn, có thể thấy tên của ông trong một hội thảo dưới đây đã diễn ra năm 2012, do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Khoa học Hung-ga-ri đồng tổ chức, tại Trung Quốc.

Hội thảo có tên khá hay là 新史料•新发现:中国与苏联和东欧国家关系(1949 - 1989). Tạm dịch: Sử liệu mới - Phát hiện mới : Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước Đông Âu giai đoạn 1949 - 1989

Hình ảnh và tên của Sa Long Thái trong hội thảo.

Năm 1938 : Hoàng đế An Nam ra quyêt định để Hoàng Sa thuộc vào tỉnh Thừa Thiên (theo đề nghị của người Pháp)

Tư liệu do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố trên mạng, từ tháng 10/2009.

Tây Sa chỉ là đảo chim ỉa trong con mắt trí thức Việt Nam đầu thập niên 1930

Vẫn là một entry cũ trên blog Yahoo (), hôm nay, mang lại về đây. 

11/06/2014

Đấu lý giữa chính quyền bảo hộ Pháp với Trung Hoa năm 1932 về Tây Sa

Bài cũ đã đi trên blog Yahoo (). Hôm nay, đưa lại về đây.


Tư liệu in trên giấy năm 1932

Đang làm gì thế, vào những ngày này, ngư dân trên đảo Tây Sa (vốn là Hoàng Sa, và vốn có ngôi chùa Hoàng Sa)

Trên đó, vẫn còn thấy được dấu tích của chùa Hoàng Sa được xây dựng thời Bảo Đại. Đại khái hình dáng hiện này là (nay thành ra Miếu Cô hồn):



Những người đàn ông đan lưới, phơi hải sản, chuẩn bị đi biển. Thấp thoáng bóng dáng của lực lượng quân đội.

Trời rất nắng. Biển cả bao la.

Trẻ con trên đảo đáng yêu như vốn có. Lúc sinh thời, cụ Lê Duẩn từng diễn thuyết rằng: "Với trẻ con, tôi không tính lập trường giai cấp" (phỏng theo ghi chép của một người đã trực tiếp nghe diễn thuyết này, tại Trường Sư phạm Hà Nội trước đây, hồi cụ mới ra Bắc).

10/06/2014

Năm 1938 : Nhật Bản bàn luận về giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa

Đó là năm Chiêu Hòa thứ 13. Tính ra lịch Tây là năm 1938. 

Người Nhật đánh giá cao vị trí chiến lược và giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa. Tư liệu được công bố sau cuộc điều tra thực tế vào năm đó:


Bản đồ Tây Sa, và đường biên giới áp sát đảo Lý Sơn, do Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố, trong chiến lược hù dọa láng giềng

Với sự nhập nhèm, không tử tế, không đàng hoàng như là một đại quốc trong thế giới hiện đại, phía Trung Quốc, mà đại diện là Bộ Ngoại giao, vừa công bố các tài liệu liên quan đến việc họ khẳng định chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa. Trong đó, có một phần là "hồ sơ" về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (đã nói đến ở entry hôm qua).

Ở vùng trời mạng và trời tin tức, thì ra sức tố cáo ngược (vừa đánh người vừa kêu ầm lên là tôi bị chúng nó bắt nạt !).

Ở vùng trời biển Tây Sa (tức Hoàng Sa) thì đưa giàn khoan khủng để xoắn dầu (hai ngôi sao đỏ trong bản đồ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố là chỉ 2 địa điểm đã hạ đặt giàn khoan).

Còn ở vùng trời biển Nam Sa (tức Trường Sa), thì đang "lấn biển khai hoang" ở liền mấy chỗ.

09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).

Phía Trung Quốc vừa nhắc lại về qui trình của công hàm Phạm Văn Đồng : chính báo Nhân Dân (ngày 6/9/1958) đã đăng toàn văn tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc (phát đi ngày 4/9/1958)

Các thông tin do báo chí Trung Quốc vừa tiết lộ dưới đây cần phải xác nhận. Có thể, về phía Trung Quốc, chỉ là nhắc lại mà thôi.

Đầu tiên, phải xác nhận đã, rồi sau đó mới làm gì thì làm. Địa chỉ xác nhận đã rõ ràng: bản gốc trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958.

Thông tin cụ thể như sau (toàn văn ở dưới, còn ở đây, tôi ghi thành mục để rõ qui trình).