Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/09/2016

Khai giảng 2016 : trường học ở bản Lũng Luông, anh Châu và chị Phượng

Anh Châu là Ngô Bảo Châu, và chị Phượng là Nguyễn Thanh Phượng.

Lũng Luông là địa danh thấy nhiều ở vùng miền núi phía Bắc, ở đây là Lũng Luông thuộc Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên).

Sau khi hồi hưu, quan Đại Việt kể chuyện "kinh ngạc" về Nhật Bản

Nghe quan ta kể vào năm 2016, mà tưởng như đọc lại Phan Bội Châu hồi năm 1905 (lúc cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ lần đầu tới Nhật).

Sau hơn 1 thế kỉ, chúng ta vẫn chỉ "kinh ngạc" trước những điều giản dị.

Tiếp tục câu chuyện trẻ con Đại Việt thế kỉ 21 nên học chữ Hán ở mức như thế nào (ý kiến của cựu học sinh Việt Nam cộng hòa)

Để có cái nhìn đa chiều, entry này thu gom ý kiến của những cựu học sinh dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (1954-1975) về việc có nên cho trẻ con Đại Việt thế kỉ 21 học chữ Hán hay không.

06/09/2016

Vai trò của Hán Nôm trong văn hoá đương đại (toàn văn các báo cáo)

Tin về hội thảo Hán Nôm 2016 (gọi tắt) đã điểm ở đây, ở đây, và ở đây.

Toàn văn các báo cáo đã được phía Ban Tổ chức chính thức đưa lên mạng (theo đường link ở dưới).

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt (bài Trần Gia Ninh)


Nhà Dân tộc học Bế Viết Đẳng và lần xét thưởng 2016 (bài Vương Xuân Tình)


Đường Trần Quốc Vượng và đường Nguyễn Hồng Phong

Tên của hai nhà sử học Việt Nam mới được đặt cho hai con đường.

Ở Phủ Lý. Mà không phải ở Hà Nội (ở Hà Nội cũng đã có đường Trần Quốc Vượng thuộc địa bàn quận Cầu Giấy).

Đường Nguyễn Hồng Phong giao cắt đường Lê Duẩn.

31/08/2016

Thêm một kì nhân của võ thuật Đại Việt : Ngô Xuân Bính với Nhất Nam

Trước nay chúng ta đã biết đến B-võ sư Lương Ngọc Huỳnh của phái Lâm Sơn động.

Bây giờ, ta biết thêm một B-võ sư khác, là Ngô Xuân Bính với Nhất Nam.

Quả thực là hồi mới lên mười, mình có khuôn mấy tập mỏng Nhất Nam căn bản về để mấy anh em tự học, tự tập. Không còn nhớ là những tập sách ấy có phải được võ sư Bính viết hay không (khi tiện sẽ lục tìm lại sách cũ - mà không biết có còn lưu được nữa không).

Tiếp tục câu chuyện trẻ con Đại Việt thế kỉ 21 nên học chữ Hán ở mức như thế nào (ý kiến Huy Nguyễn)

Hôm qua đưa bài của Đoàn Lê Giang. Đang muốn đọc một bài ngược ý của anh Giang, nhưng phải là bài hoàn chỉnh từ góc nhìn giáo dục hiện đại.

Bài phê Đoàn Lê Giang thì càng tốt. Để thử xem, thực sự có cần cho bọn trẻ Đại Việt thế kỉ 21 học chữ Hán hay không.

Bây giờ là một tác giả khác, mà tôi đọc lần đầu tiên.

Đâu chỉ một mình chữ Hán, toàn ngành nghiên cứu văn học vừa bị loại bỏ

Nhân đang bàn về văn tự Hán Nôm.

30/08/2016

Trẻ con Đại Việt có cần phải học kha khá chữ Hán không (ý kiến Đoàn Lê Giang)

Kha khá, với nghĩa tạm thời là: khoảng 1.500 chữ Hán.

Hồi tháng 4 năm nay, 2016, nhân mùa hoa đào ở Tokyo, đã viết một entry kỉ niệm một vòng hoa giáp, tức chẵn 12 năm. Entry ấy có nhắc đến anh Giang trong kỉ niệm 12 năm chẵn (đã đi ở đây, 1/4/2004 -1/4/2016).

Vừa rồi, khi gặp lại ở Hà Nội, trong hội thảo Hán Nôm, chúng tôi cụng bia hệt như hồi 12 năm trước, và nói về câu chuyện: bây giờ, tôi đúng bằng tuổi của anh vào năm đó. Tức là đã vừa đi qua một vòng hoa giáp, với cả hai anh em.