Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/04/2013

"Phan xứ Nghệ" và "Phan xứ Quảng" : Dân chủ mới là gì ?

Trên Tia Sáng, mới thấy có bài "Đường lối cách mạng của Cụ Phan xứ Nghệ" của bác Nguyễn Đình Chú. Ở đây, tác giả bài viết gọi cụ Phan Bội Châu là "cụ Phan xứ Nghệ", và cụ Phan Châu Trinh là "cụ Phan xứ Quảng".

Bài viết đặt vấn đề: "gần đây, hoặc trên sách báo hoặc ở các cuộc nói chuyện, xuất hiện khuynh hướng đặt cụ Phan xứ Quảng lên trên hết - không chỉ của giai đoạn đầu thế kỷ XX - mà còn như là người mở đường đi vào tương lai cho lịch sử ". ... "Tuy nhiên đáng tiếc là trong khi đề cao cụ Phan xứ Quảng lại có sự hiểu chưa đúng về cụ Phan xứ Nghệ, do đó vô tình hay hữu ý hạ thấp cụ Phan xứ Nghệ một cách phi lý. Sự hiểu chưa đúng là ở chỗ đã đơn thuần hóa, tuyệt đối hóa cái gọi là đường lối cách mạng bạo động của cụ Phan xứ Nghệ, coi Cụ như là người chỉ có bạo động và bạo động, chẳng dính dáng gì đến duy tân, đến dân chủ".

Triển lãm Đại Việt Nam ở Nhật Bản (16/4-9/6/2013, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu)

Lời dẫn: Mấy hôm trước, người Cửu Châu gửi mail nhắc đến triển lãm Đại Việt Nam tại Cửu Châu sắp được khai mạc. Triển lãm này là một hoạt động kỉ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt - Nhật.

Hồi bảo tàng còn đang xây dựng dang dở, đã có một nhóm nghiên cứu về Việt Nam âm thầm chuẩn bị hiện vật liên quan đến Việt Nam. Một lần, tôi được mời đến để hướng dẫn cách chơi của một số trò chơi dân dã dành cho trẻ em: ô ăn quan, đánh chuyền, cá ngựa.


大ベトナム展


Lần này, có tất cả 165 hiện vật sẽ được trưng bày. Ngoài mượn từ các cơ sở công và tư ở Nhật Bản, Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu còn mượn hiện vật từ Việt Nam và Indonexia.

Từ đây trở xuống là thông tin công khai lấy về từ website của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu.

---


14/04/2013

Đền Hùng và tục thờ vua Hùng từ góc nhìn văn hóa sử


Lời dẫn: Tối qua (13/4/2013), trên VTV1 lại rộn ràng màn trình diễn về lễ hội đền Hùng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bây giờ, ngẫu nhiên thấy một bài của mình về tín ngưỡng thờ vua Hùng đang nằm trên website của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (nhà xuất bản Sự thật trước đây), mà đã lên trang từ tháng 5 năm ngoái (khi mà lễ hội đền Hùng chưa được UNESCO vinh danh).

Từ đây trở xuống là bài lấy về từ Sự thật (phát hiện thấy bản của Sự thật có chỗ mất chữ, nên mình bổ sung lại cho đúng). 

12/04/2013

Giảng viên của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đây: "Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" !

Lời dẫn: Đọc trên blog Beo, thấy entry Thầy của quan ta. Đọc lướt, bỗng giật mình, tưởng bác Beo viết chơi chơi đùa đùa. Đành phải tra cứu một chút. Thì hóa ra đúng là vậy. Đúng là thầy của các quan dạy các quan thế thật. Đăng trên Đất Việt thật, mà là do Bích Ngọc thực hiện đấy.

Các quan ta được đào tạo tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ đây trở xuống là nguyên văn bài phỏng vấn trên Đất Việt. Có lẽ, đã đến lúc, người ta sẽ đưa câu "Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" (và định nghĩa "phép chạy chức, chạy quyền") vào luôn Hiến pháp cho gọn và chắc chăng ?

