Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn asa-ba. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn asa-ba. Hiển thị tất cả bài đăng

04/03/2017

Nhà vua và hoàng hậu đã tới thăm lều tranh Bến Ngự xưa của Phan Bội Châu

Bắt đầu từ 3h30 chiều nay, ngày 4/3/2017. Hôm qua, một người chắt của cụ Phan đã đưa một ít thông tin trên mạng xã hội (ở đây).

Cuộc thăm viếng đã vượt khung thời gian dự kiến ban đầu (dự kiến chỉ có 30 phút).

03/03/2017

Trước ngày nhà vua Bình Thành tới Huế và ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu

Về chuyến thăm Việt Nam chính thức đầu tiên của nhà vua Bình Thành cùng hoàng hậu thì đang tiếp tục dõi theo ở đây.

Theo như dự kiến đã công bố (ở đây, từ 11/2), thì vào ngày mai, Thứ Bảy ngày 4/3/2017, nhà vua sẽ tới Huế, có ghé thăm nhà cũ Phan Bội Châu. Trong khuôn viên ấy, hiện có một tấm bia mới như sau (entry cũ, đã đi từ tháng 10/2016).

Đầu tiên, đưa một ít tin và suy nghĩ vào hôm nay của con cháu cụ Phan.

11/02/2017

Nhà vua Bình Thành gặp vợ con của các anh lính Nhật tham gia Việt Minh, và viếng thăm nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế

Về chuyến công du chính thức của nhà vua Nhật Bản (từ ngày 28/2-6/3/2017), tới Việt Nam và Thái Lan, đã điểm tin ở entry trước (ở đây).

Bây giờ, lịch trình thăm Việt Nam chi tiết của nhà vua đã được công bố. Đáng chú ý là hai điểm sau.

24/01/2017

Theo mạch tiếp tục suy nghĩ về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba trong đương đại (bài mới)

Bài đầu tiên từ năm 2005.

Hơn chục năm sau mới chính thức có bài thứ hai. Mở đầu một mạch tiếp tục suy nghĩ về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba trong bối cảnh đương đại.

Bài thứ hai mang tính "căn cơ" (nhiều chỗ có tính liệt kê một cách bắt buộc) để chuẩn bị cho những bài luận tiếp theo.

18/11/2016

Đêm rồi, vẫn đốt đèn ra viếng bia Phan Bội Châu

Có một hội thảo về đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam được tổ chức tại Nhật Bản.

Một đoàn cán bộ ở Đà Nẵng tới dự. 

Công việc ở hội thảo chắc kết thúc muộn, nên sau 7 h tối thì họ mới tới được Asaba để mong được viếng bia mà cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918.

Phía tiếp đón ở địa phương cảm kích trước lòng thành ấy, trong cái mịt mùng sau 7 giờ tối ở một nơi như Asba, họ vẫn bố trí để có đủ ánh sáng giúp đoàn toại nguyện. Họ phải mượn đèn chiếu sáng của bộ phận PCCC (viết tắt kiểu VN).

07/11/2016

Chuyện về Phan Thiệu Cơ (1930-2013) - người cháu nội lớn tuổi nhất của Phan Bội Châu

Ông là con trai của Phan Nghi Đệ. Là cháu nội giống nhất về vóc dáng của Phan Bội Châu. Cũng là người cháu được gần gũi Phan Bội Châu nhất trong thời kì Ông già Bến Ngự ở Huế (1925-1940).

Về thứ tự giữa Nghi Đệ và Nghi Huynh, hai người con trai của Phan Bội Châu, một người lớn tuổi hơn nhưng chỉ là em và một người nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn là anh, thì đọc ở đây.

26/10/2016

Người chắt của Phan Bội Châu đã tới viếng tấm bia mà chính cụ nội mình dựng năm 1918 ở Asaba

Ngày 24/10, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản đã đến viếng mộ bác sĩ Asaba và dâng lễ trước tấm bia lịch sử đó (đã điểm tin ở đây).

Sang ngày 25/10, thì báo trong nước đưa bài nói về việc chắt nội của Phan Bội Châu tới thị trấn Asaba. Tức là đúng chỗ đại sứ vừa tới hôm qua.

