Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/03/2014

Người bảo vệ Đức Thầy trả lời: hãy cứ nên tin và cứ tôn thờ Đức Thầy, dù người ta có bảo mình là quái gở hay ngu, thì cũng cứ mặc

Người bảo vệ Đức Thầy ở đây, là tờ T.L.B đã viết ở entry trước. Tựa như là một hộ vệ hay một vệ sĩ trên mặt trận báo chí của Đức Thầy.

Về chi tiết thì như sau:




Chú ý: cần đọc kĩ trả lời của Trung Lập Báo. 

Trước nghi án đạo hình ảnh và bị công kích vào năm 1928, Đức Thầy của Cao Đài đã trả lời như thế nào

Thời đó, trước đấng Cao Đài, tức Đức Thầy, và nhóm môn đệ là người trần mắt thịt của Đức Thầy trong Đại đạo Tam kì phổ độ, đã chia làm 2 phe trên mặt trận báo chí. Tờ Đông Pháp thì chủ công kích (trong đó, đã đăng vụ ăn trộm bìa sách). Còn tờ Trung Lập Báo thì chủ bảo vệ, như là người vệ sĩ của Đức Thầy.

Cũng tựa như mặt trận báo chính thống, cộng thêm với mặt trận blog hiện nay. Sau khoảng 100 năm. Đại khái cục diện vẫn bày ra như vậy, cho dù phương tiện kĩ thuật thì khác nhau một trời một vực. Để in được một mẩu trên tờ Trung Lập Báo hay tờ Đông Pháp thì rất rích rắc, lâu công; còn bây giờ, chỉ vài phút là đã lên thẳng lưới trời lồng lộng để bốn phương có thể cùng trông vào.

05/03/2014

Vào năm 1928, những người khai sáng đạo Cao Đài từng bị đả kích là bọn ăn trộm đã ngang nhiên đạo hình ảnh

Cao Đài là một tôn giáo được sinh ra ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, được chính quyền công nhận, được bảo hộ bằng pháp luật. Bởi vậy, những tư liệu đưa lên đây chỉ có ý nghĩa là: nhìn lại thời kì đầu tiên của một tôn giáo, lúc mới thành lập, chịu dư luận của thế cuộc đương thời. Tất cả chỉ là tư liệu lịch sử, vốn đã có như vậy. Tôi hoàn toàn trung lập, tức không ở phe bài bác, cũng không ở phe ngợi ca/bảo vệ.

Cẩn thận ghi chú mấy dòng ở đầu, để tránh bị hiểu nhầm.

Nhiều doanh nhân đang thành đạt của Việt Nam đã khởi nghiệp từ Ukraina

Mẹ ruột của một trong các doanh nhân đang thành đạt này kể trực tiếp với tôi trong một chuyến cùng đi dài ngày (năm 2004), đại khái: con trai bà bắt bà phải tiêu vặt một ngày 100 đô-la Mĩ. Như vậy, một tháng, bà phải rất vất vả để tiêu cho hết ba ngàn đô-la Mĩ ở khoản tiêu vặt. 

Đối với người vốn rất tiết kiệm như bà, một ngày phải tiêu một trăm đô, là hết sức vất vả, không khác nào một người nông dân Việt Nam ở cùng thời điểm đó phải chật vật với cuộc sống chỉ có thu nhập khoảng một trăm ngàn một tháng.

Tỷ-phú, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Đông-Âu, khởi-nghiệp

04/03/2014

Những trận đánh ngược vào Khâm Châu (Trung Quốc) của người Việt

Ôn lại lịch sử, một cách nghiêm túc, thì thấy:

Để đánh thẳng vào Bắc Kinh, thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thế kỉ XX, thì người Nhật Bản ở ngoài khơi xa (mà người Trung Quốc vẫn chỉ coi là bọn mọi rợ ở phía đông) đã phải bỏ ra khoảng 300 năm đầu tư. Từ ý tưởng, đến thử, thử tiếp, thử tiếp, đến chiếm một phần, cuối cùng là toàn bộ.

Người Việt Nam thì chủ yếu chỉ giữ nước. Mà chủ yếu là giữ trước sự xâm lăng của người Trung Quốc. Hầu như chưa bao giờ xuất hiện ý tưởng thôn tính cả lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả đến ý tưởng (chợt nghĩ ở trong đầu) cũng không, chứ nói gì nữa. Có chăng chỉ là giỏi bắt nạt kẻ yếu hơn mình, như Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,...

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 3 (qua phóng sứ dài kì của Hoàng Anh Sướng, 2008)

Bây giờ, bắt đầu xuất hiện tên của nhà ngoại cảm. Lại trở lại với phóng sự của Hoàng Anh Sướng - một nhà báo rất được một nhà thơ là Trần Đăng Khoa khen ngợi (xem lại các comment ở entry sau).

Chỉ tạm đối sánh với 2 tư liệu trung gian đã dẫn trước (kì 12 của loạt bài này), cũng có thể thấy ra được những điểm cốt yếu.

Với riêng chi tiết ghi số di động của anh Hoàng Văn Khánh (xem trong bài), cũng đã cho thấy ngay trình của nhà báo.

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 2 (hậu duệ Hoàng Văn Khánh ở thời điểm 2002)


Tin đã đăng chính thức trên tờ Lao Động, từ năm 2002. Sau hơn 10 năm, đồng tiền Việt Nam đã mất giá rất nhiều lần (bởi vậy, số tiền vài trăm triệu thời 2002 có thể qui đổi ra tiền hàng tỉ ở thời điểm hiện tại; còn tiền tỉ ở thời điểm 2002 thì quả thực không nhỏ).

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.

01/03/2014

Phủ Dầy hay Phủ Giầy : "Giỏi như sư cũng chịu, chưa bao giờ sư tự thắc mắc phủ đấy là Giầy hay Dầy" (2008 - 2012, Bep)

Cứ độ vài chục năm, tựa như hết việc, các nhà đủ loại (ngôn ngữ học, lịch sử học, văn hóa dân gian, tôn giáo,...) bây giờ lại chuẩn bị tranh luận là Giầy hay Dầy. Đó là phía học thuật. Mà hệt như mấy chục năm trước. Mấy chục năm trước lại giống hệt mấy chục năm trước nữa.

Nhưng xem ra, phía bình dân cũng có tranh luận tương tự chứ không phải chơi. Đọc giải thích của họ thấy có phần thú vị.