Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

15/09/2015

Cưỡi ngựa vào Hà Nội, khoảng năm 1890 (nguyên tác Otto, bản dịch Phan Ba)

Đây là một đoạn trích dịch, từ một cuốn sách cũ có liên quan về Hà Nội, của một người phương Tây.

Khi ấy, cách nay đã hơn một trăm năm, thành phố Hà Nội mới ước có khoảng 20 vạn dân. Trong đó, có khoảng 2 ngàn người Hoa - người nắm giữ mạng lưới kinh thương chính yếu của thành phố. Người Việt được xem là kém hơn, cả về chữ tín và cả về kĩ nghệ kinh thương.

Dĩ nhiên, diện tích thành phố Hà Nội khi ấy rất bé. Có thể xem bản đồ cũ ở đây.

02/06/2015

Ngoài họ Lý, ở Mai Châu còn có họ Khâu

Họ Khâu là chỉ gia đình của anh em nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan.

Cũng như gia đình họ Lý của Lý Quang Diệu, thì gia đình họ Khâu của Thạc-xỉn đều là gốc Khách Gia, ở Mai Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay (đã nói ở đây).

Loạt ảnh dưới đây là cảnh anh em nhà Thạc-xỉn về thăm quê cha đất tổ ở Mai Châu. Lấy về từ Fb của cô em gái Thạc-xỉn - vốn được đưa lên vào năm 2014.

Vẻ cũ mốc của các ngôi từ đường chưa có điều kiện tái thiết là "đặc sản" ở vùng Mai Châu. Thịt chó ở đây cũng là món đặc sản (khi khác kể sau).

03/04/2015

Lý Quang Diệu - một người gốc Khách Gia ở Mai Châu

Ở blog cũ, và trên tạp chí Xưa & Nay, tôi đã kể chuyện đi ăn thịt chó ở Mai Châu (tỉnh Quảng Đông). Mai Châu được xem là kinh đô của người Khách Gia trên toàn thế giới. Khách Gia tức Hakka, tức Hẹ.

Mai Châu là quê hương của Lý Quang Diệu. Đồng thời cũng là quê của anh em nhà Khâu Đạt Tân - Khâu Anh Lạc (tức nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan).

01/02/2015

Cựu hoàng Bảo Đại sau năm 1945 : Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (1)

Có cuốn hồi kì của cựu hoàng đế Bảo Đại đã được tạm thời giới thiệu ở đây.

Bây giờ, đi một ít thông tin về Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Đây là một ý đồ của người Pháp: dùng người thiểu số để đối đầu với Việt Minh, chuẩn bị dọn đường mong chính quyền thực dân của Pháp trở lại Việt Nam sau năm 1945. Ý đồ của người Pháp đã thất bại cùng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 

Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).

Điểm chú ý: nhóm người Nùng ở Hải Ninh, từ góc nhìn dân tộc học, thì không phải người Nùng. 

24/11/2014

Chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ ?

Liên quan đến lí giải gần đây của cụ An Chi về nghĩa của chữ "Tàu" (hay "Tầu"), thì, bà con người Nam ta đang phản luận lại. Hầu như, người ta đều không đồng tình với lí giải của cụ An Chi (xem ở đây).

Bây giờ, hãy thử xem bản thân chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ.

Tư liệu mà tôi quan sát thì cho thấy, tựa như ban đầu là trong phương ngữ Nam Bộ. Tức là người Nam Bộ gọi người Hoa/người Hán di cư đến Nam Bộ là "Tàu". Rồi thành ra quen, và lan sóng ngược ra Trung Bộ và Bắc Bộ. 

23/08/2014

Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng

Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).

Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:

(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.

(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.

Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.

23/07/2014

Một giải thưởng văn chương đã quyết định và công bố, nhưng có thể không còn được lĩnh nữa - 1

Ở Nhật Bản, hằng năm, có nhiều giải thưởng về văn học. Trong đó, quyền uy nhất, được chờ đón nhất là hai giải Akutagawa (bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Akutagawa 芥川龍之介, 1892-1927) và giải Naoki (cũng bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Naoki 直木三十五, 1891-1934).