Trước đây, đã thấy hình của người chắt nội này, ở đây, tại Huế. Người ngồi ở giữa chính là người chắt nội, đằng sau lưng của ba người là một tấm bia mới mang bản dịch tiếng Việt do Giao thực hiện năm 2004. Bản dịch được khắc lên bia, và bia đã được dựng ở đó từ năm 2010 (bia có hai mặt, bản dịch nằm trọn ở mặt sau).

17/10/2016

Bản lưu năm 2016 cho trang web lập năm 2003

Từ năm 2003 đến nay, trang web này giữ nguyên trạng, hầu như chỉ lưu, không cập nhật.

Tôi đã lưu riêng nó từ năm 2004 rồi. Nhưng lần đầu tiên lưu với tính chất "công" ở đây. Nhân lúc đang viết (viết lại) về chuyện của hai ông.

15/10/2016

10 năm trước, Xuân Ba viết về cụ Asaba

Đó là năm 2006.

Đã 10 năm trôi qua. Không rõ là nhà báo Xuân Ba đã có dịp tới tận nơi để mục kích sở thị chưa. Nếu có, chắc hẳn sẽ có bài (trường hợp đó sẽ bổ sung sau).

Còn 10 năm trước, khi chưa tới tận nơi, Xuân Ba đã có bài. Mà rất kêu, là "Giọt nước mắt cụ Phan ở chân núi Phú Sĩ".

Chưa rõ Xuân Ba ghi "Tokyo - Aophe, 10-2006", ở cuối cùng, nghĩa là gì nữa. Rất có thể "Aophe" là "Ao Phe" hay "Ao Phê", tức một cái ao nào đó ở Hà Nội, mà được viết theo lối chữ Tây.

29/05/2016

Rằng trăm năm cũng từ đây : 1918-2018

Thiên hạ vẫn đang còn tiếp tục ngâm câu Kiều, bởi hiệu ứng Obama:

Rằng trăm năm cũng từ đây,

Của tin gọi một chút này làm ghi.


Mà thực ra, vốn là "gói dự án" đưa thêm vào bởi người phiên dịch tiếng Anh cho ngài tổng thống Mĩ (đó là một người sinh trưởng ở Việt Nam, sau này sang Mĩ, rồi làm việc cho Nhà Trằng, xem tâm sự của anh ấy, ở đây).

13/07/2014

Chưa kịp ngỏ lời với mảnh đất nhân duyên của Phan Bội Châu trên đất Nhật, bất ngờ chạm tay vào ẤP CHIẾN LƯỢC

Một mảnh đất nhân duyên của nước Nhật gắn với cuộc đời bôn ba cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu, là thị trấn Asaba thuộc tỉnh Shizuoka.

Nguyên chúLễ tiếp nhận bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ Phong trào Đông Du sáng 3/11/2010 tại nhà lưu niệm cụ Phan

Bây giờ, với người Việt Nam nói chung, có lẽ, hai cái tên "Asaba" và "Shizuoka" đã trở nên bớt xa lạ, chứ chưa dám nói là quen quen. 

Tôi là kẻ hậu học, nhờ nhân duyên, mà khoảng các năm 2004-2005, đã thực hiện bản dịch bài văn bia bằng Hán văn mà cụ Phan Bội Châu chấp bút để tưởng niệm cụ Asaba vào năm 1918 sang tiếng Việt. Hiện có thể thấy nguyên bản mang niên đại 1918 trên phiến đá tự nhiên trong khuôn viên chùa Thường Lâm ở Shizuoka, và bản dịch tiếng Việt trên phiến đá cẩm thạch trong khuôn viên khu nhà lưu niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế (niên đại 2010).

07/10/2013

Cũng có những người Nhật đã khóc, hôm 29/9, khi xem phim NGƯỜI CỘNG SỰ

Trích từ blog của nhóm các bạn trẻ ngành IT ở Nhật Bản

Để dẫn đến việc khóc, cũng như điều mà tiếng khóc biểu đạt, thật muôn hình muôn vẻ. Có khi khóc chỉ vì một sự trùng hợp kiểu hai ta đang cùng mặc quần bò sờn đầu gối (tự làm cho sờn rách), lại có khi vì một sự khác biệt kiểu như tóc anh nhuộm vàng còn tóc tôi để nguyên đen. Có khi khóc vì sự thực. Nhưng sự dối trá cũng rất dễ đưa đến tiếng khóc.