Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

Từ nhiều năm nay, các cháu của cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã hoạt động rất tích cực, và thành quả đầu tiên là các tập sách vừa ra. Cụ thể xem bài ở phía dưới.

---
Thứ tư, 9/10/2013 10:56 GMT+7



Nhà xuất bản Tri Thức vừa phát hành ba cuốn đầu tiên trong bộ sách về Nguyễn Văn Vĩnh mang tên "Lời Người Man di hiện đại". 

Nguyễn Văn Vĩnh được coi là ông tổ nghề báo Việt Nam, nhưng đến nay bộ sách đầu tiên của ông mới ra đời - Lời Người Man di hiện đại. Ba cuốn đầu tiên gồm:Nguyễn Văn Vĩnh là ai?, Phong tục và thiết chế của người An-nam (bản tiếng Việt và tiếng Pháp) vừa ấn hành cuối tháng 9.
Bộ sách Lời Người Man di hiện đại gồm có 14 tập. Mỗi tập là một vấn đề mà Nguyễn Văn Vĩnh quan tâm qua nội dung các bài báo ông đã viết. Nó thể hiện trường kiến thức rộng và tư duy của Nguyễn Văn Vĩnh trên nhiều phương diện như: Phong tục và thiết chế của người An-nam, vấn đề giáo dục, báo chí, nhà in và ngôn ngữ, cuộc sống nông thôn, các vấn đề phụ nữ, các vấn đề về cuộc sống cộng đồng, ý tế, thể thao du lịch...
Body-2-NVV-8276-1381220391.jpg
Nguyễn Văn Vĩnh là ai? và Phong tục và thiết chế của người An-nam bản tiếng Pháp và bản tiếng Việt là ba cuốn sách đầu tiên của Nguyễn Văn Vĩnh được xuất bản.
Toàn bộ nội dung trong bộ sách Lời Người Man di hiện đại đều lấy từ báoL'Annam Nouveau (Nước Nam mới) do Nguyễn Văn Vĩnh là người sáng lập và chủ bút. Ông Nguyễn Lân Bình - chủ biên của bộ sách - giải thích về việc chỉ dùng bài trên tờ Nước Nam mới cho bộ sách này: "Nước Nam mới là tờ báo thứ bẩy do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, tuy nhiên, tờ báo này ra đời vào giai đoạn mà mâu thuẫn giữa ông và bộ máy cai trị lên đến đỉnh điểm. Báo Nước Nam mới buộc phải ra đời để Nguyễn Văn Vĩnh có cơ hội tiếp tục cuộc đấu tranh không khoan nhượng, tìm kiếm giải pháp để xây dựng một nước Việt Nam độc lập. Không ngẫu nhiên, trong tuyên ngôn của tờ báo ra ngày 21/1/1931, Nguyễn Văn Vĩnh viết về lý do ra báo: Để nói lên những điều mình suy nghĩ và những điều mình được quyền mong muốn. Cũng trong giai đoạn làm Nước Nam mới, Nguyễn Văn Vĩnh đạt độ chín về quan điểm chính trị, tư tưởng, cũng như những hiểu biết xã hội".
Là người sở hữu những tư liệu của Nguyễn Văn Vĩnh, ông Nguyễn Lân Bình khẳng định, những bài viết trong 14 tập sách Lời Người Man di hiện đại chỉ chiếm 1/6 lượng bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh bằng chữ Quốc ngữ và bằng Pháp ngữ, không tính các sách dịch.
Bo-dy-Lan-Binh-3424-1381284962.jpg
Ông Nguyễn Lân Binh - cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh - là chủ biên bộ sách Lời Người Man di hiện đại.
Bà Nguyễn Bích Thủy, đại diện Nhà xuất bản Tri Thức, cho biết nhóm thực hiện sách đã có trong tay đầy đủ tư liệu và lên khung, chia nội dung cho cả 14 tập sách rồi. Làm xong tập nào sẽ cho in ra tập đó, và hết năm 2015 phải hoàn thành bộ sách đồ sộ này.
Hiền Đỗ





ĐỌC THÊM
Tôi thì nghĩ rằng cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã lồng khá nhiều ngụy biện vào bài báo dưới đây. Lúc khác, tôi sẽ đưa tư liệu để cho thấy: chính hai cụ Quỳnh và Vĩnh vẫn tự nhận là mình nói tiếng Tây khác với tiếng Tây chuẩn (gọi tắt là nói bồi). Bài đó đã in báo đàng hoàng (báo của chính các cụ), và có cả ngữ cảnh đầy đủ nữa, để hiểu các cụ lúc đó nói hoàn toàn thật.

