Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/09/2014

Thử suy nghĩ hơi nghiêm túc chút : vì sao không có con TRÂU trên trống đồng Đông Sơn ?

Trên trống đồng, chỉ thấy cóc, hay là ếch, hay thậm chí là nhái bén, là được bàn bạc nhiều. Cả ta cả Tây cả Tàu. 

Nhưng tuyệt nhiên không thấy có trâu, dù là trâu nước (màu đen, tức thủy ngưu) hay trâu vàng (màu vàng, tức hoàng ngưu, ta sẽ gọi luôn là ).

Tại làm sao nhỉ ? Đôi khi, vẫn có những ý nghĩ như vậy.

15/09/2014

Trang nhà của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tựa như vừa bỏ toàn bộ nội dung liên quan CCRĐ

Ngày 24/8/2014, từ quan sát cá nhân, đã đi entry Trong dịp quốc khánh, lần đầu tiên trưng bày "Cải cách ruộng đất 1946-1957", tại Hà Nội. Đã chép thông báo từ trang nhà của Bảo tàng Lịch sử về blog này. Đơn giản thế thôi.

Rồi sau đó, khi triển lãm đã mở được vài ngày (tin báo chỉ ở đây), thì bổ sung thêm tư liệu cho entry ấy, vào ngày 12/9/2014. Bổ sung cũng rất đơn giản: chỉ chép thêm một ít tư liệu mới mà Bảo tàng đưa lên, dán xuống dưới entry đã đi ngày 24/8/2014.

Offline Tày - Nùng

Gần đây, được rủ offline của một nhóm Tày - Nùng nho nhỏ mang tính địa phương, nhưng chưa có được điều kiện tham gia. Tôi đang tính là có thể sẽ có những nhóm Nùng, hoặc nhỏ hơn nữa (chẳng hạn Nùng Phàn Sình, hay Nùng Cháo, Nùng An,...), ở dạng giao lưu trực tuyến.

14/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 2

Xem phần 1 ở đây.

Về thổ ngữ Văn Sơn (Vân Nam) trong phương ngữ Nam Choang ở Trung Quốc (bản dịch Hà Hữu Nga)

Bất ngờ là bài này đã được bác Hà Hữu Nga dịch ra tiếng Việt từ năm 2013. Tuy bản dịch có một số chỗ cần chỉnh lại chút xíu. Chẳng hạn: "Ung Nam" mà không phải "Dung Nam". Chữ "Ung" trong "châu Ung" và "châu Khiêm" đã thành phổ biến trong tiếng Việt từ lâu rồi, nói "châu Dung" là hơi khó. 

Ngô Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất - 1

Hôm trước, đã nói về sự kiện Hồ Chủ tịch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi thăm triển lãm Cải Cách Ruộng Đất vào tháng 9 năm 1955, ở phố Bích Câu (xem lại ở đây). Ảnh chụp lúc cụ tới triển lãm và nhận sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách.

Thưởng thức phần biểu diễn của cháu Khuê

Đang còn phải từ từ xem. Nhưng phần biểu diễn đại dương cầm của cô cháu thì đáng nể. Trước hết là xem (có thể tham khảo biểu diễn lúc hai mươi và lúc năm mươi tuổi của Đặng Thái Sơn ở đây):

12/09/2014

Tháng 6 năm 1950 : Mao Chủ tịch ban hành Luật Cải Cách Ruộng Đất

Tất cả tư liệu dưới đây đều lấy từ các trang của chính phủ và chính đảng Trung Quốc

Mao Chủ tịch đã kí và cho ban hành thực thi ngay vào ngày 30 tháng 6 năm 1950. Toàn văn của Luật này hiện có thể thấy ngay trên website chính qui thuộc hệ thống chính phủ Trung Quốc (sẽ dán làm tư liệu ở cuối entry).

Đã có một số người thực hiện công việc sau, từ lâu rồi, mà không phải bây giờ, đó là: đối chiếu Luật cải cách ruộng đất của Trung Quốc (1950) với luật tương tự đã ban hành tại Việt Nam sau đó (muộn lại vài năm).

Bác Hồ đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất

Cuộc triển lãm CCRĐ tổ chức ở phố Bích Câu (Hà Nội), đã được nói đến ở các entry trước.

Bây giờ, thì xem cái ảnh chụp cảnh Hồ Chủ tịch đang tham dự cuộc triển lãm, và được cán bộ của triển lãm hướng dẫn về những cái ảnh treo trên tường. Đó là ảnh về CCRĐ cho đến thời điểm tháng 9 năm 1955.

Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng (bài Dương Trung Quốc)

Bài viết của ông Dương Trung Quốc thường không rõ nguồn trích dẫn, tài liệu tham khảo. Luôn ở hình dạng giống một bài báo phổ thông.

Bài gốc có tên là "Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Đã thấy cả gần chục năm trước, ngay trên không gian mạng.

Nhân triển lãm CCRĐ, vừa khai mạc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa bài về trang web của mình, và đổi tên thành "Nửa thế kỷ dân cày có ruộng". Với lời dẫn đại khái là trân trọng bài viết.

11/09/2014

Triển lãm Cải cách Ruộng đất năm 1955, tư liệu của bên nào chính xác ?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, như đã giới thiệu ở entry trước, đang bảo quản nguyên bản cuốn Ngục trung nhật ký. Và nguyên bản này, hiện đã được chính phủ Việt Nam công nhận là một quốc bảo.

Nguồn gốc của quốc bảo, như chính hồ sơ của phía Bảo tàng Lịch sử, là thừa hưởng từ triển lãm Cải cách Ruộng đất năm 1955

Với tư cách người quan sát, tôi thì không tin lắm vào độ chính xác ghi trong hồ sơ của Bảo tàng Lịch sử. Câu hỏi tự đặt ra: hồ sơ quốc bảo này có đúng thực sự, hay có nhầm lần ?

Cụ thể như sau.

Triển lãm CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT vào năm 1955 tại phố Bích Câu, và tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ

Đã có một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất, từ năm 1955, tổ chức tại phố Bích Câu (Hà Nội). Triển lãm đó đã được nhắc tới từ lâu, và gần đây, cũng từng được nhắc lại nhiều. Chẳng hạn, chỉ liên quan đến riêng blog này, thì có với Phong Lê năm 2004 ở đây, bản lưu blog YH cũ của tôi năm 2011 ở đây (chỉ là lưu bài của Phong Lê), và với Nguyễn Huệ Chi năm 2011-2012 ở đây.

Cho nên, bảo rằng, lần đầu tiên có triển lãm về Cải cách ruộng đất vừa rồi (năm 2014), là chưa hẳn đúng.

10/09/2014

Lại một nhóm 6 thanh niên Việt Nam ăn trộm ở Nhật vừa bị bắt

Sự kiện xảy ra ở tỉnh Aichi.

Đó là nhóm thanh niên sang Nhật với tư cách là nghiên tu sinh (vừa học kĩ thuật vừa làm cho công ty Nhật). Họ đã tổ chức ăn trộm hàng trăm lần trong hệ thống cửa hàng quần áo hiệu Uniqlo.

Hôm nay, cảnh sát đã bắt 6 người gồm cả nam và nữ. Trong đó, có một người là Lâm Thị Mĩ Hằng (hoặc Lâm Thị Mĩ Hạnh - tiếng Nhật viết phiên âm nên đọc có thể chưa đúng), 34 tuổi.