Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/12/2013

Phong cách truyền thông VTV thời đầu thế kỉ XXI

Chỉ nhìn cái hình có ghi số điện thoại rất đẹp sau, là hiểu được rằng phong cách truyền thông VTV hiện nay là vậy.

Chỉ riêng chi tiết này, mà chưa cần tính những chuyện lớn hơn, cũng đã đủ để chương trình "Trở về từ ký ức" nên sắp xếp lại nhân sự và phong cách làm việc:



Bởi đó là chương trình truyền hình mang danh nhân đạo, nhận chỉ thị trực tiếp của chính phủ.

Nguyên chú: "Nhà báo Thu Uyên gửi lời xin lỗi đến khán giả trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly"

14/12/2013

Đã trót xem sự kiện trước, thì nên liếc xéo vụ Triển hộ vệ bào chữa cho tử tù họ Dương

Sự kiện trước liên quan đến việc tìm mộ của liệt sĩ Phùng Chí Kiên và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. 

Còn bây giờ là sự kiện đấu lí tại tòa án xử tập đoàn tham nhũng ụ nổi. Triển hộ vệ là một trong 3 luật sư nhận công việc thầy cãi giúp họ Dương.

Nguyên chú: "Luật sư Trần Đình Triển tại phiên xử"

Hà Nội và Việt Nam thời 1910s qua ống kính của Leon Busy




Khen hai cháu Doremon và Nobita đã sử dụng NGOẠI CẢM thành thạo

Ở một entry trước, tôi đã viết đại khái: ngoại cảm là một từ tiếng Việt mới, được làm ra và sử dụng khoảng 20 năm nay. Thật ra, đó là một từ dịch không chuẩn. Nhưng trót dùng mất rồi, nên bây giờ, ngẫu nhiên thành đúng. Trở thành phổ biến. 


13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

12/12/2013

Đã xác định được danh tính hài cốt cụ bà mai táng 300 năm trước, khỏi cần ngoại cảm

Lại thấy đang rộ lên sự kiện tìm được xác ướp ở địa bàn Hà Nội (có thể xem bên bác tranhung09, xem video clip khai quật ).

Xác ướp cụ bà đang được nhóm bác Nguyễn Lân Cường nghiên cứu. Ở hướng khác, từ tư liệu Hán Nôm (đã dịch), người ta tựa như xác định được cả danh tính của cụ bà rồi:


mo8-2781-1386818775.jpg
Cụ bà Nguyễn Thị Rạ


Vậy là khỏi cần đến ngoại cảm. 

Gần đây, có những trường hợp, người ta phải nhờ những nhà ngoại cảm xác định danh tính, không phải cho hài cốt, mà cho cả một số ngôi tượng nữa. Tượng theo nhóm đặt trong chùa. Người đi nhờ là một chuyện, nhưng nhà ngoại cảm thì quá siêu, đọc luôn được cả tên họ của các vị tượng. Sự kì diệu và không tốn sức đó, phải nói, tôi không thể không ngả mũ kính phục (và cũng là "kính lạy chạy xa" luôn). Lúc khác tôi sẽ kể.

Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) : Trăm năm nhìn lại

Entry này không có lời dẫn, không có lời bình, chỉ có tư liệu (đúng 10 tư liệu).



11/12/2013

Sách của Nohira (Nhật Bản) về tư tưởng gia lưu vong Phạm Công Thiện (Việt Nam) sắp có bản dịch tiếng Việt

Lời dẫn: Ở Tokyo, hồi đầu những năm 2000s, có một số tiệm sách bày bán những cuốn sách cũ của Phạm Công Thiện. Cũng có một số là sách in lại của các nhà xuất bản tư nhân ở Mĩ hay nơi khác gửi đến. Tất cả đều là sách tiếng Việt. 

Có tiệm của Việt kiều thì bày sách của Phạm Công Thiện lẫn với phở gói và nước mắm đóng chai mang hiệu Phú Quốc. 

Dưới xóm tàu bay (1939) : Các quan và cô đầu chui gậm giường trốn

Bây giờ, tôi đang du lãng ở khu vực ngõ Sầm Công ngày trước. Nên post nhanh.

Xóm tàu bay ở Hà Nội hồi thập niên 1930 là để chỉ những chỗ sau (xem tư liệu dán lại ở phía dưới): Hàng Giấy, Bạch Mai, Khâm Thiên, Thái Hà, Sầm Công.

Hà Nội 1939

10/12/2013

Tư liệu liên quan đến một thầy giáo về trường Dục Thanh năm 1910 : Tựa như được làm ra vào năm 1969


Thông tin ở entry trước là thuộc vào tháng 5 năm 2011. Loan tin chủ yếu là báo chí địa phương và tờ Quân đội Nhân dân.

Muộn lại một chút, sang tháng 6 năm đó, tờ Văn hóa đã tạm chỉ ra: đó không phải là văn bản được viết vào năm 1910 (tức hơn 100 năm trước), mà tựa như là năm 1969 (xem bài ở dưới).

09/12/2013

Tư liệu liên quan đến một thầy giáo về trường Dục Thanh năm 1910 : Thật hay giả ?

Bức ảnh được xem là chụp vào năm 1910

Liên quan đến trường Dục Thanh ở miền trung, thời đầu thế kỉ XX, nơi mà Nguyễn Tất Thành đã tới dạy học trong một thời gian ngắn, gần đây, có một tư liệu như sau được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh (nguồn của QĐND):

08/12/2013

Câu đố chưa giải được, suốt từ 1939 đến 2013

Quả thực câu đố chưa được giải, trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.

Câu hỏi thế này (bằng hình), trên báo năm 1939:



Bạn nào có thể trả lời chính xác đây ?

Mua bán dâm trước năm 1945, nhìn qua một vài tờ báo

Hôm trước, qua nghiên cứu của bà Lê Thị Nhâm Tuyết, chúng ta đại khái biết rằng những năm 1930s - 1940s, cứ khoảng 10 người Hà Nội thì có 1 phụ nữ theo nghề bán hoa.



Hôm nay, thử đọc một bài phân tích khác, qua một vài tờ báo của thời đó.

Về chức Đốc lý và Phó Đốc lý ở Hà Nội (1885-1954) : Tạm hiểu như Thị trưởng và Phó Thị trưởng

Cụ Trần Văn Lai (bên trái) - Đốc lý người Việt đầu tiên tại Hà Nội