---
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền


Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc


Cập nhật lúc 06:01, 23/01/2013

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri:

"Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền"

(ĐVO) - Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.

Phủ Giầy mồng 3 tháng 3 năm Quí Tị (2013)

Mồng 3 tháng 3 âm lịch được xem là ngày tiệc (ngày hóa) của Mẫu Liễu. Năm nay, nhằm vào ngày 12/4/2013 (thứ Sáu).

Đưa lên đây một tấm ảnh đại diện.

Để khi khác, lần theo số 3 mà sẽ so sánh ảnh của năm 2013 với các năm 2003, 1993, 1983, 1963, 1943, và nhất là 1933. Chỉ cần so sánh ảnh với nhau, ở cùng một địa điểm này, đã thấy 100 năm đi qua chỉ tựa như thời gian một hạt sương trên lá rớt xuống nền đất mềm.





Tháng 4 năm 2013,
Giao Blog


11/04/2013

Hồ Chủ tịch chuyên được thết tiệc thịt chó ở Quảng Châu (năm 1963)

Lời dẫn: Entry dưới đây đã đi trên blog cũ (Yahoo) vào ngày 18/5/2012, tức gần một năm trước. Bây giờ, cho đi lại nhân thấy khắp nơi râm ran bàn về thịt chó và quốc hồn quốc túy.


Từ đây trở xuống là entry cũ.



---

Hồ Chủ tịch với Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kì, Chu Đức, vào tháng 6 năm 1958


Hôm trước, khi đang còn ở Quảng Châu, tôi đã kể chuyện tướng Trần Độ ăn thịt chó ở đây.


10/04/2013

Bùi Chát, Phạm Thị Hoài và Đoàn Văn Vươn

1. Hôm trước, ngày 1/4/2013, thấy chị Hoài đưa lên trang riêng của mình bài "Một tuyên ngôn ôn hòa, sáng rõ và đàng hoàng". Trong đó, Phạm Thị Hoài viết lời giới thiệu có thể nói là hết sức trang trọng: 

"Tuyên ngôn “Công lý cho Đoàn Văn Vươn” do ba sinh viên luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Các – đồng khởi xướng là một phát ngôn sáng rõ về nội dung, ôn hòa trong lời lẽ và đàng hoàng trong thái độ. Thêm vào đó, cách tổ chức lấy chữ kí trên mạng của Nhóm Khởi xướng đã vượt khỏi hình thức “thủ công” phổ biến trong các phong trào thu thập chữ kí ở Việt Nam hiện nay. Tôi tự hào được ủng hộ bản tuyên ngôn này.".

Hãy chú ý đến cái tên Bùi Quang Viễn với mở ngoặc là Bùi Chát. Đó chính là thi sĩ Bùi Chát thuộc nhóm Mở Miệng ở Sài Gòn. Sát cánh cùng Bùi Chát, còn có Phạm Lê Vương Các và Nguyễn Trang Nhung.

2. Bây giờ, ngày 10/4/2013, thấy Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh ra đòn như thế này với các sinh viên tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn:

"Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình như: sinh viên Phạm Lê Vương Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23 (xếp loại Trung bình yếu theo điểm tín chỉ)  và có nhiều môn thi chưa đạt, trong đó có môn Luật Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn là học viên văn bằng hai với điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình trạng còn nợ nhiều môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản phẩm của những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân?".



Như vậy, theo thông tin này, Bùi Chát đang học văn bằng hai tại đại học trên. Thành tích học tập hình như là yếu kém.

Về với non Côi sông Vị





Đang trên đường đi.

09/04/2013

Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)

Lời dẫn: Hôm trước, lúc du lãng ở Quảng Ninh, đã mắt thấy tai nghe chuyện dưới đây (đăng trên Thể thao Văn hóa). Dân thì khẳng định một phía, còn các chuyên gia của Bộ Văn hóa (các ông Trần Lâm Biền, Đặng Văn Bài) thì kết luận ở một hướng khác.