Bây giờ thì cứ đọc cụ viết đã:

Tiếng Pháp – tiếng để tranh luận (Le Francais - Langue de discussion)
LE FRANÇAIS
Langue de discussion
Un confrère, venu m’interviewer sur le peu que j’avais fait pour l’assouplissement de la langue annamite, me reproche de lui avoir causé plus souvent en français qu’en cette même langue pour laquelle j’avais voué des années de ma vie. Le confrère avait pourtant prévu le fait avant de venir me voir. Il savait donc mes habitudes, et les raisons qui les avaient déterminées.
Lesquelles sont simples. Nous travaillons à donner à notre langue nationale cette clarté et cette précision que nous avons trouvées dans le français, pour peu que nous pratiquions cette belle langue. C’est dire que notre langue nationale n’est pas encore au point et que, si nous avons la prétention d’écrire aujourd’hui en annamite beaucoup de choses qui n’ont jamais été exprimées  en cette langue, c’est précisément à ceux de nos compatriotes qui n’en connaissent pas d’autre que nous nous adressons. Et ce sont eux qui doivent se prononcer sur les résultats de notre tentative, et non pas nous-mêmes qui l’entreprenons.
Le travail de toute une génération, travail auquel je n’ai pris qu’une part infime, a abouti, à la formation d’une nouvelle langue annamite, à la perfection de laquelle il faudra encore l’effort continu et éclairé de plusieurs autres générations, pour l’amener à un degré de précision suffisante, pour les spéculations de l’esprit dont seules sont capables ceux qui ont puisé à sa source le savoir français, savoir moderne qui n’était pas le nôtre.
Nous soulignons effort éclairé, car ce n’est pas tout de créer des mots nouveaux et d’inventer des syntaxes nouvelles, n’importe comment. Il faut encore que cet effort soit tenté par des gens compétents en matière de linguistique et de philosophie ; du moins que le travail de ceux-là prédomine toutes ces manifestations de nouveauté de gens plus ou moins qualifiés pour innover en littérature. Car, du train dont vont les choses, avec ces tournures baroques introduites dans l’annamite, imitées du français, sans tenir compte de cette logique de la formation des mots qui est particulière au génie de chaque langue, c’est-à-dire au mode particulier de l’entendement de chaque peuple,  notre langue transformée menace de dégénérer en un jargon incompréhensible aussi peu harmonieux à prononcer que pénible à entendre et à assimiler.
Si j’avais donc voulu parler en annamite à ce cher confrère interviewer,  j’eusse été embarrassé pour choisir ma langue ou la sienne. Car, avouons que chacun de nous en a une qu’il essaie de faire prévaloir.
Il était donc tout naturel que je parlasse à ce confrère dans la langue qui nous a servi de modèle à tous deux pour fabriquer la nôtre.
C’est en pratiquant le français que les annamites apprennent à s’exprimer dans leur propre langue, avec exactitude et précision.
A moins donc de causer de choses anciennes, de ces vieilles choses dont les Annamites ont le droit d’être aussi fiers que de leurs nouvelles acquisitions mais dont on ne cause plus, tous ceux qui s’entretiennent de questions actuelles, d’ordre moral, politique, philosophique ou scientifique, parlent tout naturellement, même entre eux, en cette langue française qui leur a servi à acquérir le peu de savoir nouveau qu’ils ont acquis.
En se faisant, ils s’épargnent l’effort requis pour parler chacun la langue qu’il a créée et pour entendre celle de son interlocuteur, qui n’est pas toujours la sienne.
L’écrivain annamite qui parle ou écrit dans sa langue, pour traiter de choses qui ne sont pas couramment exprimées dans cette langue, fait un double effort de conception et d’expression. Il est constant qu’il pense en français et ne fait que traduire sa pensée en annamite. Ce tour de force n’est à faire que lorsqu’il s’adresse à des gens n’entendant que la langue annamite. Dès qu’il se sent en présence de quelqu’un parlant français comme lui, l’instinct du moindre effort lui fait parler français.
Le français restera donc, pendant longtemps encore, notre moyen d’expression préféré pour discuter, même entre Annamites, de choses actuelles.
J’avoue volontiers qu’à la jolie femme annamite qui à l’avantage de parler français, les mots d’amour que je lui adresserais dans la plus stricte intimité seront pris dans le vocabulaire de la galanterie français. De même que je parle français à mes plus petits enfants, sans oublier que, dans la famille annamite, ils doivent parler naturellement annamite tant qu’il y a des parents qui ne parlent qu’annamite.
Nous parlons encore français pour perfectionner notre propre langue qui évolue dans la mesure où les moyens d’expression français s’introduisent dans la mentalité annamite.
En attendant qu’une langue annamite nouvelle ait acquis le degré de souplesse et de précision voulu pour les spéculations de l’esprit les plus subtiles, les intellectuels annamites parleront français comme leurs aînés les lettrés parlaient la langue classique chinoise.
En parlant incidemment de l’interview qui a été publié par mon confrère annamite, je tiens à rappeler à ce confrère qu’il est d’usage de communiquer à l’interviewé le texte des paroles qu’on lui impute avant de les publier. Comme il ne l’a pas fait, je fais toutes mes réserves sur les paroles qui m’ont été imputées, sans prendre l’engagement de répondre à ce qu’il aura publié sur mon compte.
NGUYEN VAN VINH
Retranscrit par PASCAL DELOHEN