Đây là hai giải danh giá nhất ở Nhật Bản, nên người cầm bút muốn tham dự giải (tức để được đề cử) phải chuẩn bị lâu công, thường phải trải qua các giải thưởng ở cấp thấp hơn một hoặc nhiều lần. Dĩ nhiên, người xuất sắc, thì lúc tuổi đời còn trẻ cũng được nhận giải ngay ở lần đề cử đầu tiên. Còn thường thì ngay đến khi được đề cử cho hai giải này, cũng phải mất vài lần mới được trao giải. Không ít người được đề cử năm bảy lượt, vẫn không được giải, và mãi chỉ là "nhà văn từng được đề cử" (hay nhiều lần được đề cử) cho giải Akutagawa hay Naoki. Tác phẩm in ra cũng ghi rõ là "tác phẩm được đề cử" cho giải Akutagawa hay Naoki năm nào đó.

06/07/2014

Hàng xóm mới : Một gia đình Hà Bắc

Hồi đi du lãng ở vùng Chiềng Mai (Thái Lan), mấy năm về trước, tôi thấy mỗi dãy phố tựa như đều có vài điểm giặt máy và sấy máy công cộng. Một không gian nhất định được dành riêng ra, trong đó, nhiều máy giặt cho nhiều kích cỡ khác nhau của đồ giặt, kèm theo là hệ thống máy sấy. Người có nhu cầu giặt giũ ở xung quanh đó sẽ mang đồ giặt và bột giặt nước xả tới, chỉ cần đút đủ tiền xu vào các máy là chúng hoạt động.

24/05/2014

Thấp thoáng bóng dáng của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, tựa như dùng giàn khoan làm cú lật Tập Cận Bình (quan điểm của bình luận gia Thạch Bình)

Thạch Bình 石 平 là một người Trung Quốc hiện đang cư trú ở Nhật Bản. Anh là một bình luận gia chuyên về Trung Quốc, tác giả của những cuốn sách như Vì sao tôi lại từ bỏ Trung Quốc, hay 9 chính trị gia đã phá hỏng quan hệ Nhật - Trung,... Các sách đều viết bằng tiếng Nhật, xuất bản tại Nhật.

Gần đây, anh viết một bài phân tích sắc sảo mang tựa đề "Ông lớn khuất mặt của Trung Quốc nào đã gài bẫy sự kiện giàn khoan gây xung đột với Việt Nam" (toàn văn xem ở phần lưu tư liệu).

Đại ý, Thạch Bình bàn rằng, sự kiện giàn khoan hiện nay là tính toán sai lầm mọi mặt của phía Trung Quốc. Và ông lớn đứng đằng sau sự kiện này muốn tạo ra một thất bại về ngoại giao, để truy cứu người chịu trách nhiệm chính là ông Tập Cận Bình - người đang ra sức truy quét nhóm tham nhũng trong nội bộ Trung Quốc.

Nổi lên ở sau cái màn khuất mặt ấy, tựa như thấy bóng dáng ông Giang Trạch Dân và đệ tử Tăng Khánh Hồng 曾庆红 (người vốn đã từng phụ trách ngành dầu khí Trung Quốc, và từng là Phó Chủ tịch nước Trung Hoa).

Ông Tập Cận Bình và ông Tăng Khánh Hồng

23/05/2014

Gia đình gốc Hoa họ Khâu ở Thái Lan bị hạ bệ : cựu nữ thủ tướng Khâu Anh Lạc vừa bị phái đảo chính bắt giam

Ở blog cũ, tôi đã viết về gia đình gốc Hoa có truyền thống làm Thủ tướng ở Thái Lan. 

5月23日、タイ軍事政権は首都バンコクの軍施設に出頭したインラック前首相とその家族2人を拘束した。軍当局者がロイターに対し明らかにした。写真は1月21日、バンコクで記者団の質問に答えるインラック氏(2014年 ロイター/Athit Perawongmetha

Đó là gia đình họ Khâu, mà người anh Thạc-xỉn chính là Khâu Đạt Tân. Và cô em gái thì là Khâu Anh Lạc. Hôm nay, phái đảo chính đã cho bắt toàn bộ những người đã từng tham chính của gia đình họ Khâu (vì e rằng họ sẽ đào tẩu ra nước ngoài).

17/10/2013

Văn bản Lý Sơn - 2 (bài Nguyễn Đăng Vũ, tháng 7/2009)

Bài gồm hai kì trên báo Tiền PhongỞ đây gộp lại làm một.

Theo thông tin của bài này, văn bản Lý Sơn đã được nhiều người dịch, mà sớm nhất là từ năm 1999. Nguyên văn :"theo các bản dịch của các ông Dương Quỳnh – dịch tháng 3 năm 1999; Võ Hiển Đạt, Nguyễn Đức Tập, Lâm Dũ Xênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tấn An dịch vào tháng 4 - 2009".