Bây giờ, về quê của Đức Thánh Niệm thì lại được nghe lại.


Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)
Lại đến đường Thiên Lôi, nối sang đường Nguyễn Văn Linh
Đường mang tên Thiên Lôi (ở Hải Phòng)
Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)



---


Bỏ tượng cổ, đục tượng mới vì... thờ nhầm?



Thứ Hai, 25/03/2013 12:57 

(Thethaovanhoa.vn) - Vì không phân biệt được “cụ” Trần Hưng Đạo với “cụ” Phạm Tử Nghi, hai pho tượng cổ vài trăm năm tuổi tại di tích đình Quỳnh Biểu (Quảng Ninh) sắp phải dỡ bỏ và thay bằng hai pho tượng... mới làm.

Đó là nội dung chính trong biên bản làm việc giữa đại diện Sở VH,TT&DL Quảng Ninh, chính quyền địa phương và một số phụ lão thuộc làng Quỳnh Biểu (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào cuối tháng Hai vừa qua. Ngoài việc đề nghị những phụ lão này “thuyết phục nhân dân đồng ý”, biên bản (có chữ kí của lãnh đạo Sở VH,TT&DL) cũng ghi rõ về việc áp dụng hình thức “lễ hóa giải” cho những pho tượng cổ, sau khi tượng mới được hoàn thành.
Rất nhiều lá đơn khiếu nại từ nhân dân làng Quỳnh Biểu đã được gửi tới báo giới và các cơ quan chức năng sau kết luận trên. Theo đó, quyết định này được đưa ra một cách hoàn toàn trái với nguyện vọng của những người đã chứng kiến câu chuyện oái ăm về hai pho tượng này.
Đình làng Quỳnh Biểu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Lại đến đường Thiên Lôi, nối sang đường Nguyễn Văn Linh

Chúng tôi lại đến. Nơi mà chúng tôi cần đến.




Ai về thành phố Hải Phòng,
Đừng quên thăm quãng đường vòng Thiên Lôi.
Một nơi di tích truyền đời,
Công lao Thánh Niệm tay người làm nên.
Một anh hùng đã bao phen,
Giữ yên bờ cõi, tuổi tên không nhòa.
Vốn làng Vĩnh Niệm quê ta,
Tổng An Dương, huyện cũng là An Dương.
Phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương,
(....)


Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng, 1991, trang 5.



Thánh Niệm đem chúng tôi qua nhà người này, giới thiệu sang nhà người kia, từ dãy phố này sang dãy phố kia. Việc ai người ấy làm. 

07/04/2013

Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)

Chúng tôi lại đang ở Hải Phòng. Rất gần với nơi diễn ra phiên tòa lịch sử mang tên phiên tòa Đoàn Văn Vươn.

1330597057-chuyen-la-1.jpg
Không chú thích ảnh, không lời bình


Blog Yahoo đã bị đóng lại, nên loạt bài cũ về vụ anh Vươn (2012) ở dưới đây chỉ còn thấy tít mỗi entry. Nội dung đã bị bay toàn bộ.

Cái ảnh trên cũng phải đi mượn lại từ blog của bạn MB. Loạt bài trên đã được tôi chủ động khép lại ngay từ năm 2012, và được kết thúc với tấm ảnh trên. Kết thúc ngay từ khi đó, để ngưng hoàn toàn sự quan sát dù xảy ra bất kể gì tiếp sau đó. 

04/04/2013

Cụ Hồ chê thơ Đường : thừa chữ, rườm rà !

1. Tư liệu cho biết cụ Hồ từng bình luận một bài thơ của Đỗ Mục trong tập Thiên gia thi (Thơ của nghìn nhà). Đó là bài Thanh minh như sau:

Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.