Ảnh chụp bài báo Le Francais - Langue de discussion
đăng trên báo L’Annam Nouveau – Nước Nam mới. Số 466 ngày 4.7.1935




TIẾNG PHÁP- TIẾNG ĐỂ TRANH LUẬN
(LE FRANCAIS - Langue de discussion)
         
Có một đồng nghiệp, đến phỏng vấn tôi về những đóng góp ít ỏi của tôi vào quá trình làm cho ngôn ngữ An Nam ngày càng trở nên mềm mại, trong sáng. Khi trao đổi, người đồng nghiệp đó nói như chê trách tôi vì sao cứ luôn nói bằng tiếng Pháp mà không dùng tiếng của người An Nam?! Một thứ tiếng mà tôi đã dành cả cuộc đời mình để phụng sự. Mặc dù, trước khi đến với tôi, người bạn đồng nghiệp đó đã biết và hiểu quá rõ những gì tôi đã làm. Người ấy còn biết cả những thói quen của tôi và cả nguyên nhân tạo ra  những thói quen đó.
Nguyên nhân của những thói quen của tôi rất đơn giản. Chúng tôi lao động, làm việc mong để đem lại cho ngôn ngữ của Quốc gia chúng ta sự sáng sủa và trong sáng thông qua những kiến thức của mình về tiếng Pháp. Chúng tôi mới áp dụng chưa nhiều sự đẹp đẽ của thứ tiếng này. Nói vậy, có nghĩa là, ngôn ngữ Quốc gia của chúng tôi còn thiếu chuẩn. Nếu chúng tôi có ý định, ngay ngày hôm nay sử dung tiếng An Nam, thì e rằng có rất nhiều điều chưa bao giờ được bộc lộ thông qua thứ tiếng này. Chính chúng tôi từng viết cho đồng bào mình, những người chưa bao giờ biết một thứ ngôn ngữ nào khác, ngoài tiếng An Nam. Như vậy, chính họ sẽ là những người phải nói lên được những kết quả của quá trình thử thách này với chúng tôi, chứ không phải bản thân chúng tôi làm việc đó.
Công lao của biết bao nhiêu thế hệ, công cuộc mà bản thân tôi chỉ chiếm một phần rất nhỏ để tạo nên một ngôn ngữ mới cho người dân An Nam. Để hoàn thiện công việc này, đòi hỏi tất cả còn phải cố gắng, cố gắng liên tục cùng với sự sáng suốt của nhiều thế hệ kế tiếp để hòng đem lại cho ngôn ngữ của chúng ta ngày càng đầy đủ, ngày càng chính xác, nhằm tạo ra được khả năng tích lũy tính tư tưởng, điều mà chỉ có thể đúc kết và làm được từ những hiểu biết ngọn nguồn của kiến thức trong tiếng Pháp. Kiến thức hiện đại, không phải là kiến thức của chúng ta.  
Chúng tôi phải nhấn mạnh “Sự cố gắng sáng suốt”! Bởi lẽ, vấn đề là không phải chỉ cần tạo ra các từ mới, hay sáng tạo ra những nguyên tắc ngữ pháp một cách tùy tiện. Cần phải có sự cố gắng của người có kiến thức chuyên sâu về mặt ngôn ngữ học, văn học. Công sức của những nhà chuyên môn này phải chiếm lĩnh được vị thế của kẻ quán xuyến toàn bộ những thay đổi trong khi thực hiện việc đổi mới. Phải là những người, dù nhiều ít, phải đủ tư cách để thực hiện việc đổi mới trong lĩnh vực văn chương. Nói như vậy vì, trước những câu nói thiếu văn hóa, bắt chước một cách máy móc những nguyên tắc trong tiếng Pháp, đưa vào tiếng An Nam mà không quan tâm đến sự lô zích trong quá trình tạo ra từ ngữ đó, đây là đặc tính mang tính sáng tạo trong một loại ngôn ngữ. Điều này thể hiện tính đặc thù về khả năng nhận thức của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ của chúng ta trong quá trình biến đổi, dễ trở thành sự thoái hóa và tạo ra kiểu nói lóng, mất tính hài hòa, gây cảm giác ngang tai và người nghe khó tiếp thu.
Chính vì lẽ đó, để trao đổi với người bạn đồng nghiệp quý mến khi phỏng vấn tôi, tôi sẽ bị lúng túng trong việc lựa chọn dùng tiếng An Nam của tôi, hay của bạn?! Xin thú nhận rằng: mỗi người chúng ta đều có một thứ ngôn ngữ riêng cho mình, và ai cũng muốn làm cho ngôn ngữ của mình chiếm ưu thế hơn ngôn ngữ của đối phương.