(Có người dịch thành:
Thanh minh lất phất mưa phùn
khách đi đường muốn đứt hồn...xót xa
hỏi thăm:”Quán rượu đâu à?"

trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”! )

2. Cụ đưa các ý bình luận, đại khái là bài này có nhiều chữ thừa, có thể lược bỏ. Cụ thể là:

 - Câu đầu nên bỏ hai chữ "Thanh minh", chỉ cần "thời tiết vũ phồn phồn" là đủ ý tả cảnh trời mưa lất phất rồi.

- Câu hai cũng thừa hai chữ "Lộ thượng". "Hành nhân là khách đi đường rồi, cần gì phải Lộ thượng nữa ? Thừa".

- Câu ba cũng lại thừa "Tá vấn". "Cứ hỏi Tửu gia hà xứ hữu ? thì người ta cũng đã biết là Hành nhân hỏi rồi, việc gì còn phải Tá vấn nữa".

- Câu bốn thừa "Mục đồng". Chỉ cần "dao chỉ Hạnh hoa thôn" là đủ nghĩa rồi.


Như vậy, theo ý của cụ, thì bài thơ của Đỗ Mục có thể sửa thành:
Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.


3. Ở mức tổng quát cao hơn, cụ đưa quan điểm sau: "Làm thơ phải biết tiết kiệm lời đúng mức. Đừng dùng thừa chữ. Cũng đừng quá bủn xỉn, khiến bài thơ đọc lên, người nghe không hiểu gì cả".

4. Thiển ý của tôi thì, nếu "bủn xỉn" hơn (so với tứ tuyệt của Đường luật) thì chỉ còn Haiku của Nhật Bản thôi. Haiku là dạng thơ mini của mini, giản tắt của giản tắt, nhiều khi đến mức bủn xỉn.

Không biết ông cụ có từng đọc Haiku của Nhật Bản chưa ? Trong thơ Việt Nam, có ông Lê Đạt đã biến haiku của Nhật thành ra hai-kâu (2 câu) của Việt Nam, để sau này, hình như chỉ có bà Thụy Khê mới đi đu trên dây mà hiểu thủng được nghĩa của loại thơ mini ấy trong gia tài Lê Đạt.

Còn riêng với bài tứ tuyệt của Đỗ Mục ở trên, bỏ đi mất 8 chữ như vậy, e thành ra bủn xin rồi.

---  
Entry liên quan đã đi trên blog này:  
- Cụ Hồ chê thơ Đường: thừa chữ, rườm rà !
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")  
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)

03/04/2013

Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")

Như đã viết ở entry trước, năm 1942, lúc ở hang Pắc Bó, cụ Hồ Chí Minh đã viết và tự in cuốn sách sau (tức tập thơ lục bát "Lịch sử nước ta"):




Giá sách 1 hào. Thời đó, 1 hào, theo đúng lời của ông cụ, là ngang giá với một tháng tổ chức phí (hãy thử đoán xem đây là phí gì).

Cùng thời gian, trên báo Việt Nam độc lập số 117 (ngày 1/2/1942), ông cụ cho đăng bài ngắn "Nên học sử ta". Đây là bài văn, không phải thơ, và ngắn hơn "Lịch sử nước ta" về trường độ. Tuy nhiên, cũng mở đầu bằng cặp lục bát: "Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Thú vị nhất là ở cuối bài "Nên học sử ta", ông cụ có quảng cáo như sau:
"Vừa xuất bản cuốn Sử nước ta bằng thơ. Hay lắm, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương". (q3, 216).

Không biết doanh số của tập thơ "Lịch sử nước ta" hay "Sử nước ta" này như thế nào. Nhưng rõ là ông cụ đã cho xuất bản sách, rồi viết bài điểm sách ấy trên báo. Từ dùng của ông cụ thật gọn: "Hay lắm" !

---
Entry liên quan đã đi trên blog này:
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)