Đây là lý do mà mà khi trả lời phỏng vấn, tôi đã phải dùng thứ ngôn ngữ có chuẩn mẫu đã làm cơ sở tạo ra cho ngôn ngữ của chúng ta và cho cả hai chúng tôi.
Chính việc sử dụng tiếng Pháp của người An Nam là cơ hội để mỗi người An Nam học tập, diễn đạt thứ ngôn ngữ của bản thân một cách đúng đắn và chính xác.
Chí ít, nói ra những điều cũ kỹ này, xa xưa này để mỗi người An Nam đều có quyền tự hào về những kết quả mới của chúng ta trong lĩnh vực ngôn ngữ, điều mà họ lại rất ít nhắc đến. Những trao đổi của mọi người trong các lĩnh vực hiện nay như: Luân lý, Chính trị, Triết học, Khoa học tự nhiên...Họ đều sử dụng tiếng Pháp một cách tự nhiên. Ngay cả trong lúc tâm sự, tiếng Pháp cũng đã giúp được họ bộc lộ những kiến thức mới tiếp thu được. Dùng tiếng Pháp giữa những người có công việc hệ trọng khi trao đổi với nhau, đỡ việc phải cố gắng sử dụng thứ ngôn ngữ được sáng tạo theo cách của riêng mỗi người mà không hẳn sẽ có được sự đồng cảm cả của hai người.
Người An Nam viết văn, hoặc viết bằng ngôn ngữ An Nam để trình bày những vấn đề phức tạp, họ đã phải cố gắng gấp đôi khi suy nghĩ về quan điểm và cách diễn đạt. Họ suy nghĩ thường xuyên từ tiếng Pháp rồi chuyển suy nghĩ của mình bằng chữ An Nam. Họ cũng luôn phải cố gắng như vậy khi trao đổi, nói chuyện với những người không biết tiếng Pháp. Nhưng khi họ nhận thấy, đối tượng nói chuyện với họ dùng được tiếng Pháp, thì lập tức họ chuyển sang dùng tiếng Pháp để đỡ phải cố gắng suy nghĩ trong lúc đối thoại.
Như vậy, tiếng Pháp vẫn sẽ có cơ hội để tồn tại lâu dài, bởi nó thành loại phương tiện giúp việc diễn đạt tốt hơn trong các cuộc tranh luận, tình trạng này được áp dụng với chính người An Nam khi bàn đến các vấn đề thời sự.
Tôi cũng xin được thú nhận một điều, khi đối diện với những người phụ nữ An Nam dùng tiếng Pháp, những lời lẽ tán tỉnh tế nhị với người phụ nữ đó tôi đã vận dụng những ngôn từ của tiếng Pháp trong lĩnh vực chiều chuộng đàn bà. Tôi cũng dùng tiếng Pháp với các con còn bé của tôi, mặc dù trong gia đình tôi, các cháu đều dùng tiếng An Nam, nhất là đối với những người họ hàng không biết tiếng Pháp.
Chúng tôi còn dùng tiếng Pháp để hoàn thiện chính tiếng nói của mình, nó được diễn giải theo phong cách ngôn ngữ Pháp đã hòa nhập vào tập quán sinh hoạt của người An Nam.
Trong quá trình chờ đợi tiếng An Nam ngày càng được hoàn thiện, ngày càng uyển chuyển và chính xác như chúng ta mong muốn, để giúp cho việc tích lũy được những tinh hoa tinh tế trong ngôn ngữ, những trí thức An Nam vẫn nên dùng tiếng Pháp. Việc này, cũng giống như những Nhà Nho trước đây đều dùng tiếng Hoa cổ điển.
Chuyện bất ngờ với tôi là, việc báo đã đăng cuộc phỏng vấn tôi của người bạn đồng nghiệp An Nam đó, tôi xin được nhắc nhở người bạn đồng nghiệp rằng, việc đăng lên báo nội dung của buổi phỏng vấn, trong đó có thể có những lời phát biểu bị gán cho là của người được phỏng vấn mà chưa thông báo với người liên quan là chưa đúng thủ tục. Thưa, vì bạn không theo thủ tục, nên tôi cũng sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung mà bạn đã gán cho tôi, đồng thời, tôi cũng không phải phúc đáp những gì bạn đã dưa lên mặt báo liên quan đến tôi !

NGUYỄN VĂN VĨNH.

Người dịch: Nguyễn Kỳ.
Chỉnh sửa và hiệu đính kỹ thuật: BBT.tannamtu.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.